Khi một vầng trăng (monism/一元) chia làm hai (dualism/二元), chúng ta thấy có bên tối bên sáng, bên đẹp
bên xấu…, và chúng ta yêu thích cái đẹp cái sáng…Với tiêu chí của một nửa bên
này và một nửa bên kia, hẳn nhiên, quan điểm và xã hội đã hình thành những nguyên
tắc cố định, triết học gọi là tư tưởng Nhị nguyên (Dualism).
Nhị nguyên là những phạm trù đối lập nhau: lành
và dữ, phải và quấy, tốt và xấu, thiện và ác, đúng và sai, tịnh và động, chủ
quan và khách quan v.v…Hai lẽ đối đãi này là mục tiêu tranh đấu và tiêu diệt
nhau. Cái ác, cái quấy luôn gieo rắc đau khổ và bóng tối cho nhân gian là điều
quá rõ ràng; tuy nhiên, cái phải, cái thiện cũng tranh đấu không ngừng để tiêu
trừ cái ác, cái quấy. Ánh sáng luôn luôn khắc khoải cái bóng của mình ở cuối
ngày, một nửa vầng sáng cũng sợ hãi bóng đen xâm lấn rồi co thúc trong thế tự
thủ của mình… và quên rằng một nửa vầng kia không phải là bên kia, không tách rời
mình, là cái bóng còn lại của chính mình.
Một sự độc đáo tuyệt đối và một tính hai mặt thích ứng (hoặc đa số) cùng một lúc. Như một nền tảng cơ bản tất cả mọi thứ, bạn có cái Duy nhất. Nhưng cái Duy nhất (Nirguna Brahman) không bị giới hạn bởi một điều và có thể biểu lộ nhiều điều (Saguna Brahman) trong chức năng và tính hai mặt của nó. Trong lẽ tự nhiên, sự phân chia khác biệt như là kết quả của việc mở rộng vũ trụ từ số ít đến đa số.Thử nhìn cái một (Monism) trong cái nhiều (Plualism): vầng trăng có mặt khắp mặt đất, sông biển, ao hồ… với ánh sáng bên trong và bên ngoài của nó từ vô thỉ chứ không phải từ vụ nổ Big Bang cách đây 13.7 tỷ năm, và nó không phải chỉ một vầng ở trên hay duy nhất. Tất tất cả vũ trụ là một thực tại thiết yếu, và tất cả các khía cạnh, hình thái của vũ trụ cuối cùng là một biểu hiện hoặc sự xuất hiện của thực tại khi hai mâu thuẫn không còn đối lập (non-dual). Đây là trạng thái mặc định, nói theo thuật ngữ Phật học là Nhân duyên (Paṭiccasamuppāda) chồng chéo và liên quan trong mâu thuẫn cọ xát để hòa hợp; các pháp đều có sự tương tác giữa hai lẽ này mà phát sinh và tồn tại. Trong hai lẽ tương đối nếu mất đi một thì chẳng còn tồn tại. Sự sinh tồn trên giềng mối của hai lẽ mâu thuẫn này Trang Tử gọi là Tam nguyên hay là Đạo. Như trong thái cực đồ, cái vòng nguyên lý ấy được thành lập bởi hai phía âm và dương (đen và trắng) bằng nhau, liên đới sự cọng tác mật thiết của hai nguyên lý mâu thuẫn theo định luật vũ trụ, thiếu một không thể được; không có cái nào cao hơn hay tốt hơn, đó là nguyên tắc tương phản và đồng nhất. (一是阳,二是阴。阳授阴,阴受阳。阳授阴受交合而生的旋 转就是德能,就是自然/道德经。) Tuy nhiên, với
con mắt bệnh nên chúng ta mới phát sinh tư tưởng phân chia, sai biệt…
Một sự độc đáo tuyệt đối và một tính hai mặt thích ứng (hoặc đa số) cùng một lúc. Như một nền tảng cơ bản tất cả mọi thứ, bạn có cái Duy nhất. Nhưng cái Duy nhất (Nirguna Brahman) không bị giới hạn bởi một điều và có thể biểu lộ nhiều điều (Saguna Brahman) trong chức năng và tính hai mặt của nó. Trong lẽ tự nhiên, sự phân chia khác biệt như là kết quả của việc mở rộng vũ trụ từ số ít đến đa số.Thử nhìn cái một (Monism) trong cái nhiều (Plualism): vầng trăng có mặt khắp mặt đất, sông biển, ao hồ… với ánh sáng bên trong và bên ngoài của nó từ vô thỉ chứ không phải từ vụ nổ Big Bang cách đây 13.7 tỷ năm, và nó không phải chỉ một vầng ở trên hay duy nhất. Tất tất cả vũ trụ là một thực tại thiết yếu, và tất cả các khía cạnh, hình thái của vũ trụ cuối cùng là một biểu hiện hoặc sự xuất hiện của thực tại khi hai mâu thuẫn không còn đối lập (non-dual). Đây là trạng thái mặc định, nói theo thuật ngữ Phật học là Nhân duyên (Paṭiccasamuppāda) chồng chéo và liên quan trong mâu thuẫn cọ xát để hòa hợp; các pháp đều có sự tương tác giữa hai lẽ này mà phát sinh và tồn tại. Trong hai lẽ tương đối nếu mất đi một thì chẳng còn tồn tại. Sự sinh tồn trên giềng mối của hai lẽ mâu thuẫn này Trang Tử gọi là Tam nguyên hay là Đạo. Như trong thái cực đồ, cái vòng nguyên lý ấy được thành lập bởi hai phía âm và dương (đen và trắng) bằng nhau, liên đới sự cọng tác mật thiết của hai nguyên lý mâu thuẫn theo định luật vũ trụ, thiếu một không thể được; không có cái nào cao hơn hay tốt hơn, đó là nguyên tắc tương phản và đồng nhất. (一是阳,二是阴。阳授阴,阴受阳。阳授阴受交合而生的
Theo lập luận
của Descartes về dualism tâm và vật: vật chất là chất mở rộng không gian và
tinh thần là một thể hiện của vật phi vật (suy nghĩ cũng là một ‘chất’ theo
nghĩa cổ điển là một thực thể tồn tại trong chính nó, độc lập với bất kỳ thực
thể nào khác).Vật chất" được định nghĩa là ‘res extensa’ (phần mở rộng
không gian).Tư tưởng (hay tâm) được định nghĩa là ‘res cogitans’ - vật chất phi
vật chất, khả năng nhận thức, suy nghĩ cao hơn hoặc về tính chủ ý nói chung.
Như thế khái niệm cao về vật lý (hay duy vật-materialism) đã thể hiện trong
khái niệm dualism của Descartes. Trong cái nội bộ nhất quán của tâm và vật này,
có gì đó mâu thuẫn với hiện tượng khi những lm sau khi bị quyến rũ lại nói rằng:
Cơ thể tôi muốn, nhưng linh hồn tôi thì không (“My body wanted, but my soul did
not.”); như thế linh hồn nằm ngoài cơ thể (?). Những trải nghiệm chủ quan
(qualia) về linh hồn tách biệt với vật chất là một sự ‘ngây thơ’ của nhận thức
để tách biệt tư duy độc lập với vật chất mà tư duy không hề biết đến cái ‘muốn’
(?)
Khi ‘nhận thức
bị đóng’ (epistemologically limited), chúng ta thường quy kết cho sự vật hay
tác động ngoại tại, và cho rằng cái ‘thuần túy, thanh tịnh…’ bên trong không bị
tác động và hề hấn gì cả. Vậy thì cái gì muốn? Cái thuần túy nằm biệt lập ở chỗ
nào? Bên trong là ở đâu?
Hẳn nhiên, những
biện minh không thể nào lý giải được ‘linh hồn’, vì khi ‘linh hồn’ được cho là
một thực thể vô tác thì làm sao còn có thể gọi là tội lỗi, và nó vô tướng thì
làm gì có cái gọi là rớt xuống địa ngục hay bay lên thiên đàng (?) Tuy nhiên,
những nguyên lý tách biệt phải trái, đúng sai… là khuôn mẫu đạo đức của Tôn
giáo và trong cộng đồng xã hội loài người vốn thiết lập và nối kết trên cơ sở
‘ý niệm’ và ‘vật chất’.
Về phương diện Đạo - Giải thoát, khái niệm phân biệt đã cản trở tư tưởng tự do của chúng ta trên con đường. Chúng ta thoát cái ác, cái xấu trên mặt đạo đức tương đối, nhưng không thể nào tự do khi vẫn còn nô lệ cho những ảo tưởng của mình: Ảo tưởng về Một bản ngã thực hữu và đồng nhất trên ý niệm và vật chất vô thường.
Về phương diện Đạo - Giải thoát, khái niệm phân biệt đã cản trở tư tưởng tự do của chúng ta trên con đường. Chúng ta thoát cái ác, cái xấu trên mặt đạo đức tương đối, nhưng không thể nào tự do khi vẫn còn nô lệ cho những ảo tưởng của mình: Ảo tưởng về Một bản ngã thực hữu và đồng nhất trên ý niệm và vật chất vô thường.
Nếu nhìn tất cả
mâu thuẫn là cái toàn thể, xử sự với mâu thuẫn bằng cái nhìn dung thông và
chánh niệm, ta có thể không còn khắc khoải với vấn đề. Chọn lựa một nguyên tắc,
quyết đoán một vấn đề được cho là cực thiện đôi khi lại trở thành ‘bất thiện’và
vọng tưởng tiếp diễn. Diệt cái ác, nhìn chúng là kẻ thù…và sau khi diệt hết kẻ
thù, bất ngờ cái trong ta, bên ta, bạn ta nổi loạn và sẽ trở thành kẻ thù của
chúng ta nữa, ta xử lý sao đây? Mặt khác, tư tưởng phán xét chỉ đạo cho chúng
ta nhìn sự vật với những giá trị khuôn mẫu nhất định. Lý trí bảo rằng nó đúng,
nhưng nó chỉ đúng trong sự giới hạn của ý thức hay hiện tượng. Một sự vật, sự
việc chúng ta cho là đúng là đẹp…và thực sự nó đẹp theo quan kiến của ta nhiều
hơn bản chất thực sự của nó. Bông hoa đẹp vì ta nhìn xa, đủ để thấy, nó không
thể đẹp khi ta dán mắt và nhìn tận. Bảo thủ một vấn đề được cho là thiện, và nó
thực sự là thiện trong một không gian và thời gian nào nó…, và nó sẽ không là
‘thiện’ nếu ta đứng ở phía khác và nhìn vấn đề một cách khách quan hơn. Khi vua
Lương Võ Đế hỏi Tổ Đạt Ma: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh,
độ tăng không biết bao nhiêu mà kể. Vậy có công đức (thiện+ phước báo của việc
thiện) gì không?" Tổ đáp: "Không có công đức.” Câu trả lời ‘lạnh
lùng’ này đã khiến cho Lương Võ Đế từ giã Tổ sư với cảm giác hụt hẫng. Nếu như
Tổ trả lời là ‘có’, thì hai bên sẽ đồng cảm và cùng nhau tính chuyện ‘đại sự’ để
phục vụ và tâng bốc cho nhau, tâng bốc cái bản ngã hư ảo cho người, đồng thời
cho ta.
Vậy, trong càn
khôn vời vợi này, trên giềng mối mâu thuẫn, tính hai mặt của vấn đề có chăng một
bản thể nhất như? - Bản thể vốn là sự đồng nhất giữa những giá trị đối lập, giữa
cái hữu hạn và phi hạn, giữa sinh và diệt…chỉ cần trực ngộ lẽ ấy, chúng ta có
thể tự tại giữa những nguyên lý đời sống hai mặt; giác ngộ hay Bồ đề không phải
ở ngoài, cũng chẳng phải có gì đó để đắc, để câù, tất cả chúng sinh là bồ đề,
chỉ nhận ra trong tâm không có một pháp để đắc tức là tâm bồ đề thì chúng ta sẽ
không rơi vào các định đề của nguyên lý hay cái bẫy của giáo điều (菩提无是处,佛亦不得菩提,众生亦不失菩提。不可以身得,不可以心求,一切众生即菩提菩提无所得,你今但 发无所得心,决定不得一法,即菩提心 /六祖坛经笺注).
Bản thể là
toàn thể sinh hóa tương quan sinh khởi, mà khi ta vừa khởi tâm chấp trước với một
khái niệm về thực tại của một hiện tượng tâm pháp, ngay đó diện mục thuần túy của
bản thể không còn thuần túy với chính nó; như vầng trăng, bên sáng bên tối, cái
bóng của nó trải dài trên các hiện tượng; nó không phải là cái này hay cái kia,
thực thể của nó tạm gọi là vầng trăng hay ánh trăng mà thôi. Khi tâm không còn
xao động thì các Pháp cũng là một hiện hữu trạm nhiên trong sáng, Phật và chúng
sanh chỉ giả tượng, Niết bàn và Sinh tử cũng chỉ là cưỡng danh (心如明鉴,万象历然。佛与众生,其犹影像。涅 槃 生死,俱是强名/宗镜录).
Và chỉ lúc tư tưởng vắng lặng mâu thuẫn nội tại, khi ánh sáng và bóng đêm là một, trong khoảng bao la ấy, có một cõi Nhất chân (hay Niết-bàn) thực tại: là giây phút an lạc, không phiền não, không dấu vết… nơi mà tất cả đau khổ tham ái đã được chấm dứt (susukhaṁ vata nibbānaṁ, sammāsambuddha desitaṁ;asokaṁ virajaṁ khemaṁ, yattha dukkhaṁ nirujjhatī (Aṅguttara Nikāya 5.177, Vaṇijjā Sutta)), và hiện hữu như ban sơ - một mảnh trăng vô ngôn ấy vẫn vằng vặc dưới lòng sông tĩnh lặng, giữa trời không, mây cứ mãi trôi…
Và chỉ lúc tư tưởng vắng lặng mâu thuẫn nội tại, khi ánh sáng và bóng đêm là một, trong khoảng bao la ấy, có một cõi Nhất chân (hay Niết-bàn) thực tại: là giây phút an lạc, không phiền não, không dấu vết… nơi mà tất cả đau khổ tham ái đã được chấm dứt (susukhaṁ vata nibbānaṁ, sammāsambuddha desitaṁ;asokaṁ virajaṁ khemaṁ, yattha dukkhaṁ nirujjhatī (Aṅguttara Nikāya 5.177, Vaṇijjā Sutta)), và hiện hữu như ban sơ - một mảnh trăng vô ngôn ấy vẫn vằng vặc dưới lòng sông tĩnh lặng, giữa trời không, mây cứ mãi trôi…
TNTQ
No comments:
Post a Comment