“Bất sinh bất diệt…” là câu phủ định trong Tâm
kinh Bát nhã, cũng là ý chỉ toàn bộ hệ thống triết lý của Đại thừa giáo nghĩa.
Nói đến Tâm, hẳn nhiên ai cũng hiểu là tư tưởng, tư tưởng chỉ đạo cho tất cả sự tồn tại; sự vật chỉ tồn tại qua nhận thức của Tâm, và sự hiện diện của Tâm cũng không thể tách rời vật.
Thử lập luận cho quan điểm có sự hiện hữu của Tâm như sau:
(1) Tâm có sự
tồn tại.Chúng sinh hữu tình là một quan hệ phức tạp và cấu trúc
diệu kỳ của qui luật thiên nhiên, vũ trụ. Sự sống đặt căn bản trên ý thức, nhận
thức mới tồn tại.
(2) Tâm tồn tại
nếu mối quan hệ tạo ra sự thật giữ giữa nó và điều làm cho nó tồn tại (chúng
duyên)
(3) Vì vậy, thực sự Tâm chỉ tồn tại vì có mối quan hệ tạo ra sự thật giữa nó và những điều làm cho nó tồn tại.
Vì thế,
(4) Những điều
làm cho tâm tồn tại (nhân duyên) chúng phải tồn tại (Tứ đại+không+thức)
Với Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa duy tâm, Xét theo quan kiến rạch ròi, là hoàn toàn vật chất hoặc hoàn toàn tinh thần. Nếu nó hoàn toàn là vật chất, thì ý nghĩ hay nhận thức của chúng ta không thực sự là những thực thể tâm linh mà chỉ là những hệ thống cơ khí phức tạp với tính chất tinh tế của chúng. Và nếu chúng ta hoàn toàn thuộc về tinh thần, thì các bộ phận vật chất không thực sự tồn tại mà chỉ đơn giản là một hình thức quan niệm sai lầm mà tâm trí không phân biệt có về sự tồn tại của nó. Hoặc là tâm trí hoàn toàn đơn độc trong quan niệm sai lầm của nó hoặc nó bị phân mảnh trong nhận thức của nó về Tự (ý thức tập thể).
Với Chủ nghĩa hiện thực và Chủ nghĩa duy tâm, Xét theo quan kiến rạch ròi, là hoàn toàn vật chất hoặc hoàn toàn tinh thần. Nếu nó hoàn toàn là vật chất, thì ý nghĩ hay nhận thức của chúng ta không thực sự là những thực thể tâm linh mà chỉ là những hệ thống cơ khí phức tạp với tính chất tinh tế của chúng. Và nếu chúng ta hoàn toàn thuộc về tinh thần, thì các bộ phận vật chất không thực sự tồn tại mà chỉ đơn giản là một hình thức quan niệm sai lầm mà tâm trí không phân biệt có về sự tồn tại của nó. Hoặc là tâm trí hoàn toàn đơn độc trong quan niệm sai lầm của nó hoặc nó bị phân mảnh trong nhận thức của nó về Tự (ý thức tập thể).
Thực thể hữu tình không thể chỉ là thuần Tâm hay vật. Chúng ta không thể là Vật chất theo thuyết ‘máy móc’ tạo thành ‘hồn’ người như thế. Chúng ta cũng không phải là thuần tâm hay tư tưởng trong thế giới vật lý. Như thế, tách rời Tâm từ vật, chúng ta không thể tìm thấy Tâm. Nếu có cái Tâm cụ thể làm sao chúng ta có thể biết chúng? Đối với một người thực tế, khoa học, nếu cho rằng Tâm là những gì không phải trừu tượng thì phải được chứng minh như sự thật toán học; và nếu nó không thể là cụ thể, hiện hữu, mắt có thể thấy, tay có thể sờ chạm, thì cũng không thể nói rằng nó có. Mặt khác, chúng ta cũng không có thể nói Tâm là ‘không’, vì nếu ‘không’ theo nghĩa không là gì cả thì tất cả trật tự và nhận thức (từ tâm) không thể tồn tại. Tâm và toán học là các thực thể trừu tượng, và như vậy, khác với các sự kiện tự nhiên. Theo nghĩa đen, người ta không thể hiển thị các sự kiện Tâm như người ta có thể hiển thị một party; người ta không thể quan sát các sự kiện tâm và toán học theo cách tương tự như người ta có thể quan sát, với sự trợ giúp của kính hiển vi, clorophyll trong một chiếc lá. Những kinh nghiệm chứng minh Tâm như một thực thể vật chất là hạn chế, là điều không thể. Sự tồn tại của Tâm tùy thuộc vào khả tính của vật, và rất mong manh, càng suy xét, dễ khiến con người rơi vào hoang mang, sợ hãi.
Xuyên qua Tâm kinh Bát nhã, Đức Phật dạy rằng: “Khi Bồ tát Quán Tự Tại, thực hành quán chiếu sâu sắc Thân và Tâm (năm uẩn) là ‘không’ và vượt qua khỏi khổ ách.” Nghĩa là khi hành giả, chiếu kiến thân tâm là ‘không’ mới thoát khỏi chướng nạn của nhận thức.Ở trong ‘không’ tướng (gồm các nhân duyên sinh ra nhận thức, khởi tưởng) thì không có sinh, không có diệt?
Vậy ‘không’ tướng
là tướng gì? -Là tướng của tâm, là trạng thái nguyên thủy của tâm, như là trạng
thái của không gian, vốn không là gì cả. Sở dĩ chúng ta thấy nó phát sinh (tư
tưởng, ý nghĩ) hay sự biến mất của những vọng niệm…là do nhân duyên tập quán của
tư tưởng, mà những biến kế thức tâm chấp làm thực tại của mình, chấp những ý niệm
làm bản ngã đồng nhất với thân, và khổ vui sinh diệt tùy theo đó mà hình như có
hiện khởi.
Một người tu học có giác ngộ thì nhìn tâm như nhìn gió reo, nước chảy, không khởi niệm về đối tượng của tâm hay trụ trước với niệm, đó là lúc niệm không sinh và không diệt. Tuy nhiên, nếu chấp niệm ‘bất sinh diệt’ làm tâm của mình lại bị kẹt vào khái niệm khác: ‘tôi có bản tâm bất sinh diệt…’ lại là tôi có (?), đã là ‘không’ thì cái gì là của ‘tôi’? Cái tánh giác muôn đời? Chấp cái ‘tính giác muôn đời’ (chưa bao giờ thấy) làm thâm căn cố đế ‘của’ mình. Loay hoay đủ thứ chướng ngại, nhấp nhem, áo cơm, dục lạc, vợ chồng, gieo hạt bồ đề…cho đến khi đầu bạc, trên giường bệnh, tâm sinh diệt đau khổ vẫn còn y nguyên. Chúng sinh do không thấu đạt Nhất chân pháp giới, chỉ chấp nê sự tướng, cho nên mới sinh bệnh phân biệt chấp trước, không kẹt chỗ này thì vướng đầu kia, cứ trầm kha mãi (众生由其不达一真法界,只认识一切法之相,故有分别执
Cái thấy Nhất như là cái thấy tịch tĩnh, cái thấy vạn pháp, thấy các đối tượng mà không có tâm vọng cầu khống chế, phân biệt. Thấy như là thấy, nghe như là nghe, không khởi niệm (sinh) theo pháp, không bị niệm dẫn dắt (diệt). Sự vật có sinh trụ hoại diệt là theo trình tự của nhân duyên, chấp thủ những ý niệm đối với sự vật là một vọng tưởng (sinh), vọng tưởng vốn không có cơ sở cụ thể để tồn tại, nên ngay khi vừa khởi lại cùng lúc hoại diệt (mất). Chỉ là niệm tương tục. Người tu tập nhận diện được tính hư ảo của niệm và không lao theo niệm, không để các niệm tự trói buộc tâm: “Và các Tỳ kheo, hãy bảo vệ các cánh cửa giác quan. Mắt thấy sắc, đừng có chấp thủ…”( 'ehi tvaṃ bhikkhu, indriyesu guttadvāro hohi, cakkhunā rūpaṃ disvā mā nimittaggāhī ..." (MN 107 ) “Này, các Tỷ-kheo, Tất cả các Hành (saṅkhārā) đều vô thường, sinh diệt. Hãy tinh tấn! (Handadāni bhikkhave āmantayāmi vo vayadhammā saṅkhārā appamādena sampādetha./
Hai chữ Tinh tấn mà Đức Phật thường nhắc nhở chúng ta trên con đường là cứ tiếp tục đi, cứ vượt qua mãi, không trụ ở đâu, không có gì để chứng, để mắc kẹt đối với tâm hành, thời gian sinh diệt của tâm hành nhanh hơn đàn chỉ, và nếu không kịp nhận ra cái vùn vụt của vọng niệm sinh diệt không ngừng đó thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ chúng ta thấy đuợc ánh sáng Chân ngã hay Niết bàn vi diệu ở bên trong sự sinh diệt tương tục ấy.
Ôi Niết bàn Chân phúc
Được dạy bởi bậc Tự tỉnh thức
Nơi không phiền não, nơi an ổn
Nơi đau khổ đã hoàn toàn chấm dứt.
(Vaṇijjā Sutta)
Đó là khi đối cảnh không sinh tâm, như những bong bóng nước không còn khởi hay diệt trên mặt hồ yên tĩnh, trong ngần, chỉ là hiện ảnh của vạn tượng dưới lòng nước nhất như, tĩnh lự.
No comments:
Post a Comment