
Trong
cuốn sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ‘The Art of
Happiness’ phân tích về gốc rễ của tranh chấp và bạo lực, Ngài chỉ ra rằng gốc
rễ của tranh chấp và bạo lực cuối cùng chỉ dẫn đến cảm xúc tiêu cực của chúng ta
và khả năng của chúng để làm sai lệch nhận thức của chúng ta về thực tại. Để hiểu
tốt hơn vai trò của những cảm xúc tiêu cực và lệch lạc trong suy nghĩ là những
nguyên nhân chính của bạo lực, lợi ích quán xét đơn giản những gì là cảm xúc, tại
sao chúng ta có những cảm xúc ấy, và chúng liên quan đến sự lệch lạc của tư duy
như thế nào. Thứ nhất, mặc dù chúng ta tin rằng một số cảm xúc là tiêu cực hoặc
tàn phá, điều quan trọng là chớ quên rằng trong sự phát triển của mỗi con người,
cảm xúc cũng đã phát triển với mục đích xây dựng: từ quan điểm phát triển, tất
cả các cảm xúc được thiết kế để giúp chúng ta tồn tại và duy trì thế hệ con cháu.
Những cảm xúc được biểu hiện để chuẩn bị cho sự
phản ứng của chúng ta rất nhanh đối với các biến cố quan trọng. Từ ‘cảm xúc’
(emotion) bắt nguồn từ tiếng Latin là sự biểu hiện ý tưởng di chuyển, và nói
chung, tất cả các cảm xúc là một cơ chế cực kỳ hiệu quả để chuyển sự chú ý của
chúng ta với tình huống và khuyến khích chúng ta theo hướng cần thiết vì hạnh
phúc và sự tồn tại của chúng ta. Thông thường, cảm xúc tiêu cực được thiết định
để giúp chúng ta ngay lập tức phản ứng với các tình huống đe dọa tính mạng - phản
ứng với một cách để cơ hội sống còn của chúng ta tăng trưởng. Chúng nói với
chúng ta một điều gì đó 'xấu' đã xảy ra hoặc sắp xảy ra, và gợi ý một hướng nào
đó của hành động. Trong thực tế, chúng đề xuất rất cao một chiều hướng nào đó của
hành động. Dĩ nhiên, có những cảm xúc đóng những vai trò hữu ích khác, đặc biệt
là trong giao tiếp, nơi chúng giúp đỡ để thông tín cho những người khác trong
trạng thái bên trong của chúng ta thông qua sự thể hiện đặc trưng của khuôn mặt
hoặc những cử chỉ.[1]
Changdud
Rinpoche cho rằng, để hiểu được sự phát sinh của cảm xúc như thế nào, hãy theo
dõi tâm của bạn.
Đầu
tiên chỉ để nó thư giãn một cách đơn giản. Thực tập không nghĩ đến quá khứ hay
tương lai, không cảm thấy hy vọng hay sợ hãi về chuyện này hay chuyện kia, để
cho nó nghỉ ngơi thoải mái, cởi mở và tự nhiên. Trong không gian thoáng đãng
này của tâm, không có vấn đề, không có đau khổ.
Sau
đó, tập trung sự chú ý của bạn - một hình ảnh, một âm thanh, một mùi hương…Tâm
trí bạn chia tách thành bên trong và bên ngoài, mình và người, chủ thể và đối
tượng; như thế chỉ đơn giản là nhận thức đối tượng, và không có vấn đề.
Nhưng
khi tâm trí bạn không có gì cả, bạn nhận ra rằng đó là lớn hay nhỏ, trắng hoặc
đen, vuông tròn, và rồi bạn phân biệt nó. Ví dụ, dù đó là đẹp hay xấu, sau khi
bạn khởi phân biệt về điều đó, bạn liền phản ứng với nó: bạn quyết định bạn là
thích hay không thích nó. Đó là khi vấn đề bắt đầu, bởi vì ‘Tôi thích nó"
dẫn đến’ ‘Tôi muốn nó.’ Chúng ta muốn có những gì chúng ta cảm nhận rằng thích
nó. Tương tự như vậy, ‘Tôi không thích nó’ dẫn đến ‘Tôi không muốn nó.’ Nếu
chúng ta thích một cái gì đó, muốn nó, và không thể có nó, rồi chúng ta đau khổ.
Nếu chúng ta không thích nó, nhưng không để nó đi, chúng ta đau khổ một lần nữa.
Đau khổ của chúng ta dường như xảy ra vì đối tượng của ham muốn (của lạc thọ)
ác cảm (của khổ thọ) tiêu cực bên trong chúng ta, nhưng bản chất của vấn đề
không thực sự là như vậy - nó xảy ra bởi vì tâm thức tách ra thành hai mặt đối
tượng chủ thể và trở nên tham gia trong việc thích hay không thích một cái gì
đó.
Chúng
ta thường nghĩ rằng cách duy nhất để tạo ra hạnh phúc là cố gắng kiểm soát những
hoàn cảnh bên ngoài của cuộc sống chúng ta, và cố gắng sửa chữa những gì có vẻ
như sai hoặc để thoát khỏi tất cả mọi thứ làm phiền và làm đau chúng ta. Nhưng
vấn đề thực sự nằm trong phản ứng của chúng ta đối với những trường hợp này. Những
gì chúng ta phải thay đổi là tâm và cách nó kinh nghiệm thực tại. (Gates to
Buddhist Practice)
Xuyên qua căn bản về giải phẫu não phát triển
trong thời kỳ Pleistocene, một giai đoạn khi môi trường của chúng ta có nhiều
thù địch với chúng ta hơn bây giờ. Những cảm xúc tiêu cực chính - sợ hãi, ghê tởm,
giận dữ, buồn đau đã được phát triển bởi tổ tiên xa xưa như là một giải pháp rất
hiệu quả để chống lại vấn đề dai dẳng phải đối mặt. Mỗi cảm xúc này có chức
năng thích ứng của chính nó. Ví dụ, sợ hãi giúp chúng ta phản ứng với các mối
đe dọa, nguy hiểm; ghê tởm, với động lực chính để lánh xa - được thiết định để
giúp chúng ta tránh nhiễm trùng hoặc từ chối một thực phẩm có khả năng độc hại;
tức giận, tất nhiên, đã giúp chuẩn bị để chiến đấu hoặc tấn công, nhưng cũng có
thể phục vụ như là một tín hiệu cảnh báo khi có điều gì ngăn cản chúng ta; và nỗi
buồn, có thể khuyến khích chúng ta dành thời gian cần thiết ra để tái tập hợp sau
một sự thất bại, cẩn thận để bảo vệ lực lượng của chúng ta, và không nghi ngờ
gì, nó cũng kêu gọi sự giúp đỡ của người khác. Do đó, mỗi cảm xúc đều có mục
đích hoặc mục tiêu riêng của mình, như thế mỗi người đều có liên quan đến cảm
xúc, suy nghĩ và hành vi, đặc trưng đối với nó vốn được xây dựng đặc biệt để
giúp chúng ta đạt được những mục tiêu nhất định.[2]
Vì hầu hết những cảm xúc tiêu cực đều có mục đích
giúp chúng ta đối phó với các tình huống quan trọng hoặc đe dọa tính mạng,
trong đó tỉ lệ của một giây là quan trọng vô cùng, chúng phải đưa chúng ta di
chuyển rất nhanh chóng và dứt khoát. Trong loại tình huống nguy hiểm, chúng ta không
có thời gian để phân tích một cách ý thức vấn đề theo chiều sâu, do đó những cảm
xúc bị kẹt ngay cả trước khi các thông tin được hoàn toàn xử lý trong tân vỏ
não (neocortex) - vỏ não mới, trung tâm của tiến trình tư duy. Vị trí của những
cảm xúc tiêu cực là hệ thống viền não (limbic system), trong những chỗ như hạch
hạnh nhân có trách nhiệm cho sự triệu tập của những cảm xúc như sợ hãi hay sự
thù địch. Sự bất an được tạo nên bởi những cảm xúc tiêu cực cung ứng một sự phục
vụ tốt, thu hút sự chú ý của chúng ta với những gì đang xảy ra, buộc chúng ta phải
đảm bảo rằng chúng ta nên chú ý tới những gì chúng ta làm, và di chuyển chúng
theo hướng giải quyết tình hình. Ý thức về thảm họa sắp xảy ra chính là vốn có
sợ hãi, ví dụ, có thể khá đau đớn, nhưng nó chính là nỗi đau để đảm bảo sự quan
tâm đầy đủ của chúng ta, khuyến khích chúng ta không tiếp tục chần chừ, và thúc
đẩy chúng ta bằng hành động phòng ngừa nhanh chóng.
Tất nhiên, những cảm xúc có liên quan không chỉ
với cảm giác; mỗi cảm xúc cũng gây ra những thay đổi trong cách suy nghĩ và
thay đổi đặc trưng trong cơ thể. Thông tin được gửi bởi tế bào thần kinh trong
vỏ não của hệ thống tân vỏ não có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ.
Ngoài ra còn có các sự kết nối phức tạp giữa các hệ thống tân vỏ não và các bộ
phận khác của não, cũng như các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Thông tin được
gửi qua đường dây thần kinh hoặc các mạng lưới có thể gây ra những thay đổi nhanh
chóng trên khắp cơ thể. Liên quan đến những thay đổi vật lý với, mỗi cảm xúc
tiêu cực liên kết với một xu hướng đặc biệt với hành động là một chuỗi các thay
đổi sinh lý phát huy sự hỗ trợ cho các hoạt động cụ thể vốn được dự định để chuẩn
bị cho chúng ta nhằm phản ứng với nguy hiểm hoặc giúp chúng ta đảm bảo sự cứu giúp
của chính mình.
Để hiểu tiến trình này tốt hơn, chúng ta có
thể lấy sợ hãi như một ví dụ; nó là cơ chế bảo vệ của chúng ta nhằm cảnh báo về
sự nguy hiểm, đặc biệt trong các tình huống đe dọa tính mạng, và cũng giống như
những cảm xúc khác, nó chuẩn bị cho chúng ta ứng phó một cách nhanh chóng để phục
vụ việc tự cứu mình. Vậy nó làm điều đó như thế nào? Khi các giác quan của
chúng ta nhận ra một mối đe dọa tiềm năng, thông tin thuộc về cảm giác được gửi
đến các hạch hạnh nhân, chủ yếu cung cấp động lực của chúng ta để thực thi, tạo
nên một cảm giác khó chịu về thảm họa sắp xảy ra. Sau đó nó chuẩn bị thân thể của
chúng ta để chỉ điểm: ngay lập tức thông điệp được gửi đến các mạng thần kinh,
trong một số trường hợp đạt được một tác động trực tiếp vào các cơ quan mục
tiêu, và trong trường hợp khác, bằng cách kích thích các tuyến mạch để sản xuất
thông tin hóa học - hormon đi qua dòng máu đến các cơ quan chủ đích khác.
Các
thông tin này làm phát sinh một loạt các hiệu ứng trên khắp cơ thể, và mỗi hiệu
ứng chuẩn bị cho cơ thể để làm những gì cần thiết
cho sự sống còn: nhịp tim và huyết áp tăng lên, chuẩn bị hành động của chúng ta.
Hơi thở gấp rút hơn để cung cấp thêm dưỡng khí; cơ bắp căng thẳng; sự cảm nhận
tăng cường; mồ hôi bắt đầu tuôn chảy khi cơ thể cần một chút hơi mát sau một cuộc
vận hành khó khăn; căn thẳng các hormones như adrenaline và cortisol với cuộc hành
trìng xuyên qua cơ thể. Những hormone này tăng trưởng các chức năng quan trọng,
trực tiếp với các dòng máu đến các cơ bắp, và đặc biệt là các cơ bắp lớn của
chân và tay để chuẩn bị cho chúng ta để đối đầu hoặc chạy trốn; chúng huy động
nguồn dự trữ năng lượng của chúng ta, giảm bớt glucose từ gan đối với một cuộc
phát động nhanh, và thậm chí gây ra những thay đổi trong tiểu huyết cầu để cung
cấp sự lưu thong máu trong trường hợp chấn thương. Đồng thời, các thông tín được
gửi đi nhưng vô hiệu hóa chức năng không quan trọng, tạm thời đình chỉ hoạt động
của hệ tiêu hóa, hệ sinh sản và hệ thống miễn dịch – tóm lại, nếu bạn đang bị
bách hại bởi kẻ điên khát máu bằng một cái rìu, não của bạn nhận ra rằng có lẽ
đây không phải là thời điểm hoàn hảo cho một buổi chiều quan hệ, tiêu hóa thức
ăn ngon hoặc để thực hiện các công việc gia đình trong trang trại, chẳng hạn
như sản xuất chất kháng thể để chống sự viêm nhiễm (Howard
C. Cutler).
Những thay đổi chức năng sinh lý này thường được
gọi là một ứng phó hoặc phản ứng với stress. Chúng có thể giúp chúng ta chuẩn bị
cho các hành động bảo vệ thông thường, hoặc các loại cụ thể hơn về sự phản ứng thói
quen tùy theo tính chất của sự nguy hiểm. Những phản ứng như thế bao gồm việc bỏ
chạy hoặc tấn công; nếu một người không thể thoát ra được sự giảm cường độ hoặc
trói buộc của hành động là một phản ứng tiềm năng đối với sự sợ hãi, có thể có
lợi nếu một người sắp rơi từ một vách đá, hoặc nếu ý nghĩa tốt nhất của việc tự
cứu mình được che dấu, và trong một số trường hợp, nó thậm chí có thể ngăn chặn
sự phản xạ nhằm tấn công một số loài ăn thịt.
Chúng
ta có thể thấy những thay đổi vật lý kết hợp với những cảm xúc tiêu cực như thế
nào, có thể khá hữu ích trong những tình huống mà họ đang dự định - những tình
huống gây nguy hiểm cho cuộc sống. Tuy nhiên, trong một nghĩa nào đó, những
thay đổi này có thể được xem như là giới hạn áp đặt hoặc mũi nhọn có ảnh hưởng
đến hành vi của chúng ta. Xu hướng hành động được lập trình bởi những thay đổi
sinh lý trong cơ thể kết hợp với cảm xúc, và đẩy con người đến một phương trình
đặc biệt của hành động, chẳng hạn như chiến đấu, chạy trốn, nôn mửa (kết hợp với
cảm xúc ghê tởm), và v.v... Chúng vẫn có thể chọn bất kỳ hành động nào, dù cảm
xúc sợ hãi, ví dụ, có thể chuẩn bị để cơ thể có lối thoát, chúng ta không cần
phải chạy xa, và thậm chí bạn có thể quyết định hát một bản aria hay nằm xuống
để ngủ. Nhưng phương trình hành động của chúng ta trong trường hợp này được ‘thu
hẹp’ trong ý nghĩa là cơ thể được đặt trong sự cảnh báo vì tình trạng giới hạn
và cụ thể của hành động.
Dĩ
nhiên, ngoài các hiệu ứng vật lý, cảm xúc tiêu cực cũng có thể tác động đến
cách suy nghĩ của chúng ta. Sự kết hợp của các hiệu ứng trên cơ thể và tâm đôi
khi được gọi là hiệu ứng tư tưởng. Những cảm xúc tiêu cực có xu hướng bóp méo
suy nghĩ của chúng ta, dẫn đến một tác dụng "thu hẹp" về nhận thức,
cũng như chúng có một tác động thu hẹp về hành vi của chúng ta. Như vậy, chúng
ta có thể nói rằng những cảm xúc tiêu cực có tác dụng tương tự trên sự thu hẹp
của hiệu ứng tư tưởng. [3]
Vì
tư tưởng bị thu hẹp, nên chúng ta cũng không thể nhìn thấy đúng với bản chất sự
vật, cứ nhảy theo cảm xúc tiêu cực như vui, buồn…và tiếp tục sống buông thả,
phóng dật theo những phát khởi tham ái không bao giờ dừng.
“Ái dục:
cây leo tường
Với người sống phóng túng
Nhảy đời này đời sau
Như vượn tìm trái cây.”
(Manujassa pamattacarino
Tanha vaddhati maluva viya
So plavati hurahuraj
Phalam icchaj va vanasmi vanaro.)[4]
Vẫn
là câu hỏi quan trọng nhất là những cảm xúc tiêu cực và tư duy thu hẹp của chúng
thúc đẩy nhận thức sai lệch và không chính xác về thực tại như thế nào trong việc
dẫn đến bạo lực và hành vi phá hoại. Rất hữu ích để trả lời câu hỏi này: đầu
tiên có một cái nhìn sâu hơn về những thay đổi cụ thể trong tư duy gây ra bởi
những cảm xúc tiêu cực.
Những nhà nghiên cứu khoa học đã cung cấp bằng
chứng khá phong phú mà những cảm xúc tiêu cực nói chung có tác dụng ‘thu hẹp’
vào suy nghĩ của chúng ta. Điều này có ý nghĩa nếu chúng ta nhớ lại lý do tại
sao những cảm xúc tiêu cực xuất hiện trong quá trình tiến hóa. Trong tình huống
nguy hiểm cho cuộc sống, cơ hội của mình để tồn tại vượt trên tất cả, và chúng
ta có thể gửi đi tất cả các khả năng nhận thức của chúng ta để giải quyết trong
bàn tay của chúng ta. Chúng ta gửi tất cả sự chú ý, tất cả các nguồn lực của
não bộ và khả năng suy nghĩ cách làm thế nào để sống sót trong một tình hình cụ
thể trong giây phút ngắn. Vì vậy, trên thực tế, trong những tình huống này, tư
duy và nhận thức được thu hẹp: hạn chế với các vấn đề thực tế, tập trung vào thời
điểm hiện tại.
Xuyên qua vijñaptimātravāda (cittamā-travāda,
yogācāra) - Duy thức Tông (hay Duy thức Học) thuộc lĩnh vực Tâm lý học Phật
Giáo, tư duy nhận thức thu hẹp có thể được gọi là Mạt-na- thức (末那識/mano-vijñāna) hay ý căn - một trong tám thức chính trong dòng tâm thức
của con người, hay còn gọi là thức chấp ngã, tâm lý phụ thuộc, tiêu cực, bản chất
của nó là thiện, ác và vô ký. Tính năng quan trọng của thức này là cảm ứng và
chấp thủ thức A-lại-da (tàng thức) như là kiến phần hay sinh mạng của nó. Mạt-na
chấp chủ thể thấy và đối tương thấy của thức A-lại-da như là của mình và cản trở
sự hoạt động tự do của tàng thức trong việc sự chuyển hóa các hạt giống tốt. Mạt-na
còn gọi là ‘câu sinh ngã chấp’ (俱生我執 sahaja-ahaṃkāra-manaskāratā),
ngã chấp sinh theo A-lại-da, sinh ra một lần với thân mạng. Theo Duy thức Tam
thập tụng (triṃśikā-vijñaptimātratā), thức này gồm có ngã kiến, ngã si, ngã mạn,
và ngã ái Và hoạt động của nó là ‘hằng chuyển’ (hằng chuyển như bộc lưu) - sự vận
hành hoạt động rất nhanh như nước chảy xiết; vì bản chất là ngã ái, nên sự bảo
vệ ‘câu sinh’ đối với cái ‘tôi’ rất nhạy bén không lường, ngay cả trong khoảnh
khắc của tư duy.
Như thế, trong những tình huống nguy hiểm, nơi
mà ngay cả một phần nhỏ của một giây, tốc độ và sự quyết đoán rất quan trọng
trong việc giải quyết nó. Để tăng cơ hội sống sót, não bộ không có thời gian để
gửi thông tin lên các trung tâm suy nghĩ trên của vỏ não, đòi hỏi thời gian để
phân tích tình hình, một sự quyết định suy lường mà chương trình của hành động
này là thích hợp nhất đối với mọi vấn đề. Thay vì chúng ta sẽ tự động được lập
trình để đáp ứng, dựa vào một cơ chế não ban sơ hơn. Não bộ muốn nhanh chóng
phân loại một cái gì đó mà bạn đang phải đối mặt, dựa vào hai điều đơn giản đen
hoặc trắng, an toàn hoặc nguy hiểm, và v.v… Lối suy nghĩ này sẽ cứu tế năng lượng
nhận thức của bạn để đảm bảo rằng bạn hành động một cách nhanh chóng và hiệu quả,
nhưng như vậy bạn sẽ phải chú ý: bạn có thể tập trung suy nghĩ của mình về các
mối đe dọa ngay trước mắt bạn để tăng cơ hội sống sót, nhưng chỉ nằm ở tư duy
dài hạn, suy nghĩ ấy đối với một thời gian dài trong tương lai. Cách phản ứng
nhanh này theo các nhà nghiên cứu có thể thấy nằm ở các ‘vùng xám’ (Cutler). Tuy
nhiên, theo tâm lý học Phật giáo, thức Mạt-na lấy sự suy lường làm tánh và tướng,
vì nó là bản chất của nó thường hằng suy nghĩ suy xét, tính toán, đo lường
không bao giờ gián đoạn (hằng thẩm tư lương vi tánh tướng), như thế khả năng tự
vệ bản ngã của nó rất thông minh và nhanh như một tia chớp.
Mặt khác, loại suy nghĩ điểm số nhanh này trên
lý luận, logic, và phán quyết quan trọng, phần lớn bỏ qua các trung cao trong
tư duy của não hay những mặt tích cực của thức Mạt-na. Điều này giải thích tại
sao những thay đổi trong cách chúng ta suy nghĩ gây ra bởi những cảm xúc tiêu cực,
đang hạn chế khả năng của chúng ta để tìm giải pháp cho vấn đề của chúng ta. Nó
cũng giải thích tại sao một cách suy nghĩ và khả năng đặc biệt như thế lại ngăn
cản chúng ta đi đến một sự hiểu biết hoặc một thỏa hiệp, khi chúng ta cố gắng để
giải quyết thành công các cuộc xung đột của chúng ta mà không cần sự trợ giúp của
bạo lực, điều mà Đức Đạt Lai Lạt Ma làm sáng tỏ nhất.
Cách 'tường thuật' như thế của tư duy như, vốn
có trong tất cả các cảm xúc tiêu cực, nhưng như đã nói, mỗi cảm xúc tiêu cực đã
được thiết lập đặc biệt để hỗ trợ đối phó với sự nguy hiểm của nào đó. Cảm xúc
tiêu cực cũng là một loại phân biệt của Mạt-na thức, đóng vai trò bản năng tự vệ.
Vì vậy, ngoài tác dụng thu hẹp chung của các cảm xúc tiêu cực, mỗi thứ cảm xúc
tiêu cực có ảnh hưởng cụ thể của nó trên biến lượng suy nghĩ, ảnh hưởng đến
phán đoán của con người và sự quyết định tạo tác, có thể biến hành như là dấu
hiệu của những cảm xúc tiêu cực khác. Mạt-na chấp chặt tàng thức, tạo nên một
năng lượng làm cho các hạt giống xấu và tốt hiện hành trên ý thức. Các tập khí,
tham đắm, giận dữ, ghanh tị…cũng khởi lên, trở thành một nguồn năng lượng sai xử
chúng ta tạo tác, nói năng và suy nghĩ. một cách tiêu cực. Khi mỗi cảm xúc được
liên kết với một cách quán xét nào đó của con người về tất cả những gì đang xảy
ra xung quanh, và với một xu hướng đặc trưng để tạo nên sự lựa chọn nhất định
hoặc đưa ra quyết định nào đó, nó có thể được xem như một loại biến dạng hoặc hạn
chế của suy nghĩ.
Ví dụ, các biến dạng của tư duy gây ra bởi sự
giận dữ được lưu trữ tốt, và có thể xem như là một ví dụ tốt về một sự thu hẹp
cụ thể hơn và tác động bóp méo của những cảm xúc tiêu cực. Một số nhà nghiên cứu
đã khẳng định rằng khi tức giận con người nghĩ về một tình huống hay một người
nào đó, hoặc khi họ tìm cách giải quyết vấn đề, họ có xu hướng đơn giản hóa các
sự kiện để suy nghĩ rất nhanh và phớt lờ chúng, và để làm cho kết quả ra nhanh.
Bằng cách như vậy, suy nghĩ của họ được thu hẹp hoặc giới hạn bởi thực tế là họ
không chú ý đến các chi tiết và tránh nghiên cứu và phân tích sâu hơn. Nó có thể
dễ dàng phân biệt, ví dụ, từ ảnh hưởng bóp méo của nỗi buồn là người buồn xử lý
thông tin thông qua tập trung vào chi tiết, và họ có thể tham gia vào nhiều
phân tích sâu hơn, nhưng không chú ý đến bức tranh hoàn chỉnh, và có thể tập
trung chọn lọc trên các thông tin để tăng cường tâm trạng buồn của họ. Trong việc
đưa ra quyết định, người giận dữ cũng có xu hướng dựa trên một cảm giác vô thức
của A-lại-da không thể sai lầm về chứng cứ, hoặc những tư kiến có thể dẫn đến một
cảm giác tự tin và lạc quan của họ, nhưng đồng thời có thể làm suy yếu khả năng
của họ là khách quan và hợp lý.
Một câu chuyện của Đức Phật về sự ‘không phản ứng’
với cơn giận sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn với sự tự tin và trí tuệ tuyệt vời
của Phật:
... Tức giận và không hài lòng, Bharadvaja [người
lặng mạ] đến gặp đức Phật [Gotama] và sỉ nhục, chửi rủa ngài với những lời thô
lỗ, ác độc.
Khi
ông ta nói xong, Đức Phật hỏi rằng: "Ông nghĩ gì, này Bà la môn
(Bharadvaja)? Những bạn bè, đồng nghiệp, bà con và người thân, cũng như những
người khách có đến thăm ông không?”
"Thỉnh
thoảng họ đến thăm, Thầy Gotama ạ."
"Rồi
ông có cung cấp cho họ một số thực phẩm hoặc một bữa ăn hay một món ăn nào không?"
"Thỉnh
thoảng tôi có làm như vậy, Thầy Gotama ạ."
"Nhưng
nếu họ không nhận những thứ ông cho thì các thực phẩm thuộc về ai?"
"Nếu
họ không nhận nó thì thực phẩm ấy vẫn thuộc về chúng tôi."
"Cũng
thế, này Bà la môn, chúng tôi - những người không sỉ nhục bất cứ ai, những người
không mắng chửi ai, những người không chống đối bất cứ ai – không nhận sự sỉ nhục
và mắng chửi và đả kích mà ông đưa cho chúng tôi. Này ông Bà la môn, nó vẫn thuộc
về ông, Này ông Bà la môn, nó vẫn thuộc về ông!”
“Này ông
Bà la môn, ông tự sỉ nhục chính ông, ông tự mắng chửi chính ông, ông tự chống đối
chính ông-ông được cho là tham dự vào bữa ăn, nhập vào một cuộc trao đổi. Nhưng
chúng tôi không nhận bữa ăn của ông; chúng tôi không nhập vào một cuộc trao đổi
của ông. Nó vẫn thuộc về ông, Bà la môn! Nó vẫn thuộc về ông, Bà la môn! "
...
Người đã trả lại cho một người căm giận với sự tức giận
Như
thế khiến cho mọi thứ tồi tệ hơn đối với y.
Không
trả lại cho một người giận dữ với sự giận dữ,
Bậc
chiến thắng một trận chiến khó khăn với huy hoàng...
Sau
sự cố này, cuối cùng Bharadvaja được cải hóa bởi cuộc gặp gỡ với Đức Phật, và trở
thành một nhà sư, và dưới sự hướng dẫn của Đức Phật, cuối cùng đã hoàn thành sự
giác ngộ.[5]
Những xu hướng có thể tìm thấy được các chức
năng cơ bản nhất của sự tức giận - khi cái cái tôi bị khinh miệt, những kế hoạch
của chúng ta đang bị cản trở hoặc một cái gì đó ngăn cản chúng ta đạt được mục
tiêu, và cơn giận bùng lên loại bỏ các chướng ngại. Lý do được cảm nhận như là
một cái gì đó bên ngoài mà chúng ta phải chiến đấu hoặc những gì chúng ta phải
vượt qua. Do đó, chiều hướng chung này là sự phá hoại bất kỳ những đe dọa hoặc
những trở ngại liên quan đến một xu hướng cụ thể để thấy những hoàn cảnh bên
ngoài như là nguyên nhân của vấn đề, và với một thói quen đặc trưng để đổ lỗi
cho người khác bất cứ khi nào cơn giận bùng nổ. Trong thực tế, những nghiên cứu
cho thấy chính sự tức giận thường là những tư duy dẫn đến thành kiến.
Một kỹ thuật mới của Phật giáo trong việc đối
trị cơn giận để giảm bớt những rủi ro của sự xung đột với 5 bước đơn giản và hiệu
quả của Thiền sư Nhất Hạnh như sau:
Bước 1: Chánh niệm với cảm xúc
"Chúng ta có thể nói với chính mình,
-
"Thở vào, tôi biết rằng sự tức giận ở trong tôi. Thở ra tôi biết rằng tôi
là sự tức giận của tôi."
-
Hoặc "Thở vào, tôi biết rằng sự tức giận ở trong tôi. Thở ra tôi biết rằng
tôi phải đặt tất cả năng lượng của mình vào việc chăm sóc cho sự tức giận của
tôi."
Khi
chúng ta giận dữ…
- Chúng ta là sự tức giận
- Đừng thẩm xét hoặc kìm hãm sự tức giận
-
Tập trung vào bản thân, không phải đối với người khác
- Như một người chị gái chăm sóc cho một em
gái,
` -
Như một người làm vườn với cái nhìn sâu sắc và cái thấy bất nhị vẻ đẹp tiềm
năng của phân bón,
-
Dần dần chúng ta có thể chuyển hóa cơn giận hoàn toàn thành sự an lạc, tình
thương và sự hiểu biết
Làm nguội cơn
giân:
Bước 2: Hãy ra
ngoài tản bộ, tập thiền:
-
Thở vào, tôi biết rằng cơn giận là ở đây.
-
Thở ra, tôi biết rằng cơn giận là tôi.
- Thở vào, tôi biết rằng cơn giận là khó chịu
-
Thở ra, tôi biết cảm giác này sẽ qua.
-
Thở vào, tôi bình tĩnh.
-
Thở ra, tôi đủ mạnh để có thể chăm sóc cơn nóng giận này.
Bước 3: Hiểu biết
để từ bi
-
Khi chúng ta bình tĩnh để nhìn thẳng vào cơn giận, chúng ta có thể bắt đầu thấy
gốc rễ của nó: sự hiểu lầm, vụng về, bất công, oán giận, hay những nguyên nhân
khác.
-
Dành thời gian chừng nửa giờ để chú ý đếnsự tức giận, chuyển hóa nó.
-Thấy
và hiểu là những yếu tố của sự giải thoát đưa đến tình thương và lòng từ bi.
Bước 4: Nhận diện gốc rễ của sự tức giận
Gốc rễ chính là bên trong chúng ta:
- Sự thiếu hiểu biết của
chúng ta về các nguyên nhân của cơn giận
-
Bởi lòng tham muốn, niềm tự hào, kích động, và nghi ngờ
Nguyên nhân phụ là từ người khác. Khi chúng ta
hiểu những yếu tố dẫn đến hành vi của người khác, chúng ta có thể phản ứng với
sự giúp đỡ hoặc kỷ luật từ sự phát khởi của lòng từ bi.
Bước 5: Thoát khỏi những nút thắt bên
trong
-
Chúng ta thực tập để tỉnh thức đối với phản ứng có vấn đề, xử lý chúng nhanh
chóng và dễ dàng trong hiện tại.
-
Chúng ta thực tập để hiểu rõ có vấn đề trong quá khứ bằng chánh niệm.
-
Tập thở và mỉm cười, chúng ta biết nhìn vào những cảm xúc khó chịu của chúng ta
mà không cần phải quay lưng lại chúng, nhìn thấy những sự liên hê dựa trên kinh
nghiệm quá khứ.[6]
Khi những cảm xúc tiêu cực và cơn giận không
được chuyển hóa, điều này cũng có thể là một lý do cho những người nổi giận là
dễ đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ khả năng gây tổn hại cho người
khác. Ví dụ, trong một nghiên cứu, sự tức giận đã là nguyên nhân với nhóm người
sau khi họ được yêu cầu đánh giá một loạt các trường hợp hư cấu tại tòa án, họ
chẳng làm gì với các vấn đề mà đã tức giận chúng- và những người trong cơn giận
đã có nhiều khuynh hướng nhằm buộc tội các bị cáo và đề nghị trừng phạt cứng rắn
hơn. Thí nghiệm này cũng chỉ ra một khía cạnh rất có vấn đề về cảm xúc tiêu cực:
tác động của suy nghĩ và hành vi là khá ổn định, và nó liên tục được chuyển
giao cho các tình huống khác mà không có gì giống với sự kiện ban đầu mà đã gây
nên những cảm xúc này. Có một số lượng lớn các dữ liệu khoa học chứng minh rằng
phán xét hoặc quyết định tiếp theo của người đó sẽ bị tác tác động hơn bởi những
cảm xúc tiêu cực, ngay cả khi họ không biết về nó. Ví dụ, nghiên cứu của nhân
viên văn phòng trong môi trường sản xuất về sự kích thích mặt hàng dựa trên sự
đánh giá của ông ta về đồng nghiệp và những người quen biết, vì thế người giận
giữ tham gia trong cuộc nghiên cứu là ít có khả năng để tin tưởng, mặc dù họ
không có gì giống với các nguyên nhân gây ra của những người tức giận. Trong
trường hợp như vậy, là khi người đó không thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, nó
sẽ có một khuynh hướng, hay "khuynh hướng nhận thức" để xem các sự kiện
tiếp theo thông qua ống kính vô thức của nhận thức. Và, như đã biết, khi một
người nhận thức các sự kiện và thông tin trọng hình trạng méo mó, điều này chắc
chắn sẽ có một số tác dụng vào những phán xét và quyết định của nó.
Như vậy, theo lời Đức Đạt Lai Lạt Ma, cảm xúc
tiêu cực có thể gây ra những thay đổi trong tư tưởnng rồi tìm cách bóp méo và
làm mờ thực tại. Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích tại sao một vài biến dạng thông
thường của suy nghĩ chẳng hạn như việc thiếu nhận thức về những hậu quả lâu dài
của các hành động của chúng ta, suy nghĩ "đen hoặc trắng", sự thất bại
để nhìn vào những vấn đề sâu sắc hơn liên quan đến vấn đề này, và v.v… có thể
trở thành phần căn bản sai lầm và đau khổ lớn nhất của con người. Khi nói về mối quan hệ giữa các cảm xúc tiêu cực
và suy nghĩ lệch lạc, ngài cũng nêu ra câu hỏi quan trọng, không chỉ có cảm xúc
tiêu cực phát sinh tư tưởng lệch lạc, nhưng tư tưởng lệch lạc cũng có thể gây
ra cảm xúc lệch lạc; như thế, chúng ta thấy rằng nó hoạt động trong cả hai hướng.
Điều này là rất quan trọng, bởi vì nếu những yếu tố giống
như ảnh hưởng của môi trường xã hội, sự tuyên truyền mạnh mẽ, các nhà lãnh đạo
khác nhau cố gắng để thao tác, hoặc tất cả các phạm vi của tình hình đanh hành
động trên phương hướng suy nghĩ lệch lạc của một ai đó, dưới các điều kiện nhất
định nó có thể gây ra hoặc góp phần vào những cảm xúc tiêu cực - như giận dữ và
thù hận - với những hậu quả thảm họa tiềm tàng.[7]
No comments:
Post a Comment