Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
146) Ko nu hāso kimānando, niccaṃ pajjalite sati;
Andhakārena onaddhā, padīpaṃ na gavesatha.
146) Cười gì, vui gì đây,
Mạng sống luôn bị thiêu?
Bị bóng tối phủ vây,
Sao không tìm đèn sáng?
「ko nu: vì điều gì, tại sao (ko: gì, tại sao; nu: khi, ngay lúc); hāso: cười, vui cười; kiṃ: tại sao; ānando: vui (kimānando: vui gì ); niccaṃ: luôn luôn; pajjalite: (đang) thiêu cháy; sati: mạng sống, sự tồn tại; andhakārena: bị bóng tối, tối tăm (andhakara-N: tối tăm, không sáng); onaddhā: phủ vây, che phủ (andhakārena onaddhā: bị bóng tối vây phủ); padīpaṃ: ngọn đèn; na: không; gavesatha: tìm cầu」
147) Passa cittakataṃ bimbaṃ, arukāyaṃ samussitaṃ;
Āturaṃ bahusaṅkappaṃ, yassa natthi dhuvaṃ ṭhiti.
147) Hãy nhìn vào hình tướng,
Do tâm tạo ra đó,
Gồm một đống lở loét,
Bệnh tật, nhiều suy tưởng,
Không lâu dài, bất ổn.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「passa: hãy nhìn; cittakataṃ: do tâm tạo ra (cittakata-Adj: tâm tạo /citta-N: tâm, kata-Adj: tạo); bimbaṃ: hình tướng, hình thức; arukāyaṃ: một đống lở loét (arukaya-N: một đống /aru-N: đau nhức, lở loét; kaya-N: thân thể, tập hợp, một đống); samussitaṃ: hợp thành; āturaṃ: bệnh tật; bahusaṅkappaṃ: nhiều suy tưởng, nhiều tư duy (bahu-Adj: lớn, rất nhiều; saṅkappa-N: suy nghĩ, suy tưởng, hy vọng); yassa: trong đây; natthi: không có, không tồn tại; dhuvaṃ: tính lâu dài, vĩnh cửu; ṭhiti: tính ổn định」
148) Parijiṇṇamidaṃ rūpaṃ, roganīḷaṃ pabhaṅguraṃ;
Bhijjati pūtisandeho, maraṇantañhi jīvitaṃ.
148) Hình tướng suy tàn này,
Là ổ bệnh, dễ vỡ;
Khi bị hư, thối rữa,
Là mạng sống tiêu vong.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「parijiṇṇamidaṃ: cái suy tàn, mục nát này (parijinna-Adj: mục nát, hư nát, suy tàn); rūpaṃ: sắc thân, hình tướng; roganīḷaṃ: ổ bệnh (roganila-Adj: tổ bệnh, ổ bệnh, nơi bệnh/roga-N: bệnh, nila-N: tổ, vị trí); pabhaṅguraṃ: dễ vỡ, mỏng manh (roganīḷaṃ pabhaṅguraṃ: ổ yến dễ vỡ, dễ hư hỏng); bhijjati: bị hư, bị phá hủy; pūtisandeho: tích lũy sự thối rữa, thân thể thối nát (putisandeha-N: vật chất dơ bẩn, thân xác thối rữa/puti-Adj: dơ bẩn, thối nát + sandeha-N: tích lchứa, cơ thể = putisandeho); maraṇantañ (hi: quả thực): kết thúc bằng tử vong (marana-N: tử vong, anta-N: kết thúc; jīvitaṃ: mạng sống」
149) Yānimāni apatthāni, alābūneva sārade;
Kāpotakāni aṭṭhīni, tāni disvāna kā rati.
149) Giống như những trái bầu,
Mùa thu bị quăng bỏ,
Khúc xương màu xám đó,
Thấy rồi, thích thú gì?
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yānimāni: những cái đó (yani: cái đó + imani cái này = yanimani); apatthāni: bị quăng bỏ, bị bỏ rơi; alāpūneve: giống như trái bầu, trái bí dài; sārade: mùa thu; kāpotakāni: màu trắng xám, màu bồ câu (kapotaka-Adj: xám); aṭṭhīni: khúc xương; tāni: đó; disvāna: thấy rồi, sau khi thấy; kā: cái gì; rati: thích thú, yêu, gắn bó」
150) Aṭṭhīnaṃ nagaraṃ kataṃ, maṃsalohitalepanaṃ;
Yattha jarā ca maccu ca, māno makkho ca ohito.
150) Thành này xây bằng xương,
Tô bọc bằng thịt, máu,
Nơi đây già và chết,
Kiêu mạn và giả dối,
Cũng được xếp đặt vào.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「aṭṭhīnaṃ: khúc xương; nagaraṃ: thành, thành phố; kataṃ: làm thành, xây dựng; maṃsalohitalepanaṃ: được tô bọc bằng máu và thịt (maṃsa: thịt; lohita: máu; lepanaṃ: tô trát, bôi đắp); yattha: nơi đây, ở trong đây; jarā: già, suy tàn; ca: và; maccu: chết; ca: nt; māno: kiêu mạn, tự phụ; makkho: giả dối, hư ngụy; ca: và; ohito: xếp đặt, bố trí vào, khảm (ohita-Adj: cất giữ, đặt vào, ẩn giấu)」
151) Jīranti ve rājarathā sucittā, atho sarīrampi jaraṃ upeti;
Satañca dhammo na jaraṃ upeti, santo have sabbhi pavedayanti.
151) Như xe vua tráng lệ,
Dần dần bị cũ hư,
Thân này sẽ già suy,
Nhưng pháp của người thiện,
Sẽ không bị cũ đi,
Là do những nguời thiện,
Truyền dạy với người thiện.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「jīranti: cũ dần, già dần, hư hoại; ve: quả thực; rājarathā: xe vua (rajan: quốc vương; ratha: xe); sucittā: tráng lệ, lộng lẫy; atho: cũng như vậy; sarīram: thân thể; pi: cũng; jaraṃ: già, suy; upeti: có khuynh hướng, trải qua, đến; satañca: và người thiện; dhammo: pháp (của); na: không; jaraṃ: già, cũ; upeti: như trên (na upeti: không có khuynh hướng); santo: những người thiện; have: quả thực; sabbhi: với người thiện; pavedayanti: truyền bá, giảng dạy, thông báo」
152) Appassutāyaṃ puriso, balibaddhova jīrati;
Maṃsāni tassa vaḍḍhanti, paññā tassa na vaḍḍhati.
152) Người mà không học đó,
Càng già như trâu đực,
Cơ thịt tuy tăng lên,
Trí tuệ không phát triển.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「appassutāyaṃ: người không học, kẻ vô học (appassuto: không có học vấn, appassuta-Adj: trí thức rất ít, vô tri/appa-Adj: rất ít, suta-N: trí thức, học vấn); puriso: người; balivaddho: trâu đực, bò đực; va: giống như (balibaddhova: giống như trâu đực); jīrati: già dần, hư mục; maṃsāni: thịt, cơ bắp; tassa: (của) nó; vaḍḍhanti: tăng lên; paññā: trí tuệ; tassa: (của) nó; na: không; vaḍḍhanti: tăng lên, phát triển」
153) Anekajātisaṃsāraṃ, sandhāvissaṃ anibbisaṃ;
Gahakāraṃ gavesanto, dukkhā jāti punappunaṃ.
153) Đi lang thang nhiều kiếp,
(Ta) tìm nhưng chưa gặp,
Người xây dựng ngôi nhà:
Nỗi thống khổ tái sinh.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「anekajātisaṃsāraṃ: nhiều kiếp, nhiều lần luân hồi (aneka: nhiều, không chỉ một lần; jāti: sanh; saṃsāraṃ: luân hồi mãi, lang thang mãi); sandhāvissaṃ: đã đi rong ruổi, (ta) đã chạy qua; anibbisaṃ: chưa thấy được, không gặp được (nibbisant-Adj: phát hiện); gahakāraṃ: người xây dựng ngôi nhà (gaha: nhà, karaka: người xây dựng; gavesanto: tìm kiếm, tìm cầu; dukkhā: nỗi thống khổ; jāti: sanh; punappunaṃ: lập đi lập lại, tái diễn」
154) Gahakāraka diṭṭhosi, puna gehaṃ na kāhasi;
Sabbā te phāsukā bhaggā, gahakūṭaṃ visaṅkhataṃ;
Visaṅkhāragataṃ cittaṃ, taṇhānaṃ khayam ajjhagā.
154) Ồ, người xây nhà này,
(Ta) đã nhìn thấy rồi!
Ngươi không xây được nữa,
Sườn cột bị gãy hết,
Mái nhà bị phá hủy;
Tâm (ta) đã tịch diệt,
Tham muốn đã đoạn xong.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「gahakāraka: người xây nhà; dittho'si: Ồ, đã thấy rồi (diṭṭho: thấy); puna: nữa, tiếp tục; gehaṃ: nhà, phòng; na: không; kāhasi: sẽ làm, xây; sabbā: toàn bộ; te: (của) ngươi; phāsukā: trụ cột, xương sườn, tựa như xương sườn; bhaggā: phá vỡ, bẻ gãy; gahakūṭaṃ: mái nhà (gaha: nhà; kuta: điểm cao nhất, đỉnh điểm); visaṅkhataṃ: phá hủy; visaṅkhāragataṃ: hướng tịch diệt, vô vi; cittaṃ: tâm (visaṅkhāragataṃ cittaṃ: tâm đã hướng tịch diệt, vô vi); : tham muốn, khao khát; khayam: đoạn hết, kết thúc; ajjhagā: đã đạt đến」
155) Acaritvā brahmacariyaṃ, aladdhā yobbane dhanaṃ;
Jiṇṇakoñcāva jhāyanti, khīṇamaccheva pallale.
155) Trẻ không sống phạm hạnh,
Không có được của tiền,
Như hạc già ưu tư,
Trong ao không có cá.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「acaritvā: chưa từng sống, chưa tu; brahmacariyaṃ: phạm hạnh, đời sống thuần khiết (brahma: thánh thiện, Bà la môn giáo, ngoan đạo; cariya: đời sống, hành động); aladdhā: chưa đạt được, chưa có; yobbane: tuổi trẻ; dhanaṃ: của tiền, sự giàu có; Jiṇṇakoñcā: giống như con diệc (hạc) già (diệc: cùng một họ với loài hạc chỉ sống ở đầm lầy ao hồ/jinnakobca-N: con diệc già/jinna: kiệt sức, già, già dần, kobca: con diệc (hạc), va: như); jhāyanti: suy tư, ưu tư; khīṇamacche: không có cá; pallale: trong cái ao nhỏ」
156) Acaritvā brahmacariyaṃ, aladdhā yobbane dhanaṃ;
Senti cāpātikhīṇāva, purāṇāni anutthunaṃ.
156) Trẻ không sống phạm hạnh,
Không dành được của tiền,
Như mũi tên đã bắn,
Nằm than vãn ngày qua.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「acaritvā: chưa từng sống, chưa tu; brahmacariyaṃ: phạm hạnh, đời sống thuần khiết (brahma: thánh thiện, Bà la môn giáo, ngoan đạo; cariya: đời sống, hành động); aladdhā: chưa đạt được, chưa có; yobbane: tuổi trẻ; dhanaṃ: của tiền, sự giàu có; senti: nằm xuống; cāpātikhīṇā va: như mũi tên đã bắn (va: như ), (capatikhina-Adj: bắn từ mũi tên/capa: cây cung + atikhina-Adj: bắn ra = capatikhina; purāṇāni: qua rồi, quá khứ; anutthunaṃ: than thở, than vãn và rên rỉ」
No comments:
Post a Comment