Tịnh Quang chuyển ngữ
Hỏi: Ông có thể
nói thêm về mối quan hệ giữa Phật giáo và khoa học, và dẫn chứng một
số ví dụ cụ thể của các điểm mà họ chia xẻ chung?
Trả lời:Sự đối thoại giữa
các bậc thầy Phật giáo như Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học đã tập trung
chủ yếu vào ba lĩnh vực. Một là vật lý thiên văn, liên quan chủ yếu đến vũ trụ phát triển như thế nào. Có
chăng một sự khởi đầu? Nó có phải được tạo
ra hoặc là một phần của một tiến trình
vĩnh cửu? Chủ đề khác là vật lý tiền tố, liên quan đến cấu trúc của nguyên tử
và vật chất. Thứ ba là thần kinh học, về cách thức hoạt động của não bộ. Đây là
những lĩnh vực chính.
Một trong những kết luận rằng cả
khoa học và Phật giáo đạt đến điểm chung đó là không có tác nhân sáng tạo. Trong khoa học, lý
thuyết về việc bảo tồn vật chất và năng lượng
được cho rằng vật chất và năng lượng không thể được sáng tạo cũng không
thể bị phá hủy, chỉ chuyển đổi. Phật
giáo hoàn toàn đồng ý và mở rộng các nguyên tắc đối với tâm cũng như thế. "Tâm" trong Phật giáo có nghĩa là nhận
thức về hiện tượng - hoặc là ý thức hay vô thức -và nhận thức về các hiện tượng
không bị sáng tạo cũng không bị phá hủy, chỉ có chuyển đổi. Như vậy, sự tái
sinh chỉ đơn giản là một sự biến đổi liên tục của nhận thức thuộc về cá nhân của
các hiện tượng, nhưng hiện tại với cơ sở vật lý của hình thể khác.
Những nhà vật lí hạt nhân nhấn mạnh vai trò của người quan sát trong việc xác định bất cứ điều gì. Ví dụ, từ một điểm nhìn nhất định, ánh sáng là vật thể; từ một góc độ khác, nó là năng lượng. Loại hiện tượng của ánh sáng nào đó dường như tồn tại phụ thuộc vào nhiều biến số, đặc biệt là khuôn khổ khái niệm đối với sự nghiên cứu đang xử dụng để phân tích nó. Vì vậy, hiện tượng không tồn tại vốn đã như thế này hoặc như thế kia từ khía cạnh của chính chúng, không liên quan đến ý thức cảm nhận chúng.
Phật giáo khẳng định cùng một điều: những gì tồn tại đều phụ thuộc vào người quan sát và khuôn khổ khái niệm mà cá nhân liên quan đến chúng. Ví dụ, một tình huống nào đó tồn tại như một vấn đề khủng khiếp hoặc như điều gì đó được giải quyết phụ thuộc vào người quan sát, người tham gia. Nếu ai đó có khuôn khổ khái niệm, "Đây là một tình trạng không thể và không có gì có thể thực hiện được", rồi có một vấn đề khó khăn thực sự mà không thể giải quyết được. Tuy nhiên, với cấu trúc của tâm trí mà suy nghĩ, "Đây quả là phức tạp và rắc rối, nhưng có một giải pháp nếu chúng ta tiếp cận nó theo một cách khác", như thế người đó cởi mở hơn rất nhiều để cố gắng tìm một giải pháp. Một vấn đề lớn đối vớ imột người này thì không phải là một vấn đề lớn đối với người khác. Nó phụ thuộc vào người quan sát, vì vấn đề của chúng ta vốn không tồn tại như vấn đề khổng lồ. Như vậy, khoa học và Phật giáo đến cùng một kết luận: hiện tượng tồn tại như thế này hoặc như thế kia phụ thuộc vào người quan sát.
Tương tự như vậy, những nhà Thần
kinh học và Phật giáo cả hai đều ghi nhận mối quan hệ phát sinh một cách tương
quan của sự vật. Ví dụ, khi các nhà thần kinh học kiểm tra não bộ trong một nỗ
lực để tìm thấy những gì tạo ra quyết định của chúng ta, họ thấy rằng không có
sự tách biệt "tạo nên quyết định” trong não. Không có cá nhân nào gọi là
"tôi" nằm trong đầu, tiếp nhận thông tin từ mắt, tai v.v…, chẳng hạn
như trên một màn hình máy tính, và tạo ra những quyết định bằng cách ấn một nút
để cánh tay làm điều này và chân sẽ làm điều đó, đúng hơn, quyết định là kết quả của sự tương tác phức tạp
của một mạng lưới khổng lồ của các xung động thần kinh và các quá trình hóa học
và điện tử. Cùng nhau, chúng nó mang lại kết quả, quyết định. Điều này xảy ra
ngoài tình trạng một thực thể riêng biệt - một sự làm quyết định sản xuất. Phật
giáo nhấn mạnh cùng một điều: không có cái "tôi" trường cửu và vững chắc
ngồi trong đầu của chúng ta, tạo ra quyết định của chúng ta. Thông thường,
chúng ta nói, "Tôi đang kinh nghiệm điều này, tôi đang làm điều đó,"
nhưng trên thực tế, những gì xảy ra là kết quả của một sự tương tác rất phức tạp
của nhiều yếu tố khác nhau. Khoa học và Phật giáo rất gần gũi trong lĩnh vực
này.
Câu hỏi: Thời gian là gì? Khi học sinh, chúng ta cần đi đến lớp đúng giờ để nghe giảng và dành thời gian để chuẩn bị cho các nghiên cứu của chúng ta hoặc thực hiện các trách nhiệm của mình tại nơi làm việc. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được thời gian để làm cho cuộc sống dễ dàng hơn?
Trả lời: Phật giáo xác định thời gian là "một phép đo của sự thay đổi." Chúng ta có thể đo lường sự thay đổi trong những điều kiện về sự chuyển động của các hành tinh hoặc vị trí của mặt trời trên bầu trời. Chúng ta có thể đo lường nó trong điều kiện thuộc về bao nhiêu bài giảng mà chúng ta học trong một học kỳ - chúng ta đã học xong mười hai bài và hơn hai bài còn lại - hoặc chúng ta có thể đo lường nó về mặt vật lý, chu kỳ cơ thể chu kỳ kinh nguyệt, số lượng của hơi thở của chúng ta , và v.v... Đây là những cách khác nhau để đo lường sự thay đổi và thời gian chỉ đơn giản là một phép đo của sự thay đổi.
Thời gian tồn tại, nhưng theo cách chúng ta nghĩ về nó, thời gian tác động đến chúng ta khác nhau. Ví dụ, chúng ta nghĩ rằng, "Tôi chỉ có một ngày còn lại trước khi kỳ thi!" Bởi vì chúng ta đang nghĩ đến thời gian trong một số lượng nhỏ, chúng ta lo lắng vì chúng ta không có đủ thời gian. Nếu chúng ta nghĩ về nó theo một cách khác, "Có 24 giờ còn lại", sau đó có vẻ là dư dật thời gian để làm vài sự chuẩn bị. Một cách tâm lý, thời gian phụ thuộc vào cách chúng ta nhìn vào nó. Nếu chúng ta xem thời gian như một cái gì đó cứng nhắc và áp lực, chúng ta sẽ bị áp đảo bởi nó và sẽ không có đủ thời gian. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào nó một cách tự tại, như bao nhiêu thời gian mà chúng ta có, chúng ta sẽ cố gắng xử dụng nó có tính cách xây dựng, thay vì trở nên khó chịu đối với nó.
Câu hỏi: Phật giáo nhấn mạnh logic và lý luận. Có một điểm nhất định không ? như trong các tôn giáo khác , sự vượt qua đức tin có phải cần thiết?
Trả lời: Phật giáo không yêu cầu điều đó. Chúng ta có thể thấy điều này từ định nghĩa của Phật giáo về những gì tồn tại. Những gì tồn tại được định nghĩa như "sự việc có thể được biết." Nếu nó không thể được biếtthì nó không tồn tại, ví dụ, sừng thỏ, lông rùa, hoặc môi gà. Chúng ta có thể tưởng tượng đôi môi của con người trên một con gà, chúng ta có thể tưởng tượng một bản vẽ phim hoạt hình của đôi môi trên một con gà, nhưng chúng ta không bao giờ có thể nhìn thấy đôi môi gà con gà bởi vì không có những điều như vậy. Nó không tồn tại bởi vì nó không thể được biết.
Điều này ngụ ý rằng tất cả mọi thứ tồn tại có thể hiểu được. Nó Có thể có ý nghĩa nào đó trong tâm trí chúng ta, hoạt động tinh thần của chúng ta về nhận thức đối với các hiện tượng - bao gồm tất cả mọi thứ.trong các kinh văn nói rằng sự tuyệt đối là vượt ra ngoài tâm và vượt ra ngoài từ. Thứ nhất, tôi không muốn dịch thuật ngữ như "tuyệt đối" trong tiếng Anh, vì nó có nghĩa rộng vượt xa chúng ta, như thể nó là một cái gì đó trên bầu trời. Thay vào đó, tôi thích dịch nó là "sự thực sâu sắc nhất về những điều". Trên thực tế, sâu sắc nhất về những điều không tồn tại. Nó vượt ra ngoài tâm trí và vượt ra ngoài các khái niệm và ngôn từ trong tri giá, đó là nó vượt ra ngoài những cách thông thường của chúng ta về những điều nhận thức. Ngôn ngữ và quan niệm hàm ý rằng mọi thứ tồn tại trong các thể loại màu đen và trắng. Người tốt, người xấu, ngu ngốc, thiên tài - ý nghĩa của việc xử dụng ngôn ngữ là điều thực sự tồn tại đã được xác định như thế, những thể loại tùy thuộc như: "Đây là một người ngu. Hắn không thể làm bất cứ việc gì một cách chính xác." "Đây là một người tuyệt vời." Nhận thức thực tế là nhìn thấy rằng mọi thứ không tồn tại trong những ảo giác này, vượt khỏi các thể loại màu đen và trắng. Mọi vật phơi bày và năng động hơn. Một người nào đó không thể làm được điều gì đó bây giờ, nhưng điều đó không có nghĩa rằng ông ấy hoặc cô ấy duy nất là một thằng ngốc. Người ấy có thể có được rất nhiều thứ khác – là một người bạn, một phụ huynh, và v.v...
Vì vậy, khi chúng ta nói rằng sự thực sâu sắc nhất về những điều mà chúng nó tồn tại với cách vượt ra ngoài ý nghĩ và vượt ra ngôn từ, chúng ta đang đề cập đến một thực tế rằng mọi thứ không tồn tại trong những cách mà các khái niệm và ngôn ngữ bao hàm chúng nó. Tâm của chúng ta có khả năng dung chứa chúng nó mà thôi.
Điều này không phải là tâm của chúng ta không có thể bao gồm những điều nào đó
để chúng ta phải làm một sự nhảy vọt đức tin để tin tưởng vào chúng. Phật giáo
không bao giờ đòi hỏi chúng ta phải có niềm tin mù quáng. Ngược lại, Đức Phật
nói,: "Đừng tin những gì ta nói vì tôn trọng đối với ta, nhưng các bạn nên kiểm tra nó cho chính mình, như thể bạn
đang mua vàng." Đó là sự thật cho tất cả trình độ nhận thức.
Logic của một điểm cụ thể có thể không rõ ràng đối với chúng ta một cách trực
tiếp. Tuy nhiên, chúng ta không từ chối một vài điều gì đó chỉ vì ban đầu chúng
ta không hiểu nó. Bằng sự học hỏi và nghiên
cứu một cách kiên nhẫn, một điều gì đó mà trước đây chúng ta đã không hiểu có
thể bắt đầu có ý nghĩa.
No comments:
Post a Comment