Gốc rễ của sự đau khổ là những gì mà chúng ta gọi là avijja-không hiểu biết, hoặc ngu dốt đối với sự thật của vạn pháp. Căn bản vô minh chính là không hiểu đúng sự thực. Chúng ta đau khổ bởi vì những quan niệm và kiến chấp, vì những tập quán và những hoàn cảnh mà chúng ta không hiểu. Chúng ta sống với những sinh hoạt của chính mình trong trạng thái vô minh, không hiểu biết các pháp vốn như thế.
Nếu bạn lắng nghe chính
mình hơn, thỉnh thoảng bạn có thể nghe những câu nói như “tôi nên làm
điều này, nhưng tôi không nên làm điều đó. Tôi là cách này, nhưng
tôi không nên là cách đó,” hoặc thế giới nên thay đổi tốt hơn, cha mẹ
tôi phải như thế này hoặc như thế nọ và không nên như thế kia. Thế
là chúng ta có những thì động từ đặc biệt reo trong tư tưởng chúng
ta, bởi vì chúng ta có những quan niệm về những gì không nên là, hoặc
nên là. Với Thiền định, lắng nghe tư tưởng bên trong chính bạn đối
với những gì Nên Là và những gì Không Nên Là-chỉ lắng nghe nó.
Khuynh hướng của chúng ta là cố
gắng trở thành điều gì đó, và chúng ta đặt mục tiêu, làm thành lý
tưởng đối với những điều mà chúng ta muốn trở thành. Có thể chúng ta
nghĩ rằng xã hội nên tốt hơn bây giờ; Mọi người nên lương thiện, rộng
lượng, không ích kỷ, thông cảm và yêu thương, tình huynh đệ nên có,
chính quyền nên lãnh đạo khôn ngoan và thế giới nên hòa bình. Tuy
nhiên, vũ trụ vẫn ở trong phút giây như thế với thời gian và không
gian vẫn như thế. Vì không hiểu điều này nên chúng ta tranh đấu. Lắng
nghe trong thâm tâm của bạn với tiếng khóc không ngừng “tôi là thế
này, tôi không là thế kia,” và xuyên thủng qua câu này “tôi là, tôi
không là,” với sự chú ý.
Chúng ta theo dõi những phản ứng
và chấp nhận rằng tất cả quan niệm “tôi là, tôi không là” là chân
lý. Chúng ta tạo nên chính mình như một tính chất con người gắn liền
với ký ức của chính chúng. Chúng ta nhớ những điều mà chúng ta đã học
và những gì mà chúng ta đã làm, thông thường những việc quan trọng,
chúng ta hay quên những việc tầm thường. Vậy nếu chúng ta làm việc
không tốt, độc ác và ngu xuẩn thì chúng ta có những ký ức không vui
vẻ trong đời sống, chúng ta có cảm giác xấu hổ hoặc tội lỗi. Nếu
chúng ta làm điều lành hoặc nhân đức, thì chúng ta có những ký ức tốt
trong đời sống chúng ta. Khi chúng ta bắt đầu soi chiếu lại điều này
thì chúng ta sẽ nhiều cẩn trọng hơn về những gì chúng ta làm và chúng
ta nói. Nếu chúng ta đã sống đời sống một cách điên rồ, hành động với
sự thúc đẩy với ước muốn thỏa mãn trực tiếp hoặc với ý định gây tổn
thương, gây nên sự bất hòa đối với người khác, tâm chúng ta sẽ bị lấp
đầy với những ký ức không hạnh phúc. Những ai bị dẫn dắt bởi cuộc
sống ích kỷ thì hay nghiện ngập hoặc xử dụng những dược phẩm để duy
trì sự bận rộn thường xuyên của họ để họ khỏi phải nhìn những ký ức
trỗi dậy trong tư tưởng.
Trong tiến trình giác ngộ của
thiền định, chúng ta đem sự chú ý đến trạng thái của tâm Ở Đây và Bây
Giờ ngay nơi cái biết hiện hữu của tri giác “tôi là, tôi không là.”
Thưởng thức những cảm giác của sự đau đớn hoăc vui sướng-và bất kỳ ký
ức nào, những suy tư, những quan điểm-như vô thường, anicca. Đặc
trưng của vô thường thì bao gồm hết thảy mọi tình huống. Bao nhiêu
người thực sự bỏ thời gian để quán chiếu điều này trong những cách có
thể như ngồi, đứng hoặc nằm? Quán chiếu những gì bạn thấy với mắt
mình, nghe với tai mình, nếm với lưỡi mình, ngửi với mũi mình, cảm
xúc và kinh nghiệm với thân mình và suy nghĩ với ý niệm.
Suy nghĩ “tôi là” là một mệnh đề
vô thường. Suy nghĩ “ tôi không là” là một mệnh đề vô thường. Những
tư duy, ký ức, sự chú ý về tâm và thân , sự xúc cảm của chúng ta-tất
cả mệnh đề đều thay đổi. Trong sự thực hành thiền định, chúng ta phải
hoàn toàn đứng đắn, gan dạ và dũng cảm đối với sự quán chiếu thực
sự, can đảm nhìn thẳng vào tất cả trạng thái bất như ý trong đời sống
còn hơn tìm sự trốn chạy trong sự yên tĩnh để quên mọi thứ. Trong
Vipassana (Minh Sát Tuệ), sự thực tập là cách duy nhất nhìn vào đau
khổ, nó là một sự chạm trán với chính chúng ta, những gì mà chúng ta
nghĩ về chính mình với những ký ức và cảm xúc, vui buồn hoặc lãnh
đạm. Cách khác, khi điều này biểu hiện và chúng ta nhận diện đau khổ
hơn là không chấp nhận,kềm chế hoặc lờ nó đi, chúng ta nên tận dụng
cơ hội để nghiên cứu nó.
Đau khổ là bậc thầy của chúng
ta, chúng ta phải học bằng sự nghiên cứu chính đau khổ. Nó luôn luôn
khiến tôi kinh ngạc biết bao khi vài người cho rằng họ chẳng bao giờ
đau khổ. Họ nghĩ, “ tôi không đau khổ, tôi không biết tại sao Phật
giáo luôn nói về đau khổ ở mọi lúc. Tôi cảm giác tuyệt vời, tràn ngập
vẻ đẹp và hứng thú, tôi mãi mãi hạnh phúc. Tôi tìm ra sự kỳ dị, từng
trải, thích thú, sự quyến rũ và những lạc thú bất tận của đời sống.”
Những người này chấp nhận sự phiến diện của đời sống và loại ra
những cái khác, bởi vì chúng ta không thể tránh được những dục lạc
làm say chúng ta và đánh mất chúng ta-và chúng ta lấy làm luyến tiếc.
Sự thèm khát của chúng ta là trong một trạng thái bất tận của dục
lạc đưa chúng ta vào mọi điều rắc rối, những khó khăn và nhiều hoàn
cảnh. Sự đau khổ không chỉ có mặt ở những việc quan trọng như bệnh ung
thư ở thời kỳ cuối hoặc mất một vài người mà bạn yêu thương. Đau khổ
có thể xuất hiện xung quanh những gì rất bình thường không có gì
nghiêm trọng như bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi.
Chúng ta theo dõi nhịp thở bình
thường, và nhận diện sự bình thường này. Để biết được sự tồn tại,
chúng ta theo dõi những cảm giác, ký ức và sự suy nghĩ bình thường
còn hơn là chấp chặt những tư duy và quan niệm ảo tưởng hầu biết
được mức độ cuối cùng của đời sống. Như thế chúng ta không bị rằc rối
với sự suy đoán đối với mục đích cuối cùng về sự sống, thượng đế, ma
quỷ, thiên đường và địa ngục, những gì xảy ra khi chúng ta chết hoặc
đầu thai. Trong Thiền định Phật giáo, bạn chỉ quan sát ở đây và bây
giờ, sự sống và chết tiếp tục ở ngay đây và bây giờ, là sự bắt đầu và
kết thúc đối với tất cả những việc rất bình thường. Sự suy tưởng bắt
đầu khi bạn suy nghĩ về sự sanh, bạn nghĩ “tôi đã sanh,” nhưng đó là
sự sanh trọng đại của thân xác mà chúng ta không thể nhớ. Sự sanh hàng
ngày của “tôi” chính là kinh nghiệm. Trong cuộc sống thường nhật là
“tôi muốn, tôi không muốn, tôi thích, tôi không thích.” Đây là sự
sanh của tâm hoặc sự tìm cầu hạnh phúc. Chúng ta suy nghĩ về điạ ngục
của cơn giận giữ thông thường của chính mình, khi cơn giận nổi lên,
ác cảm, căm thù mà chúng ta cảm giác trong tâm đốt nóng thân thể.Khi
chúng ta suy nghĩ về giây phút thiên đường mà chúng ta từng trải,
trạng thái hạnh phúc, niềm vui sướng, sự nhẹ nhàng, vẻ đẹp ở ngay đây
và bây giờ. Hoặc ngay nơi trạng thái si mê của ý thức, loại ngục tù
này có thể có hạnh phúc hoặc không với những sự ù lì ngớ ngẩn và vô
cảm. Trong thiền định Phật giáo chúng ta chỉ quan sát chúng nó bên
trong chúng ta. Chúng ta tư duy về sự thèm muốn của chính mình bằng
sự kềm chế với sức mạnh và quyền uy, thể hiện quyền hành đối với
người khác, trở nên nổi tiếng, hoặc trở thành một người nổi bậc. Bao
nhiêu người, khi bạn phát hiện ra có tài năng hơn bạn rồi bạn muốn
đẩy họ xuống? Đây là sự ghen tị. Điều mà chúng ta làm trong việc thực
tập thiền định của chúng ta là nhận ra những sự ganh tị thông
thường, hoặc sự căm thù mà chúng ta đã có thể cảm giác đối với ai đó,
kẻ đã đánh mất cơ hội của chúng ta. Tâm của chúng ta như một cái
kiến, nó phản chiếu vũ trụ và bạn thấy sự phản chiếu đó. Trước kia
chúng ta chấp những bóng dáng này cho là thật rồi chúng ta trở nên bị mê
hoặc, sa đọa hoặc lãnh đạm đối với chúng. Nhưng trong Vipassana
chúng ta chỉ quán sát tất cả sự phản chiếu này là sự thay đổi trạng
thái. Chúng ta bắt đầu nhìn chúng như những đối tượng mà không phải
là chủ thể. Nhưng khi mê mờ chúng ta theo đuổi và đồng nhất với
chúng.
Trong sự thực hành, chúng ta
nhìn thế giới như sự hiện hữu phản chiếu trong tâm. Nó không phải là
chủ đề kinh nghiệm cho bất cứ ai; một hành giả ngồi ở đây và kinh
nghiệm tất cả loại ánh sáng của viên kim cương, màu sắc, hình ảnh
quyến rũ, Phật, Trời-ngay cả mùi thơm tuyệt hảo, nghe những âm hưởng
thiêng liêng-rồi suy nghĩ, “sự thiền định tuyệt vời làm sao! Vẻ rực
rỡ chói loị làm sao! Sự nhiệm mầu như một thiên sứ chạm vào tôi và
tôi cảm nhận trạng thái ngây ngất này. Tôi đã chờ cả đời vì sự kinh
nghiệm này.” Trong khi đó người kế tiếp thì suy nghĩ, “tại sao việc
này luôn luôn xảy đến cho tôi? Tôi ngồi cả giờ trong cơn đau lưng, chán
nản và muốn nó qua đi, ngạc nhiên tại sao mặt đất mà tôi hiện diện
với tất cả sự chán nản này.” Người khác có thể nói: “ Tôi không thể
đứng với những người có những tư tưởng khờ khạo và võ đoán. Họ chán
ghét tôi, họ chỉ biểu lộ lòng căm thù và ác cảm khủng khiếp đối với
tôi. Tôi ghét hình ảnh Phật ngồi bên cửa sổ. Tôi muốn đập tan nó. Tôi
ghét Phật giáo và Thiền định.”
Vậy trong ba người trên ai là
một hành giả thiền định tốt? Chúng ta thấy người đầu tiên thấy sự múa
lượn của thiên giới trong cõi thiên đường, người khác thì lo lắng,
trơ trơ, đần độn và người khác tràn ngập hận thù và ác cảm ? Sự múa
lượn của Devas và thiên sứ trong vương quốc Thiên đường là
anicca-không trường cửu. Nỗi buồn chán là anicca-vô thường. Vậy hành
giả tốt là người thực hành phương pháp đúng, nhìn được sự vật vô
thường trong mọi tình huống đó.
Khi bạn nói chuyện với người
thấy Thiên giới và những kinh nghiệm về ánh sáng rực rỡ ấy, bạn bắt
đầu nghi ngờ về sự thực hành và suy nghĩ của chính mình, “có thể tôi
không có khả năng trí tuệ, có thể tôi không thiền định đúng.”Hãy nghi
ngờ chính nó là vô thường bất kỳ điều gì xuất hiện rồi biến mất. Một
hành giả đúng, là người nhận ra sự vật vô thường đối với những trạng
thái vui sướng và ngây ngất hoặc những kinh nghiệm ù lì, giận giữ,
căm thù và ác cảm, và những phản chiếu trên sự vật vô thường đối với
những trạng thái khi đi, đứng, nằm, ngồi đó.
Khuynh hướng của bạn là gì? Bạn
là người tích cực đối với mọi điều? “Tôi thích mọi người ở đây. Tôi
tin tưởng lời dạy của Đức Phật. Tôi tin tưởng Pháp.”- đó là một sự
xác tín của tâm. Điều này cho thấy rằng loại tâm này có thể tạo nên
và thể nghiệm sự an lạc rất nhanh. Một số người nông dân Thái Lan, họ
rất hạn hẹp đối với bất kỳ kiến thức thế giới, họ có thể rất cực khổ
khi học chữ, thỉnh thoảng họ lại có kinh nghiệm về trạng thái hạnh
phúc, ánh sáng, thiên giới, và họ tin tưởng tất cả điều đó. Khi bạn
tin tưởng devas, bạn thấy chúng. Khi bạn tin tưởng vào ánh sáng vương
quốc Thiên đường bạn sẽ thấy chúng. bạn tin tưởng rằng Đức Phật sẽ
bảo hộ bạn, Đức Phật sẽ đến bảo hộ bạn. Những gì bạn tin tưởng sẽ hiện
diện với bạn. Nếu bạn tin vào địa ngục, thiên đường, yêu quái, bạn
thấy được những điều đó biểu hiện đối với bạn. Nhưng chúng nó vẫn là
anicca, vô thường, chóng vánh và không có tự ngã.
Hầu hết chúng ta không tin tưởng
vào những cảnh giới như chư thiên và thiên giới, và cho rằng sự tin
tưởng này là khờ khạo. Đây là loại tư tưởng tiêu cực, hạng người mập
mờ, nghi ngờ và không tin tưởng bất cứ điều gì. “Tôi không tin thiên
giới và thiên thần, tôi không tin bất kỳ điều nào trong đó, chỉ giúp
tôi một cõi thiên đường. Thật ngớ ngẩn!” Thế là nhiều quan niệm hoài
nghi và mập mờ mà chẳng bao giờ thấy được.
Có tin tưởng; có hoài nghi, sự
thực hành trong Phật giáo là chúng ta khảo sát niềm tin và hồ nghi mà
chúng ta thể nghiệm bên trong tư tưởng và chúng ta biết rằng hai
loại này là những trạng thái đổi thay.
Tôi đã quán sát tự thân của hoài
nghi như một dấu hiệu. Tôi đã hỏi chính mình một câu hỏi như, “tôi
là ai?” Và rồi tôi lắng nghe câu trả lời chẳng hạn như, “Tỳ Kheo
Sumedho.” Rồi tôi tư duy, “đấy không phải là câu trả lời, bạn thật sự
là ai?” Tôi nhận diện sự vùng vẫy, sự phản ứng của thói quen để tìm
câu trả lời cho câu hỏi. Nhưng tôi đã không chấp nhận bất cứ khái
niệm nào cho câu trả lời. “Ai đang ngồi đây? Cái gì đây? Chỗ nầy là
gì? Ai đang suy nghĩ mọi thứ? Những suy nghĩ đó là gì? Khi một tâm
trạng không xác định hoặc nghi ngờ muốn biểu lộ, tôi chỉ nhìn vào sự
không xác định và nghi ngờ như một dấu hiệu, rồi tư tưởng dừng ở đó và
trở nên trống rỗng, và những sự biểu lộ mất hút.
Tôi thấy việc này rất có tác
dụng khi làm trống rỗng tư tưởng bằng việc hỏi lại chính mình những
câu hỏi không thể trả lời làm cho những hoài nghi hiển hiện. Nghi ngờ
là một tâm trạng vô thường. Hình thái mà chúng ta nhận thức được là
vô thường, và không nhận thức được cũng là vô thường. Đôi khi tôi đi
ra ngoài nhìn thiên nhiên và quan sát chính mình đang đứng ở đây,
nhìn mặt đất. Tôi đã hỏi chính tôi, “mình đã ngăn cách mặt đất phải
không? Khi tôi rời chỗ này tôi sẽ còn thấy nó không? Chúng nó vẫn ở
đây khi tôi không còn thấy chúng? Ai là người nhận thức về những điều
này?
Tôi cũng làm vài cuộc thí nghiệm
với âm thanh, vì những đối tượng của con mắt có một sự cụ thể nào
đó như cái phòng này, nó dường như tương đối lâu dài, như bạn thấy,
ít nhất nó tồn tại hôm nay. Nhưng âm thanh thì hoàn toàn anicca-thử
nắm bắt âm thanh đi!
Tôi quán chiếu âm thanh bằng câu
hỏi: “Con mắt có thể nghe nó không? Nếu tôi cắt đi lỗ tai và màng
nhĩ của mình, sẽ còn âm thanh nào đây? Tôi có thể thấy và nghe một
cách chính xác như bây giờ không?” Tất cả những giác quan và đối
tượng của nó là vô thường, những tình trạng thay đổi. Bây giờ hãy suy
nghĩ, “mẹ của bạn ở đâu? Mẹ của tôi ở đâu? Nếu tôi nghĩ bà ta ở
trong gian phòng của bà ta tại California, nó là một khái niệm trong
tư tưởng. Ngay với việc tôi suy nghĩ, “California là “đằng kia”, đó
vẫn là sự suy nghĩ của tâm về “đằng kia”. “Mẹ” là một khái niệm phải
không? Vậy mẹ tôi bây giờ ở đâu? Cô ta ở trong tư tưởng: khi từ “mẹ”
hiện lên, bạn nghĩ từ đó như một âm thanh và nó tạo ra một hình ảnh
trong đầu hoặc là một ký ức hoặc là một cảm giác thích hoặc không thích,
hoặc là vô cảm. Tất cả những khái niệm trong tâm mà chúng ta xem như
thực sự được quan sát. Nhận diện những khái niệm nào tác động đến
tâm. Chú ý sự ưa thích mà bạn có- sự suy nghĩ về những khái niệm nào
đó với sự không ưa thích mà điều khác đem đến. Bạn có những thành
kiến và những khuynh hướng về sự cạnh tranh quốc tế, có tất cả những
khái niệm và sự tăng trưởng khái niệm. Đàn ông có những quan điểm và
định kiến nào đó về phụ nữ, và đàn bà có những quan điểm và định kiến
nào đó về đàn ông. Đây chỉ là những đặc tính cố hữu đồng nhất.
Nhưng trong thiền định, “đàn bà”
là một khái niệm, và “đàn ông” là một khái niệm, một cảm giác, một
sự nhận thức trong tư tưởng. Vậy với sự thực tập về Minh Sát Tuệ,
chúng ta đi sâu vào trong sự vật với tất cả trạng thái thô hoặc tế.
Sự chiếu kiến sẽ đập tan những ảo tưởng với những khái niệm làm cho
chúng ta có ảo giác rằng chúng nó là thật. Những khái niệm này có thể
hiện hữu; chúng ta không thể chấm dứt những thứ ảnh hưởng trong đời
sống chúng ta-như thời tiết, kinh tế, chuyện rắc rối của gia đình,
kiến thức, có cơ hội hoặc không có cơ hội. Nhưng chúng ta quán sát
tất cả hoàn cảnh này là vô thường và vô ngã, đây là con đường siêu
việt, vượt qua tất cả chướng nạn với sự giác ngộ về những chướng ngại
đó.
Đức Phật là một bậc đạo sư, ngài
ở bên trong chúng ta để nhắc nhở chúng ta quan sát sự vật vô thường
trong mọi hoàn cảnh, và không cho bất cứ điều gì về chúng như là
thực. Khi chúng ta hành động, điều gì xảy đến? Chúng ta có những cuộc
chiến tranh, những cuộc xung đột, những trận đánh và sự kết thúc rắc
rối xảy ra trên thế giới, vì sự hiện hữu của vô minh khiến những
hoàn cảnh này như thực có. Chúng nó gắn liền với thân xác như một đặc
tính đồng nhất. Chúng ta bị hấp thụ vào những biểu tượng và khái
niệm, và với sự hấp thụ đó mà chúng ta phải sinh và tử trong những
hoàn cảnh đó. Sự hấp thụ giống như buộc chặt những gì đang chuyển động,
chẳng hạn như tính tham lam và còn kéo theo sự biến dạng của nó. Thế
là chúng ta sống và chết ở trong khoảng ấy. Nhưng khi chúng ta không
trói buộc mình vào điều gì nữa là chúng ta đang cách xa đau khổ từ sự
thay đổi và sự giới hạn của tình trạng thay đổi đó.
Giống như hiện thời, người ta có
thể đặt câu hỏi: “Vậy bạn sống trong xã hội này như thế nào, nếu mọi
thứ là hão huyền?” Đức Phật đã làm sự phân tích giữa sự thật quy ước
và sự thật cuối cùng rất rõ ràng. Trong vị trí quy ước đối với sự
tồn tại, chúng ta dùng những quy ước mang lại sự hài hòa cho chúng ta
và cho xã hội mà chúng ta đang sống. Loại quy ước nào đem lại sự hài
hòa? Làm những điều tốt, điều có ích, đừng làm những điều gây nên sự
bất hòa như ăn cắp, lừa đảo và bóc lột người khác. Có sự tôn trọng
và lòng trắc ẩn đối với sự tồn tại của mọi loài, chú ý, tìm cách giúp
đỡ: tất cả những quy ước này đem đến sự an hòa cho cuộc sống.
Trong giáo lý Phật giáo, theo
trình độ của quy ước, chúng ta sống với cách khích lệ việc làm tốt và
kềm chế những hành động có hại đối với thân và khẩu. Điều này không
phải như việc loại ra thế gian pháp “ tôi chẳng muốn làm gì cả bởi vì
nó là một ảo tưởng”- đây cũng là ảo tưởng khác. Quan niệm rằng quy
ước thế gian là một ảo tưởng chính là mắc kẹt vào một quan niệm khác.
Với sự thực hành, chúng ta thấy
rằng quan niệm là quan niệm. “Thế giới là ảo giác” là một quan niệm,
“thế giới không phải là ảo giác” là một quan niệm khác. Nhưng ngay
đây và bây giờ chúng ta biết rằng điều mà tất cả chúng ta đang giác
ngộ là sự thay đổi.Hãy sống trọn vẹn, thực hành tinh tấn và tập trung
vào những gì mà bạn làm hoặc khi bạn đi, đứng, nằm, ngồi hay làm
việc. Dù bạn là nam hay nữ, là thư ký, người nội trợ, người lao công,
nhân viên hành chánh hay bất kỳ ai đó, hãy thể hiện nỗ lực với sự
chú tâm, nên làm điều tốt và kềm chế việc xấu. Đây là cách mà một
Phật tử sống giữa những hình thái quy ước xã hội. Và các bạn không còn
bị đánh lừa bởi tự thân và xã hội, và những sự việc tiếp diễn trong
đời sống. Bởi vì một Phật tử là một nhà khảo sát và nghiên cứu vũ trụ
bằng sự quán chiếu thân và tâm của chính mình.
No comments:
Post a Comment