Trên
mặt hiện tượng thì có và không là một cặp phạm trù đối đãi, tương tác. Sự chuyển
động của tinh cầu vũ trụ, theo thiên văn học, ở bên trong lỗ hổng của thái
không; điều này được ví là hư không trong Đạo học và cũng là chân không trong
Phật học, nói đủ là CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU.
Như
thế cái ‘có’ bắt nguồn từ cái ‘không’ hay bổn không. Và cái ‘không’ từ đâu mà
có? Câu hỏi này sẽ không còn là câu hỏi, còn đặt câu hỏi về cái ‘không’ thì chỉ
là ngớ ngẩn.
Ta sẽ
không bao giờ hiểu được cái ‘không’ dù ta biết nó là ‘không’. Để hiểu và thâm
nhập cái ‘không’ ngoại trừ ta đạt được ‘tâm không’, tâm vô biên hay tâm thanh tịnh.
Và để
đạt đuợc tâm không hay tâm vô biên thì chúng ta phải có tâm rộng lớn, không
phân biệt, không mâu thuẫn, đây là chỗ mà Thiền gia nói chẳng đúng chẳng sai,
chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác. Đây cũng là tiếng nói Hư vô trong La voix du
silence: Cứ để lòng mình rộng sâu như biển cả thu hút tất cả sông ngòi…Sự yên lặng
trầm hùng của đại dương luôn bất tuyệt vì nó cảm thấy không bao giờ vơi.”
Khi
một hành giả thâm nhập vào Tính Không, hẳn nhiên không phải là ly động (lìa cái
động) mà chỉ là thấy được sự vắng lặng ở trong động. Không khước từ động, không
xung đột với động là trạng thái của một người có trí tuệ, chỉ là ung dung với động,
đây cũng chính là Tâm Hư của người tu đạo.
Chỉ
cần nhìn ra được bản chất của mình là ‘không’, thì mọi lo âu, đau khổ…của kiếp
người sẽ không cánh mà bay và chúng ta sẽ thấy sống và chết chỉ là hai nốt nhạc
trắng đen trong cung bậc trở về bản Hư Vô tuyệt diệu.
Câu nói
nổi tiếng của Triết gia Maryse Choisy: “Toàn thể vũ trụ chỉ là một bãi chiến
trường, trong đây nổi lên một bản tình ca bất tuyệt.” trong sự xung đột mâu thuẫn,
đau đớn của thế giới, của thân phận con người, có một sự hòa điệu, một tình
thương yêu, lòng từ bi vô tận. Và nếu không có bản tình ca bất tận, thì cái Tịnh
hay Chân Không (hay Niết bàn) cũng chỉ là hồ lô rỗng tuyếch.
Nhận
ra tịnh trong động, hài hòa trong xung đột, tự do trong ràng buộc, mình trong
người, yêu thương thay cho thù hận…chúng ta mới có thể bước vào cánh cửa
‘không’ mầu nhiệm mà mình vốn từ trong đó ra đi.
TNTQ
No comments:
Post a Comment