Saturday, December 2, 2023

धम्मपद Dhammapada XVII. कोधवग्गो Kodha-vaggo

 

Kinh Pháp Cú, XVII. Phẩm Giận Dữ / 法句XVII.忿怒
(Việt dịch: Bhikkhuni Tịnh Quang, Hán dịch:了參法師, Anh dịch: Bhikkhu Bodhi)
Namo tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa


221) Kodhaṃ jahe vippajaheyya mānaṃ,
saṃyojanaṃ sabbamatikkameyya;
Taṃ nāmarūpasmimasajjamānaṃ,
akiñcanaṃ nānupatanti dukkhā.
221) Chấm dứt sự giận dữ,
Buông bỏ tính kiêu mạn,
Vượt thoát những trói buộc,
Không chấp trước danh sắc,
Người không có gì cả,
Khổ không còn theo được.
221) 捨棄於忿怒 (xả khí ư phẫn nộ),
除滅於我慢 (trừ diệt ư ngã mạn),
脫一切縛 (giải thoát nhất thiết phược),
不執著名色 (bất chấp trước danh sắc),
 彼無一物者 (bỉ vô nhất vật giả),
苦不能相隨 (khổ bất năng tương tuỳ).
221) One should give up anger, renounce pride, and overcome all fetters. Suffering never befalls him who clings not to mind and body and is detached.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
kodhaṃ: giận dữ, phẫn nộ 忿怒, 瞋怒」
jahe: nên chấm dứt, cắt đứt 應斷, 應捨斷
vippajaheyya: nên buông bỏ, xả ly 應放棄,  應捨離」
mānaṃ: ngã mạn, kiêu mạn 我慢的 (mana-N: 驕傲, 自負)
saṃyojanaṃ: sự trói buộc 結縛, 結使 (sajyojana-束縛)
sabbam:  tất cả 所有 (sabba-Adj: 全部, 每一個)
atikkameyya: khắc phục, vượt thoát  應克服, 應渡過, 超越」
taṃ: ấy, người ấy , 那個」
nāmarūpasmim: danh sắc 名色 (namarupa-N: 心與身/nama- N: ; rupa-N: 色體的形狀, 身體)
asajjamānaṃ: không chấp trước (đối với) 不執著於 (asajjamana-Adj: 不執著, 不依附)
akiñcanaṃ: không có một thứ gì cả 一無所有 (akibcana-Adj
nānupatanti (na+ anupatanti): không có đi theo 不跟隨, 不追隨」
dukkhā: các khổ 眾苦」
 
222) Yo ve uppatitaṃ kodhaṃ, rathaṃ bhantaṃva vāraye;
Tamahaṃ sārathiṃ brūmi, rasmiggāho itaro jano.
222) Ai kiềm chế cơn giận,
Như dừng xe lắc lư,
Ta gọi: “người đánh xe”,
Kẻ khác: cầm dây cương.
222) 若能抑忿發 (nhược năng ức phẫn phát),
如止急行車 (như chỉ cấp hành xa),
是名()御者 (thị danh thiện ngự giả),
餘為執韁人 (dư vi chấp cương nhân).
222) He who checks rising anger as a charioteer checks a rolling chariot, him I call a true charioteer. Others only hold the reins.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
yo: ấy, người ấy , 那個」
ve: quả thực 確實」
uppatitaṃ: xảy ra, phát sinh 升起的, 發生的 (uppatita-Adj: 出現, 發生)
kodhaṃ: phẫn nộ, cơn giận 忿怒, 瞋怒」
rathaṃ: xe ngựa, xe ngựa hai bánh, chiến xa 馬車,二輪馬車, 戰車」
bhantaṃ: lắc lư, dao động 擺動的 (bhanta-Adj: 擺動, 搖擺不定,無法控制)
va: như 如同」
vāraye: có thể ngăn ngừa, tránh xa, kiềm chế 能阻止, 能避免, 能抑制」
taṃ: người ấy 他」
ahaṃ: ta (tamahaṃ-我的)
sārathiṃ: người đánh xe 御者, 戰車禦者」
brūmi: nói, gọi, xưng , 宣告,
rasmiggāho: người cầm dây cương 執著韁繩的人 (rasmiggaha-Adj: 握著韁繩/rasmi-N: 韁繩; gaha-Adj: 握住, 執著)
itaro: kẻ khác, người khác 其他人」
jano: người, nhân loại , 人群」
 
223) Akkodhena jine kodhaṃ, asādhuṃ sādhunā jine;
Jine kadariyaṃ dānena, saccenālikavādinaṃ.
223) Lấy không giận thắng giận,
Lấy thiện thắng bất thiện,
Lấy thí thắng keo kiệt,
Lấy thật thắng dối gian.
223) 以不忿勝忿 (dĩ bất phẫn thắng phẫn).
以善勝不善 (dĩ thiện thắng bất thiện).
以施勝慳吝 (dĩ thi thắng khan lận).
以實勝虛妄 (dĩ thực thắng hư vọng).
223) Overcome the angry by non-anger; overcome the wicked by goodness; overcome the miser by generosity; overcome the liar by truth.
 Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
akkodhena: lấy sự không giận dữ 以不忿怒 (akkodha-N: 不憤怒, 沒有憤怒)
jine: chiến thắng, chinh phục 戰勝, 征服」
kodhaṃ: giận dữ 忿怒」
asādhuṃ: sự bất thiện 不善 (asadhu-Adj: , 錯誤, 沒有成就)
sādhunā: lấy điều thiện 以善 (sadhu-Adj: , 有成就)
jine: chiến thắng, chinh phục 戰勝, 征服」
jine: nt
kadariyaṃ: sự keo kiệt 慳吝的 (kadariya-Adj: 自私, 吝嗇, 小氣)
dānena: lấy sự bố thí 以布施 (dana-N: 慷慨, 給予 (慈善)
saccena: lấy sự chân thật 以真實 (sacca-N: 真相)
ālikavādinaṃ: vọng ngữ, dối trá, bóp méo 虛妄, 妄語/失真扭曲的主張, (alikavadin-Adj: /alika-N: , 邪說; vadin-Adj: 說話)
 
224) Saccaṃ bhaṇe na kujjheyya, dajjā appampi yācito;
Etehi tīhi ṭhānehi, gacche devāna santike.
224) Nói thật, không giận dữ,
Thí kẻ xin dù ít,
Với ba điều như vậy,
Người đến được cõi Thiên.
224) 諦語不瞋恚ế ngữ bất sân nhuế),
分施與乞者 (phân thí dữ khất giả);
以如是三事 (dĩ như thị tam sự),
能生於諸天 (năng sinh ư chư thiên).
224) Speak the truth; yield not to anger; when asked, give even if you only have a little. By these three means can one reach the presence of the gods.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
saccaṃ: chân đế, chân thật 真諦, 真實 (sacca-N: 真相)
bhaṇe: nên nói
na: không 不」
kujjheyya: nên giân dữ 應生氣, 應發怒  (na kujjheyya 不應生氣, 不應發怒)
dajjā: nên bố thí, cho 應布施, 應給予」
appampi: chí ít một chút, thậm chí rất ít 至少一點, 即使些許 (pi 即使), (appa-Adj: 很少)
yācito: được yêu cầu, đối với kẻ cầu xin 被請求, 對於乞討的人 (yacita-Adj: 懇求, 要求)
etehi: này đây 這些」
tīhi: ba 三」
ṭhānehi: việc, điều kiện, phương pháp , 條件, 方法 (thana-N: 地點, 條件, 狀態)/etehi tīhi ṭhānehi:  以這三件事, 以這三個方法) 
gacche: đi đến được 能去到」
devāna: chư thiên 諸天的 (deva-, )
santike: phụ cận, cõi giới 附近, 領域」
 
225) Ahiṃsakā ye munayo, niccaṃ kāyena saṃvutā;
Te yanti accutaṃ ṭhānaṃ, yattha gantvā na socare.
225) Bậc trí không gây hại,
Luôn điều chỉnh bản thân,
Họ đến nơi vĩnh hằng,
Nơi không còn buồn khổ.
225) 彼無害牟尼 (bỉ vô hại mâu ni),
常調伏其身 (thường điu phục kỳ thân),
到達不死境 (đáo đạt bất tử cảnh),
無有悲憂處 (vô hữu bi ưu xứ).
225) Those sages who are inoffensive and ever restrained in body, go to the Deathless State, where, having gone, they grieve no more.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
ahiṃsakā: không có sự gây hại不害的 (ahijsaka-Adj: 不傷害)
ye: người kia 那個, 彼」
munayo: người có trí 牟尼 (muni-N: 智者)
niccaṃ: luôn luôn 總是, 永久地」
kāyena: thân, cơ thể hành động , 身行」
saṃvutā: điều chỉnh, điều phục 克制的 (sajvuta-Adj: 克制,統治, 守護/kāyena saṃvutā 調御身)
te: họ 他們, 那個」
yanti: đi đến去到」
accutaṃ: thường hằng, vĩnh cửu 常恆的 (accuta-Adj: 永久, 永恆)
ṭhānaṃ: nơi, địa điểm 地方 (thana-地點, 條件, 狀態)
yattha: nơi nào đó 該處, 哪裡」
gantvā: đã đến rồi 已經走了」
na socare: không còn buồn khổ 不憂傷, 不哀悼」
 
226) Sadā jāgaramānānaṃ, ahorattānusikkhinaṃ;
Nibbānaṃ adhimuttānaṃ, atthaṃ gacchanti āsavā.
226) Những người luôn tỉnh thức,
Tu học suốt ngày đêm,
Tâm hướng đến Niết-bàn,
Nơi lậu hoặc tiêu mất.
226) 恆常醒覺者 (hằng thường tỉnh giác giả),
日夜勤修學 (nhật dạ cần tu học),
志向於涅槃 (chí hướng ư niết bàn),
息滅諸煩惱 (tức diệt chư phin não).
226) Those who are ever vigilant, who discipline themselves day and night, and are ever intent upon Nibbana -- their defilements fade away.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
sadā: luôn là 總是」
jāgaramānānaṃ: tỉnh thức, tỉnh giác 警醒的人, 醒覺的人 (jagaramana-Adj: 醒著, 警惕) 
ahorattānusikkhinaṃ: người ngày đêm siêng năng học tập 日夜勤奮學習者 (ahorattanusikkhin-Adj: 日夜學習/aho-N: , 白天; ratta-N: , 晚上; anusikkhin-Adj: 學習)
Nibbānaṃ: Niết bàn 涅槃的 (nibbana-涅槃, 佛教的目標」
adhimuttānaṃ: chí hướng ở, tâm hướng đến…志向於, 致力於, 傾向於, 意圖於
atthaṃ: nơi nghỉ ngơi, nhà , 休息的地方 (attha-N)
gacchanti: đi, mất (atthaṃ gacchati 消失)
āsavā: lậu, ô nhiễm (asava-N: , 腐敗/atthaṃ gacchanti āsavā 漏消失了)
 
227) Porāṇametaṃ atula, netaṃ ajjatanāmiva;
Nindanti tuṇhimāsīnaṃ, nindanti bahubhāṇinaṃ;
Mitabhāṇimpi nindanti, natthi loke anindito.
227) Này Atula ơi!
Đây là điu từ xưa,
Không phải mới hôm nay:
Người ngồi im bị chê,
Người nói nhiu bị chê,
Nói chừng mực bị chê.
Trên đời này không có:
Người không bị chê trách.
227) 阿多羅應知 (a đa la ưng tri):
此非今日事 (thử phi kim nhật sự),
古語已有之 (cổ ngữ dĩ hữu chi).
默然為人誹 (mặc nhiên vi nhân phỉ),
多語為 人誹 (đa ngữ vi nhân phỉ),
寡言為人誹 (quả ngôn vi nhân phỉ);
不為誹謗者 (bất vi phỉ báng giả),
斯世實無有 (tư thế thực vô hữu).
227) O Atula! Indeed, this is an ancient practice, not one only of today: they blame those who remain silent, they blame those speak much, they blame those who speak in moderation. There is none in the world who is not blamed.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
porāṇam: cổ xưa 古老的」
etaṃ: điều này, cái này 這個 (porāṇametaṃ: 這是古老的)
atula: Atula (tên riêng) 阿圖拉 (個人姓名)
netam=na etaṃ: đây không phải là 這不是 (na不是+etaṃ 這個)
ajjatanām: hôm nay 今日的 (ajjatana-Adj: 現在, 現代, 今天’); ajjatāmiva-像現代的」
iva: chỉ là, giống như 僅是, 像」
nindanti: chê trách, sỉ nhục 責備, 責罵, 羞辱」
tuṇhimāsīnaṃ: người ngồi im lặng, ngồi mà không nói 坐而不言的人 (tuṇhim: 默默地, 不要說話, āsīnaṃ: 坐著)
nindanti:  nt
bahubhāṇinaṃ: người nói nhiều 多言的人 (bahubhanin-Adj: 說很多/bahu-Adj: , 很多, 非常; bhanin- Adj: 說話)
mitabhāṇinaṃ: người nói vừa phải, chừng mực, nói không dài không ngắn 話適量, 不長不短的人 (mitabhanin-Adj: 話溫和/mita-Adj: 有測量, 溫和; bhanin-Adj: )
pi: cũng 也」
nindanti: chê trách, sỉ nhục 責罵, 責備, 羞辱」
natthi= na+atthi: không có 不存在」
loke: trên thế gian, ở đời 於世間上 (loka-N: 世界)
anindito: người không đáng chê trách, không bị chê trách 不該責罵的人, 不被指責的人 (anindita-Adj: 無可指責, 不被指責)
 
228) Na cāhu na ca bhavissati, na cetarahi vijjati;
Ekantaṃ nindito poso, ekantaṃ vā pasaṃsito.
228) Điều chưa bao giờ có,
Sẽ không bao giờ có,
Bây giờ cũng không có:
Người luôn bị chê trách,
Người chỉ được ngợi khen.
228) 全被人誹者 (toàn bị nhân phỉ giả),
或全被讚者 (hoặc toàn bị tán giả),
非曾有當有 (phi tằng hữu đương hữu),
現在亦無有 (hiện tại diệc vô hữu).
228) There never was, there never will be, nor is there now, a person who is wholly blamed or wholly praised.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
na: không 不」
cāhu: với điều đã là, với quá khứ là 和曾是 (過去是)/(ca+ahu=cahu)
na:  nt
ca: và 和」
bhavissati: điều sẽ là 將是 (將來是)
na:  nt
cetarahi (ca+etarahi=cetarahi): bây giờ 現在, 目前」
vijjati: có, được phát hiện 存在, 被發現」
ekantaṃ: chỉ, luôn luôn, chỉ có , 一向, 只有 (ekanta-Adj: 一方面/eka: + anta: 結束=ekanta)
nindito: chê trách, lên án 指責, 譴責 (nindita-Adj)
poso: người 人」
ekantaṃ: nt
vā: hoặc 或」
pasaṃsito: ngợi khen, ca tụng 讚譽, 讚揚的」
 
229) Yaṃ ce viññū pasaṃsanti, anuvicca suve suve;
Acchiddavuttiṃ medhāviṃ, paññāsīlasamāhitaṃ.
229) Người được bậc trí khen,
Được quán sát từng ngày,
Ấy là người thông minh,
Hành vi không lỗi lầm,
Có trí tuệ, đức hạnh.
229) 若人朝朝自反省 (nhược nhân triêu triêu tự phản tỉnh),
行無瑕疵並賢明 (hành vô hà tỳ tịnh hin minh),
智慧戒行兼具者 (trí tuệ giới hành kiêm cụ giả),
彼為智 人所稱讚 (bỉ vi trí nhân sở xưng tán).
229) But the man whom the wise praise, after observing him day after day, is one of flawless character, wise, and endowed with knowledge and virtue.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
yaṃ: người ấy 哪個, 那樣的人
ce: nếu như 如果, 若」
viññū: bậc trí 智者」
pasaṃsanti: khen ngợi 稱讚, 讚揚」
anuvicca: đã được quán sát, hiểu đầy đủ 已觀察了, 充分了解」
suve suve: ngày này qua ngày khác, mỗi ngày日復一日, 天天」
acchiddavuttiṃ: hành vi không tì vết, không lỗi lầm 行為無瑕疵的 (acchiddavutti-Adj: 無瑕疵的行為/chidda-Adj: 有缺點, 瑕疵; vutti-N:  行為, 行動, 生計)
medhāviṃ: thông minh, khôn ngoan 明智的」
paññāsīlasamāhitaṃ: người có được trí tuệ và giới (đức) hạnh 達智慧和戒行的 (paññāsilasamahita-Adj: 達到智慧和戒德/paññā-N: 智慧; sila-N: 德行, 戒德; samahita-Adj: 達到, 賦予)
 
230) Nikkhaṃ jambonadasseva, ko taṃ ninditumarahati;
Devāpi naṃ pasaṃsanti, brahmunāpi pasaṃsito.
230) Như đồng vàng Jambū ,
Vị ấy ai dám chê?
Chư thiên cũng khen ngợi,
Và Phạm thiên tán thán.
230) 品如閻浮金 (phẩm như diêm phù kim),
誰得誹辱之 (thuỳ đắc phỉ nhục chi)?
彼為婆羅門 (bỉ vi bà la môn),
諸天所稱讚 (chư thiên sở xưng tán).
230) Who can blame such a one, as worthy as a coin of refined gold? Even the gods praise him; by Brahma, too, is he praised.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
nikkhaṃ: đồng tiền vàng, nhẫn 金幣, 戒指的 (nikkha-N: 裝飾品, 戒指)
jambonadasseva: vàng ở sông Jambū 黃金 Jambū (jambonada-N一種來自 Jambū 河的黃金, 一種特殊黃金的名稱), nikkhaṃ jambonadasseva:  像閻浮純黃金的/iva: 像」
ko: ai 誰」
taṃ: người ấy , 那個」
ninditum: đổ lỗi, chê trách 去責備 to blame
arahati: xứng đáng, đủ tư cách , 資格」
devā: chư thiên, thần 諸天,
pi: cũng, ngay cả 即使, 也」
naṃ: người ấy 他」
pasaṃsanti: khen ngợi 讚揚, 讚譽」
brahmunā: bởi Phạm thiên, Bà la môn 由梵天, 婆羅門 (brahmā)
pi: cũng 也」
pasaṃsito: được tán thán 被讚譽的 (pasajsita-Adj: 受到讚揚)
 
231) Kāyappakopaṃ rakkheyya, kāyena saṃvuto siyā;
Kāyaduccaritaṃ hitvā, kāyena sucaritaṃ care.
231) Hộ thân khỏi nóng giận,
Điều phục đối với thân,
Bỏ ác hạnh về thân,
Tu thân bằng thiện hạnh.
231) 攝護身忿怒 (nhiếp hộ thân phẫn nộ),
調伏於身行 (điu phục ư thân hành).
捨離身惡行 (xả ly thân ác hành),
以身修善行 (dĩ thân tu thiện hành).
231) Let a man guard himself against irritability in bodily action; let him be controlled in deed. Abandoning bodily misconduct, let him practice good conduct in deed.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
kāyappakopaṃ: sự nóng giận của thân thể 身怒 (kayappakopa-N: 不當行為, 錯誤的行為, 應受譴責的行為/kaya-N: 身體; pakopa-N: 憤怒)
rakkheyya: nên nhiếp hộ 應攝護, 應守護」
kāyena: nơi thân 以身 (kaya-N: 身體)
saṃvuto: điều phục, điều chỉnh 調御 (sajvuta-Adj: 克制, 被管轄, 被守護)
siyā: nên là 應是 (saṃvuto siyā 應調御)
kāyaduccaritaṃ: ác hạnh về thân身惡行 (kayaduccarita-N: 錯誤的身體行為/kaya-N: 身體; duccarita-Adj: 錯誤行為, 錯誤行動)
hitvā: khi đã từ bỏ 已斷, 放棄之後,留下之後 (kāyaduccaritaṃ hitvā 已斷了身惡行之後)
kāyena: nơi thân 以身」
sucaritaṃ: thiện hạnh 善行 (sucarita-Adj: 良好的行為, 正確的行動)
care: nên tu tập 應修習」
 
232) Vacīpakopaṃ rakkheyya, vācāya saṃvuto siyā;
Vacīduccaritaṃ hitvā, vācāya sucaritaṃ care.
232) Phòng lời đừng nóng giận,
Điu phục với lời nói,
Bỏ ác hạnh v lời,
Tu lời bằng thiện hạnh.
232) 攝護語忿怒 (nhiếp hộ ngữ phẫn nộ),
調伏於語行 (điều phục ư ngữ hành).
捨離語惡行 (xả ly ngữ ác hành),
以語修善行 (dĩ ngữ tu thiện hành).
232) Let a man guard himself against irritability in speech; let him be controlled in speech. Abandoning verbal misconduct, let him practice good conduct in speech.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
vacīpakopaṃ: sự nóng giận của lời nói, ngôn ngữ 語怒 (vacippakopa-N: 應受譴責的言語/vaci: vaco-N: 言語, ; pakopa-N: 憤怒)
rakkheyya: nên nhiếp hộ, phòng hộ  應攝護, 應守護」
vācāya: đối với lời nói 以語 (vaca-N: 言語, 聲音)
saṃvuto: điều phục 調御 (sajvuta-Adj: 克制, 被管轄, 被守護)
siyā: nên là 應是 (saṃvuto siyā:  應調御)
vacīduccaritaṃ: ác hạnh về lời 語惡行」
hitvā: khi đã từ bỏ 已斷, 放棄之後,留下之後
vācāya: với lời nói 以語」
sucaritaṃ: thiện hạnh 善行 (sucarita-Adj: 良好的行為,正確的行動)
care: nên tu tập 應修習」
 
233) Manopakopaṃ rakkheyya, manasā saṃvuto siyā;
Manoduccaritaṃ hitvā, manasā sucaritaṃ care.
233) Phòng ý chớ nóng giận,
Điu phục những ý nghĩ,
Bỏ ác hạnh của ý,
Tu ý bằng thiện hạnh.
233) 攝護意忿怒 (nhiếp hộ ý phẫn nộ),
調伏於意行 (điều phục ư ý hành).
捨離意惡行 (xả ly ý ác hạnh),
以意修善行 (dĩ ý tu thiện hạnh).
233) Let a man guard himself against irritability in thought; let him be controlled in mind. Abandoning mental misconduct, let him practice good conduct in thought.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
manopakopaṃ: sự nóng giận của ý 意怒 (manoppakopa-N: 應受譴責的意想/mano-N: ; pakopa-N: 憤怒)
rakkheyya: nên nhiếp hộ, phòng hộ 應攝護, 應守護」
manasā: nơi ý nghĩ 以意 (manas-N: 意」
saṃvuto: điều phục 調御 (sajvuta-Adj: 克制, 被管轄, 被守護)
siyā: nên là 應是 (saṃvuto siyā: 應調御)
manoduccaritaṃ: ác hạnh của ý 意惡行」
hitvā: khi đã từ bỏ 已斷, 放棄之後,留下之後
manasā: nơi ý nghĩ 以意 (manas-N: 意」
sucaritaṃ: thiện hạnh 善行 (sucarita-Adj: 良好的行為,正確的行動)
care: nên tu tập 應修習」
 
234) Kāyena saṃvutā dhīrā, atho vācāya saṃvutā;
Manasā saṃvutā dhīrā, te ve suparisaṃvutā.
234) Người trí điều phục thân,
Và điều phục lời nói,
Điều phục ý của mình,
Thực hoàn thiện điều phục.
234) 智者身調伏 (trí giả thân điu phục),
亦復語調伏 (diệc phục ngữ điu phục),
於意亦調伏 (ư ý diệc điu phục),
實一切調伏 (thực nhất thiết điu phục.
234) The wise are controlled in bodily action, controlled in speech and controlled in thought. They are truly well-controlled.
Đối chiếu Pali-Việt-Hán:
kāyena: nơi thân hành 在身行 (kaya-N: 身體」
saṃvutā: điều phục 調伏, 克制 (kāyena saṃvutā: 身調伏的)
atho: và, cũng , , 亦」
vācāya: nơi lời nói 在言語 (vaca-N: 言語, 聲音)
saṃvutā: điều phục 調伏, 克制 (vācāya saṃvutā: 語調伏的)
manasā: nơi ý 在意 (manas-N: 意」
saṃvutā: nt (manasā saṃvutā 意調伏的)
dhīrā: người trí 智者」
te: họ, người kia 他們, 彼」
ve: quả thực 確實」
suparisaṃvutā: hoàn thiện điều phục, khéo điều triệt để 徹底善調伏的」
 
May we share Dharma's merits.
May all beings enjoy the benefit and happiness.
May Dhamma live forever.


No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN