• RIGHT EFFORT (samyak-vyāyāma / sammā-vāyāma)

    RIGHT EFFORT (samyak-vyāyāma / sammā-vāyāma)

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang  Right Effort…

  • Thực Hành Hạnh Bố Thí

    Thực Hành Hạnh Bố Thí

    31/10/2015 - 0 Nhận xét

    Thích nữ Tịnh Quang Dân gian ta có…

  • Chăn Trâu

    Chăn Trâu

    30/10/2015 - 0 Nhận xét

    Bao nhiêu năm dài vất vả Sớm chiều chăn ả…

  • Seeing Just Being Seeing…

    Seeing Just Being Seeing…

    21/10/2019 - 0 Nhận xét

    Your inner peace just shows when you…

Saturday, September 1, 2018

Tương Quan giữa Ý Thức và Não Bộ

Học thuyết đồng nhất (nhận dạng) tâm (trí/ý thức) và não (The Mind/Brain Identity Theory) cho rằng trạng thái tinh thần là trạng thái não, quá trình não bộ đồng nhất với các trạng thái của tâm ý. Lý thuyết này được một số nhà Duy vật thuần túy ủng hộ. Khi người ta nói “cô ấy có tâm trí tốt, hay cô ấy có bộ óc tốt” là để thay thế cho nhau.
Lý thuyết ‘nhận dạng tâm và não’ đồng nhất hình ảnh tinh thần như quá trình não bộ; tuy nhiên, tâm vốn không hẳn là những chức năng hoàn toàn tùy thuộc vật chất; lý thuyết này tương ứng với duy vật phủ nhận sự tồn tại của các thuộc tính phi vật lý không thể hủy diệt. Đúng hơn, học thuyết này có thể gọi là duy vật lý.
Hẳn nhiên, tiến trình của não bộ song song với tiến trình của ý thức; chúng ta không thể tách rời hệ thống thần kinh não (hay khối óc) để hình thành tư tưởng. Mặc khác, não bộ cũng không thể tách rời những hệ thống chức năng và hệ thần kinh của các giác quan khác như mắt, tai, mũi, lưỡi, lục phủ, ngũ tạng. Vì vậy, ý thức, ngoài sự hướng dẫn từ não bộ, bao gồm tổng thể của các chức năng hoạt động không ngừng. 
Nếu cho rằng tâm và não đồng nhất hay cảm giác là sự hoạt dụng của não, như thế, cảm giác X giống hệt với quá trình não Y; thì khi Y nằm giữa tai tôi với chiều thẳng hoặc tròn thì cảm giác X nằm giữa tai tôi cũng thẳng hoặc tròn (?) hay khi datum line tinh thần xuất hiện hình ảnh của nghệ thuật, sắc màu như sọc vàng, xanh lá cây, màu tím biên biếc…thì hiệu ứng của não cũng xuất hiện màu sắc đồng nhất với datum tinh thần (?). Do đó, chúng ta không thể thiết lập sự đồng nhất hoàn toàn giữa tâm và não; đây cũng là lý luận phản kháng.
Phật giáo chủ trương tất cả do tâm thức: ‘nhất thuyết duy tâm, vạn pháp duy thức’. Tuy nhiên, học thuyết duy tâm và duy thức của Phật giáo không phải là sự phủ nhận về vật chất, mà chỉ phủ nhận về những khái niệm vật chất thuần túy; rõ hơn, duy tâm của Phật giáo là duy thức: tất cả sự phân biệt đều là quá trình của ý thức, và dĩ nhiên, ý thức tương quan với qui trình của não bộ như tiến trình vai trò chức năng nhân quả và duyên khởi.
Chức năng ‘nhân quả’ là chức năng (functionalist) tác nghiệp của các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý vốn có quan hệ mật thiết với hệ thống thần kinh của chúng. Mỗi hệ thống thần kinh của mỗi giác quan đều là ‘hàm’ trong sinh học với một tập hợp trật tự trong sự điều đình của ái lực và năng lực-tính năng kích thích phản ứng bởi các trạng thái, và quy trình thần kinh nhận biết và phân biệt các loại mã thông báo; có thể nói rằng những trải nghiệm của con người là quá trình hoạt dụng của não bộ xuyên qua nhiều loại và kinh nghiệm của các giác quan.
Cho rằng, ý thức là một quá trình não chúng ta không thể giải thích được những đặc tính và năng lực đặc biệt của tinh thần; như một người đang khỏe mạnh bỗng hay tin người yêu hoặc con cháu của mình mất thì trở nên tật bệnh dẫn tới khùng điên. Vậy thì quá trình não không hẳn là điều khiển ý thức hoàn toàn, và não bộ còn chịu sự chi phối của carbon…Theo đây, lý thuyết nhận dạng chỉ cóTâm và Não không chính xác hoàn toàn nếu xét trên những ‘chức năng’ và các qui ‘hàm’ về các quy trình của các hệ thần kinh giác quan khu biệt.
Ý thức là sự kết nối của một trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức); sắc (thân) không thể tồn tại nếu không có ý thức (bao gồm cảm giác, tri tưởng, tiến trình và phân biệt), và cũng không thể có ý thức nếu không có sự duyên hợp của sắc, hay tập hợp của ‘hàm’ của ba uẩn khác để gọi là một chúng sinh hữu tình. Chúng sinh từ duyên khởi (pratìtyasamutpàda), từ tập hợp của năm uẩn mà tạm có, bản chất chỉ là Không (sùnyatà), là Giả danh (upàdàya-prajnapti), như thế qui trình của não cũng là tập hợp duyên sinh, phát sinh ý thức hay ngược lại.
Và chức năng của trạng thái não như vai trò duyên hợp, tương tác ý thức; ý thức với não bộ là một mà không phải là một. Có những cái chết lâm sàng trong phẫu thuật mà người ‘chết’ đã kể lại khi họ thấy được thao tác của bác sĩ đã làm gì với mình. Não bộ là qui trình sinh lý, tương quan, vô thường và phát sinh ý thức cũng như thế, nó không phải là thực thể độc lập đối với thân và tâm hay chỉ thao tác đối với ý thức. Ý thức chịu sự tác động chi phối của các quan năng duyên khởi, phát sinh hành thức, phân biệt, dẫn khởi ham muốn đối với tri tưởng xuyên qua các cánh cửa giác quan, và tri tưởng từ năm giác quan thì giống như những mũi tên bị tẩm thuốc độc tri tưởng, tưởng như chúng có lông cánh và hạnh phúc với những điểm nhắm của mình, rồi bay trong phạm vi tầm ngắm của lục trần (đối tượng của giác quan) (saṃkalpaviṣadigdhā hi pañcendriyamayāḥ śarāḥ. Cintāpuṅkhā raiphalā viṣayākāśagocarāḥ /Visuddhimagga /Saund_13.35); lục trần tri tưởng lại có công năng tác động và chi phối và trở thành thuộc tính của não bộ, và cũng nghiễm nhiên là cảm thọ khổ, lạc hay trung tính của ý thức.
Trong Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm và pháp), để thay đổi tiến trình ái lực của thân và sự quan hệ của các mạch thần kinh não – nơi đã huân tập những cảm giác, nhận thức, ham muốn…Đức Phật dạy “các thầy Tỳ kheo hãy nỗ lực không ngừng bằng sự quán niệm thân, quán niệm về một bộ xương, quán niệm sâu bọ trong xác chết, quán niệm xác chết chuyển màu, quán niệm xác chết phồng lên, quán niệm xác chết thối rữa, quán niệm xác chết bắt đầu tan hoại, đây được gọi là tinh tấn tu tập” (katamañca bhikkhave anurakkhaṇappadhānaṃ? Idha bhikkhave bhikkhu uppannaṃ bhaddakaṃ samādhinimittaṃ anurakkhati aṭṭhikasaññaṃ pulavakasaññaṃ vinīlakasaññaṃ vipubbakasaññaṃ vicchiddakasaññaṃ uddhumātakasaññaṃ. Idaṃ vuccati bhikkhaveanurakkhaṇappadhānaṃ/Samvarappadhana sutta-samadhi-nimitta). 
Từ sự huân tập về pháp quán niệm đối thực thể của thân (bao hàm não bộ), hành giả sẽ phát sinh ý tưởng rõ thấu và nhàm chán, não bộ sẽ hoạt dụng trong tình trạng ly khai những ái lực từ hệ thần kinh cảm giác của mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Sự có mặt của chánh niệm ý thức sẽ làm co giảm sự lừa dối của những cảm quan hấp lực; xa hơn, là ly niệm, tri kiến tất cả pháp trong thân và ngoài thân mà không còn vướng kẹt trong qui trình biến khởi để nhiễm trước (见一切法,心不染着,是为无念/六祖坛经).
Não bộ tương tác với ý thức như con sóng tương ưng với làn gió. Ở giữa con sóng và làn gió ý thức là sự biến động của những cảm giác. Thường xuyên trải nghiệm bằng chánh niệm, tu tập, có ý thức tích cực, vui vẻ… sẽ tạo nên những đồ sóng não khỏe mạnh, và cảm giác hạnh phúc có chiều hướng tăng trưởng theo thời gian. 
Để kiểm chứng điện não đồ và tâm lý, tại cơ sở MRI thuộc Đại học Wisconsin-Madison vào ngày 4 tháng 6/ 2008, hội đồng khoa học, Giáo sư Tâm lý học và Tâm thần học tiến hành cuộc kiểm tra điện não đồ (EEG) của nhà sư người Pháp, Matthieu Ricard (có 40 năm tu tập chánh niệm, thiền định và từ bi) tại phòng thí nghiệm Waisman. 
Nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đã gắn hộp sọ của nhà sư với 256 thiết bị cảm biến như là một phần của nghiên cứu về hàng trăm học viên chuyên về thiền định. Kết quả, máy chiếu chỉ ra rằng với thiền chánh niệm, từ bi, não bộ của nhà sư Ricard đã sản sinh ra một cấp độ sóng gamma cao-đồ sóng của não vốn liên quan đến ý thức, sự chú ý, rèn luyện và trí nhớ - “chưa bao giờ được báo cáo trong tài liệu khoa học thần kinh”, Davidson nói.
Máy quét não (WLBIB) cũng cho thấy hoạt động tối đa trong vỏ não trước trán bên trái của não được đối chiếu với bên phải của nó, và các nhà khoa học đã phát hiện một năng lực lớn bất thường về hạnh phúc, và giảm hầu hết xu hướng tiêu cực, “đây là một người có có chỉ số hạnh phúc nhất thế giới”, các nhà nghiên cứu khẳng định.
Nghiên cứu về hiện tượng này gọi là thí nghiệm ‘neuroplasticity’, và nhà sư Ricard đã đi đầu trong các thí nghiệm với sự đột phá xuyên qua các nhà khoa học hàng đầu thế giới.
Như thế, ý thức đóng một vai trò quan trọng trong qui trình não bộ, hay sóng não; mỗi niệm khởi là một làn sóng não khởi động. Khi không khởi niệm vọng tưởng, chấp trước, đau khổ…hành giả có tu tập sẽ thực thi chánh niệm hiện tiền, với lòng từ bi (vô ngã) thì những con sóng não sẽ có chiều hướng an bình, êm dịu, ảnh hưởng tốt với môi trường cộng trụ xung quanh.
Sóng tâm và sóng não chỉ là sự tương tác vô thường, thay vì chịu sự chi phối của vô thường, người tu tập khởi tâm ý thuờng hằng chánh niệm xả ly những tham trước…, sự có mặt của pháp quán duyên khởi và vô ngã như những tia sáng mặt trời cảm biến những làn sóng não phát ra những năng lượng tích cực, hỗ trợ cho thân và tâm trong trạng thái tương tác an lạc.
Một phương pháp khác để chuyển tâm và thay đổi qui trình của não bộ là Không tâm hay Vô tâm; Vô tâm không phải là không biết chi, nhưng đối cảnh không động không nhiễm, thản nhiên đối với lục dục ngũ trần; “Đạo quí ở Vô tâm, Thiền tuyệt ly tất cả suy nghĩ danh tướng, mới có thể trở về ánh sáng từ bên trong, và thấu suốt mọi lẽ” (贵无心,禅绝名理忘怀泯绝,乃可趣向回光内烛,脱体通透/佛果克勤禪師心要).
Thấu suốt mọi lẽ không phải là thấu suốt trí và não của người khác, mà chỉ là thấu suốt ý nghĩ của mình, ý nghĩ của mình mà không phải là mình, từ duyên hợp, từ qui trình não bộ, từ sự chuyển động của các vi trần, các phân tử thần kinh…theo qui trình sinh và diệt liên tục. Ngoài sự sinh diệt của não bộ sinh-vật lý, có một làn sóng ở thể ‘lặng’ hay điện đồ EEG ‘tĩnh’, thuật ngữ Phật học gọi là Nibbāna-tịch diệt hay Niết bàn, nơi mà những suy nghĩ, những nỗi khổ, những nỗi đau đớn của tâm sẽ không còn nhấp nhô hiện khởi.
Và chỉ khi nào người ta thực sự ‘đạt’ được cảnh giới ‘An-up ādisesa-nibbāna’-Niết bàn sau khi chết (hay Vô dư y Niết bàn) thì Trí và Não mới hoàn toàn tịch diệt tương ưng, và phiền não mới thực sự chấm dứt một cách rốt ráo. Có người hỏi sau khi nhập Niết bàn thì các Thánh giả đi đâu?-Như củi hết lửa tắt, còn hỏi đi đâu để làm gì. Mà cho dù đi đâu hay không còn chi để đi, nhưng đã ‘chứng’ như thế thì đã thản nhiên, tâm chẳng còn hoang mang sợ hãi.
TNTQ

No comments:

Post a Comment

  • THE PRECEPT TO REFRAIN FROM INCORRECT

    THE PRECEPT TO REFRAIN FROM INCORRECT

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang The fourth one of the five…

  • धम्मपद Dhammapada, III. चित्तवग्गो Citta-vaggo

    धम्मपद Dhammapada, III. चित्तवग्गो Citta-vaggo

    26/05/2023 - 0 Nhận xét

     Kinh Pháp Cú, III. Phẩm Tâm/法句經, III.…

  • Đạt Được Hòa Bình Bằng Sự Bình An của Nội Tâm

    Đạt Được Hòa Bình Bằng Sự Bình An của Nội Tâm

    30/09/2015 - 0 Nhận xét

    Thân Tâm Bất Ổn Hòa bình là sự quan tâm của…

  • Kinh Phật Ngữ

    Kinh Phật Ngữ

    02/10/2015 - 0 Nhận xét

    Hán dịch: Tam Tạng Bồ Đề Lưu Chi --Việt dịch: …

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States