Người
học Phật ai cũng nằm lòng câu: “Hữu sanh hữu tử hữu luân hồi…”; tuy nhiên, bình
thản chấp nhận cái chết của mình và người thân là điều không phải dễ dàng, bởi
vì chúng ta sống bên cạnh sự có mặt của người khác, và ai cũng muốn sống.
Nhà
Phật cho rằng, con người sinh ra đều chịu sự chi phối của phước và nghiệp.
Không ai sinh ra hoàn toàn hưởng thụ phước báu, cũng chẳng ai là hoàn toàn bị
nghiệp xấu tác động. Phước báo lớn nhất làm người là có đầy đủ lục căn, và được
học hỏi đạo đức Phật Pháp, giác ngộ, có lòng từ bi đối với chúng sinh. Và sau
đó, chúng ta phải trải qua ba lộ trình trải nghiệm của kiếp người là già, bệnh
và chết như một bài học cuối cùng của thân Nghiệp.
Môt
số người chết đột ngột mà không trải qua chu kỳ già và bệnh bởi tiền nghiệp chi
phối quá lớn, và họ có thể đi đến các cảnh giới tùy theo tâm thức hay cận tử
nghiệp, hoặc có thể tái sanh vào cảnh giới ta bà này tiếp tục vì tâm nguyện. Sống
và chết vẫn luôn luôn là câu hỏi thổn thức muôn đời; sống như thế nào, đối diện
với cái chết như thế nào…kinh sách Phật đã chỉ dẫn rõ ràng, tiếp cận lời dạy của
Phật sẽ cho chúng ta một phương hướng nhận thức, nhận thức về sự có mặt của
mình, nhận thức về sự có mặt của thế giới xung quanh mình, ý thức về bản ngã, sự
tồn tại của việc tham ái bản ngã…nhân đây mới có thể tháo gỡ vô minh, lòng
thanh thản với sự sống và chết.
Khi
đang sống, đang khỏe mạnh, phần đông chúng ta quên rằng mình đang có phước báo
lớn. Thay vì tận dụng cơ hội để tạo phước lành, chúng ta thường lao theo tiền
tài, sắc đẹp, danh vọng, cung kính…những món dục hấp dẫn các giác quan, và nhân
đây Nghiệp lại dẫn khởi chúng ta tiếp tục.
Không
ít người đầy đủ phước báu vinh hiển trong nhân gian, được nhiều người ngưỡng mộ,
bái vọng... nhưng lại chết sớm hoặc nếu còn túc nghiệp phước thọ lại chịu quả
báo bệnh hành thân nhiều năm vì phước đã tận. Một số người què quặt, ăn xin..
chịu nhiều khổ đau của kiếp người, khi hết Nghiệp thì trúng gió mà chết, sự ra
đi của họ nhẹ nhàng hơn. Nếu con người biết vun bồi phước đức, không ngừng nỗ lực
tu tập thì có thể chuyển được Nghiệp thức của tâm và hoàn cảnh, như cây sắp khô
héo, nếu chúng ta biết tưới tẩm và vun bón sẽ tiếp tục xanh tươi hơn.
Thấy
rõ tài, sắc vô thường, danh lợi ngũ dục là phù du, con người sẽ sống với nhau tốt
hơn. Khi thấy mình và người chỉ là những biểu hiện chập chờn, nhận ra được rằng
‘sống, chết đến đi đều là mộng’ thì người ta không còn tham chấp, làm khổ
nhau…; khi cái khổ không còn, thì cái đau của sinh và tử cũng không còn cơ hội
tiếp diễn.
TNTQ
No comments:
Post a Comment