• धम्मपद Dhammapada, XIII.लोकवग्गो Loka-vaggo

    धम्मपद Dhammapada, XIII.लोकवग्गो Loka-vaggo

    06/11/2023 - 0 Nhận xét

      Kinh Pháp Cú, XIII. Phẩm Thế…

  •  ĐƯỜNG CŨ THU QUA

    ĐƯỜNG CŨ THU QUA

    02/12/2023 - 0 Nhận xét

    Nắng quên sau núi hoàng hôn vội,Gọi tiếng ngàn…

  • Why Does Buddhism Not Believe in Creator?

    Why Does Buddhism Not Believe in Creator?

    30/09/2015 - 0 Nhận xét

    Thich nu Tinh Quang Standpoint of denying…

  • MN 11. Tiểu Kinh Sư Tử Hống (Cūḷasīhanādasuttaṃ)

    MN 11. Tiểu Kinh Sư Tử Hống (Cūḷasīhanādasuttaṃ)

    20/12/2020 - 0 Nhận xét

    "Các Tỷ-kheo! Ở trong pháp luật như thế, bất kỳ…

Monday, October 21, 2019

DUY LÝ VÀ THỂ NGHIỆM

Trên con đường, chúng ta đi từ lối ngoài vào, hay từ bên trong ra; con đường với nhiều ngả, hẳn nhiên sự nhận thức về con đường khác nhau dù vẫn trên con đường đó.

Với Duy lý, kinh nghiệm về sự vật và nhận thức về con đường và sự vật trên con đường bắt nguồn từ kiến thức, kinh nghiệm theo lối mòn từ những cánh cửa của giác quan; Với Thể (thực) nghiệm: nhận thức mới, khám phá từ kinh nghiệm bên trong con đường.

Thế giới bên ngoài là thế giới của sáu căn và sáu trần cảnh; thế giới được huân tập và chấp thủ có khuôn mẫu và hệ thống di truyền bắt nguồn từ những ham muốn: Mắt, là một pháp có thể bị chấp thủ; ham muốn chấp thủ sự vật ở đây. Chấp thủ cái nghe…Chấp thủ ý nghĩ. Chấp thủ dục vọng. Ở đây chúng được gọi là các pháp bị chấp thủ, và (trên sáu giác quan) hoàn toàn là sự chấp thủ (Cakkhuṃ, bhikkhave, upādāniyo dhammo. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ … pe … jivhā upādāniyo dhammo … pe … mano upādāniyo dhammo. Yo tattha chandarāgo, taṃ tattha upādānaṃ. Ime vuccanti, bhikkhave, upādāniyā dhammā, idaṃ upādānan”ti/Upādāniya Sutta).

Một thế giới, một con đường chỉ đi từ 6 cánh cửa chấp thủ của các giác quan, hẳn nhiên là chúng ta không thể nhận ra những ra điều mới lạ bởi những chướng ngại trên con đường gió bụi. Cái chướng ngại (hay nạn) không hẳn là đối với những Pháp cụ thể trên con đường, vì con đường vẫn vậy, nhưng nhận thức sai biệt. Ta thấy ta đi đúng hướng hơn kẻ khác, ta thấy ta tin đúng hơn…mà đã niềm tin thì không thể gọi là ‘đúng’, chỉ có thể là thiện và bất thiện. Cho rằng niềm tin của mình đúng với khoa học, nhưng khoa học có chấp nhận chúng ta là những nhà khoa học không (?) Tin có thế giới sau khi chết, tin có tâm linh hay linh hồn đều là niềm tin và có cả hệ thống Duy lý để chứng minh cho niềm tin ấy. Kẻ tin (hay mong muốn) rằng mình sống đúng với lời dạy của các bậc Đạo sư nào đó thì sau khi mình chết sẽ được lên Thiên đàng, Tây phương cực lạc, đi đầu thai kiếp khác, hay nhập cảnh giới thù thắng… đều là niềm tin. Cùng trên một con đường, với những chiếc giày hiệu khác nhau trên đôi chân, quan trọng là đôi chân chúng ta có êm hay không. Vấn đề Duy lý chỉ ở ‘đôi giày, một phương tiện trên con đường.

Cao hơn, Kinh nghiệm từ các giác quan là nguồn thông tin duy nhất của chúng ta. Tâm trí có thể cho chúng ta biết về mối quan hệ giữa các ý tưởng của chúng ta, nhưng bản thân những ý tưởng đó chỉ có thể đại diện trên cơ sở kinh nghiệm cảm giác và những lối mòn khái niệm.

Với Duy lý: chúng ta bước trên con đường từ sáu giác quan bằng niềm tin và hiểu biết. Chúng ta đi, và chúng ta nghĩ rằng mình sẽ đến nơi mà mình tin tưởng. Trong chừng mực chúng ta có kiến thức trong môn học, nghiên cứu; kiến thức của chúng ta là một tư tưởng hậu sinh, phụ thuộc vào kinh nghiệm giác quan. Kinh nghiệm giác quan duy lý với tất cả ý tưởng được huân tập bằng kiến thức định hình, có lý lẽ, và được trao truyền từ bên ngoài. Một số nhà duy lý cho rằng, kinh nghiệm không thể cung cấp cho chúng ta kiến thức mới, chúng ta không biết gì cả; chúng ta chỉ thuộc lòng những văn bản cũ. Văn bản của người đi trước.

Trên Duy lý, lý trí chỉ nhận biết sự vật ở quá khứ và tương lai và lạnh lùng với hiện tại. Trong Triết học hiện sinh, một kẻ sống duy lý với quá khứ hay tương lai đều giống nhau. Một kẻ hoàn toàn ngu ngốc đã khóc vì hắn ta cho rằng mình không sống một ngàn năm về trước? Hay một kẻ ngốc khóc lóc vì hắn ta sẽ không còn sống một ngàn năm nữa? Thực tại của sự sống bao gồm cả quá khứ, hiện tại và tương lại. Trên sở tri, tư tưởng là thước đo giá trị của các pháp, và ý niệm có sự sai biệt theo sự vận hành của sự vật; tuy nhiên, trên năng tri, cái thấy chánh niệm, trực giác, các pháp yên tĩnh trong những biến động của sự vật hay đắp đổi và hài hòa trong những chu kỳ sinh diệt. Thông thường, chúng ta nhìn sự vật, con người thông qua quan kiến sai biệt: Ta nhìn một người giàu có, nghèo khổ, thành đạt, thất bại theo định kiến cố hữu-sự thực thì không đúng với cái nhìn của ta; phàm cái gì đã đến cùng cực thì tất nhiên phải quay trở lại: “dài quá thì tất phải ngắn dần đi, ngắn quá thì tất lại dài dần ra. Đó là cái lẽ tự nhiên như thế” (kinh Dịch). Người đẹp quá rồi phải xấu, vinh quá rồi ‘bại’, cười quá rồi khóc, vui quá rồi buồn, nhiều quá rồi cô (đơn). Biết được lẽ sinh hóa của hai mặt, người tu tập nên biết khi nào nên hiện, nên ẩn, nên nói, nên không. Lão Tử nói: “Hữu Vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương doanh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy” (有無相生,難易相成,長短相形,高下相盈,音聲相和,前后相隨。恒也/老子道德經) là vậy.

Thực tại, con đường cao thượng, mỗi người là một thực nghiệm tối hậu, thể nhập vào dòng sống sinh động từ bên trong, tạm gọi là tu Đạo và thấy Đạo. Socrates có một câu tuyên bố nổi tiếng rằng: “Đời sống không có thực nghiệm thì chẳng có giá trị gì cả (Unexamined life is not worth living).

Khi những nguyên tắc đạo đức và các học thuyết được thẩm sát không qua thói quen thành kiến bản ngã từ 6 giác quan, nhìn thế giới và bản thân với sự vô ngã và khách quan, từ quan điểm của tính phổ quát, từ Tư duy tu, không nghiêng về hai bên - có hoặc không - ở đây hoặc ở kia - người ấy không chấp thủ khi quan sát các học thuyết (Yassūbhayante paṇidhīdha natthi, bhavābhavāya idha vā huraṃ vā; Nivesanā tassa na santi keci, dhammesu niccheyya samuggahītaṃ/Paramatthaka Sutta). Trong sự quan sát vô phân biệt, hành giả có thể giải phóng cá thể của mình và nhận thức về bản thân như một phần của tự nhiên và là một phần của lý do phổ quát.

Thể nghiệm có thể được gọi là Chứng nghiệm hay Chánh niệm sâu sắc vào phút giây ở hiện tại và hoàn toàn giải thoát bản thân khỏi quá khứ và tương lai. Thời gian phải được trải nghiệm theo một cách hoàn toàn khác với kinh nghiệm hàng ngày, nơi chúng ta không ngừng trôi qua giữa ký ức và hy vọng, hối tiếc và lo âu, và khi khoảnh khắc hiện tại vừa tan vỡ, sự tìm kiếm không còn, cái ánh sáng của giải thoát, tự do chớp lên giữa hai khoảnh khắc, điều này có thể tạm gọi là ‘ngộ’; đây là lúc mà Lục tổ gọi là: “Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ.”( ) nhưng nếu hành giả ‘chấp’ vào cái giây phút trực giác này liền rơi vào kiến chấp hữu tưởng và vô tưởng, một chứng bệnh ảo giác về Đạo. Kinh Giải Thâm Mật nói: “Tất cả các pháp đều không có tự tánh, không có sinh diệt, xưa nay tịch tĩnh, tự tánh Niết bàn (一切诸法皆无自性、无生无灭、本来寂静、自性涅槃/解深密). Chỉ cần nhận ra thể tịch tĩnh Niết bàn của hiện tượng và bản thể, đó là lúc chúng ta có tự do thực sự.

Thấy được bản thể tĩnh lặng của Lý và Tính trên con đường, hành giả thực sự đã thể nhập vào đạo, khi mà tất cả danh tướng trần gian chỉ thoảng trong nụ cười của kẻ ngoài cuộc lữ.
TNTQ

No comments:

Post a Comment

  •  ANATTA (selflessness) – ELEMENTS OF SKANDHAS AND DHARMAS

    ANATTA (selflessness) – ELEMENTS OF SKANDHAS AND DHARMAS

    11/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh…

  • Sister Tinh Quang Quotes 85

    Sister Tinh Quang Quotes 85

    02/05/2018 - 0 Nhận xét

  •   Sister Tinh Quang Quotes 93

    Sister Tinh Quang Quotes 93

    03/10/2018 - 0 Nhận xét

  •   MỪNG PHẬT ĐẢN SINH!

    MỪNG PHẬT ĐẢN SINH!

    26/05/2023 - 0 Nhận xét

    Người đi qua cõi phù sinh,Gót hồng bảy đóa sen…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States