
Ý niệm là ý tưởng, ý tưởng một điều gì đó thuộc về nhận thức đối
với thế giới khách quan.
Chúng ta được tạo ra từ những ý niệm, những chấp trước, từ những
chủng tử của ý niệm cũ, và rồi huân tập, tăng trưởng những ý niệm mới, cứ thế
mà tiếp nối từ đời này qua đời khác.
Ý niệm bao hàm Thiện và Ác. Theo Phật giáo thì những ý niệm nào
có lợi ích và chân phúc cho mình và người (và các loài hữu tình) thì gọi là
Thiện, ngược lại là Ác. Tuy nhiên, khi ý niệm được thực thi mới có thể định
lượng là Thiện và Ác. Hệ thống tín điều và luật lệ tôn giáo, chính trị xã hội
đều căn cứ trên hành động để thưởng phạt thiện ác, ngoại trừ vô ý (như bị
khùng) thì có thể được giảm nhẹ mức án cho việc làm trái với nguyên tắc đạo
đức.
Có những nguyên tắc thuộc về đạo đức hay văn hóa của nơi này mà
không thuộc về đạo đức hay văn hóa của nơi khác. Ở Mỹ, dù phụ nữ Hồi giáo không
che kín mặt đi ra đường, họ vẫn choàng khăn trên đầu giống như tượng mẹ Maria
và không ai có quyền ‘góp ý’ về chiếc khăn choàng của họ, họ có ý niệm tự do
của họ. Ở một số quốc gia Asian, vẫn còn nạn gia trưởng, cái nạn này cũng lòn
vào trong các Tôn giáo. Ở phương Tây, nam nữ bình đẳng, bình quyền là nét đặc
thù văn hóa có từ lậu, sự bất bình đẳng là vi phạm nhân quyền quốc tế, được
liệt vào cái Ác với ý niệm của họ, Mahatma Gandhi cũng có cái nhìn thực tiễn,
mới mẻ hơn: “Một con mắt dành cho một con mắt chỉ tạo ra sự mù lòa cho toàn thế
giới.”
Những đìều luật của tôn giáo là những nguyên tắc đạo đức, hướng
dẫn con người đạt đến Ý niệm trong sạch. Tuy nhiên, ý niệm ‘trong sạch’ vốn là
những gì vẫn còn bị một số người nghi ngờ, điều này đã dẫn đến việc không ít
tôn giáo công khai về việc quan hệ nam nữ bằng cách cho phép những vị thầy của
họ được lấy vợ lấy chồng (như Tin Lành). Đối với Phật giáo, người xuất gia là
phải nguyện sống đời sống độc thân, có tiết hạnh, phạm vào giới ‘dâm’ là phạm
vào tội ác lớn nhất (cực ác) trong 4 pháp Ba-la-di. Phạm vào các giới khác thì
vẫn là hàng xuất gia, chứ phạm Ba-la-di thì đã đánh mất bản thể của Tăng già,
không còn tư cách của người xuất gia giải thoát nữa. Ý niệm Giới luật là nền
tảng đạo đức thanh tịnh của Tăng già đối với hàng xuất gia, cũng như 5 giới cho
hàng tại gia cư sĩ. Tuy nhiên, đối với Bồ tát giới hễ khởi tâm thì liền phạm.
Khởi tâm là ý niệm, còn ý niệm là còn gốc rễ của cái muốn mà
không ai thấy được, chỉ tự mình thấy mình mà thôi. Con người ta chưa dứt được
ngã tưởng nên còn thấy mình thấy người rồi mới nảy sinh ra cái thích và không
thích. Tôi thích đàn đàn bà vì tôi là đàn ông và bởi vì đàn bà khác tôi; tôi
thích đàn ông vì tôi là đàn bà bởi vì đàn ông khác tôi… chỉ vậy thôi; những hấp
lực và nguyên tắc âm dương luôn hấp dẫn chứ chẳng có gì bí ẩn trong đàn ông hay
đàn bà. Ban đêm, một ngọn đèn hiu hắt từ căn nhà phát ra người khác thấy có vẻ
huyền bí, người ở trong căn nhà thấy chẳng có gì lạ. Người ta tạo ra nguyên tắc
khác biệt vì để níu giữ những cái khác mình.
Có nhiều người đặt nghi vấn rằng: “Nếu không có ý niệm của cha
mẹ thì làm sao tự nhiên bạn được sanh ra, rồi bạn lại chống lại ý niệm ấy?” Có
người lại trả lời: “Tôi chẳng muốn làm người nữa, làm người khổ quá..!”, như
thế khi không bị trói buộc bởi ý niệm, đồng nghĩa rằng chúng ta không còn bị
lăn quay trong sinh tử.
Giữ giới mà không còn ý niệm giữ giới mới thật sự giải thoát,
Kinh 42 Chương nói: “tu vô tu tu, niệm vô niệm niệm, chứng vô chứng chứng..”
như thế mới không lệ thuộc ý niệm. Ý niệm được bảo trì bởi hệ thống của dây
thần kinh ký ức (nervous memory), những thực thể rất mong manh; chấp chặt những
ý niệm, tham đắm những ý niệm đều là sự lừa dối, ‘sự lừa dối dễ sợ nhất là tự
lừa dối chính mình” (Plato)
Nhìn vạn vật bằng cái thấy tương quan, bình đẳng không sai biệt,
chúng ta sẽ không bị các ý niệm, các định kiến bao phủ, lừa bịp chúng ta, không
nô lệ ngay cả ý niệm của chính mình, đó là người có trí tuệ.
TNTQ
No comments:
Post a Comment