• Đạo Phật và Chính Trị

    Đạo Phật và Chính Trị

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Venerable K. Sri Dhammananda Maha Thera Tịnh…

  • Dõi Một Vì Sao...

    Dõi Một Vì Sao...

    01/09/2018 - 0 Nhận xét

    Cuối đèo, sương khói treo lơ lửng Chẳng có…

  • Khái Niệm Niết Bàn từ Quan Điểm Tâm Lý Học

    Khái Niệm Niết Bàn từ Quan Điểm Tâm Lý Học

    30/09/2015 - 0 Nhận xét

    Tiến Sĩ. Ruwan M. Jayatunge MD - Thích Nữ Tịnh…

  • Tháng Năm

    Tháng Năm

    02/10/2015 - 0 Nhận xét

    Tháng Năm ve sầu gợi nhớ Nao nao một thuở học…

Tuesday, June 9, 2020

CHẾT ĐÁNG SỢ KHÔNG?

Hẳn nhiên, ai cũng tham sống và sợ chết; chết là khi chúng ta chấm dứt với cuộc sống này - cuộc sống mà không ai không muốn sống, ngoại trừ không còn ý nghĩa hay không còn con đường để sống thì người ta nghĩ đến cái chết.

Tại sao ai cũng thích sống? Có thể là ý thức của chúng ta muốn sống, muốn tồn tại, cái ‘ta’ muốn hiện hữu. Ta chỉ biết rằng ta sinh ra là một con người, ta đang sống trong một xã hội loài người, và là một cá thể trong một xã hội và gia đình, với ta, sự sống là thực hữu, và ta không muốn sự biến mất hoàn toàn cái ‘ta’ này dù ta chưa hiểu rõ lắm về cái ‘ta’.

Cả đời chúng ta loay hoay để sống, và không ít người chưa bao giờ thỏa mãn với những gì mình đang sống, và bằng mọi cách phấn đấu để vươn lên hay thể hiện được cái ‘ta’ đang tồn tại rõ nét, in đậm trong suy nghĩ của người khác về mình một cách tốt đẹp. Một lý tưởng hay hoài bảo khi chưa thể hiện được thì gọi là ước mơ, ước mơ những gì mà chúng ta đang không hài lòng với hiện tại sống, nhưng khi chúng ta đạt được ước mơ thì chắc hẳn gì chúng ta lại không có những ước mơ khác…? đó là bi kịch của đời sống. Trẻ thì mơ ước trưởng thành, trưởng thành mơ ước thành đạt, khi đã thành đạt (ước mơ) thì tuổi đã già và ta lại thích (mơ) tuổi trẻ một cách điên cuồng. Chúng ta là nạn nhân của cảm giác và tư tưởng, lẩn quẩn trong ký ức của quá khứ, khát vọng về tương lai, và đắm chìm trong hiện tại; chúng ta lãng phí đời sống theo nghĩa của bản năng, và ngỡ rằng đời sống vẫn còn dài lâu như chúng ta muốn.

Ta sợ thời gian trôi nhanh, ta sợ già sợ chết, và sợ đến lúc gặp nó. Chết là một điều vô cùng kinh khủng nhất là khi ta đang khỏe mà đi xét nghiệm bị +tính, như đại dịch Covid-19 thình lình xảy ra, ai mà không sợ, ngay cả những người có niềm tin Tôn giáo mãnh liệt cũng bàng hoàng. Nếu một người đồng đạo nói với ta rằng: “Ngày mai bạn được Đấng Allah rước, Chúa rước, hay Phật rước…” có lẽ ta đau đớn vô cùng, và những người thân yêu của chúng ta cũng đau đớn không kém, ai cũng thích tồn tại, thích sống, như cá mãi thích dòng nước.

Chết và sống như bóng tối và ánh sáng. Trong ánh sáng ta hiện hữu, trong bóng tối ta không hiện hữu. Cái mảng bóng tối ta chưa bước vào, ta chưa hiểu nó, ta chỉ biết nó là một bóng đen và ta tan trong đó, và thực sự chúng ta có hoàn toàn biến mất trong bóng đen ấy không? Nó là cái bóng và mảng đen ấy ở phía bên khác của mảng sáng; chúng ta ở đâu trong cái mảng đen vô hình biệt dạng ấy?- cái mảng đen vô hình ấy đã tạo nên ánh sáng, một sự chuyển dịch, không phải là đối lập mà là một phần của chính chúng ta. Chúng ta chết sẽ tạo nên cái sống cho người khác như sự sống của chúng ta được tạo nên bởi cái chết của người khác; sư tương tồn và đắp đổi cho nhau như một mệnh hệ, một đặc ân của giai đoạn nhưng ai có thể biết được sự biến mất của một đặc ân vào ngày nào, và chúng ta sống theo nghĩa điên cuồng, đấu tranh để được sống, lao nhanh vào dòng người hối hả đi tìm lẽ sống mà quên rằng mình đang sống. Ta sợ ‘chết’, sợ mình không tồn tại trong con mắt, trong ý thức của người khác. Ta cảm thấy mình bất lực trước tuổi tác đã xế và gục đầu bạc với ánh mắt khẩn cầu trần gian đừng vội. Ta sợ thương yêu biến mất giữa thế giới hỗn độn, ta bị tù hãm bởi quá khứ và chỉ bắt đầu và tạo nên sự kết thúc. Ta biết đời sống quá ngắn để chờ đợi, ta đi tìm đời sống dài hơn để thỏa mãn ao ước, nhưng sự sống chẳng bao giờ ‘dài’ như chúng ta mong muốn, nó chỉ là sự lãng phí của thời gian ý thức, một sự ảo tưởng của những giác quan và tri giác vô minh.

Chết có đáng sợ không? Ta sợ lắm, vì ta chưa sống trọn vẹn, ta còn nhiều điều bỏ ngỏ, ta còn tranh đấu với cái sống, ta còn những nỗi đau chưa lành, ta còn những lỗi hẹn, ta còn thương yêu cuộc đời xuôi ngược, ta sợ mình tan biến trong hư vô, không biết mình là gì, đi đâu trong làn sóng đen mờ mịt… Suy cho cùng ta chưa hiểu trọn vẹn sự sống nên phập phồng với cái chết. Thử nghĩ sự sống sẽ như thế nào nếu chỉ có cái sống mà không có cái chết (?)

Có bao giờ bạn đã trải qua cảm giác trong giờ phút phẫu thuật chưa? Là lúc không có cảm giác, không ý thức, không mộng mị, không biết gì trong lúc bị gây mê; thân và ý thức ở trong cái chết lâm sàng có thể được hiểu như cái chết vĩnh viễn.

Tuy nhiên, ta sẽ không còn sợ chết khi ta sống thực sự tự do, một con chim có tự do luôn ca hát trên bầu trời vì nó không bao giờ lo lắng về cái chết. Cái chết chỉ là sự thay đổi của cái sống, đưa cái sống về ở mảng đen; chết là sự thay đổi của thân thức nhưng thời gian thì không. Sự sống làm chúng ta đau hơn cái chết bởi ý thức thời gian; sợ hãi mảng đen kia bắt đầu từ sự sợ hãi đời sống. Một người sống thiện lành sẽ không còn sợ hãi cái chết; một ánh trăng hiền dịu thong thả xuyên qua đám mây đen trên bầu trời là nghệ thuật tối, sáng, còn, mất… Khi ánh sáng đã tắt, đêm vẫn huyền mật, “khi bản nhạc đã kết thúc, giai điệu vẫn còn.”(Irving Berlin). Chết là một nỗi đau của những người lo lắng về nó; một người an nhiên thì hiểu rằng chết không phải là một sự kết thúc, chỉ là “bãi biển biến thành ruộng dâu”, chỉ là một sự thay đổi, một sự trở về từ quán trọ, hà tất phải lo.

Ta sẽ ung dung với cái chết khi ta ý thức mình đang sống. Kẻ có tuệ biết rõ thực hư từ đời sống và không dễ ngộ nhận để bị cái ‘chết’ lừa dối hay trói cột mình. Khi một sự tình chỉ bằng lời nói, để được hiểu nó ta chỉ cần cách ly và ở khoảng cách xa để quan sát, đôi khi vài chục năm mới có thể hiểu…vì thời gian không thành vấn đề, tuổi già chết không thành vấn đề khi vấn đề vẫn chưa rõ. Không bị vấn đề của đời sống trói buộc ta sẽ thấy cái chết là một con đường khác bởi con đường của chúng ta không phải ở đây, chết chỉ là dấu phẩy trong một đoạn hành trình, không phải dấu chấm. Chết là sự kết thúc một cách tự nhiên, nó sẽ đến vào lúc chúng ta hết duyên trên lộ trình được gọi là đời sống.


Tâm kinh nói rằng: “Bất sinh bất diệt,” ta đã sống thì làm sao ‘chết’ được. Một vi trần khi đã hữu thì dù nghiền nát cũng không thể là vô, chỉ tại mắt phàm không rõ. Chết và sống chỉ là sự tiếp diễn của vòng luân hồi như mây và nước. Tuổi thọ dài hay ngắn cũng tùy duyên, Lão Tử nói “chết mà không mất mới gọi là thọ,” (死而不亡者寿) vì quãng thời gian sống ta đã cống hiến thực sự ý nghĩa cho mình và người.


Sống trong chánh niệm, sống vui vẻ sẽ giúp ta có một giấc ngủ ngon; với một đời sống ý nghĩa ta sẽ có một giấc thiên thu hạnh phúc thay vì sợ hãi. Khi tử thần đến gõ cửa, người hạnh phúc ý thức rằng ta sắp là bóng đêm huyền diệu trên dòng sông đang xuôi về đại dương nghìn trùng ấy.


TNTQ

No comments:

Post a Comment

  •  HOA VẪN NỞ VƯỜN ĐÔNG

    HOA VẪN NỞ VƯỜN ĐÔNG

    02/12/2023 - 0 Nhận xét

    Nắng vừa dịu, ánh chiều hiu hắt rải lung linh…

  • Siter Tinh Quang Quotes 58

    Siter Tinh Quang Quotes 58

    08/07/2016 - 0 Nhận xét

    In a pure mind to see, everything has no…

  • Sister Tinh Quang Quotes 16

    Sister Tinh Quang Quotes 16

    07/05/2016 - 1 Nhận xét

    Normal 0 false false …

  • Đạo Phật và Tình Dục Đồng Giới

    Đạo Phật và Tình Dục Đồng Giới

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Kerry Trembath - Tịnh Quang chuyển ngữ Đạo…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States