• VIOLENCE OF NEGATIVE EMOTIONS

    VIOLENCE OF NEGATIVE EMOTIONS

    11/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang        …

  • Kinh Phật Thuyết Kiên Ý

    Kinh Phật Thuyết Kiên Ý

    02/10/2015 - 0 Nhận xét

    Hán dịch: Tam Tạng An Thế Cao, Việt dịch: Thích…

  • Sister Tinh Quang Quotes 126

    Sister Tinh Quang Quotes 126

    29/12/2023 - 0 Nhận xét

     

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm Bà la môn (26)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm Bà la môn (26)

    16/12/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt383) Chinda sotaṃ…

Friday, February 17, 2017

NGHIỆP VÀ ‘BÁNH XE ĐỜI SỐNG’

 Thich Nu Tinh Quang
 Chân lý thứ hai là sự thật về nguyên nhân của đau khổ (Tập đế). Nguyên nhân này là dục vọng, ham muốn, chấp trước cuộc sống theo nghĩa rộng, hoặc ý chí để tồn tại. Trong Phật giáo sự hấp dẫn này có thể hiểu trong nghĩa rộng bởi vì khái niệm này cũng bao gồm sự chán chường như mặt trái của sự dẫn khởi, dẫn dắt với dấu hiệu ngược lại. Cốt lõi của đời sống là một sự ham muốn đối với cảm giác vui và bất như ý với cảm giác khó chịu, được biểu hiện trong các phản ứng và động cơ phù hợp, dựa trên một quan niệm sai lầm cơ bản hay vô minh (avidyā), và biểu hiện sự thiếu hiểu biết về thực tại rằng bản chất của cuộc sống là đau khổ. Sự hấp dẫn làm phát sinh đau khổ: “nếu không có bản năng và khao khát sống thì sẽ không còn đau khổ. Toàn thể bản chất là bị tràn ngập bởi sự khao khát này.”[1] Sự khao khát này hần như là cốt lõi cuộc sống của tất cả chúng sinh, và cuộc sống này được điều chỉnh bởi định luật của nghiệp.

           Nghiệp luật là cốt lõi học thuyết của Phật giáo cũng như là nguyên nhân hạnh phúc và đau khổ của chúng sinh. Từ 'nghiệp' (Karma) có thể được dịch là ‘việc làm’ hoặc ‘hành động’, và không có nghĩa là ‘số phận’ hay ‘định mệnh’ như mọi người thường nghĩ. Trong thời Vệ Đà Karma được hiểu không phải lả hành động, nhưng chỉ cho hành động thuộc nghi lễ quan trọng (ví dụ, nhiệm vụ của bất kỳ nghi thức nào đó), trong đó cung cấp kết quả ước muốn, hoặc 'trái quả' (phala). Dần dần tầm quan trọng của khái niệm này đã được mở rộng, và nó mang ý nghĩa bất kỳ hành động hoặc hành động theo nghĩa rộng nhất của từ: hành động vật lý (hành động, việc làm), hành động bằng lời nói (từ, câu) và hành động tinh thần và ý chí (tư tưởng, ý định, mong muốn).
Cuộc đối thoại giữa Đức Phật và La Hầu La sau đây giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa của từ ‘nghiệp’ vào thời Đức Phật:
Đức Phật:  “Ngươi nghĩ như thế nào, La Hầu La: tấm gương này để làm gì "?
La Hầu La: "Để chiếu soi, thưa ngài."
Đức Phật: " La Hầu La, cũng như thế, hành động bằng thân, hành động bằng lời nói, và hành động bằng ý tưởng sẽ được phản chiếu lại."[2]
Như vậy, nghiệp là một hành động và nó nhất thiết phải có một hậu quả hoặc kết quả. Sự tích lũy của tất cả các hành vi được tạo tác trong cuộc sống, hay đúng hơn, tổng năng lượng của những hành động này, cũng mang lại hoa quả của nó: nó xác định sự cần thiết cho sự tái sinh, một cuộc sống mới; bản chất của đời sống được xác định bởi nghiệp (có nghĩa là tính chất của hành vi) của quá khứ.
Theo đó, nghiệp có thể tốt hay không tốt và dẫn đến những hình thái tốt hay xấu khi sinh ra. Thực tế, nghiệp xác định khi mới sinh ra mà triết Hiện sinh gọi 'abandonment- sự bỏ mặc’: một người được sinh ra trong một quốc gia (có sự tương ưng sinh xứ của con người), sinh ra trong một gia đình với giới tính và đặc điểm di truyền khác (ví dụ, bệnh bẩm sinh), các đặc điểm tính cách cơ bản, những khuynh hướng tâm lý, và v.v... Trong đời sống hiện tại này, một người tiếp tục mặc định hành động sẽ dẫn anh ta đến mộ tđời sống mới, v.v…và v.v... Chu kỳ sinh-tử này vong trong các tôn giáo Ấn Độ (không chỉ trong Phật giáo) được gọi là luân hồi (một chu kỳ, vòng), đặc điểm chính trong đó là đau khổ do bản năng và ham muốn. Vì vậy, tất cả các tôn giáo của Ấn Độ (Phật giáo, Ấn Độ giáo, Kỳ na giáo và thậm chí một phần đạo Sikh) hướng đến mục đích giải thoát, đó là thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử và đạt đến sự tự do khỏi đau khổ và đau khổ tiêu cực mà bất cứ chúng sinh nào đang bị cam chịu trong sự tồn tại luân chuyển của chính mình.[3]  
Luân hồi là vô thủy, có nghĩa là không có một sinh vật nào có một cuộc sống hoàn toàn đầu tiên, chúng đang ở trong luân hồi vô tận. Do đó, sự tồn tại luân hồi là đầy những tình huống và vai trò lập lại, và sự đơn điệu đau đớn tái tuần hoàn của cùng một nội dung. Phật giáo hoàn toàn khác với ý tưởng của sự tiến hóa quá trình từ hình thái cuộc sống này đến cuộc sống khác xuyên qua ý chí của một đấng sáng tạo; trong các tôn giáo Ấn Độ chúng không phải là một bậc thang của sự cải tiến và đi tới cái tuyệt đối, nhưng vòng đau khổ và quá trình chuyển hóa những hình thái đau khổ này thành những điều khác. Do đó, nếu một người thuộc nền giáo dục phương Tây thuộc Duy vật, hoặc đơn giản là vô-tôn giáo có thể tìm thấy một cái gì đó hấp dẫn trong ý tưởng về luân hồi; tư tưởng người Ấn Độ đã nối kết với một cảm giác thiếu tự do và sự nô lệ đau đớn và rất cần nhu cầu thoát khỏi cơn gió cuốn này.
Học thuyết về Nghiệp và Luân hồi xuất hiện trong giai đoạn tiền-Phật giáo, sau thời Vệ Đà Bà-la-môn giáo (trong khoảng thế kỷ VIII - VII trước kỷ nguyên), nhưng lúc này Phật giáo đã hình thành nó, định vị rõ ràng và tạo tạo nên một phần chủ đề trong giáo lý của mình, và cuối cùng chia sẻ nó với Ấn Độ giáo. Tuy nhiên, có một số khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo trong sự hiểu biết đối với Nghiệp; đó là, niềm tin của Ấn Độ giáo hữu thần là Thượng đế quyết định những tác động của nghiệp, ban bố sự trừng phạt đối với hành động của người này hay người khác. Nhưng Phật giáo không phải là một học thuyết hữu thần, không có chỗ cho khái niệm về Thiên chúa, và do đó, nghiệp được đề cập trong Phật giáo, không như một số loại ban phát hay trừng phạt từ Thiên chúa hay Thần linh, và là pháp luật cơ bản hoàn toàn khách quan đối với sự tồn tại, chỉ là sự không thể tránh khỏi như các quy luật tự nhiên và hoạt động một cách tự động và vô tư (Guruge). Về cơ bản, luật của nghiệp chỉ đơn giản là kết quả của việc thuyên chuyển các ý tưởng phổ quát của các mối quan hệ nhân quả trong lĩnh vực đạo đức, luân lý và tâm lý học.
Ngoài loài người, Phật giáo ghi nhận năm hình thái khác của sự sống: sinh ra trong cõi trời (deva), A tu la (asura) - hai dạng sinh này cũng như con người, được coi là "hạnh phúc", và các hình thái của động vật, ngạ quỷ (prets) và địa ngục – là cõi giới bất hạnh. Có lẽ, cần thiết để lặp lại rằng bất kỳ ý tưởng về sự tiến hóa tâm linh không được bao gồm trong ba dạng này: sau khi cái chết, là một vị trời hay thần, bạn có thể được sinh ra một lần nữa như một con người, sau có thề sinh trong địa ngục, rồi sau đó được sinh trong cõi động vật, và sau đó một lần nữa như một con người, sau đó tiếp tục đi đến địa ngục, và v.v... Cần lưu ý rằng chỉ có một con người (theo một số nhà tư tưởng Phật giáo - hoặc là trời hay A tu la) là có thể tạo ra nghiệp và do đó phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình; các chúng sinh khác chỉ gặt hái những lợi ích của thiện nghiệp hay ác nghiệp đã tạo bởi chúng trong kiếp làm người trước đó. Vì vậy, chẳng hạn những động vật vô tội chịu khổ cách nào đó trong cuộc sống của chúng bởi vì chúng là người chịu trách nhiệm cho khổ nghiệp mà chúng đã gây ra trong kiếp làm người trước kia của chúng.[4]
Điều này luôn được đề cập trong các kinh văn Phật giáo rằng sinh làm người là đặc biệt rất thuận lợi: chỉ có con người chiếm một vị trí trung gian giữa các chúng sinh; y không quá đắm say trong niềm hạnh phúc giả giống như các vị trời, nhưng y cũng không phải đau đớn tột cùng như các cư dân của địa ngục. Ngoài ra, con người, không giống như các loài động vật, có được một trí thông minh phát triển tốt nhất. Và nằm trong khoảng giữa này, vị trí trung tâm cho con người là một cơ hội duy nhất: chỉ có con người mới có khả năng đạt được sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, và chỉ có con người có thể ra khỏi bánh xe sinh tử và đạt được hạnh phúc miên viễn trong cõi Niết bàn.[5]  
Kinh điển Phật giáo luôn luôn nói rằng thân người là một viên ngọc quý hiếm và việc tìm kiếm nó là một hạnh phúc tuyệt vời, bởi vì chỉ có con người mới có thể đạt được giải thoát, và vì vậy nó sẽ là không may khi con người bỏ lỡ cơ hội duy nhất này. Tsongkhapa, một nhà cải cách nổi tiếng của tôn giáo Tây Tạng ở thế kỷ XIV- XV, so sánh khả năng đạt được thân người bằng tư tưởng Phật giáo: như một con rùa nổi ở trong đại dương sâu nhất thế giới cả hàng nghìn năm, bất chợt nổi lên trên mặt nước, ngay lập tức đầu của nó bám được vào một lỗ của thanh gỗ tròn duy nhất mà ai đó ném vào đại dương.[6] Cũng giống như thế,  điều tốt nhất mà con người có thể gặp được là Phật Pháp, những bậc thầy Phật Pháp, như thế mới có cơ hội tu tập trên con đường giải thoát đối với bản thân (như được dạy trong truyền thống Hinayana) hoặc đối với tất cả chúng sinh (theo giáo lý của Mahayana).
Học thuyết về nghiệp là một mối quan hệ nhân quả, nó có nghĩa là tiến trình phát triển tương quan nhau trong lý thuyết gọi là Pratītyasamutpāda - duyên khởi (nhân duyên). Lý thuyết này vô cùng quan trọng, bởi vì sau này (đặc biệt là trong hệ phái của các trường phái triết học Trung đạo), một cách thiết yếu, nó đã trở thành một nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của tư tưởng Phật giáo.
Bài kinh sau đây giúp chúng ta hiểu thêm mối quan hệ nhân quả của nghiệp xuyên qua giáo huấn của Đức Phật:
"Có những người có hành vi thân, miệng và ý bất thiện, nhưng họ chỉ thường thấy trong thực tế rằng hành vi thân, miệng, ý bất thiện của họ hoàn toàn bị mất hoặc phát triển yếu?
"Người xuất gia cao quí nên xem xét điều này:" Ta không chỉ là người chủ đối với các hành động của ta, người thừa kế của hành động của ta, người sinh ra hành động của ta, có liên quan với các hành động của ta, và có những hành động của ta là trọng tài của ta, bất cứ điều gì mà ta làm, thiện hay ác thì ta thừa kế nó – tùy theo mức độ tạo thành - quá khứ và tương lai, diệt và khởi - tất cả chúng sanh là chủ sở hữu các hành động của họ, người thừa kế hành động của họ, sinh bởi các hành động của họ, liên đới bởi các hành động của họ, và sống phụ thuộc vào hành động của họ. Bất cứ điều gì họ làm, thiện hay ác, và họ sẽ thừa kế nó.
Khi một người thường quán sát về điều này, và làm (nhân tố) cho con đường của sự sinh, y sẽ gắn chặt với con đường đó, phát triển nó, nuôi dưỡng nó. Khi y gắn chặt với con đường đó, phát triển nó và nuôi dưỡng nó, xiềng xích sẽ được cởi bỏ, nỗi sợ hãi sẽ bị phá hủy. "[7]
Cũng thế, nếu chúng ta biết cách mà nó tác động, chúng ta sẽ không còn hứng chịu hậu quả của nó:
"Nghiệp cần nên biết. Nguyên nhân mà nghiệp khởi nên biết. Nhiều loại nghiệp cần nên biết, Kết quả của nghiệp cần nên biết. Sự chấm dứt của nghiệp cần nên biết. Con đường thực hành để chấm dứt nghiệp cần nên biết", đó là những gì được nói.
Ý nghĩa gì được nói? Các ông hãy lắng nghe, đó là nghiệp, nghĩa là người tạo nghiệp bởi thân, miệng và ý thức.
Môi giới mà nghiệp dẫn khởi kết quả bao hàm nghiệp tương tục là gì?
"Và nghiệp nhân đóng vai trò như thế nào? Xúc làm nhân dẫn khởi tác nghiệp.
Có bất kỳ chúng sanh nào thoát khỏi nghiệp báo?
"Và có các loại nghiệp gì? Có nghiệp được trải nghiệm trong địa ngục, có nghiệp được trải nghiệm trong loài động vật, có nghiệp được trải nghiệm trong cõi ngạ quỷ, có nghiệp được trải nghiệm trong thế giới con người, có nghiệp được trải nghiệm trong thế giới của chư thiên. Điều này được gọi là đa dạng nghiệp.”
Nghiệp quả là gì?
 "Và kết quả của nghiệp là gì?  Kết quả của nghiệp gồm ba loại, ta nói với các ông: rằng nó phát sinh ngay tại đây và bây giờ, phát sinh sau đó [trong kiếp này], và phát sinh trong đời sống sau nữa. Đây được gọi là nghiệp quả.
Làm thế nào vòng tròn luẩn quẩn này có thể bị phá vỡ?
"Và sự chấm dứt của nghiệp như thế nào? từ sự chấm dứt của xúc là sự chấm dứt của nghiệp; và chỉ có con đường Bát chánh cao quý này – chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định - là con đường tu tập dẫn đến sự chấm dứt của nghiệp.
"Bây giờ khi một hành giả cao thượng phân biện được nghiệp trong cách này, nguyên nhân mà nghiệp dẫn khởi theo cách này, sự đa dạng của nghiệp trong cách này, kết quả của nghiệp theo cách này, sự chấm dứt của nghiệp theo cách này, và con đường tu tập dẫn đến sự chấm dứt của nghiệp theo cách này, rồi hành giả ấy tu tập thâm sâu đời sống thánh thiện này, vị ấy chấm dứt được nghiệp.
 Nghiệp cần nên biết đến. Nguyên nhân mà nghiệp dẫn khởi… Các lọai nghiệp....Nghiệp quả....Sự đoạn tận nghiệp... Con đường thực hành cho sự chấm dứt nghiệp cần được biết đến.” Vì vậy, nó đã được nói, và trong sự tham khảo này đã nói." [8]
Thông thường, để cho đơn giản và dành cho các chương trình giáo huấn, đối với Chân lý cao quí thứ hai (Tập đế), nguyên tắc nhân quả của nghiệp duyên này được minh họa trong các bản văn Phật giáo (sự trình bày cổ điển của nó được chứa đựng trong ‘Mahavagga’, kinh văn thuộc của Pali tạng) là một minh họa về đời sống con người trong vòng nhân duyên tương tác, mặc dù, theo nguyên tắc chung của giáo lý Phật giáo, nó có thể được áp dụng cho bất kỳ yếu tố của sự tồn tại vốn xuất hiện và biến mất trong mỗi khoảnh khắc của cuộc sống, cũng như cho toàn bộ chu kỳ của vũ trụ. Trong sư mô tả của nó, chúng ta sẽ theo truyền thống xưa để thấy rõ hơn. Chuỗi nhân duyên này là mười hai chi (nidānas), và trong nguyên tắc, không có chủ thề của nidānas nào tự khởi động tiến trình khi sự hiện diện của bất kỳ một chi nào trong chúng tạo nên tất cả chi khác. Tuy nhiên, logic tường thuật đòi hỏi một trật tự nhất định mà sẽ được quan sát ở đây:
I. Đời sống trước (hay đúng hơn, khoảng cách giữa cái chết và sự tái sinh, antarbhāva).
1. Vô minh (Avidyā): Sự thiếu hiểu biết (theo nghĩa của sự tăm tối và thiếu nhân thức) về Tứ Diệu Đế, nhầm lẫn về bản chất của chính mình và bản chất của sự tồn tại như nó là, kết quả trong hiện hữu...
2. Hành (Saṃskāra): Đặt tính đồng nhất (hình thành các yếu tố, động lực, phát sinh những ước muốn và sự thúc đầy bên trong), bao gồm cái chết đến một kinh nghiệm sống mới, một cái sinh mới. Sự tồn tại trung gian đến một sự kết thúc, và có một khái niệm vận hành về một cuộc sống mới.
II. Đời sống này
3. Thức (vijñāna): Sự hiện hữu của ‘hành’ tạo thành sự xuất hiện của ý thức (vijnana), hoặc kết quả phân biệt xuất hiện bên trong và bên ngoài của hiện tượng.
4. Danh Sắc (nama-rupa): Là những đặc tính tâm vật lý của con người, trên cơ sở của những cấu trúc thân và tâm được hình thành.
5. Lục nhập (saḍāyatana): Sáu căn hoặc sáu khả năng của nhận thức của giác quan: 1.con mắt và cái thấy, 2.lỗ tai và cái nghe, 3.lỗ mũi và mùi hương, 4.cái lưỡi và mùi vị, 5.thân và sự xúc chạm, 6.tâm và tư tưởng. Đó là, sáu giác quan "bên trong" và "bên ngoài", căn bản là tâm và tư tưởng (cùng với bộ nhớ và cảm xúc).
6. Xúc (sparśa): của nhận thức của các giác quan với các đối tượng.
7. Thọ (vedanā): Cảm giác dễ chịu, khó chịu hay trung tính. Cảm giác vừa ý và mong muốn với trải nghiệm tiếp tục…
8. Ái (tṛṣṇā): Có nghĩa là ‘khát’, như tham ái hoặc tham muốn duy trì những kinh kinh nghiệm vui thú…
9.  Thủ (upādāna): có nghĩa là ‘chấp trước’, nó làm nhiên liệu, nguyên liệu cho tất cả nguồn gốc và nắm giữ sinh lực của quá trình hoạt động.
10. Hữu (Bhava): Trở thành, nó cũng có nghĩa: là, sự tồn tại của thế gian, sinh, nguồn gốc, dẫn đến, dẫn đến...
III. Đời sau
 11. Sinh (jāti): Là sự ra đời, đặc trưng của những gì phát sinh, hình thành.
 12. Lão-tử (jarā-maraṇa): Già và chết; sự phân rã và cái chết không thể tránh khỏi- sự đau khổ chết liên quan đến tất cả chúng sinh khi tái sinh trong vòng luân hồi.
Đây là một bản tóm tắt ngắn gọn và súc tích của chuỗi liên kết trong mối quan hệ nhân quả. Điểm chính của nó là tất cả các giai đoạn của sự tồn tại đã làm nhân, nhân duyên này hoàn toàn nội tại trong bản chất, và lại không có chỗ làm nhân cho sự ẩn bí ẩn siêu việt (Thiên chúa, số phận, vv). Đồng thời một sinh vật (không chỉ là một con người) bị lôi kéo bởi sự thúc đẩy và dẫn dắt từ tiềm thức, bản chất của chúng sanh là những nô lệ của nhân duyên không ngừng. Vì vô minh, thay vì tích cực nhận diện nó, người ta chỉ biết cam chịu vị trí đau khổ một cách thụ động.
Trong tranh Tankas Tây Tạng (tranh tôn giáo, biểu tượng), lý thuyết này bao hàm ý nghĩa hiện hữu; tranh thangka kết nối với các học thuyết về nghiệp và các hình thái sinh. Hình ảnh như vậy được gọi bhava-cakra (‘bánh xe của sự sống’) và đại diện cho những điều sau đây: Có ba vòng tròn đồng tâm. Vòng tròn nằm giữa (rất nhỏ), minh họa ba loài động vật: một con lợn, một con rắn và một con gà trống. Chúng dường như nắm đuôi của nhau và cùng chạy trong một vòng tròn (giống như một con sóc trong một bánh xe), thiết lập toàn thể bánh xe đời sống vào sự chuyển động. Hình ảnh những con vật tượng trưng tương ứng: si mê (moha), tham lam (raga) và sân hận (dvesha) – tam độc (klesha), tạo thành hình thái căn bản của sự tồn tại luân hồi.
Bên ngoài để vòng tròn này, có vòng tròn tương đối lớn chia thành năm phần, tương ưng với năm cảnh giới của chúng sinh (thường là các vị trời và vị thần người khổng lồ được khắc họa trong đây). Nó bao gồm những cảnh giới của mỗi loài.
Cuối cùng, vòng tròn nhỏ bên ngoài mô tả một số loại ở vành đai của bánh xe được chia thành mười hai đoạn, tương ứng với mười hai nhân duyên (nidānas). Ví dụ, vô minh được biểu trưng bởi hình ảnh của một người bị một mũi tên cắm vào con mắt của mình; hành (saṃskāra) - tượng trưng bởi hình ảnh của một người thợ gốm đang vào những cái bình trên bánh xe gốm của mình; thức (vijnana) - với một con khỉ nhảy từ cành này sang cành (ý thức là không ổn định và có xu hướng để nhảy từ vấn đề này sang vấn đề khác); danh và sắc (nama-rupa) - với hai người chèo một chiếc thuyền; lục nhập (saḍāyatana) - ngôi nhà với sáu cửa sổ, là sự tiếp xúc của các giác quan với các đối tượng của chúng (sparśa) bởi một cặp vợ chồng giao hợp, và v.v…[9] 
Toàn thể ‘bánh xe đời sống’ được nắm chặt trong móng vuốt của một vị thần, như thể ông ta ôm lấy nó, một con quái vật đáng sợ tượng trưng cho sự đau khổ như bản năng chính của sự tồn tại trong sinh tử. Ngoài bánh xe ở góc trên của hình ảnh là thường có hình Phật (hay một Tăng sĩ) được miêu tả đang chỉ tay vào vòng tròn phát sáng xung quanh nó, đây là một biểu tượng của niết bàn, một trạng thái thoát khỏi đau khổ và được đề cập đến trong Chân Lý Thứ Ba (Diệt đế).


[1] Ibid
[2] Ibid…
[3] Melton and Baumann, ‘Religions of the World: A Comprehensive Encyclopedia of Beliefs…’
[4] Karma and Rebirth: A Cross Cultural Study/Walter 32
[5] Ibid…
[6] Tsongkhapa and Sparham 23
[7] Anguttara Nikaya V.57, Upajjhatthana Sutta/Subjects for Contemplation

[8] Anguttara Nikaya VI.63, Nibbedhika Sutta/Penetrative

[9] The Buddhist Wheel of Life - Dharmapala Thangka Centre

No comments:

Post a Comment

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm Đạo (20)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm Đạo (20)

    24/11/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt273) Maggānaṭṭhaṅgiko…

  • A Smile in A Garden

    A Smile in A Garden

    25/02/2022 - 0 Nhận xét

    When the leaves turn yellow and fall off,this…

  • Đường Thi -- Phần 1

    Đường Thi -- Phần 1

    16/05/2022 - 0 Nhận xét

  • Sister Tinh Quang Quotes 13

    Sister Tinh Quang Quotes 13

    05/05/2016 - 0 Nhận xét

    Nature and living beings are miracles and…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States