Ông Anthony Burns là nhà nghiên
cứu Irish trong truyền thống Zen hơn 16 năm. Ông ta hoan hỷ trả lời những thắc
mắc của các bạn. Bạn có thể tiếp xúc với ông ta qua email:
anthonymburns@hotmail.co.uk
Sự kỳ thị phân biệt đối với
nữ giới trong Phật giáo có gốc rễ của nó trong xã hội Vệ Đà và là bệnh chứng
thuộc về cấu trúc gia trưởng của xã hội loài người từ thời gian đó. Tuy nhiên,
sự bất bình đẳng giới mà chúng ta đã thấy thì không thể biện minh trong những
pháp môn Phật giáo và là một sự mâu thuẫn trắng trợn của giáo pháp.
Mặc dù Đức
Phật đã làm một số bước để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, nhưng đã không
thể tránh khỏi bị hạn chế bởi tư tưởng văn hóa cực kỳ lạc hậu trong thời gian
của ngài. Đức Phật không phải là một nhà cải cách xã hội, mục đích của ngài
không phải là để thay đổi xã hội, nhưng chỉ để thay đổi trái tim của các yếu tố
xã hội, con người. Khi ngài lập luận chống lại sự bất công xã hội, thông thường
vì sự thực hành đặc biệt hoặc một niềm tin là một sự trở ngại cho việc
truyền bá của Giáp pháp. Ví dụ, không xác thực để cho rằng Đức Phật đã
tấn công hệ thống đẳng cấp của nó, những gì ngài tấn công là niềm tin giai cấp
đã được (ngài) xác định bởi yếu tố Di truyền chứ không phải do Nghiệp. Đức Phật
lịch sử là một nhà Thực dụng, ngài đã hiểu rõ đầy đủ, chính xác làm thế nào
ngài có thể thực thi. Nếu sự thành công của Giáo pháp có nghĩa rằng ngài phải
thực hiện trong điều kiện xã hội bất công, thì đó là những gì ngài đã làm. Một
nhà lãnh đạo phải hướng dẫn từ phía trước, nhưng nếu ngài di chuyển quá xa thì
ngài sẽ mất đi môn đồ của ngài. Hy sinh sự thành tựu của Giáo pháp chỉ để theo
đuổi một vài lý tưởng cách mạng xã hội thì không phải là hành động của một vị
Phật đã hoàn toàn giác ngộ. Sử dụng phương tiện thiện xảo tốt nhất là phù hợp
với quần chúng và mô hình văn hóa luôn luôn là chiến thuật thích đáng của ngài.
Nếu ngài giảng dạy trong xã hội ngày nay, chắc chắn rằng ngài sẽ sử dụng nhiều
ngôn ngữ khác nhau và trình bày ý tưởng của ngài theo sự hiểu biết của thế kỷ
21. Có nghĩa rằng, nó phải được đề cập trực tiếp mà căn bản có thể và sẽ không
thay đổi, là cốt lõi giáo lý. Nếu chúng ta đủ may mắn ở trong thời kỳ tinh thần
băng giá rồi gặp được một vị Phật khác sinh ra giữa chúng ta, chúng ta không có
lý do tin rằng những giáo lý cốt lõi sẽ khác biệt về cơ bản hơn so với những
lời giảng dạy bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Những gì tiếp theo của khuôn khổ
ngôn ngữ và văn hóa xã hội của các giáo lý? Có bất cứ ai nghiêm túc đề nghị
rằng Đức Phật Di Lặc sẽ trình bày giáo lý của Ngài theo tập quán xã hội được
chấp nhận của xã hội Bà la môn giáo của 500 năm trước kỷ nguyên? Nếu điều này
có vẻ lố bịch thì chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi, tại sao bây giờ trong
thế kỷ 21 chúng ta vẫn còn Bỏ tù Phật pháp trong những tập quán nguyên thủy xa
xưa như thế?
Bản chất cơ bản của chúng
sinh là vô minh và ảo tưởng. Đức Phật đã dạy Giáo pháp giác ngộ cho những người
chỉ đơn giản là không thể nhìn thấy nó đối với chính mình. Cũng giống như vị
vua đã hỏi những người mù để mô tả một con voi (Udana 6,4), việc sai lầm đối
với nhiệm vụ đã bị đánh giá thấp. Đây là một lý do tại sao các nội
dung của kinh điển không được nhìn thấy theo nghĩa đen hoàn toàn hoặc lời dạy
trực tiếp. Thay vào đó, chúng phải được công nhận như là việc sử dụng các
phương tiện thiện xảo được thiết kế để dẫn dắt con người theo một hướng cụ thể
tùy theo trình độ nhận thức của họ. Nhiều sự tranh chấp, chia rẽ, lạc giáo, và
giáo phái chia tách ra đã đánh dấu sự phát triển của Phật giáo là minh chứng
cho sự hiểu lầm này của phương tiện thiện xảo. Cũng như trong xã hội Aryan - xã
hội mà đến bây giờ còn bị quy định bởi suy nghĩ và hành vi hẹp hòi và bị lừa
dối. Cũng vậy, điều mà chúng ta đã tiếp tục cố chấp trong hành vi và suy
nghĩ vốn dĩ lừa dối đối với giáo lý của Đức Phật, hành vi lừa dối như thế bao
gồm một phần nào đó thuộc về giáo lý. Bài tiểu luận này là một nỗ lực để tách hai
yếu tố mâu thuẫn đã nối kết như thế nào đó vào nhau. May mắn thay, chúng ta có
thể nói rằng hành lý văn hóa của xã hội cổ Aryan chủ yếu là không bao hàm trong
giáo lý Phật giáo. Ngoại trừ một điều duy nhất đối với nền văn hóa này là sự
bất bình đẳng giới cũng đã trở thành một tính năng của xã hội sau này, và do đó
đã tiếp tục trở thành như là tính năng của Tăng đoàn Phật giáo.
Đức Phật, ngài đã biết rõ về
bản chất phân biệt của những ảo giác lừa bịp con người, đã thận trọng
khuyên đệ tử của mình kiểm tra bất kỳ sự nghi ngờ nào đối với lời giảng dạy,
xét từng chữ, không phù hợp với kinh điển (DN 16). Ngài lặp đi lặp lại sự cảnh
báo này cho những người Kalama khi ngài bảo họ không nên tin vào lời giảng dạy
của ngài trừ khi họ đã chứng minh nó bằng kinh nghiệm riêng của họ (AN 3,65).
Nếu chúng ta tránh những sai lầm lớn của sự lừa dối và vô minh của con người ảo
tưởng với lời giảng dạy giải thoát, chúng ta phải sử dụng phương pháp mà ngài
đã ban cho chúng ta.
Bất cứ khi nào chủ đề của
giới tính được nêu ra trong Tăng đoàn tu sĩ Phật Giáo, dĩ nhiên trọng tâm của
sự chú ý được thu hẹp vào một tài liệu cụ thể. Tài liệu này, được tìm thấy
trong Cullavagga của Luật Tạng, trình bày tầm khoản của nền tảng Ni Đoàn - Tăng
Đoàn của các Tỳ Kheo Ni Phật giáo. Không phải mục đích của bài viết này là để
tham gia vào cuộc tranh luận về tính xác thực của tài liệu đó hoặc bất kỳ tài
liệu nào khác đã kết nối với nó. Bằng chứng đối với (và) sự chống lại tính xác
thực đã được nhắc lại trong các tài liệu trước. (7) (3) (4). Cho đến nay, không
có bằng chứng lịch sử kết luận được phát hiện để hỗ trợ vị trí . Bài viết này
sẽ cố gắng chứng minh rằng cuộc tranh luận về chứng cứ tài liệu này là khá đơn
giản một “việc đã sấy khô”. Thay vì tập trung sự chú ý của chúng ta về việc tìm
kiếm một giải pháp cho một vấn đề nghiêm trọng; nó đã gây ra cho chúng ta nhìn
theo hướng sai lầm, bỏ lỡ mấu chốt sự thực. Nếu chúng ta muốn đạt được sự thật
của vấn đề này, không phải trong các sự kiện của thời tiền sử mà chúng ta sẽ
tìm thấy nó. Thay vào đó là hướng đến những lời dạy cốt lõi của Đức Phật, thử
và kiểm tra xuyên qua các thế hệ của các môn đệ, là điều mà chúng ta nên tìm ra
cho câu trả lời của chúng ta.
Môi trường lịch sử của Đức
Phật đã được điều động bởi hệ thống của hệ thống đẳng cấp Bà La Môn. Vào đầu xã
hội Aryan, vị trí của phụ nữ bị phân biệt đối xử tương đối ít. Tuy nhiên, sự
gia tăng của các giai cấp Bà la môn và sự kiên cố của hệ thống đẳng cấp đã hạ
thấp tình trạng của phụ nữ ngang tầm với đẳng cấp thấp nhất, Sudra. Mục đích
duy nhất của phụ nữ là để phục vụ đàn ông và sinh con cho người đàn ông. Phụ nữ
đã bị từ chối bất kỳ vai trò nào trong việc thực hành tôn giáo và sự cứu độ cho
họ là hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ của lòng sùng mộ của họ với ông chồng
"trời" của mình. (1) (6) "Không có sự hy sinh, không có lời thề,
không có gì phải được thực hiện ngoài người chồng của họ; nếu một người vợ phục
dịch chồng, cô ta sẽ được cho rằng đó là lý do duy nhất mà mình được tán dương
ở cõi trời." (2).
Mặc dù được thành lập vào
thời gian sau, "Luật Manu" đã điều định xã hội Vệ Đà, tác động bề mặt
vào địa vị xã hội và tôn giáo của phụ nữ ở thời điểm của Đức Phật. Tình trạng
này không thể tin nổi là nguyên nhân làm nổi bật cuộc cách mạng như thế nào mà
Đức Phật thành lập Tăng đoàn của Tỳ Khưu Ni tại thời điểm đặc biệt này. Không
thể đánh giá thấp tác động mà bước này đang ở trên xã hội Bà la môn. Tuy nhiên,
bài viết này sẽ chứng minh một nấc thang không thể tránh khỏi đối với Đức Phật,
để từ chối sự xuất gia cho phụ nữ đã đòi hỏi ngài phải mâu thuẫn với chính giáo
lý của mình. Một sự mâu thuẫn như vậy sẽ mang lại nhiều yếu tố quan trọng của
Giáo pháp dẫn đến những nghi vấn. Đó là trong ánh sáng của những lời dạy mấu
chốt mà chúng ta phải xem xét vấn đề thuộc về sự kỳ thị giới tính.
Mặc dù điều này đã trở thành
một vấn đề tranh cãi sau khi Đức Phật nhập diệt và ngay cả trong thời gian gần
đây, giáo lý Vô ngã được chấp nhận như một giáo lý cốt lõi của cả hai truyền
thống Nguyên Thủy và Đại Thừa. "Năm uẩn là vô thường và không có bản ngã.
Đây là phương hướng của học thuyết mà Đức Phật đã hoàn toàn xác nhận"(5).
Một cách đặc biệt, lời dạy này đã đánh dấu Giáo pháp của Đức Phật khác biệt với
hệ thống Upanishad (Áo Nghĩa Thư), hoặc những lời giảng dạy khác trong giai
đoạn của ngài. Khi ngài tuyên bố rằng hình tướng con người vốn không bao hàm
Bản ngã bất biến hay Linh hồn, Đức Phật đã đánh vào trái tim của hệ thống hình
thành giáo lý Upanishad và Sramana vào thời gian của ngài. Trong kinh
Anatta-lakkhana, Đức Phật tuyên bố rõ ràng rằng các tướng là vô ngã. Chúng ta
lưu ý rằng lời tuyên bố này hoàn toàn không có sự phân biệt giữa tướng nam và
tướng nữ. Trong cái tướng người, chúng ta không có thể tìm thấy bất kỳ tự ngã
hay linh hồn cố hữu hoặc thường tại. "Tỳ kheo, tướng vốn không có tự ngã.
Nếu tướng có tự ngã, nó sẽ không đưa đến hoại diệt. Có thể có sự phân biệt đối
với các hình tướng, ‘hình tướng này như vậy, hình tướng này không như vậy.’
Nhưng một cách chính xác vì hình tướng vốn vô ngã, hình tướng dẫn đến
hoại diệt. Và không thể phân biệt đối với các hình tướng,'hình tướng này là như
vậy, hình tướng kia không như vậy.’ (SN 22,59)) Trong kinh Satipatthana Đức
Phật nêu rõ rằng hình tướng của con người là không gì hơn là một dòng tạm thời
của bốn yếu tố vật chất. Khi đề cập đến hình tướng ngài lại tiếp tục xoá tan sự
phân biệt giữa nam và nữ. "Hơn nữa ... giống như một tay đồ tể, hay đệ tử
của ông ta, giết một con bò, ngồi ở ngã tư đường cắt nó thành từng miếng, Tỳ
kheo chiêm nghiệm kỹ cơ thể này cũng như thế, dù nó đứng, dù nó bị xử lý –
trong những điều kiện sở hữu: ‘Trong thân thể này có yếu tố của đất, yếu tố của
chất lỏng, yếu tố tố của lửa, và yếu tố của gió.’ (MN 10.) Trong 'Lesser
Discourse on Emptiness’ from the Majhima Nikaya (Majhima Nikaya, chương Tiểu
Kinh Tánh Không), Đức Phật khuyên A Nan về việc nhận thức đúng phải dựa
trên sự hiểu biết đối với tánh Không, "lối nhận thức" đó là
"nhận thức rỗng không về con người." Khi phương hướng nhận thức
này được sử dụng rồi “thì những phiền não có thể còn tồn tại dựa trên nhận thức
của con người sẽ không còn hiện hữu.” (MN.121). Vấn đề về bản chất vô tính, và
nhận thức đúng đối với tất cả hình tướng này xuyên qua những người đang tích
cực tu tập theo con đường của Đức Phật, tìm thấy sự hỗ trợ phong phú trong kinh
điển. Tất cả nhiều sự rối rắm về sau khi lồng vào một bài kinh với một nguồn
phong phú của giáo pháp, chúng ta đi qua đoạn văn sau:
"Rồi ngài A Nan hỏi Đức Phật: “Bạch Thế
tôn, chúng con nên cư xử như thế nào đối với phụ nữ?"
"Đừng nhìn họ, A Nan".
"Nhưng, bạch Thế tôn nếu chúng con nhìn họ?"
"Đừng nói chuyện, A Nan."
"Nhưng, bạch Thế tôn nếu chúng con nhìn họ?"
"Đừng nói chuyện, A Nan."
"Nhưng, bạch Thế tôn, nếu họ cần nói
chuyện với chúng con?"
"Như vậy, A Nan, ông nên thiết lập chánh niệm." (DN 16,23)
"Như vậy, A Nan, ông nên thiết lập chánh niệm." (DN 16,23)
Đoạn này xuất phát từ kinh
Mahaparinibbana, trong đây Đức Phật đã dạy rằng rằng điều thứ tư trong Bát giải
thoát trước đó đạt được bằng cách "Hoàn toàn vượt qua nhận thức về vật
thể, bằng sự biến mất nhận thức của phản ứng cảm giác." (DN 16.37)
Cuộc trò chuyện ngắn này với
tôn giả A Nan xuất hiện hoàn toàn ngoài ngữ cảnh và không hợp với phạm vi văn
bản. Một phản ứng đầu tiên có thể chỉ coi đó là một ví dụ tinh nghịch của một
vài tu sĩ đã từng ghét đàn bà. Sau cùng, trong bản kinh tương đương sớm hơn,
Đức Phật đã chấp nhận một lời mời ăn tối của một cô gái điếm hạng sang nổi
tiếng (DN 17). Hơn nữa, các tài liệu từ các kinh điển khác không đề cập đến
Phật hay A Nan hành xử đối với phụ nữ theo cách này. Tuy nhiên, nếu chúng ta
xem xét kỹ hơn những lời này, không phải một cách hoàn toàn theo nghĩa đen,
nhưng trong một phương hướng tìm kiếm nghĩa lý sâu xa thì những lời trên có thể
bắt đầu có ý nghĩa.
Trong sự tách biệt, những từ
đó xuất hiện để lộ một nỗi sợ hãi không rõ ràng và chưa giác ngộ của các tu sĩ
đối với ‘phụ nữ’. Tuy nhiên, nếu được nhìn trong ánh sáng của các câu trích dẫn
trước đối với khái niệm đúng của hình tướng, sau đó chúng bắt đầu tạo nên cảm
quan hoàn hảo. Những gì Đức Phật thực sự nói với ngài A Nan là khi nhìn hay nói
chuyện với một người phụ nữ (hoặc bất kỳ ai đó), nếu ông ta có nhận thức đúng
thì các hình tướng trước mặt ông ta không còn là một người ‘phụ nữ’ hoặc bất kỳ
sự phân biệt về hình tướng, nhưng đúng hơn là sự thật của Vô ngã, Vô thường và
Duyên sinh. Nếu ông ta nhìn vào một người phụ nữ (hoặc bất kỳ hình tướng nào
đó) và nhận thức của ông ta bị bóp méo bằng tâm chấp ngã về Tôi và Đối tượng,
'Tôi' và ‘không phải Tôi’, cái tâm phát sinh phản ứng nhị nguyên của sự tham
muốn hay sân hận. "Này Tỳ Kheo, chính cái chấp của ông là nhãn căn, là sắc
trần, rồi phát sinh phân biệt của sự tiếp xúc ở nhãn căn. Nhưng ở nơi đây không
có thật hữu của nhãn căn, không có thật hữu của sắc trần, không có thật hữu của
nhãn thức: Như thế, Tỳ kheo, các ông không thể chấp thủ. (SN IV.19)
Nhìn theo cách này, đoạn văn
trên thoát khỏi ý nghĩa (kỳ thị) và phù hợp với giáo huấn cốt lõi. Chúng ta tạo
ra một tai hại lớn cho Đức Phật và Giáo pháp nếu chúng ta áp dụng nghĩa đen và
đơn giản một cách mù quáng đối với kinh điển mà không cần cố gắng giải thích
hòa hợp chúng với giáo huấn cốt lõi. Vì vậy khi ngài A Nan tuyên bố rằng giáo
lý về Paticcasamuppada (duyên khởi) thì không khó hiểu, Đức Phật quở trách A
Nan bởi sự vô minh của ông ta. Nếu tất cả những gì đòi hỏi để đạt được trí tuệ
Bát nhã là chỉ đọc kinh điển, ai sẽ là người không được giác ngộ?
Một bản kinh Đại thừa ghi
chép rằng Đức Phật đã tuyên bố nếu có một lực lượng mạnh mẽ thứ hai như ham
muốn tình dục, thì không ai có thể giác ngộ. (10) Điều này gây cho một số tu sĩ
nhìn thấy phụ nữ là mối đe dọa lớn nhất đối với sự tu tập của họ hơn là nhận
thức ô nhiễm từ bên trong của họ đối với nữ sắc. Có lẽ điều này dễ dàng hơn để
loại bỏ các nhân tố bên ngoài - nguyên nhân của sự cám dỗ, đúng hơn nguyên nhân
thực sự (từ bên trong). Đức Phật đã biết chắc điểm yếu cố hữu của các đệ tử của
mình và thực hiện mọi nỗ lực để bảo vệ họ (AN I. I.) Tuy nhiên, nó lại là một
sai lầm khi chúng ta nghĩ rằng Ngài đã bảo vệ họ từ phụ nữ, đó là từ mong muốn
riêng mà họ cần tự bảo vệ. Nguyên nhân là sự yếu kém của Tỳ Kheo khi phải đối
mặt với những ham muốn tình dục của họ, nhưng Tăng đoàn Tỳ Kheo Ni đã phải hứng
chịu những hậu quả về sự yếu kém đạo đức đó. Ngài A Nan, vị tu sĩ có vẻ thông
cảm với hoàn cảnh của các Tỳ Kheo Ni, không bị cản trở bởi nỗi sợ hãi và bất an
khi nó ảnh hướng đến việc kềm chế tình dục. "Xuyên qua 25 năm, tôi đã tu
tập cao hơn, không bao giờ tôi phát sinh một ý nghĩ về sự ham muốn. Xem,
how powerfully the Dhamma works.” (Thag 17.3 (v.1039)
Chỉ trong thời gian rất gần
đây mà các thành viên Tăng đoàn của Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện tại cùng với một số
nhà sư ở các nước như Sri Lanka, cuối cùng đã bắt đầu đạt được một số hiểu biết
về những sai lầm lớn mà đã gây ra đối với phụ nữ Phật giáo (4) "trong khi
dòng truyền thừa thọ giới Tỳ Kheo tiếp tục còn tồn tại ở hầu hết các quốc gia
Phật giáo ngày nay, dòng truyền thừa thọ giới Tỳ Kheo Ni chỉ tồn tại ở một số
nước. Vì lý do này, Tứ chúng Phật giáo (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thiện Tín nam,
Thiện Tín nữ) không được đầy đủ trong truyền thống Tây Tạng. Nếu chúng ta có
thể giới thiệu thọ giới Tỳ Kheo Ni trong truyền thống Tây Tạng, sẽ là tuyệt vời
để có đủ tứ chúng hoàn hảo"(9).
Kết luận của tôi để bài tiểu
luận này được dựa trên trí tuệ của một trong những vị Tỳ Kheo Ni A La Hán tuyệt
vời của Therigathas (Trưởng Lão Ni Kệ), đó là Soma. Khi Mara nói với A La Hán
Soma rằng cô ta đang lãng phí thời gian của mình trong việc thực hành Phật
giáo, vì sự khôn ngoan 'hai ngón tay' của cô ta (giới hạn chỉ để nấu cơm). Soma
trả lời rằng đó là tư tưởng kỳ thị giữa nam và nữ và ông ta cần nên bỏ đi. Đối
với cô ta, không có sự phân biệt như thế, nhận thức sáng suốt của cô ta là
không có nam hay nữ, và có thể thấy rõ qua sự lừa bịp của ông ta (8)
Thật không may cho Giáo
pháp, các thế hệ Tỳ Kheo đã không thể nhìn thấy bằng con mắt vô phân biệt
như Soma. Trong sự nghiên cứu và giảng dạy của chúng ta về lời Phật dạy, chúng
ta trình bày năm uẩn (Skandhas), ba Pháp ấn (Marks), 18 Giới (Dhātu) v.v… như
những chân lý vĩ đại về sự giác ngộ của Đức Phật. Tuy nhiên, khi nói đến việc
ứng dụng thực tế của các giáo lý cốt lõi, người ta không thể, nhưng hoài nghi
đối với một số người nhìn thấy được 5 uẩn nam và 5 uẩn nữ, Vô ngã nam và Vô ngã
nữ. Chúng tôi thắc mắc rằng, những người thực thi và thúc đẩy sự phân biệt kỳ
thị dựa trên giới tính (hoặc chủng tộc, hoặc bất kỳ hình thức khác) trong Tăng
đoàn họ có thực sự hiểu được ý nghĩa đầy đủ của những giáo lý cơ bản?
Trong các tôn giáo khác trên
thế giới như Thiên Chúa giáo, những nỗ lực để phá vỡ rào cản giới tính cũng đã
đạt được thành công nhỏ. Giáo lý về chúa trời và con trai của ông ta có
nghĩa rằng bất sự kỳ tiến bộ nào trong tư duy xã hội đã không gây nên sự khác
biệt đáng kể bên trong tổ chức được thống trị bởi nam giới như là Giáo hội Kytô
giáo. Tuy nhiên, trong Phật giáo, tình trạng này thì rất khác biệt. Không có sự
hiện hữu của một thượng đế, của giới tính, có nghĩa là không có một tổ chức
được thống trị dành cho các nam tu sĩ, dù là người trung gian hoặc trong việc
thực hiện đối với nghi lễ không cần thiết. Tăng đoàn Ariya bao gồm bốn chúng và
không chỉ có một, một khi nó có thể hiện diện. Phật Pháp không có tính hai mặt,
sự tồn tại của việc phân biệt đối xử giữa nam và nữ trong bất kỳ cấp độ nào là
một sự mâu thuẫn đối với giáo lý. Giáo pháp chân chính không phản chiếu xã hội
nhưng vượt qua nó. Để dạy Vô ngã và Vô phân biệt trong khi hành động theo cách
phân biệt kỳ thị là không phù hợp lời nói với hành động. Trong thời đại khoa
học của chúng ta, khi các giáo lý tôn giáo thường xuyên đụng độ với chủ nghĩa
hoài nghi hoặc sự thù địch biểu hiện, bất kỳ sự gợi ý nào của đạo đức giả là bị
tấn công một cách nhanh chóng như là lý do để không chấp nhận. Sự thật rằng
khái niệm về bình đẳng giới rất xa lạ với xã hội của Đức Phật mà Ngài đã nỗ lực
giới thiệu rõ ràng và đã thất bại. Tuy nhiên, nếu giáo lý cốt lõi và đặc biệt
là giáo lý Vô ngã được hiểu, sự bình đẳng giới tính được bao hàm trong lời
giảng dạy và không thể tách rời khỏi nó. Nếu Giáo pháp từng có bất kỳ lý do
chính đáng nào cho sự bất bình đẳng giữa các Tỳ kheo và Tỳ Kheo Ni, nó đã mất
đi tất cả niềm tin từ lâu.
TN. Tịnh Quang chuyển ngữ
TN. Tịnh Quang chuyển ngữ
Link:
http://ibc.ac.th/en/content/argument-against-gender-discrimination-within-buddhist-sangha
References:* Sutta quotations from access to insight website. htp://www.accesstoinsight.org
(1) Basham, A.L. 2000. The Wonder That Was India. Rupa & co. Delhi.
(pp. 137-182)
(2) Website (section V. 147,148,154,155)
Buhler, George. 1886. Sacred books of the East vol. 25, The Laws of Manu.
Sacred texts. http://www.sacred-texts.com/hin/manu.htm (accessed 2/8/08)
(3) Horner, I.B. 1999. Women Under Primitive Buddhism. (pp.105-158)
Motilal Banarsidass Pub. Delhi.
(4) Website; The Revival of Bhikkhuni Ordination in the Theravada Tradition http://www.budsas.org/ebud/ebdha347.htm (accessed 2-9-08)
(5) Bhikkhu, Buddhadasa. 2006. The Truth Of Nature FAQ. Amarin Pub. Bangkok. Pg.61
(6) Chakravarti, Uma. 1996. The Social Dimensions of Early Buddhism. Munshiram Manoharlal pub. Ltd. (pp.32)
(7) Tsomo, Karma Lekshe. 1999. Buddhist Women Across Cultures. Sri Satguru Pub. Delhi. (pp. 4-30).
(8) Bodhi, Bhikkhu, trans.1997. Discourses of the Ancient Nuns. Bodhi Leaves Publication no.143, B.P.S, Kandy, Sri Lanka.
(9) Statement of his holiness the Dalai Lama to the First International Congress on Buddhist Women's Role in the Sangha: Bhikshuni Vinaya and Ordination Lineages Hamburg University, Hamburg, Germany
July18-20,2007 http://www.congress-on-buddhist-women.org/index.php?id=142
(accessed 9/8/08).
(10) The Sutra of 42 Sections (24) DRBA,City of ten thousand Buddhas, U.S.A., http://www.cttbusa.org/42s/42sections.asp (accessed 10/8/08)
Return to IBC Writers' Cafe for more articles
Comments can also be directed to ibcwriters@gmail.com