Câu hỏi: Năm nay bạn có
được một tour du lịch giảng dạy cho 26
quốc gia. Xin hãy
chiaxẻ với chúng tôi vềsự quan sát
của bạn như thế nào khi Phật giáo đang lan rộng đến những nơi mới?
Trả lời: Phật giáo đang lan rộng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới
hiện nay. Có những trung tâm Phật giáo
ở nhiều quốc gia châu Âu như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, và v.v...
Chúng tôi thấy Phật tử ở châu Âu không chỉ ở trong các nước tư bản phương Tây,
mà còn ở các nước xã hội chủ nghĩa ở hướng Đông. Ví dụ, Ba Lan có khoảng
5.000 Phật tử hoạt
động.
Phật giáo có rất nhiều sự lôi cuốn đối với thế giới hiện đại
vì nó là hợp lý và là nền tảng khoa học. Đức Phật nói, "Đừng
tin vào bất cứ điều gì ta nói chỉ
vì tôn trọng đối với ta, nhưng hãy kiểm tra nó cho chính bạn, phân tích nó, như bạn đang mua vàng”.
Nó giống như một cách tiếp cận không giáo điều đối với con người hiện đại hôm nay.
Có các cuộc đối thoại giữa các nhà khoa học và các nhà lãnh đạo
Phật giáo, chẳng hạn như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ
cùng nhau thảo luận và quán sát những gì là thực tế. Đức Phật nói rằng tất cả các vấn đề
bắt nguồn từ việc
không hiểu biết sự thực, bị nhẫm lẫn trong vấn đề này. Nếu chúng ta biết về người mà chúng ta là, và những
gì là thế giới và chúng ta tồn tại, chúng ta sẽ
không gây nên những vấn đề về sự nhầm lẫn của
chúng ta. Phật giáo có một
thái độ cực kỳ cởi
mở trong việc kiểm tra cái gì là đúng. Ví dụ, Đức
Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng nếu các nhà khoa học có thể chứng minh rằng một vài điều mà Đức Phật hay những đệ tử của Ngài đã dạy là không chính xác hoặc mê
tín dị đoan, Ngài sẽ vui vẻ và sẵn
sàng để từ
bỏ Phật giáo. Phương pháp như vậy là rất hấp dẫn đối với
người phương Tây.
Từ khi các bậc thầy thông thái trong quá
khứ đã đưa
Phật giáo thích nghi với văn hóa của mỗi xã hội mà nó đã truyền bá, điều này chỉ là tự nhiên
mà các
vị thầy ngày nay cần trình bày Phật giáo ở các quốc gia hiện đại khác nhau trong những phương cách hơi
khác biệt. Nói chung, Phật giáo
chú trọng một sự giải thích hợp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, điểm
khác nhau và cách tiếp cận cần
chú trọng hơn nữa với sự tùy thuộc vào những đặc điểm văn hóa nổi bật. Đức Phật đã dạy nhiều phương pháp như thế, đơn giản chỉ vì con người khác nhau rất nhiều.
Không phải tất cả mọi người đều suy nghĩ trong cùng một
cách. Hãy xem xét ví dụ về thực phẩm. Nếu có chỉ có một loại
thực phẩm có sẵn
trong một thành phố, nó sẽ không hấp dẫn đối với tất cả
mọi người. Mặt khác, nếu thực phẩm
khác nhau và có thể có các hương vị khác nhau, tất
cả mọi người có thể tìm thấy một
cái gì đó hấp dẫn.
Tương tự như vậy, Đức Phật đã dạy một số lớn các phương pháp cho mọi người với một quang phổ rộng lớn của những trạng thái để ứng
dụng để phát triển bản thân và v.vv. Nói chung, mục tiêu của đạo
Phật là để vượt qua tất cả các
hạn chế và các vấn đề của chúng ta và để nhận ra tất cả các tiềm năng của
mình để
có thể phát triển
bản thân đến nơi mà chúng ta có thể giúp tất cả mọi người như có thể. Một vài quốc gia phương Tây
chú trọng về tâm lý, chẳng hạn
như Thụy Sĩ và
Hoa Kỳ, giáo viên thường giảng thuyết Phật giáo từ quan điểm của tâm lý học. Ở các nước khác, nơi mà mọi người
muốn thực hành Phật pháp bằng nghi lễ, chẳng hạn
như nhiều vùng
đất phía Nam châu
Âu và châu Mỹ La tinh, các giáo viên có xu hướng
trình bày Phật
giáo
trong một kiểu cách nghi lễ. Mọi người ở đây thích tụng niệm nhiều, và người ta có thể
làm điều đó trong sự thực hành Phật Pháp. Tuy nhiên, những người ở các nước
Bắc Âu, không thích tụng niệm lắm. Các vị giáo viên có xu hướng chú trọng phương pháp ứng dụng trí tuệ Phật giáo tại đây.
Nhiều người ở Đông Âu đang ở trong một tình huống rất buồn. Phật pháp lôi cuốn họ rất nhiều vì nhiều người thấy đời
sống của mình trống rỗng. Cho dù họ làm việc chăm chỉ đối với công việc của họ hay không thì
dường như chẳng tạo ra sự khác biệt. Họ thấy không có kết quả.
Phật giáo, ngược lại, dạy cho họ những phương pháp
để làm việc
cho chính mình, và mang lại những kết quả mà kết quả này tạo ra một sự khác biệt trong
những phẩm chất của cuộc sống của họ.
Điều này làm cho người ta cảm kích và hăng say không thể tin được để ném mình hoàn toàn
vào sự thực hành chẳng hạn như thực tập hàng ngàn lễ lạy.
Bằng cách này, Phật giáo thích ứng chính nó với
văn hóa và tâm
lý của mọi người trong mỗi xã hội, trong khi bảo tồn
những giáo lý chính của Đức Phật. Những lời dạy căn bản là không thay đổi, mục đích
là để vượt qua những vấn đề và sự giới hạn của chúng ta và nhận ra tiềm năng của
chúng ta. Cho dù học viên
làm điều này với nhiều sự nhấn mạnh về cách tiếp cận tâm lý, trí tuệ, khoa
học, hoặc mang tính lễ nghi đều tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa.
Câu hỏi: Nói chung, Phật giáo thích ứng với
thế kỷ XX như thế nào?
Trả lời: Phật giáo đang thích nghi bằng cách chú trọng một cách tiếp cận có khoa học hợp lý đối với các giáo lý của nó. Phật giáo đưa ra một
lời giải thích
rõ ràng về phương pháp kinh nghiệm xảy ra của cuộc sống và làm thế nào để đối
phó với chúng một cách tốt nhất có
thể. Sau đó, nó bảo chúng ta đừng chấp nhận bất cứ điều gì về đức tin mù quáng,
kiểm tra nó và nhận diện
nó nếu thấy nó thực sự không thích hợp. Điều này giống như khoa học yêu
cầu chúng ta xác minh kết quả của một thí nghiệm bằng cách lặp lại nó bởi chính mình, và rồi sau đó mới chấp nhận các kết quả như thực tế. Con người hiện đại không giống như mua một
cái gì đó mà không cần kiểm tra nó, họ sẽ
không mua một chiếc xe mà không có sự thử nghiệm nó. Tương tự như vậy, họ sẽ
không chuyển sang một tôn giáo
hay triết lý khác của cuộc sống mà không cần kiểm tra nó đầu tiên để thấy hiểu nếu nó thực sự hợp lý. Đó là những gì khiến cho Phật giáo thu hút nhiều người của thế kỷ hai mươi mốt. Phật giáo là cánh cửa mở cho sự nghiên cứu khoa học và mời gọi mọi người kiểm tra nó
theo cách đó.
Berzin,
Alexander Berzin và Thubten, Chodron
Tịnh Quang chuyển ngữ
No comments:
Post a Comment