Trong khung thời gian, tư tưởng chúng ta có quá
khứ, hiện tại và tương lai. Chúng ta xác định ba thời trong sự tồn tại của
chúng ta. Đây là một kết quả tất yếu của hiện tượng và tâm thức, và cũng là quá
trình nhân duyên của pháp và khái niệm.
Trên mặt hữu hạn, chúng ta tồn tại bởi các khung
qui định như là trật tự của cuộc sống xã hội. Quá khứ hay thời gian trước ta là
ai có thể định hình con người chúng ta như thế nào của hiện tại, nhưng đôi khi
lại không còn là vấn đề của hiện tại; tương lai vốn chưa biết nhưng cũng có thể
biết.
Khi chúng ta làm một điều gì đó, chúng ta cũng có thể nhận ra yếu tố của tương lai, đặc biệt, những gì thuộc về ta và dành cho ta; như khi làm dọn dẹp nhà cửa, nấu một món thức ăn…sự chú tâm của chúng ta vào hiện tiền đều có bóng dáng của tương lai và đang đẩy ta đi vào quá khứ vừa xong. Thực ra, chưa bao giờ chúng ta ở cái mốc của một điểm trong thời gian một cách trọn vẹn; chỉ là vòng tròn tiếp diễn không ngừng.
Thân và ý (năm uẩn) chịu tác động không ngừng của nhân duyên và tập nghiệp của các giác quan được kích hoạt bởi khổ thọ và lạc thọ, nguyên nhân của tham ái, phiền não. Ở trong khung thời gian hữu hạn, trong không gian giới hạn, kinh nghiệm của chúng ta bị che mờ bởi ảo tưởng từ vô minh (avijja-thiếu hiểu biết); chúng ta trải nghiệm kết quả tự nhiên của quá trình danh và sắc như là thực tại ở mỗi thời điểm trong cuộc sống của chúng ta; cách khác, chúng ta nhìn thế giới qua các cửa sổ của sự vô minh này, chấp thủ là đặc tính hữu hạn của phiền não.
Khi chúng ta làm một điều gì đó, chúng ta cũng có thể nhận ra yếu tố của tương lai, đặc biệt, những gì thuộc về ta và dành cho ta; như khi làm dọn dẹp nhà cửa, nấu một món thức ăn…sự chú tâm của chúng ta vào hiện tiền đều có bóng dáng của tương lai và đang đẩy ta đi vào quá khứ vừa xong. Thực ra, chưa bao giờ chúng ta ở cái mốc của một điểm trong thời gian một cách trọn vẹn; chỉ là vòng tròn tiếp diễn không ngừng.
Thân và ý (năm uẩn) chịu tác động không ngừng của nhân duyên và tập nghiệp của các giác quan được kích hoạt bởi khổ thọ và lạc thọ, nguyên nhân của tham ái, phiền não. Ở trong khung thời gian hữu hạn, trong không gian giới hạn, kinh nghiệm của chúng ta bị che mờ bởi ảo tưởng từ vô minh (avijja-thiếu hiểu biết); chúng ta trải nghiệm kết quả tự nhiên của quá trình danh và sắc như là thực tại ở mỗi thời điểm trong cuộc sống của chúng ta; cách khác, chúng ta nhìn thế giới qua các cửa sổ của sự vô minh này, chấp thủ là đặc tính hữu hạn của phiền não.
Trong kinh, Đức
Phật thường đề cập đến Pháp sinh diệt (Uppada vaya Dhmmino), nghĩa là sự phát
sinh và chấm dứt đồng thời, hoặc bất cứ điều gì phát sinh do các nhân duyên thì
đều hoại diệt (Yan kinci Samudaya dhammam, sabbantham nirodha dhammam/Samyutta
Nikaya). Như thế tất cả những gì đã hiện hữu là hữu hạn, và hữu hạn vì không có
một chủ thể thường tại bất biến đối với sự vật và tư tưởng; tất cả là tri tưởng,
tưởng như có thực. hay chấp làm thực.
Cái hữu hạn có
vị trí cố định trong nhận thức thông thường; như khi chúng ta chia con sông
thành ba phần: phần trước, phần giữa và phần sau; thực chất con sông chỉ là một
dòng, hằng chuyển; sự vô hạn của con sông là nó không lệ thuộc bởi thời gian
hay ý niệm của chúng ta. Trong trạng thái ‘hạo nhiên’ (nói theo từ của Mạnh Tử),
vô vi, rỗng lặng …无为,无我,无欲,居下,清虚,自然/道德经), hoặc ‘hoát nhiên’ (Thiền), thực tại là vô hạn,
không phải là những tư tưởng hay suy nghĩ thông thường, đó là lúc chúng ta chạm
đến bến bờ ‘thực tướng vô tướng’, nơi không còn bị khống chế bởi những lối suy
nghĩ từ quan điểm, thói quen, từ cảm giác, ham muốn, so sánh, vui, buồn… lúc mà
cái ‘ta’ của ta với vạn vật với trời đất là một. Cái một không phải cái đối của
hai mà là cái phi tướng vô hạn, là khởi nguyên của vạn vật, ví như căn bản hay
căn nguyên của gamma nối kết với delta hoặc nền tảng cho một cái khác hoặc của
nhiều cái khác ( Γ ∪ Δ = {x| x∈Γ ∨ x∈Δ}).
Cái một trong định nghĩa căn nguyên của Đạo cũng được ví như là thái hư, là Không trong Phật học. Tất cả phương trình của sự tu tập chỉ là phương tiện giới hạn để đạt đến tri kiến vô hạn, là khi 6 căn và 6 trần cảnh không còn hấp lực lẫn nhau. Trong trạng thái ‘đương niệm’ tâm Không thì vạn pháp tự nhiên rỗng rang, không còn gì tác động đến bổn tâm chúng ta được (若悟真心本空,万法自然消殒/萬法歸心論), đây là lúc chúng ta hoàn toàn tự do trong thế giới ngoại tại với đầy dẫy sự xung đột, đau khổ, phiền não.
Vậy chúng ta tu tập như thế nào để trực diện hay đạt tới trạng thái tâm với sự ‘vô hạn’ hay ‘vô ngã’ như thế? Đức Phật khuyên chúng ta rằng: “… trong cái thấy chỉ là thấy, trong cái nghe chỉ là nghe…” (Ditthe Ditthamattam Bhavissati, Sute Sutamattam Bhavassati/Bāhiya Sutta). Đó là
cái thấy nghe hiện tiền, không có sự can thiệp của tư tưởng. Khi nhìn một bông
hoa, chỉ là nhìn; nghe hơi thở chỉ là nghe; nghe âm thanh chỉ là nghe; thấy một
người chỉ là thấy…không có bóng dáng tự ngã, không có tưởng tri; khoảnh khắc
này tạm gọi là chánh niệm thực tại; không có tưởng sinh thì không có tưởng diệt,
không có phiền não sinh và cũng không có phiền não diệt; đó là một khoảnh lặng
bất khả tư nghì; vẫn ở trong cái thấy ,nghe, xúc chạm…của các căn trần nhưng
không khởi tưởng đối với sự thấy, nghe… đó là cái thấy và nghe có trí tuệ giải
thoát; và vô hạn thực sự không lìa hữu hạn mà vẫn siêu thái và tự tại. Hữu hạn
cũng đuợc xem như là Động, Vô hạn được xem như là Tĩnh (hay tịnh). Đối với tất
cả ngoại cảnh mà không động tâm gọi là Tịnh; khi đạt đến trạng thái Tịnh rồi mà
cũng không chấp thủ Tịnh thì gọi là Vô tịnh (vì Vô không lìa Hữu, Tịnh không
lìa Động). Trong Vô tịnh cũng không khởi niệm Vô tịnh (vì hễ khởi niêm đều là vọng)
là Vô vô tịnh (không có trạng thái gọi là Vô tịnh). Trong trạng thái Vô tịnh và
cũng không phải là Vô tịnh mới thật hoàn toàn Tịnh ( 一切处无心是净;得净之时不得作净想,名无净;得无净时,亦不得作无净想,是无无 净。无净无无净,即是毕竟净/六祖坛经笺注). Nghĩa là,
chúng ta chấp Hữu là thực- là chúng ta đang sống trong Động. Chấp Vô làm thực
cũng đang ở trong tri kiến vọng. Hữu, Vô, Động, Tịnh, xác định, phủ định, và phủ
định đối với phủ định… với ngoại tại hay nội tại, với thân hay tâm đều là vọng
khởi. Buông hết tất cả khởi tưởng, trong giây phút hoàn toàn trong lặng thì mới
thực là tịnh ; là lúc chúng ta ‘thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe…’
Cái một trong định nghĩa căn nguyên của Đạo cũng được ví như là thái hư, là Không trong Phật học. Tất cả phương trình của sự tu tập chỉ là phương tiện giới hạn để đạt đến tri kiến vô hạn, là khi 6 căn và 6 trần cảnh không còn hấp lực lẫn nhau. Trong trạng thái ‘đương niệm’ tâm Không thì vạn pháp tự nhiên rỗng rang, không còn gì tác động đến bổn tâm chúng ta được (若悟真心本空,万法自然消殒/萬法歸心論), đây là lúc chúng ta hoàn toàn tự do trong thế giới ngoại tại với đầy dẫy sự xung đột, đau khổ, phiền não.
Vậy chúng ta tu tập như thế nào để trực diện hay đạt tới trạng thái tâm với sự ‘vô hạn’ hay ‘vô ngã’ như thế? Đức Phật khuyên chúng ta rằng: “… trong cái thấy chỉ là thấy, trong cái nghe chỉ là nghe…” (Ditthe Ditthamattam Bhavissati, Sute Sutamattam Bhavassati/
Vô hạn như
không khí, nó không thể thấy và diễn tả hay xác định, nhưng chúng ta không thể
tách rời nó, nó không phải một hay là hai, nó là toàn thể, nó hợp nhất với
chúng ta, cũng là chính chúng ta, và những gì chúng ta nói về Vô hạn đối với Đạo
học hay Phật học cũng chỉ là khái niệm, đó cũng là câu mà Mã Tổ trả lời với
Bàng Long Uẩn khi ông ta vấn đạo:… “Đợi ông uống hết nước Giang Tây ta sẽ nói
cho ông hay.” Cái Vô nằm trong cái Hữu, cũng như cái Sống nằm trong cái Chết, tồn
tại cùng nhau. Hữu và Vô hay Sống và Chết chỉ là hình thức biến hóa mà thôi.
Khi những chiếc là vàng rơi, chúng ta ngỡ chúng đang chết, thực chất chúng đang
sống với một sự hóa thân khác như trở thành đất và làm mầm sống cho cây…
Trong khung tư tưởng, chúng ta sống trong khái niệm hữu hạn, khi thức tâm không còn xao xuyến, vọng ngoại…chúng ta ở trong trạng thái giải thoát, vô ngại hay vô hạn. Và chỉ trong phút giậy vắng bóng tri tưởng - khoảnh khắc yên tĩnh, lặng trong, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được cái bao la vô tận như một dòng chảy băng qua thời gian và không gian dưới muôn vạn hình thái, sắc màu.
TNTQ
Trong khung tư tưởng, chúng ta sống trong khái niệm hữu hạn, khi thức tâm không còn xao xuyến, vọng ngoại…chúng ta ở trong trạng thái giải thoát, vô ngại hay vô hạn. Và chỉ trong phút giậy vắng bóng tri tưởng - khoảnh khắc yên tĩnh, lặng trong, chúng ta mới có thể cảm nghiệm được cái bao la vô tận như một dòng chảy băng qua thời gian và không gian dưới muôn vạn hình thái, sắc màu.
TNTQ
No comments:
Post a Comment