Ở
đời ai mà không chuộng cái mới, khi cái mới đó đẹp hơn, thăng hoa hơn,
và có nhiều nghĩa ‘hơn’ khác so với cái đã cũ và đã qua. Tuy nhiên, có
những cái mới chỉ mang tính trào lưu, hay chỉ là một mơ ước mà người ta
cũng đã chán cái cũ rồi.Khi còn trẻ, sống giữa đồng quê,
chúng ta thường ngước nhìn những lâu đài phố thị với những niềm mong
ước; lúc trưởng thành và đã được sống ở những
nơi như thế, không ít người hay nuối tiếc về những nơi xưa ấy, điều mà
Sarah Anderson nói rằng: “Những nơi cũ là nơi có linh hồn." Mà nếu có cơ
hội quay về những nơi có ‘linh hồn’, nơi thơ mộng ấy, nơi có “rau đắng
sau hè, và có lũy tre xanh…” không biết có ai chịu từ bỏ những gì mình
đang có để về với thuở xưa như thế không (?)
Sống trong một nền văn hóa và một tôn giáo ‘cũ rích’, và thêm cái ‘tội’ nghèo đói…một thời người Asian thấy được một tôn giáo mới ken, một nền văn hóa mới từ phương Tây, tiếp xúc với những gương mặt trắng trẻo, mập mạp…giàu có; và hoa mắt vì nghèo, và cũng bởi ‘dĩ thực vi tiên’ người ta từ bỏ cái cũ cũng có lý chứ; không thiếu người vội vã thốt lên: ‘đây là chân lý bất diệt, quang vinh muôn năm … chúng ta đã tìm ra ánh sáng, chỉ có người mới có thể cứu khổ chúng ta.’ Và không ít kẻ về nhà đạp phá bàn thờ tổ tiên, như là những nguyên nhân cũ gây đau khổ cho mình.
Cũng thế, người phương Tây, sau những đêm dài thế kỷ đóng băng, lạnh lẽo, căng thẳng…gặp được một nền văn hóa mới, một tôn giáo mới di cư từ Asian được mệnh danh là an lạc, hòa bình, họ đã thốt lên: “Đây là tôn giáo của hoà bình và hạnh phúc, đây mới thực sự là chân lý.” Và tôn giáo ấy đã lôi cuốn hàng vạn người Tây âu dù chỉ khoanh chân ngồi yên, nhìn lại mình mà tâm họ hết ‘đói’, và hết căng thẳng, lo âu…
Có những cái cũ ở đây nhưng mới ở chỗ khác; mới ở nơi này nhưng cũ ở những chỗ khác. Cái không có giá trị đối với mình nhưng lại có ý nghĩa với nhiều người khác. Tầm nhìn của con người đôi khi chỉ giới hạn với suy nghĩ của mình, của một số đông cùng chung quan điểm, và chúng ta ngỡ đó là chân lý tuyệt đối.
Sống trong một nền văn hóa và một tôn giáo ‘cũ rích’, và thêm cái ‘tội’ nghèo đói…một thời người Asian thấy được một tôn giáo mới ken, một nền văn hóa mới từ phương Tây, tiếp xúc với những gương mặt trắng trẻo, mập mạp…giàu có; và hoa mắt vì nghèo, và cũng bởi ‘dĩ thực vi tiên’ người ta từ bỏ cái cũ cũng có lý chứ; không thiếu người vội vã thốt lên: ‘đây là chân lý bất diệt, quang vinh muôn năm … chúng ta đã tìm ra ánh sáng, chỉ có người mới có thể cứu khổ chúng ta.’ Và không ít kẻ về nhà đạp phá bàn thờ tổ tiên, như là những nguyên nhân cũ gây đau khổ cho mình.
Cũng thế, người phương Tây, sau những đêm dài thế kỷ đóng băng, lạnh lẽo, căng thẳng…gặp được một nền văn hóa mới, một tôn giáo mới di cư từ Asian được mệnh danh là an lạc, hòa bình, họ đã thốt lên: “Đây là tôn giáo của hoà bình và hạnh phúc, đây mới thực sự là chân lý.” Và tôn giáo ấy đã lôi cuốn hàng vạn người Tây âu dù chỉ khoanh chân ngồi yên, nhìn lại mình mà tâm họ hết ‘đói’, và hết căng thẳng, lo âu…
Có những cái cũ ở đây nhưng mới ở chỗ khác; mới ở nơi này nhưng cũ ở những chỗ khác. Cái không có giá trị đối với mình nhưng lại có ý nghĩa với nhiều người khác. Tầm nhìn của con người đôi khi chỉ giới hạn với suy nghĩ của mình, của một số đông cùng chung quan điểm, và chúng ta ngỡ đó là chân lý tuyệt đối.
Văn hóa và tôn giáo như những người tình trong
cuộc đời; có người duy nhất trong đời một người tình; có người thay đổi
người tình; có người thì tình nào cũng thích-một lúc vớ hai ba người
tình, vì ‘em nào cũng xinh cũng tốt; có người lại chả cần người tình nào
cả, và họ cũng sống khỏe!
Mà cũng lạ, có những cái rất cũ khi được ‘niêm xuất’ lại mới toanh lên, và ‘đắc giá’ hơn cái được cho là hiện đại; như chiếc Cadillac Sculpture với mẫu 1955, chiếc Ford Model Convertible Pickup Black với mẫu 1925 …Bạn có thể dạo một vòng ở các viện bảo tàng cổ vật online cũng sẽ thấy những vật thể có giá trị khi tuổi thọ của chúng quá lâu ở trên trái đất này. Còn những giá trị văn hóa ‘phi vật thể’ lại cứ sống ‘dai’ mãi nữa kìa
Ai đó ‘hăng’ quá, muốn diệt cái cũ, nhưng diệt có được không? Một trụ đá nằm hàng nghìn năm dưới lòng đất, khi được đào lên là một nền văn hóa cũ chuyển thành mới. Cái đã có không bao giờ mất, khi cái đó vốn là chân thiện mỹ của một thời. Ngay cả cái ‘ác’ sinh sôi nảy nở như khủng bố cũng không thể diệt được, ngoài sự hòa giải để biến ác thành thiện trong khuôn mặt cũ của nó.
Cái gì đã là, đã có hà cớ gì lại sợ ‘mạt’ hay ‘mất’; chân lý chỉ là sự chuyển thể của thời gian.
Năm cũ đang qua, năm mới sắp đến, trẻ con đều vui mừng. Còn những người lớn chúng ta có thật sự hớn hở chào năm cũ, đón năm mới hay không? Hay cũng còn đó những thổn thức giữa CŨ và MỚI trên con tàu thời gian vun vút mãi.
TNTQ
Mà cũng lạ, có những cái rất cũ khi được ‘niêm xuất’ lại mới toanh lên, và ‘đắc giá’ hơn cái được cho là hiện đại; như chiếc Cadillac Sculpture với mẫu 1955, chiếc Ford Model Convertible Pickup Black với mẫu 1925 …Bạn có thể dạo một vòng ở các viện bảo tàng cổ vật online cũng sẽ thấy những vật thể có giá trị khi tuổi thọ của chúng quá lâu ở trên trái đất này. Còn những giá trị văn hóa ‘phi vật thể’ lại cứ sống ‘dai’ mãi nữa kìa
Ai đó ‘hăng’ quá, muốn diệt cái cũ, nhưng diệt có được không? Một trụ đá nằm hàng nghìn năm dưới lòng đất, khi được đào lên là một nền văn hóa cũ chuyển thành mới. Cái đã có không bao giờ mất, khi cái đó vốn là chân thiện mỹ của một thời. Ngay cả cái ‘ác’ sinh sôi nảy nở như khủng bố cũng không thể diệt được, ngoài sự hòa giải để biến ác thành thiện trong khuôn mặt cũ của nó.
Cái gì đã là, đã có hà cớ gì lại sợ ‘mạt’ hay ‘mất’; chân lý chỉ là sự chuyển thể của thời gian.
Năm cũ đang qua, năm mới sắp đến, trẻ con đều vui mừng. Còn những người lớn chúng ta có thật sự hớn hở chào năm cũ, đón năm mới hay không? Hay cũng còn đó những thổn thức giữa CŨ và MỚI trên con tàu thời gian vun vút mãi.
TNTQ
No comments:
Post a Comment