• RIGHT MINDFULNESS (samyak-smṛti / sammā-sati)

    RIGHT MINDFULNESS (samyak-smṛti / sammā-sati)

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang The Mindfulness includes…

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm An Vui (15)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm An Vui (15)

    17/11/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt197) Susukhaṃ vata…

  • Thức Trung Ấm

    Thức Trung Ấm

    30/09/2015 - 0 Nhận xét

    Bài Pháp Thoại của Đức Venerable Dezhung…

  • CHẾT ĐÁNG SỢ KHÔNG?

    CHẾT ĐÁNG SỢ KHÔNG?

    09/06/2020 - 0 Nhận xét

    Hẳn nhiên, ai cũng tham sống và sợ chết; chết…

Thursday, May 17, 2018

Không Nghĩ Thiện-Ác

“Không nghĩ thiện, không nghĩ ác” là câu nói nổi tiếng của Lục tổ Huệ Năng. Câu này vừa nghe khiến cho người mới học đạo thêm nhiều suy tư và hoài nghi về nó; thực chất, câu nói này chỉ là lời nhắc nhở hành giả “trực ngộ bổn tâm”, cũng là ý chỉ trong nhiều bài kinh Phật dành cho những ai có chí hướng giải thoát, siêu việt.

Tron các kinh văn Phật giáo, thường lập lại lời đức Phật “không làm các việc ác, siêng tu các hạnh lành…” nhằm thăng hoa đạo đức của tứ chúng, đặc biệt cho hàng Phật tử tại gia; tuy nhiên, đối với nhận thức siêu việt hay tư tưởng tự do, Đức Phật không quên truyền cảm hứng cho chúng ta trong việc nhận thức bản thể, trực ngộ bản tâm trong sáng của mỗi người qua lăng kính vô phân biệt.
Đối với điều thiện, ngoài việc cứu giúp người tật bệnh, nghèo khổ và hoạn nạn, tránh mười điều ác là qui ước cụ thể, nhưng ngay như đối với việc hành trì mười điều thiện cơ hồ không dễ; thiện mà không thiện, chẳng hạn như mua chim phóng sanh, có người cho là thiện, có người cho là tiếp tay cho điều ác; tham niệm Phật tụng kinh, có khi là thiện cũng có khi là ác (gây tiếng ồn cho người khác). Một người quỳ gối cúi đầu trước người khác chưa hẳn là ‘thiện’ nếu được cho là tạo sự chú ý đặc biệt với giới truyền thông hay cho một mục đích nào đó; khi hai Tôn giáo xảy ra xung đột, ta (người của Tôn giáo thứ ba) nhảy vô can thiệp, bình luận khi không ai mời thì cũng không được cho là ‘thiện’ nếu không nói là chơi xấu (ác)… Loay hoay trong cái được mệnh danh là ‘thiện’ cũng không dễ gì là thiện, và không khéo lại trở nên phiền não. Dù đã làm tất cả điều thiện với tất cả khả năng và được mọi người tôn trọng, chúng ta có hoàn toàn tự do từ nỗi đau khổ của ý thức không, đây là vấn đề, và sự lệ thuộc bởi cái ‘tôi’ qua hai điều: ‘thiện’ và ‘ác’.
Đối với những người có lý tưởng giải thoát tất cả đau khổ, Đức Phật khuyên rằng: “Một con đường đưa đến sự giàu có, con đường khác đưa đến Niết-bàn. Tỳ-kheo, đệ tử Phật đã học điều này sẽ không khởi ước vọng đối với sự cung kính mà chỉ tu tập để giải thoát thế gian này.” (Aññā hi lābhūpanisā aññā nibbānagāminī, evam etaṃ abhiññāya bhikkhu buddhassa sāvako, sakkāraṃ nābhinandeyya vivekam anubrūhaye_DP75). Như thế, thiện hạnh để cầu mong sự cung kính, theo Đức Phật, cũng là sự trói buộc đối với thế gian, rõ hơn, chỉ là vọng niệm ồn náo của tâm phân biệt, khác với Niết-bàn, trạng thái của nội tâm tịch tĩnh.
“Không nghĩ thiện…” không phải là không có ‘thiện’, nhưng ‘thiện’ không nên nghĩ ở đây đứng trong danh xưng đối đãi, bên ngoài, thuộc phạm trù tương đối. ‘Thiện’ với nghĩa của Đạo, hay lý tưởng tự do vốn dĩ ngoài sự lý giải thông thường của thế gian, không từ ngoài mà đến được, cũng như ‘danh’ không thể tạo nên từ hư cấu (善不由外来兮,名不可以虚作_屈原). Suy nghĩ đối với điều thiện thì cũng sẽ suy nghĩ đến điều ác; thiện-ác đều là vọng tâm sinh diệt; chân tâm vốn là bản thể đồng nhất và hẳn nhiên không phải là những suy nghĩ thông thường; nó không bị tác động và chi phối bởi trần cảnh (流水不腐,户枢不蠹_吕氏春秋尽数) Kinh ghi, thấy tất cả pháp thiện và ác thế gian là hư vọng, con người ta sẽ không còn ý niệm tự ti hay tự tôn đối với hành xử và ý niệm của mình (一切惡法,本是虛妄的,你不要太自卑你自己。一切善法,也是虛妄的,你也不要太狂妄你自己_经典语录大全). Hãy thử nhìn một dòng sông phẳng lì khi không có một gợn sóng (thiện) có thật đẹp hơn một con sông có sóng (ác) không (?). Trong ý nghĩ: đẹp, xấu, thực, giả…trên hiện tượng, bên dưới, dòng sông tâm thức vẫn vậy, chưa bị tác động; một cái nhìn giữa lòng sông, nơi đây thực tại không có ranh giới. Tất cả các pháp (danh+sắc) vốn dĩ là huyễn hóa bởi ý niệm dẫn khởi; không để ý niệm dẫn dắt, phân biệt, chúng ta mới thấy được chân tướng của tâm hay diện mục của ‘viên giác diệu tâm’ (一切众生,种种幻化,皆生如来圆觉妙心_圓覺經), là trạng thái tự do hoàn toàn của tư tưởng.
Trạng thái tự do hay giải thoát này trong Kinh điển thường gọi là ‘Ly niệm’ hay ‘Vô niệm’. ‘Ly niệm’ không phải chặt đứt niệm, chận đứng niệm; ‘Vô niệm’không phải là xóa niệm. Trong kinh Hộ Quốc Nhân Vương nói rằng một niệm có 90 Sát-na (1 Sát-na thời gian là nhỏ hơn cả tích tắc đồng hồ mà tâm phàm chúng ta không thể thấy), và một Sát-na có 900 lần sinh diệt. Con sóng trên dòng sông tư tưởng cứ mãi nhấp nhô sinh diệt, bạn có thể nào lấy dao chặt đứt con nước hay chận đứng con nước với những lần sinh diệt đi qua, hoặc xóa đi ý tưởng trên một trang giấy chưa hề viết. Như thế, ‘Ly niệm’, ‘Vô niệm’ hay ‘không suy nghĩ’ là tư tưởng mà không chấp tư tưởng, là niệm mà không chấp niệm, là đỉnh cao của sự giải thoát hoàn toàn từ ngục tù ý niệm, tư kiến và thành kiến của tâm thức.
Chỉ cần một cái thấy, một sự sực tỉnh của tâm bạn sẽ nhận rõ việc thả mồi câu ảnh của vọng tâm và giá trị của sự giác ngộ chân thật về hiện tượng. Một bài viết, một fan page hay timeline được nhiều người ưa thích chưa hẳn là nhiều vậy; posts ít người thích không hẳn ít người thích và đọc; giá trị ở năng lực không phải là hiện tượng ồ ạt, nhưng cái ảo bao giờ cũng khiến người ta bận tâm hơn vì chúng có vẻ đẹp (thiện) và hấp dẫn hơn so với sự thật trần trụi, xã hội và Tôn giáo cũng không khác. Kinh Pháp Bửu Đàn nói, tâm không trụ (không dính mắc) hay không phiền não với tất cả ngoại cảnh là Phật tâm (不住一切处心即是佛心_六祖壇經). Như vậy, ngoài ‘bổn lai’ tâm, tất cả chỉ là phù phiếm, sao lại cứ mãi tư duy về chúng?
Không nghĩ thiện-ác, không phải là không hành-xử thiện, nhưng chỉ là buông xả tất cả ý niệm trong đó có niệm thiện; buông mà không chấp buông, không thấy mình tốt người xấu, vì “tà- chánh phiền não đều đồng thể tánh không”; ở nơi ‘không’ tâm, không suy nghĩ này đối với kiến, văn, giác, tri (…现定见闻觉知是法,法离见闻觉知,非达法也_传心法要) mà tự tại thì phiền não từ đâu mà sinh khởi.
TNTQ

No comments:

Post a Comment

  • Kinh Thí Dụ Năm Ấm

    Kinh Thí Dụ Năm Ấm

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Nghe như vầy, một thời đức Phật đến nước Mỹ…

  • Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng

    Chết và Hấp Hối Theo Truyền Thống Phật Giáo Tây Tạng

    30/09/2015 - Tắt nhận xét

    Ven. Pende Hawter Có hai sự thiền định phổ…

  • Đạo Phật trong Đời Sống Hiện Đại

    Đạo Phật trong Đời Sống Hiện Đại

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Ananda W.P. Gurug -Tịnh Quang chuyển…

  • MN 3-Kinh Người Kế Thừa Pháp (Dhammadāyādasuttaṃ)

    MN 3-Kinh Người Kế Thừa Pháp (Dhammadāyādasuttaṃ)

    21/06/2020 - 0 Nhận xét

    Đức Thế Tôn nói như thế này:-"Này các Tỷ-kheo!…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States