Khái niệm về Niết Bàn vốn được giảng giải bởi Đức Phật
(566-486 BCE). Vào năm 35 tuổi, Đức Phật đã đạt được đỉnh cao Trí Tuệ,
giác ngộ bản chất sự thật của thực tại, đây là Niết bàn (Chân lý tuyệt
đối). Từ Nirvana xuất phát từ nghĩa đen ‘thổi tắt’ và liên quan đến việc
thổi tắt ngọn lửa đang cháy của hận thù, tham lam và mê muội.
Khái niệm về Niết bàn (Nirvana)
đã xuất hiện hơn 2500 năm. Xuyên qua nhiều thế kỷ, biết bao học giả và
triết gia đã cố gắng để giải thích khái niệm này bằng cách sử dụng kiến
thức giới hạn của mình.
Thực tế, khái niệm về Niết Bàn vốn quá
bao la và khó khăn để giải thích theo chiều hướng trần tục. Khái niệm
Niết Bàn thường được hiểu lầm và đôi khi bị lạm dụng (ví dụ: - Nirvana
Rock Band, Nirvana Night Club) trong thế giới phương Tây. Một số học giả
phương Tây đã cố gắng để giải thích nó như là một trạng thái xúc động
mạnh hoặc cực khoái, điều này hoàn toàn không chính xác.
Khái niệm về Niết Bàn vốn được giảng
giải bởi Đức Phật (566-486 BCE). Vào năm 35 tuổi, Đức Phật đã đạt được
đỉnh cao Trí Tuệ, giác ngộ bản chất sự thật của thực tại, đây là Niết
bàn (Chân lý tuyệt đối). Từ Nirvana xuất phát từ nghĩa đen ‘thổi tắt’ và
liên quan đến việc thổi tắt ngọn lửa đang cháy của hận thù, tham lam và
mê muội.
Khi những phiền não ô trược của thân và
tâm bị tàn phá bởi trí tuệ, tâm trở nên tự do, sáng chói, an vui, và cái
chết không còn điều kiện để tái sinh. Niết bàn là hạnh phúc tối hậu.
Đức Phật mô tả sự vĩnh cửu của Niết bàn
như là một trạng thái "bất tử" với sự đạt ngộ tâm linh cao nhất, là phần
thưởng cho một ai sống một cuộc đời đức hạnh. Niết bàn có ý nghĩa cụ
thể gắn liền với sự ngộ đạo, liễu đạt tâm với hiện tượng thực nghiệm.
Niết bàn chỉ có thể được giải thích với
người chưa giác ngộ bằng sự phủ định. Vì vậy, Đức Phật cố gắng giải
thích khái niệm sâu sắc này đối với một trong những đệ tử của ngài. Ngài
hỏi rằng khi ngọn lửa được dập tắt, có thể cho rằng nó đã đi về hướng
bắc, hướng nam, hướng đông, hoặc hướng tây không. Tuy nhiên, Niết Bàn
không thể được mô tả như là sự tồn tại (hữu), không tồn tại (vô), hoặc
bao gồm có và không, hoặc không phải có cũng không phải không.
Hòa thượng Tiến sĩ Walpola Rahula giải thích khái niệm của Nirvana rằng
... Sự trả lời hợp lý duy nhất là không bao giờ có thể trả lời đầy đủ và thỏa đáng trong ngôn từ, bởi vì ngôn ngữ con người quá nghèo nàn để lột tả được bản chất thực sự của chân lý tuyệt đối hay thực tại tối hậu là Niết Bàn. Ngôn ngữ được tạo ra và được sử dụng bởi quần thể loài người để diễn tả sự vật và ý tưởng kinh nghiệm bằng các giác quan và lý trí của họ.
Hòa thượng Tiến sĩ Walpola Rahula giải thích khái niệm của Nirvana rằng
... Sự trả lời hợp lý duy nhất là không bao giờ có thể trả lời đầy đủ và thỏa đáng trong ngôn từ, bởi vì ngôn ngữ con người quá nghèo nàn để lột tả được bản chất thực sự của chân lý tuyệt đối hay thực tại tối hậu là Niết Bàn. Ngôn ngữ được tạo ra và được sử dụng bởi quần thể loài người để diễn tả sự vật và ý tưởng kinh nghiệm bằng các giác quan và lý trí của họ.
Thuyết Siêu nghiệm như chân lý Tuyệt đối
không phải thuộc về phạm trù như thế. Ngôn từ là biểu tượng đại diện
cho các sự vật và ý tưởng được biết đối với chúng ta; và các biểu tượng
này không và không thể truyền đạt được bản chất sự thật của những điều
thậm chí bình thường. Ngôn ngữ được coi là sự lừa dối và sai lạc trong
các vấn đề hiểu biết về Chân lý. Vì vậy, kinh Lăng Già nói rằng người vô
minh bị kẹt vào ngôn ngữ như một con voi bị sa vào bùn. Tuy nhiên,
chúng ta không thể diễn đạt mà không viện đến ngôn ngữ.
Cho rằng Niết bàn là kết quả tự nhiên
của việc dập tắt ái dục thì cũng chưa chính xác. Niết Bàn không phải là
kết quả của bất cứ điều gì. Nếu nó là một kết quả, thì nó sẽ là một hiệu
lực đuợc phát sinh bởi nguyên nhân. Nó có tạo tác và có điều kiện. Niết
bàn là không phải là nguyên nhân hay kết quả. Nó không phải được tạo
tác như trạng thái thần bí, tâm linh, và tinh thần như thiền hoặc định.
Người ta thường hỏi: Có điều gì theo sau
Niết bàn? Câu hỏi này không thể đưa ra, bởi vì Niết bàn là Chân lý Tối
thượng. Nếu nó là Tối thượng thì có thể không có gì theo sau nó. Nếu có
bất cứ điều gì theo sau Niết bàn, thì đó sẽ là Chân lý Tối thượng và
không phải Niết bàn.
Người đã nhận ra Chân lý, Niết bàn, là người hạnh phúc nhất trên thế giới. Y giải thoát tất cả sự rắc rối và nhiễu loạn, những điều lo lắng và phiền não vốn làm người khác đau khổ. Sức khỏe tâm thần của y là hoàn hảo. Y không ăn năn quá khứ, cũng chẳng suy nghĩ đến tương lai.
Người đã nhận ra Chân lý, Niết bàn, là người hạnh phúc nhất trên thế giới. Y giải thoát tất cả sự rắc rối và nhiễu loạn, những điều lo lắng và phiền não vốn làm người khác đau khổ. Sức khỏe tâm thần của y là hoàn hảo. Y không ăn năn quá khứ, cũng chẳng suy nghĩ đến tương lai.
Y sống trọn vẹn trong hiện tại. Vì vậy y
cảm nghiệm và hòa nhập vào những điều trong trạng thái thanh tịnh nhất
mà không tự lự. Y vui vẻ, hoan hỉ, thưởng thức cuộc sống tinh khiết, Y
thể hiện sự hài lòng, thoát khỏi lo lắng, thanh thản và yên bình.
Vì y thoát khỏi được lòng ham muốn ích
kỷ, thù hận, vô minh, ngã mạn, tự hào, và tất cả sự nhiễm ô như thế, y
thanh tịnh và nhẹ nhàng, có tình thương rộng lớn, lòng từ bi, lòng tốt,
sự cảm thông, hiểu biết và khoan dung. Sự tận tụy của y đối với người
khác là vô cầu, y không có nghĩ đến bản thân. Y đạt đến trạng thái
không, vô sở hữu, bởi vì y thoát khỏi ảo tưởng về tự ngã và sự ham muốn
về việc trở thành.
Niết bàn và Tâm
Một con người bao gồm sáu yếu tố: chất
cứng, chất lỏng, độ ấm, không khí, không gian và tâm thức. Tất cả kiến
thức của con người được thành lập trên các tiền tố và năng lượng trong
không gian và thời gian, được coi như sự tồn tại của bốn yếu tố riêng
biệt. Điều này gây ra nhiều vấn đề cho nhân loại bởi vì sự liên kết cần
thiết giữa những điều này thì chưa được rõ.
Hai yếu tố thân-tâm được gọi là vấn đề “vật lý học tâm thần” và được tạo thành công thức ngắn gọn bởi nhà triết học và nhà toán học Pháp Rene Descartes trong tác phẩm 'meditations’ của ông ta, xuất bản năm 1641. Descartes cho rằng thế giới bao gồm hai yếu tố khác nhau về cơ bản, tinh thần và vật chất.
Hai yếu tố thân-tâm được gọi là vấn đề “vật lý học tâm thần” và được tạo thành công thức ngắn gọn bởi nhà triết học và nhà toán học Pháp Rene Descartes trong tác phẩm 'meditations’ của ông ta, xuất bản năm 1641. Descartes cho rằng thế giới bao gồm hai yếu tố khác nhau về cơ bản, tinh thần và vật chất.
Vật chất chiếm cứ không gian 3-D, tâm
thì không. Ông không thể giải thích thỏa đáng sự tương quan như thế nào
đối với hai yếu tố này, tinh thần và vật chất; Spinoza (1632-1677) đã
nhìn thấy thân và tâm là hai thuộc tính của cùng một sự vật, tiến trình
của một và tương đồng được biểu hiện theo hai cách khác nhau.
Sự tương kết giữa cơ thể con người và tư
tưởng con người là gì? Tư tưởng con người có thể đạt được chức năng
thần kinh cao hơn xuyên qua quá trình tiến hóa? Lý thuyết của sự tiến
hóa phải trình bày như thế nào? Sự giải thích của Darwin được dựa trên
tổng số dữ liệu đặc biệt được thu thập bởi kiến thức khoa học, được gắn
chặt với nhau bằng một số giả thuyết: Trái đất và cuộc sống phát triển
thông qua các quá trình vật lý, hóa học, sinh học, qua hàng tỉ năm.
Con người tiến hóa từ loài khỉ bằng quá
trình hoàn toàn vật lý của ‘sự chọn lọc tự nhiên’, quy trình tương tự
xuyên qua tất cả đời sống được tiến hóa đó.
Vũ trụ học khoa học là như vậy, một
trong những phát triển và tiến bộ kế tiếp băng qua các thời kỳ rất dài
của thời gian. Con người đã đạt được một sự thành công lớn hơn trong vấn
đề này. Não bộ của họ phát triển thành một cấu trúc cao hơn. Tư tưởng
con người không có giới hạn. Khoa học đương đại đã không phát hiện được
thậm chí 5% của não bộ loài người và khả năng nhận thức của nó.
Mỗi ngày các nhà tâm lý học thần kinh
khám phá ra phương thức mới, và những chức năng não bộ tốt hơn. Họ có
quan điểm rằng tâm trí của con người là một hệ thống khác thường cao hơn
hằng triệu lần so với các máy tính mới nhất. Theo Phật giáo, không có
sự phân chia giữa các khía cạnh thể chất và tâm lý của cuộc sống. Sự
kinh nghiệm của người này tác động đến người khác.
Niết Bàn là được nhận thức bởi tâm. Nói
cách khác, tâm có thể được tôi luyện trong các chức năng nhận thức cao
hơn. Khi tâm đạt đến trạng thái cao hơn, nó có thể nhận thức lý luận hợp
lý có tiến bộ, những phạm trù cao của đạo đức, và vv… Sự nhận thức về
Niết bàn là một hình thức của việc đạt được trạng thái tinh thần cao
hơn.
Nó là một trạng thái mà con người kinh
nghiệm sự hợp nhất và toàn thể của tất cả mọi thứ như nó là. Sự hợp nhất
và quan hệ liên kết của tất cả sự vật, từ quan điểm Phật giáo, là sự
thực khách quan.
Ý thức và Niết bàn
Trí óc, do đó, có thể không được diễn tả
như là một chuỗi các kết nối thần kinh, mà đúng hơn là một “hệ thống”
làn sóng vật chất, sinh khởi trong những vùng đặc biệt rồi hoại diệt
trong vùng khác. Những gì chúng ta gọi là ý thức và ký ức có thể được
hình thành như là các cộng hưởng tập hợp và tiến trình của hệ thống
thuộc về não bộ.
Ý thức và nhận thức cũng có thể là một
sự cộng hưởng của hệ thống sóng não, một sự tác động của não bộ giao
thoa với thế giới bên ngoài. Mức độ của ý thức mà người ta có thể có thì
có thể phụ thuộc vào mức độ chọn lọc của bộ sóng não tương tác với môi
trường. Não bộ giao thoa và cộng hưởng với môi trường thông qua các giác
quan nhiều hơn, quan trọng hơn có thể là mức độ của ý thức.
Đức Phật dạy rằng ý thức nảy sinh bởi do
điều kiện (duyên), nếu không có sự hiện diện của điều kiện thì không có
ý thức. Ý thức phụ thuộc vào hình thái, cảm xúc, nhận thức và sự thúc
đẩy để phát sinh nó và không thể tồn tại độc lập của bất kỳ trạng huống
nào. Đó là bản chất là một chức năng quan sát.
Sự hòa hợp của vô thức và ý thức
Một cá thể hóa là một người mà vô thức
và ý thức được hài hòa, và bản ngã (cái tôi) đã bị phân hóa. Điều này
đạt được bằng sự liên đới với vô thức, không bị cái tôi áp đảo nó. Tự
ngã có một giá trị đặc trưng.
Những chức năng tồn tại dưới ngưỡng cửa ý
thức cần phải được đưa ra ở trên ngưỡng đó, các nội ảnh bị đàn áp cần
được nhìn nhận, với các mô thức chính mà tiềm thức dung chứa.
Theo Phật giáo, tâm lý con người có chín lãnh vực của ý thức tồn tại. Năm lĩnh vực đầu tiên tương ứng với năm giác quan và được gọi là: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, và thân thức. Bốn lĩnh vực còn lại thuộc về ý thức.
Theo Phật giáo, tâm lý con người có chín lãnh vực của ý thức tồn tại. Năm lĩnh vực đầu tiên tương ứng với năm giác quan và được gọi là: nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, và thân thức. Bốn lĩnh vực còn lại thuộc về ý thức.
Lĩnh vực thứ sáu của ý thức kiểm soát
nhận thức về thế giới ngoại tại và vật chất. Lĩnh vực thứ bảy liên quan
đến thế giới nội tại và tinh thần của chúng ta và điều động khả năng của
chúng ta về suy nghĩ và phán đoán (Mat na-Ýcăn). Lĩnh vực thứ tám là
"kho hàng" nghiệp (Karma/alaya). Lĩnh vực thứ chín là cơ sở của tất cả
tâm linh và được gọi là Bạch tịnh thức (Amala), có nghĩa là tinh khiết
và không bị ô nhiễm.
Kết quả giác ngộ từ trạng thái tâm thức
đã được thanh lọc thông qua sự thực hành lâu dài và có kỷ luật, thực
hành thiền định. Niết bàn - mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là một
trạng thái trong đó không có đau khổ hay tham muốn, và không có tri giác
của cái tôi.
Nó là một trạng thái hạnh phúc hoàn hảo.
Một cách học thuyết, Niết bàn được cho là tâm “không còn đến và đi
nhưng đã đạt được một trạng thái vĩnh cửu,” theo đó, sự tự do cũng có
thể được nói là tâm giải thoát như Niết Bàn trong học thuyết Phật giáo. Ở
nơi khác, Đức Phật gọi là Niết Bàn là cảnh giới Bất sinh.
Vượt Xa học thuyết của Freud
Về cơ bản Freud giải thích về bệnh lý.
Lý thuyết phân tâm học được dựa trên các quá trình tâm lý của ý thức và
vô thức. Freud đã phát triển một lý thuyết đối với hành vi và tâm lý, sự
thúc đẩy hoặc chiều hướng của tư duy.
Động lực vô thức là ý tưởng then chốt
của phân tâm học. Trong khái niệm duy trì siêu tâm lý của phân tâm học
giống như Niết Bàn vốn khó khăn để giải thích. Lý thuyết siêu ngã (đọc
phân tâm học với Bằng chứng lâm sàng của Tiến sĩ Ruwan M. Jayatunge -
Sarvodaya Vishva Lekha nhà xuất bản Colombo, Sri Lanka 2004) đưa ra một
số ý tưởng cơ bản về các chức năng của Siêu ngã và bản ngã siêu cực ở
những người đã phát triển tinh thần. Những người có tinh thần phát triển
cao có mức độ giảm thiểu những chức năng kích thích thì những xu hướng
tinh thần của họ là nổi bật.
Thuyết Hiện sinh và khái niệm Niết bàn
So sánh giữa Phật giáo và các trường
phái khác nhau của chủ nghĩa hiện sinh đã để lộ một số tương ứng. Những
sự nghiên cứu đã thường xuyên tập trung vào cách tiếp cận siêu hình của
mỗi truyền thống và thực tế cho thấy rằng tất cả chúng xuất hiện để chia
sẻ một số hình thức của phương pháp hiện tượng học.
Tâm lý hiện sinh phối hợp với các vấn đề
cơ bản của sự tồn tại có thể là nguồn gốc của cuộc xung đột hiện tại
trong mỗi người. Sự quan tâm này là phổ quát và cố hữu trong điều kiện
con người; cái chết, tự do, sự cô đơn và vô nghĩa cần thiết. Tính
‘không’ là điều kiện của con người mà cả Phật giáo và Nietzsche đều
hưởng ứng.
Từ Dukkaha cung cấp một ý nghĩa triết
học sâu sắc của đau khổ và tính không. Dukkha là tiếng Phạn thường được
dịch là "đau khổ". Tuy nhiên, loại quan trọng nhất của Dukkha là
Sankhàra-dukkha (hành khổ), một tình trạng hiện sinh không đầy đủ do
thiếu hiểu biết tâm linh.
Tâm lý hiện sinh đề cập đến ý nghĩa của cuộc sống và sự tự do của con người. Đức Phật sử dụng Niết bàn như là một hình ảnh của tự do. Niết bàn định rõ sự siêu nghiệm và sự tự do bất tư nghì và có giá trị như là mục đích cuối cùng của tất cả giáo lý Đức Phật. "Đây là sự bình an, đây là sự thanh tịnh - chấm dứt đối với tất cả các vọng tưởng, từ bỏ tất cả lòng tham lam, kết thúc của lòng mong cầu; định tĩnh; tịch diệt; Niết Bàn".
Tâm lý hiện sinh đề cập đến ý nghĩa của cuộc sống và sự tự do của con người. Đức Phật sử dụng Niết bàn như là một hình ảnh của tự do. Niết bàn định rõ sự siêu nghiệm và sự tự do bất tư nghì và có giá trị như là mục đích cuối cùng của tất cả giáo lý Đức Phật. "Đây là sự bình an, đây là sự thanh tịnh - chấm dứt đối với tất cả các vọng tưởng, từ bỏ tất cả lòng tham lam, kết thúc của lòng mong cầu; định tĩnh; tịch diệt; Niết Bàn".
Tâm lý học Gestalt và khái niệm về Niết Bàn
Từ Gestalt có nghĩa là một thể thống
nhất hoặc có ý nghĩa, đó là trọng tâm của sự nghiên cứu tâm lý thay thế.
Tâm lý học Gestalt dựa trên sự quan sát mà chúng ta thường kinh nghiệm
sự vật mà không phải là một phần của cảm giác đơn thuần của chúng ta.
Trong nhận thức, có nhiều nguyên tắc cấu
thiết được gọi là định luật Gestalt. Người ta không thể nhìn thấy thực
tại đa chiều bởi vì các giác quan của con người bị giới hạn trong ba
chiều, nhưng vũ trụ thuộc chiều cao hơn chỉ là một bộ phận của hệ thống
đa chiều.
Một quan hệ tập hợp của các nguyên tắc
toàn diện được phát triển. Thế giới đa chiều sau đó được khám phá với hệ
thống logic toàn diện này. Điều này dẫn đến những lý giải thông thường
của những hiệu ứng vật lý lượng tử và cung cấp câu trả lời chính đáng
cho nhiều câu hỏi chưa được giải quyết, chẳng hạn như toàn thể so với
vấn đề thành phần, sự tương tác thân - tâm, cấu trúc bên trong của tâm
lý con người, sự khởi đầu của cuộc sống, và bản chất sáng tạo của sự
tiến hóa .
Những thí nghiệm của vật lý lượng tử chỉ
ra rằng các nguyên tử, được coi như các khối xây dựng cơ bản của vũ trụ
với cốt lõi bên trong của chúng là bản chất không . Vật lý lượng tử do
đó đã mang lại một sự hiểu biết mới cấp tiến của các hạt tiền tố và
không. Trong vật lý hạ nguyên tử, khối lượng thì không còn được coi là
một chất vật chất cụ thể, nhưng được thừa nhận là một dạng năng lượng.
Trong Kinh Pháp Cú, khái niệm về Niết
Bàn được giải thích như vậy: "Có cõi giới mà nơi đó không có đất, không
nước, không lửa, không gió; không phải cõi giới của vô tận không gian,
cũng không phải cõi giới của vô tận ý thức, cũng không phải cõi giới của
hư vô, cũng không phải cõi giới của phân biệt hay vô phân biệt, không
có thế giới này, và cũng không có thế giới tiếp theo, không có mặt trời,
hay mặt trăng. Và ở đây, ta nói, không đến, không đi, cũng không dừng
lại, không sanh không diệt, không lập, không thành, không trụ (đối tượng
tâm lý). Điều này, chỉ như vậy, là sự kết thúc của phiền não.”
Các nhà tâm lý học Gestalt tin vào trực
giác hoặc kinh nghiệm Aha (Aha: khả năng mà trực giác thâu vào và phát
ra). Điều này có thể được giải thích như là một cái nhìn sâu sắc hoặc
đúng hơn nhận thức bất chợt của mối quan hệ quan trọng. Ý thức về Niết
bàn đôi khi đạt được như kinh nghiệm Aha. Nâng cao khả năng nhận thức có
thể nắm bắt và hiểu biết một vài câu hỏi phức tạp trong vòng một vài
giây.
Kết luận
Một khía cạnh quan trọng của Niết bàn
nói chung là nó không phải là một điều gì đó bắt nguồn từ sự liên hệ của
các nguyên nhân, hình thành sự tồn tại như là một kết quả của một hành
động tạo ra hoặc một sự kết tụ của các yếu tố làm nhân, nó không bao giờ
được tạo ra, nó luôn luôn đã là, đang là, và sẽ là. Tuy nhiên, do bóng
tối đạo đức và tinh thần của chúng sinh bị màn vô minh che lấp, nó vẫn
còn ẩn tàng từ nhận thức chưa được đánh thức.
No comments:
Post a Comment