Nghe như vầy, một thời đức
Phật đến nước Mỹ Thắng, khi đi qua con sông ngài thấy những bọt nước lớn
tấp theo dòng nước, ngài bèn bảo các Tỳ Kheo rằng, này các Tỳ Kheo, thí
như những bọt nước lớn tấp theo dòng nước này, bậc trí thấy vậy quan
sát tường tận, ngay đây rõ được rằng (bọt nước) chẳng phải có, hư vô,
không thực, chớp mất và hoàn không.
Vì sao như thế? Bọt nước không tự
tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của sắc: quá khứ, tương lai, hiện
tại, trong ngoài, to nhỏ, xấu đẹp, xa gần…Tỳ Kheo thấy những điều đó cần
phải tường tận quán sát, các pháp kia chẳng có, hư vô và không thật,
chỉ vì (nhận thức) bệnh hoạn, huân tập, tà vạy và luống dối (bịnh, kiết,
sang, ngụy). Các pháp vốn chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ,
là rỗng không, là chẳng phải chân, là sự tan biến. Vì sao thế? Tính của
sắc vốn không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như trời đổ mưa xuống, từng
bong bóng nước vừa nổi lên rồi liền biến mất, bậc trí thấy vậy quan sát
tường tận, liền biết được (sự khởi diệt) chẳng có, hư vô, chẳng thật,
chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy? Bong bóng nước vốn không tự tồn tại.
Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của thọ: quá khứ, tương lai, hiện tại,
trong ngoài,, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ Kheo thấy đó cần phải tường tận
quan sát, các pháp kia chẳng có, hư vô, chẳng thực, chỉ vì (nhận thức)
bệnh hoạn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân,
chẳng phải thường, là khổ, là trống không, là chẳng phải thân, là sự
hoàn không. Vì sao vậy? Tính của thọ không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như cái nóng hừng hực trong
những ngày hè, bậc trí thấy vậy quan sát tường tận, tức rõ (sự nóng
kia) chẳng có, hư vô, chẳng thật, chớp mất và hoàn không. Vì sao vậy?
Cái nóng không tự tồn tại. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của tưởng: quá
khứ,tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ Kheo
thấy đó cần phải quán sát tường tận, các pháp kia chẳng có, hư vô, không
thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp chẳng
phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là trống không, là chẳng phải
thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Tính của tưởng không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như có người tìm cầu gỗ tốt
vác búa vào rừng, thấy cây chuối bự thẳng suông bèn bứng gốc, chặt
ngọn, phức lá, theo lý phân tích (lợi-hòa-bì) mà hiểu, bên trong (cây
chuối) vốn không có lõi, chẳng có gì bền cứng, bậc trí thấy vậy quan sát
tường tận, tức rõ (cây chuối) chẳng có, hư vô, không thật, chớp mất và
hoàn không. Vì sao vậy? Cây chuốì đó vốn không tự tồn tại vậy. Như thế
Tỳ Kheo, đối với chỗ của hành: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong
ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa gần…Tỳ kheo thấy đó cần phải tường tận quan
sát, pháp kia chẳng có, hư vô, không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà
vạy và luống dối. Các pháp chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ,
là rỗng không, chẳng phải thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Vì tính của
hành không tự tồn tại vậy.
Tỳ Kheo, thí như Thầy huyễn, Trò huyễn, ở
giữa bốn con đường lớn trước mặt mọi người hiện ra đủ thứ huyễn hóa:
bầy voi, bầy ngựa, xe cộ tháp tùng…bậc trí thấy vậy quan sát tường tận,
tức biết các thứ trên chẳng có, hư vô, chẳng thật, vô hình và tan biến.
Vì sao vậy? Huyễn chẳng phải thuờng. Như thế Tỳ Kheo, tất cả chỗ của
thức: quá khứ, tương lai, hiện tại, trong ngoài, to nhỏ, đẹp xấu, xa
gần… Tỳ Kheo thấy đó tường tận quán sát, các pháp kia chẳng có, hư vô,
không thật, chỉ vì ham muốn, huân tập, tà vạy và luống dối. Các pháp đó
chẳng phải chân, chẳng phải thường, là khổ, là rỗng không, là chẳng phải
thân, là sự tiêu mất. Vì sao vậy? Vì tính của thức không tự tồn tại
vậy.
Nhân đây đức Phật nói kệ rằng:
Bọt nước ví như sắcNhân đây đức Phật nói kệ rằng:
Thọ như nước trong bọt
Tưởng như nóng mùa hè
Hành như cây chuối rừng
Ảo thuật thí như thức
Các Phật nói như thế
Cần nên quan sát chúng
Tường tận mà nghĩ suy
Thấu triệt pháp không-hư
Chớ chấp pháp hữu-thường
Muốn rõ ấm cần nên
Bậc trí đều nói vậy
Khi ba việc đoạn tuyệt
Biết thân không chỗ đến
Mạng-thức hơi còn nóng
Bỏ thân không còn nữa
chết rồi nằm dưới đất
Như cỏ chẳng biết gì
Quán việc này như vậy
Vì huyễn mà ngu-tham
Từng ý nghĩ không tham
Cũng chẳng có gì thường
Biết năm ấm vậy rồi
Tỳ Kheo nên tinh cần
Do vậy nên ngày đêm
Tự giác niệm chánh trí
Tu tập đường vắng lặng
Hành trừ, tối an lạc.
Khi đức Phật nói như thế, Tỳ Kheo nghe xong đều rất hoan hỷ.
Hán dịch: Tam Tạng An Thế Cao – Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
No comments:
Post a Comment