Mỗi
dân tộc đều có bản sắc văn hóa và lịch sử, như là gốc rễ của thân cây, văn hóa
của dân tộc luôn ngự trong tim và trong tâm linh của mỗi người (A nation’s
culture resides in the hearts and in the soul of its people-Gandhi). Trong dòng
chảy của lịch sử, văn hóa trở nên đa dạng, nhưng vẫn duy trì tính đặc trưng của
dân tộc. Khi văn hóa đã chết, dân tộc đó cũng đã hoại diệt.
Hơn
bốn nghìn năm văn hiến, qua bao nhiêu dâu bể tang thương, những cuộc xâm lăng
từ phương Bắc, phương Tây, cha ông tổ tiên chúng ta ngoài việc giữ gìn bờ cõi
cũng phát huy sức mạnh văn hóa của dân tộc xuyên qua Văn hóa Âu Lạc, phong tục
tập quán, triết học tư tưởng, văn học và ngôn ngữ…Kế thừa tinh hoa văn hóa của
dân tộc, bước đầu, chúng ta không thế không hiểu đặc trưng của một nền văn hóa
cũ trong sự chuyển biến không ngừng của dòng lịch sử cũ và mới.
Văn
hóa là những hình thái tác thành đặc trưng, khiến cho người khác suy nghĩ, quan
tâm, như sách đọc, thơ ca, những câu chuyện, huyền thoại được truyền tụng…và
đặc biệt, ngoài ngôn ngữ nói, chữ viết là ký hiệu của tiếng nói được cho là văn
hóa trí thức, đại diện cho một dân tộc.
Chữ
Việt chúng ta đã có từ thời Hùng Vương, di tích còn lại trên những chiếc trống
đồng. Sau một nghìn năm đô hộ từ phương Bắc, chúng ta mất chữ (hay bị tiêu
diệt?) và chúng ta dùng chữ Nho. Qua một quá trình sáng tạo, chúng ta có chữ
Nôm. Gần 100 năm giặc Tây đô hộ, chúng ta có chữ Quốc ngữ như ngày nay.
Đầu
tiên, sự thay đổi chữ viết chỉ là cách phiên âm của người Tây học chữ Nôm, qua
một quá trình dài chúng ta có chữ Việt như bây giờ là thành quả sáng tạo của
dân tộc. Phần đông cho rằng với chữ Việt phong cách Tây của chúng ta rất dễ
học, mới mẻ, dễ tiếp ứng với trào lưu khoa học (?); sự thực nó là một sự nhầm
lẫn không phải nhỏ:
1-Bảng
chữ cái Latin là một trong top 10 của Cổ ngữ thế giới, nó ở vị trí top 6, Date
700 BC (cổ ngữ Trung Quốc ở Top 4). Như thế, khi dùng bảng chữ cái này để thay
thế chữ Nôm là dùng cái Cổ của Tây để đổi cái Cổ của Ta, trong khi chữ Nôm hình
thành từ thế kỷ 15-19, cũng quá còn mới.
2-Có
phải thực sự chữ Quốc ngữ dễ học hơn chữ Nôm không? Tất cả đều dễ nếu được học
từ nhỏ. Chữ Trung không quá khó nếu ta chịu học, dù đã lớn tuổi và không phải
ngôn ngữ chính, với một người siêng học, trong 2 năm có thể đọc, viết và nói
tiếng Trung với người bản xứ, easy. Chữ Việt ta bây giờ cũng còn có nhiều chữ
phồn tạp hơn cả chữ Nho. Ví dụ viết chữ NHẤT /一ta chỉ quẹt 1 nét, chữ Latin Việt ta phải viết 4 chữ cái +2
dấu thành 6 ký tự. Chữ LIỄU/了
ta chỉ quẹt 2 nét, chữ Latin 7 ký tự. Chữ KHẨU/口 ta chỉ quẹt 3 nét, chữ Latin 6 ký tự. Chữ THIÊN /天 ta chỉ quẹt 4 nét, viết chữ Latin 7 ký tự, chữ NHÂN/人 ta chỉ quẹt 2 nét, chữ Latin tới 5 ký tự v.v…
3-
Những quốc gia Đông Á như Hàn Quốc, Nhật, Tây Tạng, Thái Lan…chữ Viết vẫn không
thay đổi, bên cạnh sự thích ứng với đương đại, vẫn giữ được văn hóa dân tộc
4-Thời
nông nghiệp, cũng như tình trạng mù chữ thế giới, đa phần người Việt chúng ta
mù chữ vì không chịu đến trường học. Tiền bán thế kỷ 19, nạn mù chữ (không biết
đọc viết) của thế giới là 88%, và đến ngày nay nạn mù chữ chỉ còn 14%
(https://ourworldindata.org/literacy)
Môt
số tự hào vì ngỡ rằng mình đã thoát thai thứ chữ giống Trung Quốc, với một chữ
quốc ngữ mới, tiếp cận và giống với nền văn minh phương Tây (!?). Văn minh, là
cái tiếp nối của văn hóa, sự phụ thuộc cái sau với cái trước. Sức mạnh nằm ở
chỗ khác biệt, không phải giống nhau (“Strength lies in differences, not in
similarities” Stephen R. Covey).
Những
tác phẩm văn học Hán-Nôm vĩ đại như Truyện Kiều, Thơ phú, Cung Oán Ngâm Khúc,
Hồ Xuân Hương… đã nói lên đặc trưng văn hóa của chúng ta với văn học thế giới.
Sự khác biệt đã tạo nên tính cách và sức mạnh, không phải sự khác biệt về sinh
học, mà là Văn hóa.
Trước
khi bị đô hộ, chúng ta đã có chữ viết, có một nền văn hóa lớn, chúng ta vẫn bao
dung cho một nền văn hóa mới định cư. Chúng ta đã có tôn giáo truyền thống với
một đạo đức hoàn thiện, chúng ta vẫn vui vẻ với Tôn giáo khác mới du nhập, đây
là một sự diệu kỳ (nếu không phải bị Tôn giáo khác xâm lược). Dân tộc VN chúng
ta ngày xưa với tấm lòng rộng lượng như nước Mỹ bây giờ: Nơi du nhập của nhiều
sắc dân, tôn giáo, và Phật giáo vẫn là một tôn giáo mới (dù có chiều dài lich
sử hơn Thiên chúa giáo). Thiên chúa giáo là Tôn giáo truyền thống Mỹ. Cũng như
VN, Phật giáo Bắc truyền là Tôn giáo truyền thống, dù Nam truyền được cho là
Nguyên thủy bô phái. Như thế, một tôn giáo hay một giáo phái đến sau, chúng ta
không thể tự hào và cho rằng chúng ta đã tạo nên (hay thay đổi) bản sắc văn
hóa, hay đai diên cho văn hóa đó, chúng ta chỉ nói là chúng ta trong tiến trình
của nền văn hóa ấy. Việc thay đổi chữ Nôm sang chữ Quốc ngữ như việc thay đổi
xiêm y, thay đổi chữ viết VN cũng như thay đổi chiếc áo mới. Khi bạn đến chúng
tôi đã có áo mặc, chứ không phải ở trần, và bạn muốn chúng tôi tri ân bạn vì
việc chiếc áo đầm thay cho áo bà ba, như thế hợp lý chăng? Tôi thích chiếc áo
đầm, thay vì nói tôi mang ơn chiếc áo đầm, như vậy dễ nghe hơn.
Trước
khi họ (giặc Pháp) đến chúng ta có chữ (không phải mọi rợ), trước khi họ đến
chúng ta có đất đai ruộng đồng phì nhiêu, trước khi họ đến chúng ta có đã có
cơm ăn áo mặc, trước khi họ đến chúng ta đã có Đạo, trước khi họ đến chúng ta
đã có sức mạnh quần chúng từ thời Hùng Vương, bà Trưng bà Triệu, Đinh, Lê, Lý,
Trần…. Nhưng khi họ đến chúng ta được cái gì? Hãy nhìn vào hôm nay, người Việt
có thực sự có là một khối dân tộc đoàn kết để phát huy giá trị Văn hóa cội
nguồn? Người Việt thực sự có tin tưởng nhau, hay Văn hóa đã giẫy chết trên
chính trường, thương trường…ở trên mây, trên những thỏi sắt, những tâm hồn lạnh
giá?
Một
trong những điều đáng hối tiếc nhất là những gì người khác muốn bạn là... hơn
tự thân bạn là… (“One of the greatest regrets in life is being what others
would want you to be,rather than being yourself” - Shannon L. Alder.), đó là
cái bẫy của lịch sử muốn chúng ta không còn là chính chúng ta, hồn ở trên, xác
ở dưới. Và nếu một ngôn ngữ hay chữ viết đã chết, sự hểu biết về văn hóa của
dân tộc và thế giới cũng chết theo nó nếu một ngôn ngữ mới không phải là sự kế
thừa tinh hoa hay bắt nguồn từ ngôn ngữ cũ.
Những
người làm văn hóa mà không nhớ đến văn hóa cội nguồn, những người dạy chữ mà
không biết rành chữ chỉ góp phần làm cho tiếng nói dân tộc chìm trong vô vong.
Nói như Ray Bradbury: “Không cần phải đốt sách để tiêu diệt văn hóa, chỉ tạo ra
cách để cho ngươì khác đừng đọc sách đó nữa.” (You don’t have to burn books to
destroy a culture. Just get people to stop reading them). Giữ nguyên những giá
trị văn hóa bên cạnh sư thưc thi những văn hóa biến dạng là việc cần làm của
những người làm văn hóa, nếu không, văn hóa (dân tộc) là tiếng khóc lạc loài
của con người trước số phận của nó (Culture: the cry of men in face of their destiny-Albert
Camus).
Thích nữ Tịnh Quang
No comments:
Post a Comment