Cũng như nước, tâm là cội gốc của những suy nghĩ, phân biệt…Tâm nhân thức thế giới, và thế giới không thể tồn tại nếu như không có tâm. Nếu không có nước, đời sống sẽ không có; nếu không có tâm thì cảnh cũng không có.
Tuy
nhiên, để hiểu được tâm không phải dễ dàng. Hầu hết chúng ta sống theo quán
tính, theo sự ham muốn của các giác quan, phát sinh những hoài vọng về quá khứ
hay mơ ước tương lai, và chúng ta chưa bao giớ tập trung sự chú ý về tư tưởng,
điều này khiến cho tâm bị loạn tưởng, vọng động và đau khổ. Ở trong một quá
trình theo thói quen của bản ngã, chúng ta thực sự chưa bao giờ hiểu được tâm
mình trong đời sống. Như khi bơi trong hồ nước, chúng ta cũng không thể nào hiểu
được dòng nước, chúng ta chỉ hiểu một phần nào của nước.
Chúng ta chưa bao giờ thực hành sự chú tâm, cho đến một lúc sự đau khổ cùng cực của tâm lên ở đỉnh cao, và chúng ta đặt câu hỏi 'tại sao' (?); chúng ta chưa bao giờ hiểu hết giá trị của nước, cho đến khi những ngày nắng hạn và hồ nước khô cạn, và chúng ta đi tìm con nước một cách khó khăn.
Hãy thực tập sự chú tâm, chánh niệm trong giờ phút hiện tại để thấy rõ những suy nghĩ của tâm. Sự chú tâm thường trực vào những suy nghĩ giúp chúng ta không chạy theo những suy nghĩ tiêu cực, nguyên nhân dẫn khởi khổ đau; cũng như khi con nước yên tĩnh, mọi vật đều phản chiếu hình ảnh trung thực trong nó.
Toàn thể vũ trụ trong một giọt nước, tất cả hiện tượng đều ở trong tâm. Khi tâm tịnh thì tất cả ngoại cảnh đều tịnh. Sống trong cái tịnh này mới thật là Chân phúc.
TNTQ
No comments:
Post a Comment