
Con người cũng có
thể khai thác thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến vô tận từ sự thiếu hiểu
biết của mình không? Không thể, bởi vì chính bản chất của nó nói cho chúng ta biết
rằng điều này là không thể. Chúng là những hạn chế, và hành tinh Trái đất là một
tài sản công cộng của tất cả các sinh vật sống trên đó. Không ai có thể tranh
luận rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc về cá nhân mình. Thiên nhiên
và sự giàu có của nó không phải là tài sản của một loài nào đó. Do đó, một cái
nhìn mới và một cách suy nghĩ mới trong hệ sinh thái có thể được thể hiện trong
câu ngắn sau đây: ‘chúng ta nắm giữ hành tinh và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên trong nghĩa vụ đối với các thế hệ tương lai, và điều này không thể là tài
sản của riêng chúng ta’. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hành tinh mà chúng
ta phải giữ gìn và bảo vệ là một kho tàng đối với con cháu chúng ta. Đây là một
ý tưởng hoàn toàn mới, trái với suy nghĩ thông thường hiện đại.
Các nguyên nhân thực sự của tất cả các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ một ý tưởng sai lầm, có nguồn gốc từ thời thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội: cho rằng bạn có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô tận bởi vì bản chất là vô biên. Nhưng hành tinh nói rằng nó không thể cung cấp thêm nữa. Và nếu như hành tinh này chết thì chúng ta chết cùng với nó, tất nhiên, tất cả cuộc sống sẽ kết thúc. Lần đầu tiên trong nhiều năm, khoa học hiện đại đã đi đến một tầm nhìn mới, sáng suốt hơn đó là không phải thế nào để khai thác thiên nhiên và để giành chiến thắng nó, nhưng để thiết lập mối quan hệ giữa thiên nhiên và sự tồn tại của chúng ta.
Các nguyên nhân thực sự của tất cả các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ một ý tưởng sai lầm, có nguồn gốc từ thời thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa xã hội: cho rằng bạn có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên vô tận bởi vì bản chất là vô biên. Nhưng hành tinh nói rằng nó không thể cung cấp thêm nữa. Và nếu như hành tinh này chết thì chúng ta chết cùng với nó, tất nhiên, tất cả cuộc sống sẽ kết thúc. Lần đầu tiên trong nhiều năm, khoa học hiện đại đã đi đến một tầm nhìn mới, sáng suốt hơn đó là không phải thế nào để khai thác thiên nhiên và để giành chiến thắng nó, nhưng để thiết lập mối quan hệ giữa thiên nhiên và sự tồn tại của chúng ta.
Hai nghìn năm trước, nhân loại không có kinh
nghiệm với sự đe doạ nghiêm trọng thực sự đối với sự sống còn của mình. Khi bước
vào thiên niên kỷ này, chúng ta có một sự khủng hoảng ngày càng tệ hơn về môi
trường của trái đất, và điều này đã làm dấy lên một sự đe doạ thực sự đối với sự
tồn tại của con người trên quy mô toàn cầu. Hệ sinh thái của trái đất có cơ
nguy cơ thoái hóa nếu sự suy thoái của môi trường sẽ không được lùi lại. Sự suy
thoái của trái đất sẽ để lại hệ sinh thái của nó trong tình trạng mất thăng bằng
này và sẽ khiến trái đất không thể thích hợp cho sự sống con người tồn tại.
Vấn
đề môi trường tiếp tục nới rộng qui mô thông qua các vấn đề như ô nhiễm biển,
hiệu ứng nhà kính và sự tàn phá các khu rừng với mức độ lớn do nền văn minh vật
chất đã được thúc đẩy xuyên qua những tiến bộ trong khoa học và công nghệ. Nếu
không dừng lại được sự ảnh hưởng của chu kỳ phá hoại này, thì con người cần phải
xét lại cách sống của mình và những giá trị đạo đức liên quan đến việc sống với
môi trường thiên nhiên.[1]
Vấn đề ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gây ra
mối đe dọa đối với sức khỏe của chúng ta xuyên qua sự biến đổi về khí hậu và
trái đất ngày càng nóng dần lên; sự kiện này đã tác động đến ý thức bảo vệ môi
trường nâng lên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này là một trong những giới luật cơ bản
được đặt ra bởi Đức Phật khoảng hơn hai mươi lăm thế kỷ trước cho Phật tử thực
hành, Phật giáo đã tồn tại hàng nghìn năm, những Sơn lâm tự được thành lập
trong các khu rừng và đồi núi đã chứng tỏ rằng cuộc sống hài hòa với thiên
nhiên của đạo Phật.[2]
Với quan điểm rằng Phật giáo đại diện cho con
đường từ bi, Đức Phật bao hàm tổng thể của lòng từ bi đó, vì vậy ngài được nhìn
một cách tôn kính như là một bậc bảo hộ cho tất cả chúng sinh với tấm lòng từ
bi. Những lời dạy của Đức Phật cho các môn đồ được nhấn mạnh vào việc thực thi
lòng yêu thương, tránh làm thương tổn đến bất kỳ hình thái nào của sự sống trên
trái đất. Theo học thuyết này, việc bảo hộ tất cả các dạng hình thái của sự sống
không những tốt đẹp đối với phúc lợi của con người mà còn bảo hộ cho các loài động
vật và thực vật khác. Do vậy triết học Phật giáo quan niệm rằng tất cả dạng sống
trong vũ trụ là các thực thể bình đẳng trong tự nhiên, và sự sống cuả tất cả
con người, động vật và thực vật trong thế giới này đều có sự quan hệ với nhau,
phụ thuộc vào nhau và phát triển tương quan với nhau.[3]
Với
mục đích khảo cứu phương pháp mà Phật giáo và sự bảo vệ môi trường có sự liên đới
lẫn nhau, điều này rất cần thiết để quan tâm đến khái niệm tất yếu đầu tiên
trong học thuyết đạo Phật. Theo Phật giáo, vấn đề môi trường thì không thể lãng
tránh được. Triết lý Sơ khởi và Phát triển của Phật giáo đều quan tâm đến môi
trường mà chúng ta đang sống, hoặc các hiện tượng tự nhiên mà chúng ta kinh
nghiệm, như vô thường, khổ, không và vô ngã, và những hình thái không thể biết
được về trạng thái biến chuyển của thiên nhiên.[4]
Phật giáo nhìn nhận thiên nhiên như là nền tảng
cho sự sống xuyên qua quan điểm tích cực. Thí dụ, khái niệm về tính Bất nhị của
Phật giáo về đời sống và môi trường cùng phát sinh trong sự tùy thuộc là thường
được đề cập đến trong Giáo pháp. Khái niệm này cho rằng sự sống và môi trường của
chính nó thì ở trong bản chất hai hiện tượng khác biệt, nhưng chúng nó vốn là bất
nhị (không tách rời nhau) trong ý nghĩa căn bản. Các tư tưởng Phật học nền tảng
khác được biết như là lý Duyên sinh, trong đó cho rằng không có sự vật nào tồn
tại và vận hành một cách độc lập, mà là mỗi một thực thể tồn tại vì sự tương
quan mà nó có với những cái khác trong môi trường, hoặc những điều kiện liên hệ
đến các thể thức khác ở trong trái đất. Về cơ bản, từ khái niệm này Phật giáo
mang lại những giá trị quí báu đối với môi trường, cũng như quan điểm của đạo
Phật cho phép việc nghiên cứu môi trường và thiên nhiên nói chung như là thành
phần thiết yếu của một hệ thống cân bằng sự phức tạp và rắc rối. Hơn nữa, vì
tình trạng phá hoại môi sinh có quan hệ với sự tàn phá của con người, bằng học
thuyết Bất nhị của sự sống và môi trường của chính nó, sự ngăn chặn việc tàn
phá môi trường trở nên căn bản.[5]
Học thuyết Duy thức trong Phật giáo Đại thừa
cho thấy rằng tám thức tâm trong lĩnh vực tâm thức của con người có quan hệ
cùng với thế giới vật lý như sông ngòi, núi rừng và đất đai, do đó sự tàn phá
môi trường chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm thức sâu sắc của con người, nên đạo
Phật chỉ ra mối quan hệ đa dạng ngoài ý thức tồn tại của con người và môi trường
xung quanh con người. vì vậy theo đức tin của người Phật tử, những thách thức về
môi trường sẽ gây ra đau khổ cùng với sự ô nhiễm môi sinh và sự suy thoái được
thực hiện bởi bất kỳ tình trạng trực tiếp hay gián tiếp sẽ ảnh hưởng đến sự tồn
tại của mọi loài hoặc những hình thái của sự sống trên thế giới vì tác động đến
sự sống, điều quan trọng để loại bỏ tai họa đối với sự hủy diệt môi trường là
xuyên qua học thuyết về việc thực tập hạnh Bồ tát để liễu đạt phương pháp.[6]
Hiện nay sự khát khao đối với vật chất của con
người có thể được cho là một điều kiện cần thiết để duy trì và phát triển hệ thống
Xã hội Kinh tế trong xã hội, vì vậy những thách thức môi trường không chỉ là sự
thể hiện của cái xấu hoặc những sự tham muốn tiêu cực và tham đắm, tuy nhiên
chúng nó được xem như là nguyên nhân và biểu hiện của việc tăng trưởng sự tham
đắm tiêu cực, vì vậy điều cần thiết cho việc thực hành lý thuyết của đạo Phật
là để vượt qua những tham đắm tiêu cực này và làm thay đổi hệ thống Xã hội kinh
tế. Triết học hay tư tưởng hiện tại của Phật giáo là việc xuất hiện của vấn đề
môi trường và hiện tượng thiên nhiên là vấn đề vô cùng hệ trọng. Tuy nhiên, mục
tiêu của Phật giáo là để vượt qua những thách thức này như đã diễn tả ở trên.[7]
Vậy làm
thế nào để vượt qua những thách thức môi trường?
Sự
thay đổi xã hôi có thể thúc đẩy con người quản chế những thách thức thuộc về
môi trường, hoặc đối phó với những hiện tượng tự nhiên mà Phật giáo đã đưa ra
những yêu cầu, dù rằng nó không phải là một cuộc cách mạng toàn diện, nhưng
đúng hơn nó phải là sự thay đổi nhịp nhàng có hệ thống vững chắc. Sự thay đổi
mà Phật giáo cung cấp tương tự như câu nói nổi tiếng của một nhà sư bình dân tại
Ấn Độ và được biết đến như Mahatma Gadhi, ông ta phát biểu rằng: “Những cuộc di
chuyển tốt ngay nơi bước chân (chậm chạp) của con ốc sên.” Điều này gợi ý rằng
thành quả của một cuộc cách mạng xã hội với sự quan hệ đến những thách thức môi
trường khởi động từ một người, rồi với nhiều người để bắt đầu cho việc chấp nhận
vấn đề môi trường xuyên qua sự cân nhắc của các cá nhân đó, sự giáo dục chính
là tối ưu. Quan điểm của Phật giáo cho rằng giáo dục là công cụ/tài nguyên duy
nhất có thể cung cấp động lực cho nhận thức này khi vấn đề môi trường bắt đầu ảnh
hưởng trực tiếp vào đời sống chúng ta như những trở ngại thuộc về của mỗi cá
nhân.[8]
Vì vậy, điều quan trọng là giúp mọi người đạt
được sự hiểu biết và nhân thức sâu hơn về những thách thức môi trường. Từ quan
điểm Phật giáo, ý thức sự xuất hiện của hiện tượng thiên nhiên là phù hợp với học
thuyết của giáo lý Tương tức-mọi vật trong thế giới này đều liên kết với nhau,
vì vậy nguyên lý cơ bản để ổn định thế giới của chúng ta chủ yếu quan hệ đến sự
cộng sinh với đa sinh học trong tự nhiên. Hơn nữa, giáo lý của Phật giáo có
quan niệm rằng khi chúng ta có ý thức và hiểu biết về tự nhiên và những nguyên
nhân của vấn đề môi trường, chúng ta sẽ đánh giá lại lối sống hiện tại của mình
trong khi nuôi dưỡng những nền móng của giá trị và đạo đức, vì lý do đó Phật giáo
yêu cầu chúng ta có trách nhiệm đối với thiên nhiên cũng như với các thế hệ
tương lai khác. Cuối cùng, điểm mấu chốt để giảm thiểu những thách thức môi trường
bằng sự kết hợp với giáo dục của Phật giáo, như thế đảm bảo rằng mỗi người chịu
trách nhiệm cá nhân của mình với mục tiêu hiểu biết vấn đề và là một phần của
giải pháp.[9]
Theo lời dạy của Đức Phật, tất cả các loài có
hình thức của sự sống, không chỉ con người nhưng vô số chúng sinh biểu hiện dưới
nhiều hình thể khác nhau và tùy thuộc vào hành động quá khứ và nghiệp lực. Cách
chúng ta hành động xác định mối tương quan của cuộc sống chúng ta. Hình thể và
cách sống, điều kiện sống là hậu quả của những hành động và việc làm của chúng
ta. Nhưng tất cả hành động của chúng ta đều đến từ tâm thức của chúng ta. Cách
chúng ta suy nghĩ và cảm nhận thế giới dẫn chúng ta với hành vi nhất định, xác
định cuộc sống của chúng ta với phương cách mà nó thể hiện. Mọi thứ đều liên kết
với nhau. Suy nghĩ, hành động và các điều kiện sống của chúng ta có sự tương
quan. Chúng ta là kết quả của các hành động của chính mình trong lãnh vực tương
duyên tồn tại của vật chất và môi trường. Có sự duyên hợp của cơ thể vật lý
chúng ta và điều kiện môi trường sinh thái hỗ trợ sự tồn tại vật lý của chúng ta.
Cả hai đều là hành động của chúng ta, và chung quy được biểu hiện bởi trạng
thái ý thức của chúng ta. Quan điểm và suy nghĩ của chúng ta là những hạt giống
mà từ đó tất cả các hành động của chúng ta phát triển. Và hành động của chúng ta
xác định các hình thái của cuộc sống và điều kiện môi trường tương qua với nó.
“Không
có Thượng đế, không có Phạm thiên được thấy
Chẳng
là vấn đề của bánh xe cuộc sống
Tất
cả hiện tượng đang quay
Trong
nhân duyên tùy thuộc.” (Visuddhi Magga)
Tất cả sự quan tâm này không chỉ dành cho cuộc
sống trong hiện tại, nhưng cũng liên quan đến quá khứ vô hạn và băng qua tương
lai vô hạn. Chuỗi nhân duyên tùy thuộc trong vòng nhân quả không có bắt đầu hay
kết thúc. Theo quan điểm của khoa học người ta tin rằng vũ trụ được tạo ra như
là kết quả của vụ nổ big bang hoặc một vài cách khác - có rất nhiều giả thuyết
khác nhau. Ở một số giai đoạn của quá trình phát triển vũ trụ và hành tinh của
chúng ta với các hình thức khác nhau của cuộc sống, từ vi khuẩn đến động vật có
vú, và tất cả các hình thái của cuộc sống là kết quả của sự tiến hóa của hành
tinh này. Nhưng chính hành tinh này là một phần của hệ thống năng lượng mặt trời
và các thiên hà, nơi mà tất cả mọi thứ được kết nối với nhau chặt chẽ. Nếu
không có sự tiến hóa vũ trụ, thì sẽ không có được hành tinh trái. Và nếu không
có hành tinh trái đất thì sẽ không có hệ thống của cuộc sống như chúng ta biết
ngày nay.
Khi mặt thăng bằng mỏng manh và tinh tế này bị
phá hủy, tất cả các sự sống của sinh vật sẽ biến mất, bởi vì không chúng sanh
nào có thể tồn tại độc lập. Khi trọng lực cân bằng giữa trái đất và mặt trăng sẽ
bị phá hủy, sẽ dẫn đến một thảm họa đối với hành tinh. Nếu trong hệ thống năng
lượng mặt trời, vì bất cứ lý do nào phá vỡ các đường chuyển động, trái đất sẽ bị
quấy rầy, ví dụ, như sao chổi đâm vào nó với một lực lớn của trọng lực, dĩ
nhiên, nó sẽ là một thảm họa hành tinh, và cuộc sống trên hành tinh này sẽ biến
mất. Vì vậy chúng ta nên biết sự cân bằng và hài hòa của thế giới tự nhiên mỏng
manh như thế nào trong vũ trụ. Không có sự tồn tại độc lập và riêng biệt; tất cả
mọi thứ được kết nối với nhau, thậm chí ở mức nhỏ nhất. Nếu chúng ta nhìn vào
cơ thể của chúng ta và cơ quan hệ thống nội tạng, chúng ta sẽ nhìn thấy toàn bộ;
có rất nhiều bộ phận không tồn tại độc lập, và phụ thuộc vào nhau. Toàn thể và
một phần không tách biệt nhau, tất cả mọi thứ đều liên hệ và tương tác lẫn
nhau, và có một sự cân bằng tuyệt vời. Cơ thể tự nó là không gian. Tương tự như
vậy, trái đất, mặt trời và mặt trăng, nhịp điệu của trọng lực, cuộc sống và cái
chết, sự thay đổi của các mùa, sự chuyển động của gió, sự cân bằng chuyển động
củ khí ấm và lạnh, đại dương, sông, núi - mọi thứ đều liên kết với nhau và, như
một toàn thể thì được gọi là hệ sinh thái hay chính xác hơn, sinh quyển. Nếu
không có nó, cuộc sống trên hành tinh sẽ không thể.
Tuy
nhiên hành tinh mà chúng ta thấy không phải chỉ thuần là vật chất theo quan điểm
Phật giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày trong bài báo của Huffingtonpost
“Mặc
dù với tất cả những lý thuyết khoa học sâu sắc về nguồn gốc của vũ trụ, tôi còn
có câu hỏi nghiêm túc: Những gì đãctồn tại trước vụ nổ Big Bang? Vậy vụ nổ Big
Bang đến từ đâu? Điều gì gây ra nó? Tại sao hành tinh của chúng ta tiến hóa để
hỗ trợ sự sống? mối quan hệ giữa vũ trụ và các sự sống bên trong nó là gì? Các
nhà khoa học có thể bỏ qua những câu hỏi như vô nghĩa, hoặc họ có thể thừa nhận
tầm quan trọng của họ, nhưng như thế thì tự phủ nhận rằng họ thuộc về lĩnh vực
nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, cả hai phương pháp này sẽ có những hậu quả của
việc thừa nhận những giới hạn nhất định đối với kiến thức khoa học của chúng ta
về nguồn gốc của vũ trụ của chúng ta. Tôi không đồng tình sự hạn chế chuyên
nghiệp hoặc tư tưởng của một thế giới quan hoàn toàn vật chất.”[10]
Theo
Phật giáo, ý thức và hành động của chúng ta không chỉ tạo nên sự xuất hiện của
một hình dạng cơ thể nhất định nhưng cũng đi theo hình dạng của trái đất và môi
trường. Các biểu tượng của quá trình này giống như là hoa sen, trong đó có hoa,
quả và hạt mà tồn tại cùng một lúc, trong sự hiệp nhất, không thể tách rời. Vì
vậy, hoa sen là biểu tượng của mối quan hệ của luật nhân quả: rễ, hoa và trái.
Các hình thái phát triển sự sống và các lĩnh vực
hỗ trợ sự tồn tại của nó là duy nhất. Nếu hành động của chúng ta dẫn đến việc
giết chóc và hủy diệt sự sống thì được biết là chúng ta đi đến địa ngục. Nếu
chúng ta bắt đầu một cuộc chiến tranh thì được biết là kết quả con người sẽ bị
hủy diệt, thiên nhiên sẽ bị phá hủy, chúng ta sẽ chỉ thấy máu và lửa, và sự hủy
diệt tất cả cuộc sống - đó là những hậu quả của chiến tranh, không chỉ tạo nên
sự phá hủy vật lý, nhưng cũng đưa đến một sự thay đổi thế giới xung quanh.
Như Nichiren đã viết,
"Nếu tâm của con người là ô nhiễm, đất đai của họ cũng bị ô nhiễm. Nhưng nếu
tâm họ không nhiễm độc, đất của họ cũng không nhiễm độc. Không có sự tách biệt
từ trong và ngoài.”
Như
thế, với sự biểu hiện của lòng tham lam vô hạn, việc theo đuổi sự giàu có và
tích lũy, những hậu quả trong trường hợp này sẽ là sự biến mất của các nguồn
tài nguyên thiên nhiên bởi sự tàn phá của thiên nhiên. Nếu những khu rừng biến
mất, sông và biển bị ô nhiễm, trong môi trường như vậy có thể không tồn tại bất
kỳ hình thức nào của cuộc sống. Và chỉ khi các chất thải công nghiệp gây ô nhiễm
rất nguy hại, chúng ta bắt đầu hiểu rằng chúng ta không thể khai thác thiên
nhiên để đáp ứng lòng tham mù quáng một cách đơn giản. Thiên nhiên sẽ nhất thiết
phải đáp ứng với sự tha hóa của chúng ta. Loài cá sẽ không thể sống trong sông
và biển, loài chim không thể sống trong bầu khí quyển. Rất nhiều hình thức cuộc
sống đã phát triển qua sự tiến hóa của vũ trụ vô tận, có những không gian thiên
nhiên quý hiếm biến mất: ví dụ, trong các khu rừng Amazon đang bị đốt cháy bởi sự
sản xuất hiện đại, những loài thực vật và động vật đặc biệt không sống ở bất kỳ
nơi khác được cam chịu biến mất vì người. Các loại thảo mộc có thể chữa khỏi bệnh
nan y đang bị tiêu diệt và rằng con người có thể phải đối mặt trong tương lai gần.
Những hình thái tuyệt chủng của sự sống có thể cung cấp cho chúng ta bất kỳ câu
trả lời nào để giúp con người trong tương lai tốt hơn.
Kinh
Nghiệp Quả Sai Biệt nói:
“Nếu
chúng sinh liên tục tham gia trong mười hành động bất thiện, tác động cảm ứng sẽ
là môi trường chịu ảnh hưởng. Mười hành động bất thiện là gì? Đầu tiên, đoạn sự
sống khiến cho đất bị bão hòa với muối, và cây không thể phát triển. Thứ hai,
trộm cắp sẽ mang lại sự nghiệt ngã, thời tiết lạnh hơn với sự tăng trưởng của
các loài côn trùng, gây mất mùa và đói kém. Thứ ba, tà dâm gây ra bão tố, đau
khổ, và thiên tai. Thứ tư, nói dối tạo nên những vùng ô nhiễm môi trường vật
lý, khiến cho nó là bẩn thỉu và hôi hám...
Hiệp hội Phật giáo thế giới Phật Quang Sơn,
Hiệp hội Quốc tế Ánh sáng Phật (BLIA) đã
phát triển sự kết nối giữa môi
trường tâm linh bên trong và môi trường tự nhiên bên ngoài trãi qua nhiều năm
nay. Hai tổ chức này đặt môi trường lên một vị trí cao trong vấn đề hòa bình toàn
cầu. Tại Hội nghị thường niên BLIA được
tổ chức vào tháng ba năm 1992, một hội thảo để thúc đẩy việc bảo vệ ‘môi trường
và tâm linh’ được bàn thảo. Mọi người đều được khuyến khích bắt đầu tự làm đẹp
tâm và trái tim của chính mình với những người xung quanh và sau đó hướng tâm rộng
bên ngoài để làm đẹp môi trường.
Mười hai cách
hướng dẫn để thực tập môi trường bên trong và bên ngoài như sau:
1. Nói năng từ
tốn, tránh làm phiền người khác.
2. Giữ đất sạch sẽ, tránh việc vứt rác bừa bãi.
3. Giữ không khí trong lành, không hút thuốc lá, hoặc gây ô nhiễm.
4. Tôn trọng bản thân và những người khác, tránh các hành vi bạo lực.
5. Luôn lịch sự, tránh xâm phạm vào người khác.
6. Cười, tránh đối mặt với người khác với vẻ tức giận.
7. Nói chuyện hòa ái, tránh thốt ra những lời lăng mạ.
8. Thực hiện theo các quy tắc, không tìm sự miễn xá hoặc đặc quyền.
9. Đạt tâm ở hành động của bạn, tránh vi phạm các quy tắc đạo đức.
10. Tiêu thụ có ý thức, không lãng phí.
11. Sống với một mục đích, tránh sống không mục đích.
12. Thực hành tử tế, tránh tạo ra những suy nghĩ độc hại.
2. Giữ đất sạch sẽ, tránh việc vứt rác bừa bãi.
3. Giữ không khí trong lành, không hút thuốc lá, hoặc gây ô nhiễm.
4. Tôn trọng bản thân và những người khác, tránh các hành vi bạo lực.
5. Luôn lịch sự, tránh xâm phạm vào người khác.
6. Cười, tránh đối mặt với người khác với vẻ tức giận.
7. Nói chuyện hòa ái, tránh thốt ra những lời lăng mạ.
8. Thực hiện theo các quy tắc, không tìm sự miễn xá hoặc đặc quyền.
9. Đạt tâm ở hành động của bạn, tránh vi phạm các quy tắc đạo đức.
10. Tiêu thụ có ý thức, không lãng phí.
11. Sống với một mục đích, tránh sống không mục đích.
12. Thực hành tử tế, tránh tạo ra những suy nghĩ độc hại.
Một
cách khác để bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên là để tái chế những đồ dùng cũ.
Chúng ta có thể tái chế giấy, lon nhôm, chai nhựa, lọ thủy tinh. Bằng cách thực
hành tái chế, chúng ta thực hành những lời dạy của Đức Phật, tăng cường sự kết
nối giữa con người, và giúp mọi người nâng cao nhận nhận thức và hành động vì môi
trường.
Sau đây là
một số hành động cụ thể mà chúng ta có thể thực hiện:
• Tiêu thụ vừa phải và không mua nhiều hơn cần.
Thức ăn thừa mứa thường thối và phải bỏ đi.
•
Giữ gìn xe của bạn và làm theo hướng dẫn để tránh khói nhiễm.
•
Giảm thiểu việc sử dụng muỗng đĩa và đồ dùng chỉ một lần.
•
Dùng thủy tinh hoặc đồ dung bằng sành đầy thay vì cốc giấy.
•
Tắm bằng vòi sen ngắn hơn.
•
Không xả rác và giảm số lượng rác.
•
Sử dụng bóng đèn tiết kiệm năng lượng và các thiết bị.
•
Thiết lập máy điều hòa không khí ở nhiệt độ cao hơn.
•
Tái chế báo sử dụng dầu động cơ.
•
Mang túi mua sắm của bạn khi đi mua sắm.
•
Kiểm tra lốp xe của bạn thường xuyên. Lốp xe với mặt áp suất thấp trang bị một
cách nhanh chóng hơn và hiệu suất nhiên liệu thấp hơn.
•
Chọn lốp xe bền và tiết kiệm nhiên liệu.
•
Sử dụng máy điều hòa không khí của xe của bạn càng ít càng tốt. Hệ thống điều
hòa không khí xe là một trong những nước phát thải chính của khí chlorofluorocarbons
(CFCs) vào tầng ozone của trái đất.
•
Chọn vật liệu tái chế, khi có thể.[11]
Phật giáo luôn luôn luôn đề cập đến sự liên kết,
tương duyên lẫn nhau. Tâm và hành động của chúng ta được xác định không chỉ bởi
thể dạng của cuộc sống chúng ta, nhưng, cùng với môi trường tự nhiên, sinh quyển,
là những gì cuộc sống được duy trì và phát triển. Cũng giống như các em bé trước
khi sinh là được tăng trưởng và phát triển trong tử cung, nhưng tiến trình này vẫn
tiếp tục sau khi sinh, khi bản chất của chính nó là sự chuyển đổi từ tử cung của
mẹ.
[1] Damien, K., The Nature of Buddhist Ethics (2003)
[2] Barua, M.,
& Basilio, Buddhist Approach to Protect the Environment in Perspective of
Green Buddhisst
[3] Sahni, P.,
Environmental Ethics in Buddhism: A Virtues Approach
[4] Yamamoto, S.,
& Kuwahara, V., Symbiosis with the Global Environment: Buddhist Perspective
of Environmental Education
[5] Ibid…
[6] Sahni, P.,
Environmental Ethics in Buddhism
[7] Barua, M.,
& Basilio, Buddhist Approach to Protect the Environment ….
[8] Swearer, D., An
Assessment of Buddhist Eco-Philosophy
[9] Damien, K., The Nature of
Buddhist Ethics (2003)
[10] The Dalai Lama, Buddhism, Cosmology and Evolution
[11] Protecting Our Environment – Master Hsing Yun
No comments:
Post a Comment