Phật giáo là một học thuyết tôn giáo và triết
học; tuy nhiên, Phật giáo cũng chẳng phải là một trong một trong hai loại tôn
giáo hay triết học. Khi có người hỏi Đức Phật những gì Ngài đã giảng dạy, Ngài
dạy rằng "thấy các pháp như là". Ngài nói rằng mọi người không nên
tin lời dạy của ngài chỉ bằng đức tin, nhưng thay vào đó họ nên kiểm tra bằng
chính bản thân mình để coi lời dạy này đúng hay không.

“…Này
Vàsettha, như vậy ngươi nói không có một Bà la môn nào trong những vị tinh
thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên - không có một tôn sư nào của các
Bà la môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mặt thấy Phạm thiên, không có một đại
tôn sư nào của các Bà la môn tinh thông ba tập và đã tận mặt thấy Phạm thiên -
không có một Bà la môn nào cho đến bảy đời đại tôn sư, tôn sư của những Bà la
môn tinh thông ba tập Vedà đã tận mắt thấy Phạm thiên, trong những tu sĩ thời cổ,
trong các Bà la môn tinh thông ba tập Vedà, những vị sáng tác các thần chú, những
vị trì tụng thần chú mà xưa kia những thần chú được hát lên, được trì tụng, được
ngâm vịnh và ngày nay những Bà la môn tinh thông ba tập Vedà cũng hát lên, trì
tụng và giảng dạy như các vị Atthaka, Vàmaka… không có một vị nào đã nói:
'Chúng tôi biết, chúng tôi thấy Phạm thiên ở đâu, Phạm thiên từ đâu đến, Phạm
thiên sẽ đi đâu'. Như vậy các Bà la môn tinh thông ba tập Vedà đã nói: 'Chúng
tôi không biết, chúng tôi không thấy con đường đưa đến cộng trú với Phạm thiên,
nhưng chúng tôi thuyết dạy con đường ấy: ‘Đây là trực đạo, đây là chánh đạo hướng
đến, dẫn đến cộng trú với Phạm thiên cho những ai thực hành theo’. Này
Vàsettha, Ngươi nghĩ thế nào? Sự kiện là như vậy thời có phải lời nói của những
Bà la môn tinh thông ba tập Vedà là không chánh xác, hợp lý…”[1] Như thế qua lời dạy trên, Đức Phật muốn nhắc nhủ hàng
Phật tử phải có thái độ rõ ràng về tầm nhìn ý nghĩa của cuộc sống hiện tại mà họ
cần tuân thủ.
Tuy nhiên, theo học thuyết của Phật giáo, sự tồn tại của con người đầy đau khổ. Đau khổ là một hệ quả của sự phát khởi từ những ham muốn của con người. Xuyên qua ý niệm của đại đa số Phật tử, giải thoát khỏi đau khổ là một cảm nghiệm đối với sự tồn tại của con người. Kinh Assu Sutta cung cấp một lời giải thích tuyệt vời về sự tồn tại của chúng ta trong Samsara: "Từ một sự khởi đầu (sic) vô thỉ vô minh dẫn đến sự luân hồi. Một điểm khởi đầu không phải là hiển nhiên, mặc dù chúng sinh bị che lấp bởi màng Vô minh và bị trói buộc buộc bởi tham ái đang luân chuyển và lang thang trong đó. Tỳ kheo, các ông nghĩ như thế nào: Điều gì lớn hơn, nước trong bốn biển hay những giọt lệ của các ông đã đổ trong khi luân hồi và lang thang trong đoạn đường dài và thời gian dài – than khóc từ những ràng buộc bất như ý, chia lìa từ những niềm vui? (Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu)
Tuy nhiên, theo học thuyết của Phật giáo, sự tồn tại của con người đầy đau khổ. Đau khổ là một hệ quả của sự phát khởi từ những ham muốn của con người. Xuyên qua ý niệm của đại đa số Phật tử, giải thoát khỏi đau khổ là một cảm nghiệm đối với sự tồn tại của con người. Kinh Assu Sutta cung cấp một lời giải thích tuyệt vời về sự tồn tại của chúng ta trong Samsara: "Từ một sự khởi đầu (sic) vô thỉ vô minh dẫn đến sự luân hồi. Một điểm khởi đầu không phải là hiển nhiên, mặc dù chúng sinh bị che lấp bởi màng Vô minh và bị trói buộc buộc bởi tham ái đang luân chuyển và lang thang trong đó. Tỳ kheo, các ông nghĩ như thế nào: Điều gì lớn hơn, nước trong bốn biển hay những giọt lệ của các ông đã đổ trong khi luân hồi và lang thang trong đoạn đường dài và thời gian dài – than khóc từ những ràng buộc bất như ý, chia lìa từ những niềm vui? (Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu)
"Chúng
con hiểu lời dạy của Đức Thế Tôn, đây là điều lớn hơn: những giọt nước mắt của
chúng con đã đổ trong khi luân chuyển và lang thang trong đoạn đường dài và thời
gian dài này - than khóc từ những ràng buộc bất như ý, chia lìa từ những niềm
vui - không phải nước trong bốn đại
dương.
"Lành
thay, lành thay, các Tỳ kheo. Đây là những gì mà các ông hiểu đúng về Giáo
pháp.”
"Đây
là điều lớn hơn: những giọt nước mắt mà các ông đã rơi trong khi luân chuyển và
lang thang trong đoạn đường dài và thời gian dài này - than khóc từ những ràng
buộc bất như ý, chia lìa từ những niềm vui - không phải nước trong bốn đại
dương.
"Biết
bao nhiêu lần các ông đã có kinh nghiệm về cái chết của một người mẹ. Những giọt
nước mắt các ông đã rơi về cái chết của một người mẹ trong khi luân chuyển và
lang thang trong đoạn đường dài và thời gian dài này - than khóc từ những ràng
buộc bất như ý, chia lìa từ những niềm vui - là nhiều hơn nước trong bốn đại dương.
"Biết
bao nhiêu lần các ông có kinh nghiệm về cái chết của một người cha...cái chết của
một người anh (em)...cái chết của một người chị (em)... cái chết của một đứa
con trai...cái chết của một cô con gái...sự mất mát những người thân yêu...sự mất
mát đối với của cải...sự mất mát liên quan đến bệnh tật. Những giọt nước mắt của các ông đã rơi xuyên
qua cái chết vì bệnh khổ khi luân chuyển và lang thang trong đoạn đường dài và thời
gian dài này - than khóc từ những ràng buộc bất như ý, chia lìa từ những niềm
vui - là nhiều
hơn nước trong bốn đại dương. Tại sao vậy? Từ một khởi đầu vô minh mới đi luân hồi. Một
điểm khởi đầu không phải là hiển nhiên, bởi chúng sinh bị che lấp bởi màng Vô
minh và bị trói buộc buộc bởi tham ái đang luân chuyển và lang thang trong đó. Không
biết bao nhiêu lần các ông đã trãi qua căng thẳng, đau đớn, mất mát, bỏ thân
trong các nghĩa địa – như thế đủ để nhận ra tất cả các giả pháp, đủ để trở nên bình thản, đủ để buông xả.” [2]
Xuyên
qua lời dạy trên, chúng ta có thể thấy rằng luân hồi đồng nghĩa với đau khổ - sự
khổ đau bất tận, và lang thang không giới hạn mà theo Phật giáo là cứ mãi miết
lên xuống trong sáu cõi: Trời (devas), người (manusya), A tu la (asuras), Địa
ngục (niraya), Ngạ quỉ (petta) và Súc sinh (tiryag). Và Đức Phật là người đầu
tiên nắm bắt được niềm tin của luân hồi và tìm ra cách để kết thúc nó. Ngài dạy
rằng cách duy nhất để kết thúc cuộc hành trình luân hồi đau khổ của chính chúng
ta là sự giác ngộ. Người duy nhất có thể ngăn chặn chu kỳ luân hồi đầy đau khổ ấy
chính là người người đã đi qua con đường của mình, và hiểu thấu những nỗi đau của
chính mình.
Căn
bản lời Phật dạy liên quan đến sự tồn tại của con người và phương pháp thoát khỏi
đau khổ từ luân hồi có thể được tìm thấy trong bài Pháp đầu tiên được gọi là ‘Tứ
Diệu Đế’. “Tứ Diệu Đế ('catvāri
āryasatyāni' từ Sanskrit) đại diện viên mãn cho các công thức có thể so sánh với
các công thức của một bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân và quy định sự điều trị cho họ.”[3] Pháp ẩn dụ này không phải là tình cờ bởi vì Đức Phật
thực sự thấy chính mình là một bác sĩ của chúng sinh, có khả năng chữa lành cho
họ khỏi sự đau khổ của luân hồi và quy định phương cách điều trị, dẫn đến phục
hồi, đó là Niết bàn.
Và
quả thật, Chân lý đầu tiên (Khổ đế) là một tuyên bố về bệnh tật và đau khổ; chân
lý thứ hai (Tập đế) chỉ ra nguyên nhân của căn bệnh này (những gì mà trong y học
hiện đại gọi là căn bệnh và sinh bệnh); chân lý thứ ba (Diệt đế) là một dự báo,
biểu thị về công năng chữa bệnh; và, cuối cùng, chân thứ tư (Đạo đế) là một tiến
trình điều trị theo quy định cho bệnh nhân. Như vậy, từ sự khởi đầu của sự hiện
hữu của nó, Phật giáo đã được hình thành như một loại dự án về một sự chuyển hóa
từ tình trạng đau khổ và cá thể bất bạnh đến sinh vật tự do và hoàn hảo.
Chúng
ta hãy xem xét chi tiết về Tứ Diệu Đế. Những gì là Sự thật cao thượng về đau khổ,
và những gì là đau khổ (dukkha) trong
kinh của Phật giáo? Chính Đức Phật đã nêu lên Chân lý thứ nhất trong cách như sau:
"Này, chư Tỳ Kheo, Khổ đế là gì? Sinh là khổ; phân rã là khổ; chết là khổ;
sầu, bi, đau, buồn và tuyệt vọng là khổ. Bịệt ly từ niềm vui thích là khổ; tiếp
xúc với những khó chịu cũng là đau khổ. Tóm lại, năm uẩn tồn tại kết nối với tham
trước là tất cả đau khổ.”[4] ('năm uẩn' (pañcaskandhī) là gì sẽ được thảo luận sau
trong chương sau).
Phật
giáo, với một qui mô và tầm nhìn lớn hơn so với các tôn giáo khác, nhấn mạnh sự
liên đới của đời sống với đau khổ. Hơn nữa, trong Phật giáo, đau khổ là một đặc
trưng cơ bản vốn như thế. Đau khổ này không phải là kết quả của một hành vi tội
lỗi và sự lạc mất thiên đường ban đầu. Giống như là chính nó, đau khổ luôn tương
tác với mỗi biểu hiện của cuộc sống. Tất nhiên, Phật tử đã không phủ nhận thực
tế là trong cuộc sống có những khoảnh khắc tốt, kết hợp với niềm vui, nhưng chính
niềm vui này (sukha) không phải là đối lập của khổ đau, nhưng được bao gồm
trong đau khổ, là khía cạnh của nó.
Vấn
đề là không có trạng thái tâm thế tục nào có thế hoàn toàn đáp ứng cho chúng
ta. Chúng ta luôn trong sự bất như ý liên tục, sự thất vọng liên tục. Chúng ta có
thể trải nghiệm một niềm vui vật lý hoặc thậm chí tinh thần mạnh mẽ (ví dụ, thẩm
mỹ) và chúng tôi thậm chí có thể la lên: Dừng một chút! Nhưng thời gian này
không dừng lại, niềm vui kết thúc, và chúng ta đau khổ vì nó đã kết thúc và
chúng ta quay quắt để tái trải nghiệm nó, nhưng vô ích, và chúng ta đau khổ nhiều
hơn. Hoặc ngược lại: chúng ta cam kết điều gì đó, có lẽ dành toàn bộ cuộc sống
của chúng ta đối với điều này. Và bây giờ chúng ta đã đạt được mục tiêu, nhưng
chúng ta nhận được một sự thất vọng cay đắng: trái quả là không ngọt ngào như
chúng ta tưởng, và cuộc sống mất đi ý nghĩa của nó, bởi vì mục tiêu đã đạt được,
và không có gì hơn để tìm kiếm. Và cuối cùng, tất cả chúng ta đang chờ đợi cái
chết, những điều khiến cho tất cả chúng ta vui hưởng chỉ là sự hữu hạn và
thoáng qua.
Nói
cách khác, đau khổ được phát sinh từ những ham muốn, và những ham muốn bất tận
có nguồn gốc từ việc nhận thức sai lạc về cái tôi trong khi đi tìm hạnh phúc
cho nó mà chúng ta không thể xác định cụ thể nó như thế nào.
Trong
bài thơ “Dukkha, The Fear of Life”, Peter Duggan đã viết về đau khổ mà ông đã
nhân chân như sau:
“Đức
Phật gọi nó là Dukkha
Là
cảm giác sâu nhất
Là
khi bạn nắm bắt một sự thật, một cái nhìn tốt
Vào
sự thật của nó, bạn sẽ khám phá được
Những
gì mà John Sherman gọi nó là “Nỗi Sợ Hãi về Đời Sống”
Nhưng
các từ của chúng có nghĩa giống nhau
Có
cảm giác lo âu tồn tại trong tất cả chúng ta
Là
phần của ván cờ nhân loại
Nên
mọi người đang rong duỗi
Họ
chỉ không muốn biết
Họ
sẽ tìm kiếm niềm vui nào
Họ
đang tìm kiếm ánh đèn nồng ấm đó
Ẩn
đằng sau tâm ngu si đần độn
Dù
ai kia thấy nó
Họ
vẫn tìm kiếm một ngày tươi đẹp
Sự
hưởng thụ kia ở khắp chân trời
Họ
sẽ đi xem các cuộc đua
Tham
gia vào một vài môn thể thao nổi bậc
Uống
rượu say hoặc dùng vài thứ thuốc
Với
bất cứ điều chi mà họ muốn
Họ
sẽ cười rất nhiều; giả vờ như mình đang hạnh phúc
Tuy
nhiên, nhìn vào mắt họ
Rồi
bạn sẽ biết họ đang chơi những ván cờ
Kẻ
khôn ngoan, chẳng có bao nhiêu.
Câu
trả lời nằm trong chúng ta
Nó
luôn luôn ở đây để thấy
Chỉ
có một điều mà ta có thể làm
Hãy
nhìn vào và thấy ‘tôi'
Khi
chúng ta đặt câu hỏi vào mỗi sáng mai
Nó
là ai mà là có thật?
Rồi
lạc thú sẽ là bong bóng nổi
Bạn
sẽ ngạc nhiên với cảm giác sẽ là.”
Hơn
nữa, không chỉ là chúng ta đau khổ (theo nghĩa dằn vặt), nhưng chúng ta luôn
luôn tìm thấy chính mình trong một tình huống của sự thụ động lâu dài. Dường
như chính con người là kiến trúc sư của hạnh phúc chính mình, nhưng trong thực
tế là bị vướng vào những mối quan hệ và kết nối nhân quả; con người không phải
là lò rèn thực sự, nhưng chính con người đang bị búa rìu của quan hệ nhân quả tác
động .
Nói
đến đau khổ, Phật giáo không bị giới hạn bởi số mệnh con người; động vật cũng
đau khổ. Ở khắp nơi trong thiên nhiên, cuộc sống của một loài phụ thuộc vào các
loài khác, khắp nơi, cuộc sống của một người được mua ở các giá trị khác, và ở
khắp mọi nơi, các thế lực đấu tranh cho sự sống còn. Đau khổ về cho dân cư địa
ngục là không kể xiết, và loài ngạ quỷ (prets) luôn bị đói khát. Ngay cả các vị
thần (Vedic Brahma, Indra, Varuna và các vị thần khác) cũng phải chịu đau khổ.
Họ phải chiến đấu với quỷ sứ A tu la, và họ được hướng dẫn bởi sự sợ hãi của
cái chết, bởi vì chúng cũng được sinh ra và chết đi, mặc dù tuổi thọ của chúng
là rất lớn. Tóm lại, “không có hình thái của cuộc sống thì sẽ không phải là một
chủ đề của sự đau khổ. Đau khổ là tuyệt đối, và niềm vui là tương đối.”[5]
Đôi
khi chúng ta mất mát những gì chúng ta quan tâm, chúng ta bị tách ra từ những
người chúng ta yêu thương, cơ thể chúng ta thất bại khi chúng ta khi chúng ta
già, chúng ta cảm thấy bất lực hoặc bị tổn thương, hay cuộc sống của chúng tôi
chỉ dường như không may mắn. Đây là tất cả các khía cạnh của khổ, một trong những
giáo chính của Đức Phật. Khổ là đau khổ, bất mãn, bất toại nguyện, thay đổi
không ngừng…
Dukkha
đề cập đến kinh nghiệm đôi khi ý thức, đôi khi không có ý thức-thực tế sâu sắc
rằng tất cả mọi thứ là vô thường, không thể nắm bắt, và thực sự không thể biết
được. Trên một số mức độ, tất cả chúng ta hiểu được điều này. Tất cả những điều
chúng ta có, chúng ta biết chúng ta không thực sự có. Tất cả những điều chúng
ta thấy, chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy. Đây là bản chất của sự vật, nhưng
chúng ta nghĩ ngược lại. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có thể biết và có cuộc sống
của chúng ta tình yêu của chúng ta, nhân dạng của chúng ta, và thậm chí sở hữu
của chúng ta mặc dù chúng ta không thể. Khoảng cách giữa thực tế và cách tiếp cận
cơ bản của con người với cuộc sống là khổ, một kinh nghiệm của sự lo lắng cơ bản
hay thất vọng.
Xuyên
qua lời dạy của Phật, chúng ta sống đang bị mắc kẹt trong các chu kỳ của sự tồn
tại luân hồi. Trong vòng luân hồi, chúng ta đi lang thang không mục đích và
kinh nghiệm không thể chịu đựng đau khổ ngày đêm, năm này qua năm khác, đời đời
kiếp kiếp, vì chấp thủ những ham muốn như là tự ngã. Để chữa lành tình trạng
tâm bệnh này, đầu tiên chúng ta phải tìm nguyên nhân của nó, và sau đó chúng ta
áp dụng các phương pháp trau dồi thân tâm để khôi phục sức khỏe ban đầu của
chúng ta, đó là sự giác ngộ. Đây là sự tuyên bố về bệnh khổ; đây là sư chẩn
đoán của bác sĩ Phật giáo. Nhưng nguyên nhân của bệnh ấy là gì?
continue...NGHIỆP
VÀ ‘BÁNH XE ĐỜI SỐNG’
[1] DN13
Tevijja Sutta. Bản dịch Việt của H.T. Thích Minh Châu
[2] SN.Assu
Sutta: Tears/translated from
the Pali by Thanissaro Bhikkhu
[3] The Four Noble Truths - By Bhikkhu
Bodhi
[4] Francis Story, ‘The Foundations of Buddhist Philosophy’
[5] The
Four Noble Truths - By Bhikkhu Bodhi
No comments:
Post a Comment