HY SINH BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẤT BẠO ĐỘNG
Gần đây sau biến cố 11/9/2001 nhà châm
biếm chính trị Bill Maher đã xúc phạm mhữmg người ủng hộ chương trình và
trình bày trên ABC talk show của ông “sai lầm chính trị,” đề tài này đã
bị hủy bỏ bởi sự đồng ý với sự nhận xét của một thính giả rằng những
người đã tự nguyện chết vì mục đích của họ không thể gọi là kẻ yếu hèn.
Đúng hơn, cú đánh phóng ra từ một khoảng cách an toàn mới là hèn nhát,
Maher gợi ý.
Trong cơn bão của việc đấu khẩu về lòng yêu nước đã dẫn đến
nhiều sự giận dữ dừờng như tập trung vào quan điểm rằng sự so sánh ở
đây có thể là giữa những cuộc tấn công tự sát (của chiến binh Hồi giáo)
và quân đội Mỹ. Tuy nhiên bằng mọi cách thì những sự lý giài có thể thực
tiễn là giữa chính sách khủng bố và sự đấu tranh có vũ khí hợp pháp (và
điều này dường như khó hơn để minh họa khi cuộc chiến mới làm lạc hướng
sự phân biệt giữa thường dân và mục đích quân sự), hoặc những bối cảnh
khác biệt trong nhiệm vụ ôm bom tự sát từng được thực hiện (Hamas không
phải là Al- Qaeda), nó không dễ dàng để phủ nhận rằng sự tự nguyện chết
vì niềm tin thượng đế, tổ quốc hoặc chính trị là có ý nghĩa quan trọng.
Sự tự nguyện này được xem
như đã thừa nhận sự xung đột có vũ trang; Sự tự nguyện đã từng được vinh
danh xuyên qua những người bao gồm đấu tranh bất bạo động; chẳng hạn
như những công nhân trong cuộc đấu tranh U.S Civil Rights; họ đối mặt
với cuộc tấn công tàn bạo , trong vài trường hợp phải chết. Điều này bao
gồm cả những nhà lãnh đạo giống như Martin Lutherking,Jr., họ đã nhận
thấy được sự nguy hiểm có thể xảy ra đối với sự tử đạo của họ. Nó cũng
gồm có một số người lên án sự tử đạo- người kết liễu đời sống của chính
mình, và tạo ra sự tranh luận đối với người đã tự sát.
TỰ SÁT
Đặc biệt đối với tín đồ Cơ
đốc, đa số các nhà hoạt động bất bạo động kết án bạo lực tự hành hạ như
là bạo lực nhắm đến người khác. Nhưng một số người trong khi không từ
bất kỳ hành động nào đó để có thể đem đến sự sống cho người khác; họ đã
chấp nhận có sự chủ ý kết thúc đời sống của chính mình vì lợi ích của
vấn đề. Một điển hình nổi tiếng hiện thời của sự tử đạo là sự tự thiêu
của một Tăng sĩ Việt Nam-Thích Quảng Đức vào ngày 11 tháng 6 năm 1963.
Xuyên qua nhà Xã hội học Michael Biggs, hành động này biến sự tự sát trở
thành sự “phản kháng toàn cầu.” (Biggs là tác giả của “Dying without
Killing: Protest by self-immolation,” một chương của quyển sách này dựa
trên những sứ mệnh tự tử đã được tái bản bởi Diego Gambetta, bây giờ
đang được quan tâm bởi Oxford University Presss). Thầy Quảng Đức tự
thiêu ở ngã tư Sài Gòn để phản kháng sự đàn áp Phật giáo của chính quyền
Diệm được hỗ trợ bởi Hoa Kỳ.
“Ảnh hưởng của việc tự thiêu
của Thầy Quảng Đức đã lan rộng và trực tiếp,” Biggs viết, “trong phạm
vi Việt nam, điều này đã dấy lên sự bất mãn của quần chúng trong nhiều
thành phố…thêm bốn Tăng sĩ và một Sư cô đã tự thiêu trước khi Diệm bị
lật đổ đầu tháng 11. Đây không phải đã kết thúc sự tự sát…rất nhiều
người đã chết vào năm 1966 để phản kháng chính quyển Hoa Kỳ đứng đằng
sau chế độ, quân lực và chiến tranh để tàn phá quê hương họ.
Nhiều người Mỹ-bao gồm hai
tín đồ phái Giáo Hữu và một thành viên của Catholic cũng đã hy sinh
chính mình trong giai đoạn chiến tranh Việt nam
Trong khi một số nhà lãnh
đạo vì hòa bình tại Mỹ tuyên bố chống đối việc tự sát một cách cực lực,
thì những nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam ca ngợi điều này. Một bức thư
công khai vào năm 1965 với Martin Lutherking,Jr., và Thầy Thích Nhất
Hạnh đã xác nhận rằng “đây không phải là sự tự tử.”
“Những gì mà các vị tu sĩ
nói trong những bức thư trước khi họ tự thiêu với mục đích duy nhất là
sự cảnh tĩnh, chuyển hóa trái tim của những kẻ áp bức, và nhắc nhở lương
tâm của thế giới đối với nỗi thống khổ đã đè nặng lên thân phận con
người Việt Nam,” ông ta viết. “Tôi tự đốt chính mình là để chứng minh
rằng những gì mà dân tộc tôi đang mong muốn là điều vô cùng quan
trọng…vị Thầy tự thiêu đã không mất đi lòng cam đảm và niềm hy vọng, và
cũng không mất đi điều mà ông ta ước ao không nên tồn tại…ông ta không
nghĩ rằng ông ta đang hủy diệt chính mình, ông ta tin tưởng hạnh nguyện
tốt của hành động hy sinh vì mục đích tha nhân” (Thich Nhat Hanh,
Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, Hill and Wang, 1967).
Biggs định nghĩa việc tự sát
“như một hành động phản kháng của quần chúng; đó là một người tự giết
mình có ý thức-không phải là sự hãm hại của một ai khác-nhân danh nguyện
vọng quần chúng,” Biggs nói rằng, từ năm 1963 đã có hơn một nghìn hành
động tự sát toàn cầu (không phải bằng việc tự thiêu), những việc tự sát
này bao gồm sự phản đối của những người Tiệp Khắc về việc chiếm đóng của
quân đội Soviet tại quốc gia họ vào năm 1969; sự phản kháng của người
Indian vào năm 1990 về việc yêu cầu chính phủ quan tâm đến đặc quyền căn
bản thực sự của mọi nơi trên thế giới và trách nhiệm của chính phủ, và
sự phản kháng của người Kurds về việc chiếm đoạt Abdullah Ocalan của Thổ
Nhĩ Kỳ vào năm 1999.
Trong sự phân tích của
Biggs, động cơ thúc đẩy đối với những người tự sát tập trung vào việc đề
xuất mục đích của họ, kêu gọi kẻ áp bức thức tĩnh hoặc đưa ra ý kiến
bằng sự khuyến khích những người đồng cảm khác phản kháng dũng cảm hơn,
hoặc lời cầu xin bằng sự can thiệp thiêng liêng. Ông ta cũng ghi nhận
vai trò tuyệt vọng đối với những người cảm giác rằng tất cả con đường đã
bị phong tỏa, và trong một vài trường hợp, sự yêu cầu tránh xa sự bắt
bớ và xét xử. Ông ta đề cập-dù lảm giảm đi ý nghĩa quan trọng-cũng có
khả năng của những động cơ ích kỷ hoặc sự lung lạc về phân tích tâm lý.
Biggs nói rằng trong khi
“hầu hết hành động tự sát không đáp ứng nhu cầu để phát sinh sự hưởng
ứng tập thể nào đó,” nhưng chỉ có một ít, “như sự tự thiêu của Thầy
Quảng Đức đã dẫn đến hàng chục nghìn người hoặc cả hàng trăm nghìn
người hợp tác để bày tỏ sự phẫn nộ, nỗi đau buồn và sự tham gia của họ,
ngay cả đến hôm nay, một đài tưởng niệm tại nơi Thầy Quảng Đức hy sinh
luôn luôn được đặt để nhiều bó hoa tưởng niệm,” Biggs viết.
NHỮNG CUỘC TUYỆT THỰC VÀ ĐÌNH CÔNG
Biggs phân tích rằng sự tự
tử từ tuyệt thực đình công cũng dựa trên nền tảng đó; đối với việc tuyệt
thực đình công việc chết không phải là dụng ý, ông ta nói, những người
tuyệt thực đình công hiếm thấy họ chết đói; ngoại trừ một cuộc tuyệt
thực đình công vào năm 1981 của mười tù nhân thuộc đảng Cộng hòa Ai-len.
Họ chết vì việc phản kháng sự khước từ của chính quyền Anh đối với tình
trạng của tù nhân chính trị. Gần đây hơn, 12 tù nhân Kurdish chết trong
cuộc tuyệt thực đình công vào năm 1966 vì tình trạng nhân đạo tại nhiều
nhà tù Kurkish.
Nhiều người tuyệt thực đình
công đã không kết hợp được với bất bạo động; ngoại trừ chiến thuật tạm
thời. Nhưng những sự tuyệt thực với chiều dài và cấp bực khác nhau của
cường độ, đã là một sự thực tập truyền thống của nhiều nhà lãnh đạo bất
bạo động. Hai nhà chính trị Mohandas Gandhi và Cesar Chavez đã tuyệt
thực để thỉnh cầu những người ủng hộ họ gia nhập sự đấu tranh với ý
nghĩa bất bạo động; cũng như đòi hỏi yêu sách với đối thủ của họ. Tại
Washington D.C, nhà hoạt động Chống vô gia cư Smith Snyder đã tuyệt thực
51 ngày vào năm 1984 để gây áp lực cho chính quyền liên bang xuất tiền
ngân quỹ nhằm cải tiến chỗ nương náu cho người vô gia cư. (kết quả đã
thành công, nhưng Sryder tham gia vào cuộc tự sát vài năm sau đó). Nhà
hoạt động Dick Gregory đã có những cuộc tuyệt thực thường xuyên, và đã
phục vụ như một người cố vấn cho một nhóm người phản kháng; họ đã khởi
đầu một cuộc tuyệt thực không giới hạn trong năm 1972 để gây sự chú ý về
sự liên lụy của người Mỹ tại Việt Nam. “Lúc đó lính Mỹ đã không còn
nhiều, nhưng có nhiều trận thả bomb vẫn tiếp tục,” Tom Lumpkin, một Mục
sư Detroit Catholic là một trong những người tuyệt thực nói. “Chúng tôi
muốn tạo nên sự đau khổ hiển hiện ngay tại đất nước Hoa Kỳ này.” Những
người tham gia trong cuộc tuyệt thực tin tưởng những gì nếu họ họ có thể
chết, Lumpkin nói, nhưng cuối cùng họ quyết định tuyệt thực, sau 40
ngày họ nhìn thấy được tia hy vọng với việc tiến cử Tổng thống đảng dân
chủ Ứng cử viên chống chiến tranh George McGovern.
NHỮNG ĐỘI QUÂN HÒA BÌNH
Trong khi những nhà phản
kháng bất bạo tại Hoa Kỳ đã dự liệu việc rủi ro trong những hoàn cảnh
của thời gian vào tù, như mất sở hữu hoặc sự quấy nhiễu cá nhân; thì một
hình thức mới của hành động bất động bất bạo động đã nảy lên trong
những năm gần đây; nó rõ ràng bao hàm sự rủi ro đối với sinh mạng. Khởi
đầu từ năm 1980 với những đại biểu Central America và tiếp tục đến hôm
nay với những đội quân hòa bình tại Irag và Isareal/Palestine, Americans
và những đội quân khác đã đi đến những vùng chiến tranh có một vài sự
dính dáng với Hoa Kỳ; mục tiêu của đội quân này là với tư cách nhân
chứng và sự đoàn kết bất bạo động.
Vào ngày 16 tháng 3 năm nay,
Rachel Corrie, một sinh viên trường Evergreen Stathe College tại tiểu
bang Olipia-Wash đã bị xô đẩy đến chết bởi một kẻ bắt nạt trong quân đội
Israeli tại Gaza khi cô ta đứng trên phần đất của nó với nỗ lực ngăn
cản sự phá hủy ngôi nhà của những người Palestine. Corrie là một tình
nguyện viên trong tổ chức Hành Động Liên Hợp Quốc Tế (ISM); kế hoạch của
người Palestine lôi cuốn nhiều tình nguyện viên quốc tế gia nhập vào
hành động bất bạo động trực tiếp đang thách thức sự chiếm đóng của
Israeli.
“Corria là tình nguyện viên
đầu tiên của ISM bị giết trong trường hợp này,” Một ISM phát biểu với
báo chí, “trên cơ sở bảo vệ quốc tế căn cứ vào sự thừa nhận mà Israel
không thể bào chữa đối với việc giết đi những thường dân quốc tế, cũng
như nó không thể giải thích được việc giết người Palesrine. Hôm nay sự
đảm bảo này đã bị thách thức.
Những bức thư của Corrie gởi
về gia đình đã bày tỏ niềm tin của cô ta rằng: là một người Mỹ cô ta có
sự an toàn hơn với người Palestine; cô ta dấn than vì họ trong sự sự
phản kháng bất bạo động. Nhưng những tình nguyện viên của đội quân hòa
bình chẳng bao giờ đảm bảo được sự không ngờ này.
Bài diễn văn năm 1984 trước
đại hội Mennorite World Conference đã đặt trên cơ sở cho sư sáng tạo của
những đội quân hòa giải Cơ đốc giáo. Nhà thần học cuảa gío phái
Mennonite-Ron Sider thông cáo rằng “chúng ta cần chuẩn bị để chết với
hàng ngàn người” trong sự can thiệp bất bạo động.
“Những gì sẽ xảy ra nếu tín
hữu Cơ đốc đã được phát triển một lực lượng gìn giữ hòa bình mới với
100,000 người sẵn sàng thay đổi những xung đột bạo lực và lập trường hòa
bình giữa những đảng phái chiến tranh tại Central American, Northern
Ireland, Poland, Southern, Africa, Trung Đông và Afghanistant?” Sider
hỏi: “Mọi người cho rằng vì mục đích hòa bình và nó là luân lý và chỉ có
những người lính đã bị chết với hàng trăm, hàng ngàn, ngay cả hàng
triệu; chúng ta có nhiều sự can đảm và niềm tin như những người lính đó
không?”
Dầu một lực lượng 100,000
người vẫn chưa có thể bao quát được; nhiều đội quân hòa bình dưới nhiều
sự che chở đã hứa hẹn những kế hoạch ấn tượng để giảm bớt sự chinh phục
của bạo lực xung quanh thế giới. Vào tháng 11 vừa qua hội nghị tại New
Delhi phát động những gì có thể gọi là hoài bão lớn nhất chẳng hạn như
đặt kế hoạch thành lập một lực lượng hòa bình để can thiệp bằng hành vi
bất bạo động tại những nơi xung đột trên thế giới.
“Mục đích là tạo thành một
quân đội với lập trường bất bạo động, nó là sự mơ uớc của Gandhi,” Janet
Chisholm, phó chủ tọa của nhóm Epicopa Peace Felloship, người tham gia
trong buổi họp nói. Kế hoạch đòi hỏi sự tuyển mộ ban đầu chừng 200 người
làm việc cho hòa bình được trả lương đủ giờ; thành viên của nhóm này
sau này phát triển đến 2000 trong vòng 10 năm; cọng với những tình
nguyện viên dự bị tăng thêm lực lượng của họ. Sri Lanka-một quốc gia
chịu sự xung đột gần đây giữa Phật tử Sinhalese và phiến quân Tamil
Hindus, đã được chọn lựa như một vị trí của kế hoạch hàng không bắt đầu
tháng 6. Lực lượng hòa bình sẽ “nỗ lực tạo nên một nơi an toàn để người
ta có cảm giác rằng họ có thể bắt đầu có được sự chọn lựa.” Chisholm
nói. “Nơi đó sẽ được cải tổ, và điều đó đã có thể tạo ra sự xung đột
lớn. Nó là thời gian khi những đảng phái khác biệt trong Sri Lanka có
thể có khả năng phát triển phương pháp hòa bình liên hợp.
Trong năm qua, sự rủi ro
liên quan đến công tác của những đội quân hòa bình đã có thể thấy rõ hơn
bao giờ, như những hòa giải viên đã đi đến Irag.
Một tạp chí tháng hai của
Elizabeth Roberts, thành viên của phái đoàn hòa bình tại Irag (IPT) đã
được hỗ trợ bởi các thành viên Voices in the Wildlness (www.iragpeaceteam.org)
đã phản ảnh những câu hỏi mà những người đại diện đã được hỏi để cân
nhắc; câu đầu là: “trong sự kiện chết, bạn có đồng ý rằng tử thi của bạn
không được trả về quê hương và bị vứt bỏ với những cách thích hợp?” Câu
thẩm tra thứ hai nếu họ đã viết xong những bức thư chưa gởi đi được cho
những ngưởi thân yêu của họ cũng trong trường hợp như vậy.
“Một số người ở đây nói rằng
những sự xung đột còn lại dẫn đến vìệc các Hòa giải viên Hoa Kỳ ở lại
Irag bằng sự xâm lược khoảng chừng 30%,” Robert viết, mục đích của đội
quân hòa bình là cam kết được ở lại tại Irag trong thời gian khủng
hoảng.
Nhưng dù họ đã quan tâm việc
sắp đặt chôn cất và thu thập “túi vải” (chai nước, thức ăn khô, đèn
pin, hộ chiếu, thẻ bài, dụng cụ băng vết thương) để dùng trong cấp cứu,
những tình nguyện viên IPT lau chùi nó sạch sẽ để dùng; nghĩa là họ
không muốn chết. Họ vứt đi nhãn hiệu “human shield” đã được xác nhận bởi
những đại biểu khác; họ cho rằng họ “từ chối xác nhập quân đội, ngôn từ
hoặc tư tưởng để diễn tả nhân chứng hòa bình của thành viên IPT.
TỰ DO TOÀN DIỆN
Đối với người Cơ Đốc việc tự
nguyện hy sinh tính mạng mình bắt nguồn từ cây cây thập tự; nhà hoạt
động bất bạo động và nhà thần học Bill Wylie-Kellermann nói “sự yêu cầu
đối với môn đệ là vác cây thập tự của bạn và đi theo tôi,” đây rõ ràng
là một câu hỏi rủi ro.
Danh từ “Sacrament” (lời
nguyền) bắt nguồn từ Latin “sacramentum,” đó là lời thề của quân đội La
Mã với Caesar, Wylie-Kellerman nói, và chính quyền La Mã đã hiểu những
lời thề của tín đồi.
“Trong lễ rửa tội khi bạn
chết-nó là sự rửa tội thành cái chết của chúa Giê Su cũng như lễ phục
sinh và trong nhiều cách nó tương tự như sự giới thiệu và đặt tên đối
với sự tự do này. Bạn đã thật sự chết, bạn tự do chết. Nó cũng có nghĩa
rằng bạn có khả năng đi vào trong bất cứ tình trạng nào-Bạn không chỉ
được ủy quyền nhưng bạn không còn ràng buộc.
“Tôi nghĩ đến những Tăng sĩ,
người đã hy sinh chính mình và thực sự cẩn thận trong việc chuẩn bị với
sự tự hủy mà họ thực hiện, và điều này quả thực được phát khởi từ lòng
từ bi và tâm nguyện để chiếu sáng lên trang lịch sử và làm rõ những nỗi
đau khổ của người khác vì mục đích hòa bình. Tôi không cho rằng nó dễ
dàng trộn lẫn sự quyến rũ với cái chết bằng cách phô bày cái chết, hoặc
một loại tuyệt vọng với hành động mong muốn cuối cùng; và khi bạn bị
thúc đẩy đến cuối cùng, chúng nó là chủ đề với sự mơ hồ nhầm lẫn.”
Trong một vài cách, tự hy
sinh trong hành động bất bạo động có thể được so sánh với sự hy sinh của
một chiến sĩ, Wylie-Kllermann nói. Những người dân đang ở tại Irag hiện
giờ đã phải đối mặt với viễn cảnh về những cái chết của họ, và họ đã có
sự chuẩn bị để nói lời goodbyes; những cách mà người lính đang nói khi
khởi hành đến Trung Đông. Có một loại tương tự giữa cái chết cho tôn
giáo và sự tự nguyện của những người lính chết ngoài chiến địa.
Nhưng cũng có một sự căn bản
khác biệt, ông ta nói-chẳng hạn như giữa sự tư sát bất bạo động và sự
tự sát của người nổ bomb tự sát. Có một sự giải thoát tương tự bao hàm
một cách hiển nhiên và sư liên hệ đến những sức mạnh của chính trị với
những căn bản của sự nguy hiểm đó. Sự khác biệt lớn giữa người mang bomb
tự sát và tôn giáo bất bạo động giống như sự khác biệt giữa quân đội
bất bạo động và quân đội quân sự. Chỉ có một loại khác biệt giữa quyền
tự do chết để giết và quyền tự do chết ban tặng sự sống hoặc sự công
bằng, hoặc đặt sự lọn chựa đối với mọi người; chúng nó không phải giống
nhau.
TN.Tịnh Quang trích dịch
No comments:
Post a Comment