
Thấy,
nghe… của chúng ta như thế nào mới đúng với nguyên bản sự vật, hay đúng với
tinh thần khách quan và không bị tác động bởi ngoại tại?
Thử
đặt nhận thức và trí nhớ của Hume làm căn bản của tri thức: Khi ta thấy một quả
táo trên bàn, ta biết rằng có một quả táo trên bàn; Nếu ta nhìn thấy một quả
táo trên bàn ngày hôm qua, và bây giờ ta nhớ ra rằng ta đã thấy nó thì cái biết
bây giờ là nhờ hôm qua có một quả táo trên bàn. Như thế, nhận thức chúng ta đều
đi từ quá khứ, hay từ trí nhớ làm mệnh đề tiêu chuẩn.
Mặt
khác, khi ta nhìn thấy một người, ta biết rằng có một người; nếu ta nhìn thấy một
người ở đây ngày trước ta gặp, và giờ này ta nhớ ra rằng ta đã thấy về người
này với con người ngày hôm qua (khi họ chưa kết hôn); và bây giờ (họ đã kết hôn
và…) có đúng hoàn toàn với con người mà ta đã biết từ ngày hôm qua không? Đây
được xem là mệnh đề có quan hệ với ý tưởng, không đủ trung thực với thực tại.
Một
mệnh đề thể hiện mối quan hệ của các ý tưởng hay tri tưởng có khả năng võ đoán,
khả năng tham gia của tưởng tượng cao, hoàn toàn không thể, hoặc mâu thuẫn (A∨¬A) với nhũng gì chúng ta đang quan sát.
Với
mệnh đề tiêu chuẩn ta không thể loại trừ nhận thức và trí nhớ vốn là căn bản của
hiểu biết trong cuộc sống, vì rằng cuộc sống thực tế sẽ là không thể nếu thiếu
chúng; khi ta đói ta nhớ đến thức ăn nào để ăn, khi ta lạnh ta nhớ đến chiếc áo
nào nên mặc… đây cũng là mệnh đề tri thức mở đầu của đời sống.
Ngoài
ra, có những sự khác biệt từ kinh nghiệm được xem là mệnh đề có giá trị chung,
dù là sự trải nghiệm khác biệt qua tri tưởng cụ thể, liên quan đến đề xuất và
nhận thức chung nhưng có quyền lực trí tuệ toàn thể. Xuyên qua lý luận qui nạp
và nguyên tắc đồng nhất của tự nhiên (UN), chúng ta có thể nhận biết những đặc
tinh dữ liệu (DATA) dựa theo kinh nghiệm của tổng thể, của số đông. Một người
nhận ra được đặc tinh của một Pháp không qua kinh nghiệm của bản thân mà chỉ với
lý thuyết (THEORY) vẫn có thể thấy đuợc các pháp bằng cái thấy trải nghiệm từ
người khác (Fs là Gs). Một người chưa bao giờ thấy và tiếp xúc trực tiếp với
tuyết vẫn biết rõ ràng tuyết rất lạnh xuyên qua sự mô tả trên cơ sở chung. Như
thế, theo kinh nghiệm bao hàm, phổ quát, tất cả F là G.
Khi
nhìn thấy một pháp, với con mắt bình thuờng, xuyên qua nhận thức và trí nhớ (ký
ức) chúng ta đều có tri thức như nhau. Mặt khác, đối với trí thức đi từ quan hệ
ý tưởng, chúng ta có cái nhìn khu biệt. Một người bình thường, khi tiếp xúc với
một pháp, sẽ khởi lên những ý tưởng quan hệ ‘trước’ và ‘sau’ để nhận thức về một
pháp; như khi ta thấy một bông hoa, ta biết nó là hoa hồng đẹp trước kia ta đã
thấy, ta thấy nó ‘đẹp’ như trước, và ta thấy nó sẽ mãi ‘đẹp’ về sau, hay ta thấy
nó đẹp hơn trước, ta muốn lưu giữ nó, hoặc ta suy diễn những ý tưởng của ta vào
nó…Và vì vậy, bông hoa mà ta thấy là theo quan hệ ý tưởng của chúng ta gắn vào
nó nhiều hơn là chính nó; như thế, sự vật đã méo mó qua nhận thức, không phải
là đặc tính hiện tiền của nó.
Một
Thiền gia, thấy hoa là thấy nó như thế, là thấy tướng của tất cả các pháp trong
thể thuần chân hay ‘nhất chân pháp giới’, không khởi ý tưởng về nó- ý tưởng là
đầu nguồn của phân biệt chấp trước là một loại căn bệnh của ý niệm (众生由其不达一真法界,只认识一切法之相,故有分别执著之病/ 禪语录).Với
đặc tính dữ liệu của Pháp, xuyên qua kinh văn, chúng ta nhìn sự vật như thế nào
trong nguyên tắc đồng nhất với tự nhiên hay thuần chân và loại trừ những quan hệ
ý tuởng thông thường? "Các Tỳ kheo, hãy khéo phòng hộ các cánh cửa giác
quan, thấy các tướng là ảo, đừng thủ trước các sắc… " (ehi tvaṃ bhikkhu,
indriyesu guttadvāro hohi, cakkhunā rūpaṃ disvā mā nimittaggāhī .../MN 107). Ở
nguyên tắc đồng nhất, đối với hành giả, vị ấy thực hành (UN) ở sự phòng hộ đối
với các giác quan, vì giác quan là những cánh cửa đầu tiên để sắc, thanh…len
vào; vị ấy quan sát DATA của các tướng là ‘ảo’, là mệnh đề có giá trị chung cho
tổng thể như cục tuyết thì lạnh và cục than thì nóng để thấu hiểu đặc tính của
Pháp.
Như
vậy, đặc tính của Pháp hay hiện tượng (đối tượng của các giác quan) theo luận
lý quy nạp được nhìn như thế nào? – Vô thường, khổ và vô ngã (Tam pháp ấn), ba
tính năng của hiện tượng bên ngoài và bên trong. Sự thay đổi không ngừng của
tâm và hiện tượng, cái khổ không ngừng của tâm và hiện tượng, và tinh năng vô
ngã (duyên sinh) xuyên suốt từ tâm và hiện tượng; như thế, tâm-pháp…đều là ảo.
Biết là ảo, mà làm thế nào để không còn một trần lao của cái ảo hóa chi phối
cũng không hề đơn giản. Kinh ghi, hãy ‘thực’ THAM (chiếu), KIẾN (thấy), DỤNG
(tu ,thực hành), CHỨNG (giác ngộ) chúng, nếu một chút tơ hào không thực tham,
kiến…nó thì có thể lạc vào HƯ (vô) vậy ,(参须实参,见需实见,用须实用,证须实证,若纤毫不实即落虚也/禅林宝训),
mà nếu không lạc vào ‘không tưởng’ thì cũng là ‘phàm tưởng’.
Và
làm sao để ‘thực’ tham, kiến, dụng, chứng khi đặc tinh của Pháp là vô ngã? khi
¬(A∨¬A) là A∨¬A?
Chiếu kiến…cũng chỉ là khái niệm mâu thuẫn khi ta đã xác định mệnh đề Vô ngã
xuyên suốt hiện tượng và ý tưởng.Tuy nhiên khi tiền đề là Vô ngã thì kết luận
cũng là Không (Fs is Gs). Chỉ cần bạn nhận ra ‘thực’ tính là ‘không’ tính thì đối
với tất cả hiện tượng của tâm hành và ngoại cảnh mà ‘vô trụ’ tức khắc rõ thấu rằng
vạn pháp là ‘nhất như’(依無住本,立一切法無住之本本乎無住,若能徹住則萬法一如/佛果克勤禪師心要); ‘nhất
như’ là chỗ của toàn thể hợp nhất; nếu ta khởi tưởng “gió động hay phướn động”
hay cho rằng trăng dưới lòng sông ‘không phải’ hay ‘giống’…với trăng trên trời
đều là vọng niệm. ‘Nhất như’ cũng là chỗ mà ngoài tâm chẳng có Pháp để mong cầu
hay tham trước, là trạng thái hoàn toàn vắng lặng những ý tưởng, luận lý phương
tiện; chỉ có sự mạch lạc của tâm trôi chảy không ngừng trên dòng mệnh đề sinh
diệt: “Đây là an lạc, đây là tuyệt diệu, là sự tĩnh lặng của tất cả các hành, sự
thoát ly mọi chấp trước, sự hủy diệt tham ái, đoạn trừ, chấm dứt, và tịch diệt.”
(etam santam etam paṇītam yadidam sabbasankhārasamatho sabbūpadhipati nissaggo
tanhakkhayo virāgo nirodho nibbānam/Aṅguttara Nikāya 5.177, Vaṇijjā Sutta).
Vẫn
là những lượn sóng nhấp nhô, vẫn khói mù đỉnh núi…cảnh trí huyền ảo…người đã đến
và thấy rồi thì chỉ tĩnh tại thốt lên:”….Đến rồi về lại không gì lạ, mù tỏa Lô
Sơn, sóng Chiết Giang!”
TNTQ
No comments:
Post a Comment