
Nguyên
tắc là những gì cần thiết để xây dựng trật tự xã hội của cộng đồng: giữa con
người với con người, giữa đạo với đời, giữa quan hệ gia đình, trên và dưới, già
với trẻ, tình nghĩa đối đãi.
Nói
thế, không có nghĩa là cộng đồng của loài phi nhân không có những nguyên tắc của
nó. Nguyên tắc nhằm xây dựng và củng cố tự do, bình đẳng, hài hòa; thiếu nguyên
tắc cuộc sống sẽ trở nên rối loạn.
Tuy
nhiên, sự khác biệt về văn hóa khiến cho một số nguyên tắc trở nên khác biệt,
đúng ở nơi này nhưng lại sai ở nơi khác. Tôn giáo cũng không ngoại lệ. Một số
quốc gia Trung Đông cấm phụ nữ lái xe, hay duy trì phong tục đàn bà bái lạy
dương vật, bái lạy đàn ông, nhưng khi họ qua các nước phương Tây lại khác. Một
số nước cho phép đàn ông năm thê bảy thiếp, lại có một quốc gia theo mẫu hệ thì
đàn bà một lúc lấy 5-10 ông chồng (chung vợ); trong khi đó thì đạo luật ở Mỹ chỉ
cho phép một vợ một chồng…
Như thế, nguyên tắc chỉ là tương đối. Ngoại trừ nguyên tắc giết người, trộm cắp, lừa đảo như là định luật chung cho nguyên tắc thế gian (nguyên tắc của Phật cao hơn thế gian là cấm sát sinh tất cả động vật).
Như thế, nguyên tắc chỉ là tương đối. Ngoại trừ nguyên tắc giết người, trộm cắp, lừa đảo như là định luật chung cho nguyên tắc thế gian (nguyên tắc của Phật cao hơn thế gian là cấm sát sinh tất cả động vật).
Lại
có nguyên tắc của anh hùng và tiểu nhân; nguyên tắc của kẻ thích tấn công người
khác và nguyên tắc của một kẻ phòng thủ, hay đỡ đòn. Tuy nhiên kẻ thích tấn
công, hung hăng, xem ra lại là kẻ yếu, kẻ biết đỡ đòn lại là kẻ mạnh khiến kẻ
tung đòn lại đau hơn khi đối phương chỉ có một cú đỡ nhẹ.
Niềm
tin cũng được xây dựng trên nguyên tắc, mỗi tôn giáo đều có những lễ nghi riêng
để củng cố đức tin của mình đối với đấng siêu nhiên mà họ ‘tuyệt đối’ tin tưởng
(Phật giáo đặt trọng tâm vào Chánh kiến). Tuy nhiên, niềm tin chỉ là niềm tin,
đó là điều mà Triết gia Nietzsche đã nói một câu chấn động: “Thượng đế đã chết”;
câu nói này đã gây nhiều tranh cãi cho các luận gia tin tưởng rằng ‘Thượng đế sống
mãi’, hay ông ‘Trời có mắt’. Nếu như Thượng đế hằng hữu, siêu nhiên, toàn năng
hay ông Trời có mắt tại sao lại có sự bất công, tàn ác, tại sao tôi bị khủng bố
giết hại khi đang dâng lời cầu nguyện (?) Tại sao tôi tin ngài mà ngài lại
không thương tôi (?). Và sau khi tôi chết tôi có được lên thiên đường cùng ngài
không (?) lại là vấn đề đã chết; ai cũng muốn sống chẳng ai muốn về chầu Chúa,
chầu Phật, chầu Diêm vương cả. Nói theo thuật ngữ nhà Phật là Thượng đế chẳng sống
mà cũng chẳng chết, tất cả mọi sự trên thế gian đều là biểu hiện của nghiệp
duyên.
Những
nguyên tắc tôn giáo đều do con người lập ra nhằm kết nối với các đấng siêu
nhiên, và mọi việc xảy ra đều được cho Thiên ý, hay ý Trời. Phật dạy mọi việc đều
do con người, do tâm tạo tác, những nguyên tắc trong nhà Phật được Phật chế chỉ
khi con người phạm tội rồi Phật mới bảo kết thành nguyên tắc để người khác khỏi
phạm như người đầu tiên, vì mỗi khi đã phạm thì không còn thanh tịnh. Trong nhà
Thiền mọi sự vật phải được nhìn dưới sự quán chiếu, hay những công án (nghi án)
nhằm phá vỡ nguyên tắc, nhận thức thông thường, và trực ngộ bản chất của vấn đề.
Những hành giả khi thực hành thâm sâu vào Pháp, thì chẳng còn thấy mình và người
sai biệt, nên không còn thấy gì để trói buộc hay giữ gìn. Nói như Plato: “Điều
luật chỉ cần cho kẻ xấu, người tốt chả cần luật làm gì.” Và Plato đã nghi ngờ
những người luôn nói lảm nhảm về luật lệ hay nhân danh người ‘chết’ để nói những
điều có lợi hay củng cố cho cái ‘tôi’ quá lớn.
Có những
nguyên tắc ứng xử văn hóa, và có những nguyên tắc đạo đức để tôn trọng Bề trên,
hay người khác; thử đặt câu hỏi, khi chúng ta bái ngưỡng ai đó là chúng ta bái
ngưỡng xiêm y bên ngoài, hay bái ngưỡng cái bên ‘trong’ của họ (?). Chúng ta có
thể bái ngưỡng con người trần trụi với những điểm lồi lõm của cơ thể không? Nếu
không bái ngưỡng ‘thân tướng’ chúng sanh ấy thì chúng ta bái ngưỡng cái gì? Tâm
của họ ư? Tâm ở đâu? Không kẹt tướng lại kẹt tâm (?) Sự thật, có một điều đơn
giản để cho chúng ta bái ngưỡng, kính tin chỉ là đức hạnh của một người sống cuộc
đời ly dục, thanh tịnh, và lòng từ bi hướng đến tất cả chúng sinh.
Những
nguyên tắc và niềm tin có thể tạo thành sức mạnh bên trong chúng ta đó là sự học
hỏi không ngừng để khám phá chính mình. “Hiểu biết chính mình là điểm khởi đầu
của trí tuệ.” (Aristotle); hiểu biết chính mình là chiến thắng dục vọng bên
trong con người mình để thực sự tự do trong mọi hoàn cảnh của đời sống; Đức Phật
dạy: “Thắng muôn quân không bằng tự thắng mình.”
TNTQ
No comments:
Post a Comment