Chúng ta thường bị nhiều thứ ràng buộc từ đời sống, chịu sự
chi phối không những đối với cảm thụ vật chất mà còn những quan hệ về nhận thức,
tư tưởng khởi nguồn tác động từ bên ngoài và cả bên trong chúng ta. Sự va chạm và
phát sinh cảm giác khổ/lạc hay những tư duy đối lập không ngoài sự truy cầu hướng
ngoại của tâm; khi tâm thụ động đối với ngoại cảnh là lúc tám ngọn gió đời (bát
phong) thổi tâm chúng ta lung lay với những: được/mất, nhục/vinh, khen/chê, khổ/vui
(lợi/suy, hủy/dự, xưng/cơ, và khổ/lạc) không lúc nào ngơi.
Có ai trong đời mà không vui vì đuợc, đau vì mất. Ước mơ để
được một điều gì đó là bản chất của thế nhân; “sống là tranh đấu”, tranh đấu để
sinh tồn là một điều tích cực, bên trong ý nghĩa tích cực lại hàm chứa những
tiêu cực. Không phải dễ, khi ta tranh đấu cho ta, cho những người thân của ta,
rồi mới nghĩ đến những người khác. Ngoài sự sinh tồn như một con người, chúng
ta cũng cần có được một điều gì đó như (với) xã hội loài người cũng không phải
đơn thuần, hẳn nhiên là những trở ngại, rồi những nỗ lực để vượt qua; trên con
đường vượt qua chúng ta phải đối diện với những nỗi đau để ‘được’, và khi được
rồi, chúng ta lại phát sinh tâm lý sợ mất, mất cái mà chúng ta đã dày công tạo
dựng, hoặc có thể chưa hài lòng với cái mà chúng ta ‘được’, rồi tiếp tục tranh
đấu để ‘đươc’ những cái khác như người …Như thế, đời sống đã trở thành những
tháng ngày hoài vọng, tranh đấu và lo sợ với hai chữ: được và mất.
Đối với sự vinh/nhục và khen/chê cũng thế, “chết vinh hơn sống
nhục” đã trở thành châm ngôn cho những ai được gọi là ‘quân tử’. Tuy nhiên,
vinh và nhục cũng có thể đối với bên này mà không đối với bên khác; và chết để
được vinh danh lại trở thành một vấn đề sau khi chết (?) Nguyễn Công Trứ có
câu: “Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông.”
Chữ ‘danh’ ở đây, có lẽ nhà thơ muốn nói đến việc ‘làm lợi gì cho đất nước, cho
nhân sinh’; có thể, không mang nghĩa là cầu danh hay đánh bóng tên tuổi như những
nhà chính trị đã tạo ra những cuộc chiến tranh lịch sử (?). Ngoài nghĩa như trên,
vinh/nhục còn mang ý nghĩa về sự thành tựu của một con người trên phương diện xã
hội trong những khía cạnh riêng; thành tựu về con đường học vấn, trong kinh
doanh làm ăn, trong quan trường chính trị, gặp được một người phối ngẫu có danh
vọng v.v… Như thế, sự thành tựu trên khái niệm vinh/nhục hay khen/chê không
ngoài nghĩa cầu danh, cầu được tiếng khen, vui với tiếng khen, buồn với nỗi nhục,
với những lời chỉ trích, chê bai, hay không được ca ngợi. Và cũng trên phương
diện xã hội, khái niệm vinh, nhục, khen, chê vẫn là đạo đức căn bản của thanh
danh; chọn cái tốt để lưu danh luôn được cổ xúy.
Ngọn gió vinh/nhục, khen/chê vốn vô hình nhưng công sức của
chúng khôn lường đối với tư duy nhận thức chung của con người, chúng theo ta
trong suốt cuộc hành trình làm người. Không ai không ưu ái đối với danh-lợi,
không ai không đau với những mất mát, tủi nhục…Những cơn gió vinh/nhục/khen/chê
cứ thổi lui thổi tới trong thân phận chúng ta như làn gió bốn mùa thay nhau.
Chúng ta thường ao ức ở đỉnh cao của vinh quang như người khác và quên rằng tiến
trình mà nó đi qua và sẽ tới, Charles Spurgeon nói: “Đừng tưởng rằng đường đến
Thiên đàng là lên đỉnh vinh quang, nó thổi bạn xuống thung lũng của sự ê chề.”
(“do not dream that the path to heaven is up the hill of honor, it winds down
into the valley of humiliation.’) Trên/dưới, vinh/nhục, khen/chê, sướng/khổ là
những cặp phạm trù mâu thuẫn cùng đứng với nhau trong thì hiện tại, nhưng tri
tưởng khiến ta nghĩ chúng có sự khoảng cách, ngỡ rằng ta đạt được một cái gì
đó, hay ta mất một điều gì đó. Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói rằng: “Người ham muốn
danh tiếng như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn
rồi.” Như thế, bản chất của danh tiếng hay danh lợi vốn chóng vánh, vô thường,
tốt xấu đều chóng vánh vô thường; tuy nhiên, trên mặt hiện tượng chúng vẫn song
song tồn tại và vận hành trong thế sáng/tối. Vui và khổ cũng bất chợt, chúng đi
từ bên ngoài mà chúng ta ngỡ bên trong. Chỉ là những làn gió, “phướng chẳng động
mà tâm động”; sự điên rồ của ý thức là chấp ngoại tại như bản ngã thực hữu, và
‘khổ’ vô hình dung xuất hiện.
Trong
kinh Lokavipatti
Sutta (Kinh Những Bất Thành của Thế Gian), Đức Phật nói về tám Pháp thế gian
trong thế giới con người; một người thực
sự có năng lực tu tập, có trí tuệ quán sát sẽ nhận ra được tám pháp kia là tụ
tán vô thường, và nhân đó không khởi tâm yêu và ghét chúng:
“Đuợc,mất
và nhục, vinh
Chê,khen
và vui, khổ
Trong
thế giới loài người
Là
những pháp tùy thuộc
Sinh
diệt và vô thường
Chúng
không ngừng thay đổi.
Biết
thế, người trí tuệ
Chánh
niệm, quán sát chúng
Là
duyên hợp đổi thay
Pháp
ưu ái, không động
Không
ưu ái, chẳng sầu.
Với
thuận cảnh, nghịch cảnh
Đã
tiêu mất, không còn
Tuệ
giác không trần cấu
Tâm
không còn phiền não
Vị ấy
hiểu biết đúng
Đã đạt
đến siêu việt
Bước
tới được Bờ Kia.” (TNTQ dịch Việt)*
Như
thế, Trí tuệ mà Đức Phật muốn đề cập đến là sự hiểu biết đúng, đồng nghĩa với
tâm không còn bị chi phối bởi trần cấu, phiền não, hay còn bị khuynh đảo bởi
tám ngọn gió đời. Người không còn tùy thuộc bởi ‘được, mất, vinh, nhục,khen,
chê’ là người không còn vui buồn theo thế gian. Trong cuộc sống có những điều
như ý khiến cho chúng ta vui, những điều
bất như ý khiến chúng ta đau buồn; đối với
tài sản, sự nghiệp, gia đình, thanh danh…một đời chúng ta có được, và ngỡ rằng
đó phúc báo của ta; nếu chúng thực sự là phúc, là của ta tại sao chúng ta không
hưởng thụ mãi được (?), chúng ta có vui tiếp tục khi phải lìa khỏi chúng lúc
chúng ta đau yếu, khi cô đơn trên giường bệnh (?). Sự hỉ hả về ‘được’ luôn hàm
chứa những niềm khắc khoải về ‘mất’. Bạn đến gần, bạn trong tay tôi rồi đấy, ai
có biết rằng bạn sẽ không thay đổi, khi tôi sẽ không phải là tôi bây giờ.
Nhận
thức thực tính hai mặt của một vấn đề, người tu tập sẽ không bị động trước tám
ngọn gió mỉa mai của thế gian, ngọn gió thổi rát lòng người và cuối cùng ai
cũng đau vì chúng. Khi quán chiếu thâm sâu, chúng ta sẽ đạt được cái nhìn siêu
việt, không còn bị chúng thổi tới tấp vào tâm, và khi tâm không còn rung động vì
chúng, thực sự chúng ta mới bước tới được Bờ Kia, bờ Niết bàn an tĩnh.
----------------------------
*Bản dịch Anh ngữ của Ngài Thanissaro Bhikkhu
The Failings of the World
“ Gain/loss,
status/disgrace,
censure/praise,
pleasure/pain:
these conditions among human beings
are inconstant,
impermanent, subject to change.
Knowing this, the wise person, mindful,
ponders these changing conditions.
Desirable things don't charm the mind,
undesirable ones bring no resistance.
His welcoming
& rebelling
are scattered, gone to their end, do not exist.
Knowing the dustless, sorrowless state,
he discerns
rightly,
has gone, beyond
becoming,
to the Further
Shore.”
No comments:
Post a Comment