1. Manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā
manomayā;
Manasā ce paduṭṭhena, bhāsati vā karoti
vā;
Tato naṃ dukkhamanveti, cakkaṃva vahato
padaṃ.
1.Ý dẫn khởi các pháp,
Ý chủ, ý tạo tác;
Nếu với ý ô nhiễm,
Hoặc nói, hay biểu hiện,
Thì đau khổ theo sau,
Đối chiếu
Pāḷi-Việt
「manopubbaṅgamā:
tâm (ý) dẫn đầu; dhammā:
các pháp; manoseṭṭhā: ý là chủ, là thủ lĩnh; manomayā: ý tạo
tác; manasā: ý ; ce: nếu; paduṭṭhena: ô nhiễm; bhāsati: nói; vā: hoặc; karoti: làm, hành
động; tato: do điều ấy; naṃ: đó, kia; dukkham: khổ đau; anveti: theo sau; cakkaṃ: bánh xe; va: giống như; vahato: con bò; padaṃ: chân」
2. Manopubbaṅgamā dhammā, manoseṭṭhā
manomayā;
Manasā ce pasannena, bhāsati vā karoti
vā;
Tato naṃ sukhamanveti, chāyāva
anapāyinī.
2. Ý dẫn khởi các pháp,
Ý chủ, ý tạo tác;
Nếu dùng ý thanh tịnh,
Hoặc nói, hay biểu hiện,
Thì an lạc theo sau,
Như bóng không lìa hình.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「manopubbaṅgamā:
tâm (ý) dẫn đầu; dhammā:
các pháp; manoseṭṭhā: ý là
chủ, là thủ lĩnh; manomayā:
ý tạo tác; manasā: ý; ce: nếu; pasannena:
thanh tịnh; bhāsati: nói; vā: hoặc; karoti:
làm, hành động; tato:
do điều ấy; naṃ: đó, kia; sukham: hạnh phúc, vui vẻ; anveti: theo sau; chāyā: bóng; anapāyinī: không
lìa hình」
3. Akkocchi maṃ avadhi maṃ, ajini maṃ
ahāsi me;
Ye ca taṃ upanayhanti, veraṃ tesaṃ na
sammati.
3. “Hắn chửi tôi, đấm tôi,
Đánh bại tôi, cướp tôi”,
Nếu ai ôm niệm ấy,
Oán thù không thể vơi.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「Akkocchi maṃ: kẻ
ấy chửi mắng tôi (maṃ: tôi); avadhi maṃ: kẻ ấy đánh đấm tôi (maṃ: tôi); ajini maṃ: kẻ ấy chiến thắng tôi (maṃ: tôi); ahāsi me: kẻ ấy cướp đoạt của tôi (me: từ tôi); ca: và ; taṃ: đó; upanayhanti: ôm ấp trong lòng; veraṃ: oán hận,
oán thù; tesaṃ: những, (của) chúng; na: không (thể); sammati: dừng, ngưng (na sammati: không thể dừng」
4. Akkocchi
maṃ avadhi maṃ, ajini maṃ ahāsi me;
Ye ca
taṃ nupanayhanti, veraṃ tesūpasammati.
4.“Hắn chửi tôi, đấm tôi,
Đánh bại tôi, cướp tôi”,
Ai không ôm niệm ấy,
Oán thù sẽ tự vơi.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「Akkocchi maṃ: kẻ ấy chửi mắng tôi (maṃ: tôi); avadhi
maṃ: kẻ ấy đánh đấm tôi (maṃ: tôi); ajini maṃ: kẻ ấy
chiến thắng tôi (maṃ: tôi); ahāsi
me: kẻ ấy cướp đoạt của tôi (me: từ tô)i; ye: ai
kia; ca: và ; taṃ: đó; nupanayhanti:
xả niệm (na + upanayhanti = nupanayhanti); veraṃ: oán hận,
oán thù; tesūpasammati: sẽ dừng lại, không còn」
5. Na
hi verena verāni, sammantīdha kudācanaṃ;
Averena
ca sammanti, esa dhammo sanantano.
5. Thế giới này không thể,
Oán thù diệt oán thù;
Lấy thứ tha diệt oán,
Là Thánh pháp nghìn xưa.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「na:
không thể; hi: xác thực; verāni:
oán thù; sammanti: dứt, dừng; idha: nơi
này, thế giới này (sammanti + idha = sammantīdha); kudācanaṃ: bất kỳ lúc nào; averena: không oán
thù; ca: và; sammanti: như trên; esa: điều này; dhammo: phép tắc;
sanantano:
mãi mãi, từ xưa đến nay」
6. Pare ca na vijānanti, mayamettha
yamāmase;
Ye ca tattha vijānanti, tato sammanti
medhagā.
6. Người kia không nhận biết:
“Ta sắp bị hủy diệt.”
Nếu họ rõ như thế,
Ắt tranh luận không còn.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「pare:
người kia; ca: và; na:
không; vijānanti: biết, liễu tri (na vijānanti: không
biết); mayaṃ:
chúng ta; ettha: ở đây; yamāmase:
sắp hủy diệt, sắp chết (yamā: tử vương); ye:
họ, những người ấy; ca: nt; tattha: ở đây, đối với điều này; vijānanti: nt; tato: vì thế; sammanti: ngừng; medhagā:
tranh luận」
7. Subhānupassiṃ viharantaṃ, indriyesu
asaṃvutaṃ;
Bhojanamhi cāmattaññuṃ, kusītaṃ
hīnavīriyaṃ;
Taṃ ve pasahati māro, vāto rukkhaṃva
dubbalaṃ.
7. Chỉ mong sống hưởng lạc,
Không nhiếp hộ các căn,
Ăn uống chẳng tiết độ,
Biếng nhác, chẳng tinh cần,
Người ấy ma chinh phục,
Như gió rung cây yếu.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「subhānupassiṃ: tìm cầu vui sướng (subha+anupassin); viharantaṃ: sống ở; indriyesu: các căn; asaṃvutaṃ: không
nhiếp hộ; bhojanamhi: ăn uống ; ca: và; amattaññuṃ: không tri lượng, không biết chừng mực; kusītaṃ: phóng dật, biếng nhác; hīnavīriyaṃ: không
tinh tấn; taṃ: người ấy; ve: đúng là; pasahati: thổi quật; māro: ma, tử vong; vāto: gió; rukkhaṃ: cây; va: như; dubbalaṃ: yếu 」
8. Asubhānupassiṃ viharantaṃ, indriyesu
susaṃvutaṃ;
Bhojanamhi ca mattaññuṃ, saddhaṃ
āraddhavīriyaṃ;
Taṃ ve nappasahati māro, vāto selaṃva
pabbataṃ.
8. Chẳng mong cầu lạc trú,
Khéo nhiếp hộ các căn,
Ăn uống biết tiết độ,
Đủ đức tin, tinh cần,
Ma không thắng người ấy,
Như gió thổi núi đá.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「subhānupassiṃ: tìm cầu vui sướng; viharantaṃ: sống ở; indriyesu:
các căn; susaṃvutaṃ: khéo nhiếp hộ; bhojanamhi: ăn
uống; ca: và; mattaññuṃ: tri lượng, biết
giới hạn; saddhaṃ: có đức tin; āraddhavīriyaṃ:
tinh tấn; taṃ: người ấy; ve: xác thực; nappasahati: không thể rung được; māro: ma, tử vong,
người tà ác; vāto: gió; selaṃva: đá ; va: như; pabbataṃ: núi 」
9. Anikkasāvo kāsāvaṃ, yo vatthaṃ
paridahissati;
Apeto damasaccena, na so
kāsāvamarahati.
9. Nếu ai mặc cà-sa,
Không lìa xa cấu uế,
Không chân thật tu tập,
Không xứng khoác cà-sa.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「anikkasāvo: chưa lìa bỏ ô uế; kāsāvaṃ:
Cà sa; yo: một người; vatthaṃ:
y phục; paridahissati: mặc; apeto: lìa xa; damasaccena:
tiết chế và chân thật (dama: tiết chế, khắc kỷ; sacca: chân thật); na: không; so: người
ấy;
kāsāvaṃ:
như trên;
arahati:
xứng đáng, đáng giá」
10. Yo ca vantakasāvassa, sīlesu
susamāhito;
Upeto damasaccena, sa ve
kāsāvamarahati.
10. Nếu ai lìa cấu uế,
An định trong giới luật,
Tu tập với chân thật,
Xứng đáng khoác cà-sa.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「yo: một người; ca: và; vantakasāvassa:
lìa ô uế, đoạn trừ ô uế (vanta-buông bỏ, lìa+kasāva-ô uế = vantakasāvo); sīlesu: ở nơi đạo
đức/giới luật; susamāhito: khéo an thuần, an định; upeto: có đủ, tiếp
tục; damasaccena: tiết chế và chân thật; sa: người ấy; ve: xác thực, chân thật; kāsāvaṃ: Cà sa,
huỳnh sắc; arahati: xứng đáng, đáng giá」
11. Asāre sāramatino, sāre
cāsāradassino;
Te sāraṃ nādhigacchanti,
micchāsaṅkappagocarā.
11. Phi chân thấy chân thật,
Chân thật thấy phi chân,
Tà tư duy cảnh giới,
Sao đạt được chánh chân.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「asāre: đối với phi bản chất (phi chân thật); sāramatino: người ấy nghĩ là bản chất (thật); sāre: đối với bản chất (chân thật); cāsāradassino: và
người ấy cho là phi bản bản chất (phi chân thật); te: họ; sāraṃ: sự chân thật; nadhigacchanti :
không đạt được, không hiểu; micchāsaṅkappagocarā:
người ấy đi với tư duy sai lầm (micchā-tà, sai + saṅkappa-tư duy, tưởng pháp + gocara-cảnh
giới, cánh đồng, quả cầu (go-bò
sữa, cara-đi bộ) = micchāsaṅkappagocarā」
12. Sārañca sārato ñatvā, asārañca
asārato;
Te sāraṃ adhigacchanti,
sammāsaṅkappagocarā.
12. Chân thật biết chân thật,
Phi chân biết phi chân,
Chánh tư duy cảnh giới,
Mới đạt được chánh chân.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「sārañca: với bản chất (thật); sārato: như bản
chất (thật); ñatvā:
biết, hiểu biết; asārañca: với phi bản chất; asārato: như phi bản chất; te: họ, những người ấy; sāraṃ: bản chất,
chân thật; adhigacchanti: đạt được, biết được; sammāsaṅkappagocarā:
đi với chánh tư duy」
13. Yathā agāraṃ
ducchannaṃ, vuṭṭhī samativijjhati;
Evaṃ abhāvitaṃ cittaṃ,
rāgo samativijjhati.
13. Như nhà lợp không
kín,
Nên mưa dột thấm vào,
Cũng vậy, tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yathā: như; agāraṃ: nhà; ducchannaṃ:
mái nhà không kín; vuṭṭhī: mưa; samativijjhati: thâm nhập; evaṃ:
do vậy; abhāvitaṃ: chưa tu tập; cittaṃ: tâm; rāgo: tham dục; samativijjhati:
như trên」
14. Yathā agāraṃ succhannaṃ, vuṭṭhī na
samativijjhati;
Evaṃ subhāvitaṃ cittaṃ, rāgo na
samativijjhati.
14. Như nhà khéo lợp
kín,
Nên không bị mưa dột,
Cũng vậy, tâm khéo tu,
Tham dục không xâm nhập.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yathā: như; agāraṃ:
nhà; suchannaṃ: mái che kín; vuṭṭhī: mưa; na:
không; samativijjhati: thâm nhập; evaṃ:
do vậy; subhāvitaṃ: khéo tu tập; cittaṃ: tâm; rāgo: tham dục; na
不; samativijjhati:
như trên 」
15. Idha socati pecca socati, pāpakārī
ubhayattha socati;
So socati so vihaññati, disvā
kammakiliṭṭhamattano.
15. Nơi đây, hiện đời
buồn,
Nơi khác, đời sau buồn.
Người làm những ác nghiệp,
Cả hai đời u buồn.
Thấy uế nghiệp của mình,
Người ấy buồn, khổ não.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「idha: nơi đây; socati: buồn; pecca: sau khi chế;
socati: nt; pāpakārī: người làm ác; ubhayattha: hai
nơi; socati: buồn; so: người ấy; socati: nt; so: người ấy; vihaññati: rất buồn khổ; disvā: đã thấy
được; kammakiliṭṭham: việc làm ô uế; attano: tự chính
mình」
16. Idha modati pecca modati, katapuñño
ubhayattha modati;
So modati so pamodati, disvā
kammavisuddhimattano.
16. Nơi đây, hiện đời vui,
Nơi khác, đời sau vui.
Người làm những thiện nghiệp,
Cả hai đời hưởng vui.
Thấy tịnh nghiệp của mình
Người ấy vui, rất vui.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「idha: nơi đây; modati: vui; pecca: sau khi
chết; modati: như trên; katapuñño: người làm việc thiện; ubhayattha: hai
nơi; modati: vui; so: người ấy; modati: vui ; so: người ấy; pamodati: rất vui; disvā: thấy được; kammavisuddhim:
việc làm thanh tịnh; attano: tự chính mình」
17. Idha tappati pecca
tappati, pāpakārī ubhayattha tappati;
‘Pāpaṃ me kata’nti
tappati, bhiyyo tappati duggatiṃ gato.
17. Nơi đây, hiện đời khổ,
Nơi khác, đời sau khổ.
Người làm những ác nghiệp,
Cả hai đời đều khổ.
“Ta làm ác” nay khổ,
Đọa đường ác khổ hơn.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「idha: nơi đây; tappati: (người ấy) rất đau khổ; pecca: sau khi chết; tappati: như trên; pāpakārī: người làm việc ác; ubhayattha: hai nơi;
tappati: (người ấy) rất đau khổ; pāpaṃ: ác; me:
do tôi; kata: biết tự mình đã tạo; tappati: (người
ấy) rất đau khổ; bhiyyo: hơn nữa, nhiều hơn nữa; tappati: nt; duggatiṃ: nơi hướng
đến rất xấu (tái sinh không tốt); gato: đã đến」
18. Idha nandati pecca nandati, katapuñño ubhayattha
nandati;
‘Puññaṃ me kata’nti nandati, bhiyyo nandati suggatiṃ gato.
18. Nơi đây, hiện đời sướng,
Nơi khác, đời sau sướng.
Người làm những việc thiện,
Hai đời đều vui sướng.
“Ta làm thiện” nay sướng,
Sanh cõi thiện sướng hơn.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「idha: nơi đây; nandati: vui sướng; pecca: sau khi chết; nandati: như trên; katapuñño: người làmviệc thiện;
ubhayattha:
hai nơi; nandati: vui sướng; puññaṃ: lành, tốt; me:
do tôi; kata: biết tự mình đã tạo; nandati:
vui sướng; bhiyyo:
hơn nữa, nhiều hơn nữa; nandati: như
trên; suggatiṃ: đường thiện;
gato: đã đến」
19. Bahumpi ce saṃhita bhāsamāno, na takkaro hoti naro
pamatto;
Gopova gāvo gaṇayaṃ paresaṃ, na bhāgavā sāmaññassa
hoti.
19. Dù tụng làu kinh điển,
Buông lung, không thực hành,
Như đếm bò người khác,
Không phần Sa môn hạnh.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「bahumpi: tuy nhiều (bahu-Adj: rất nhiều); ce: như; saṃhitaṃ:
kinh điển; bhāsamāno:
tụng đọc; na: không; takkaro: người
chấp hành điều đó; hoti: là; naro: một người; pamatto: phóng
dật, buông lung; gopova: như người
chăn trâu bò; gāvo: trâu, bò; gaṇayaṃ: đếm; paresaṃ: người khác; na: không; bhāgavā: người tham dự,
hưởng phần; sāmaññassa:
Tăng lữ, Sa môn; hoti: là」
20. Appampi ce saṃhita bhāsamāno, dhammassa hoti anudhammacārī;
Rāgañca dosañca pahāya mohaṃ, sammappajāno suvimuttacitto;
Anupādiyāno idha vā huraṃ vā, sa bhāgavā sāmaññassa hoti.
20. Dù tụng ít kinh điển,
Luôn y giáo thực hành,
Đối với tham, sân, si…
Khéo giải thoát, chánh tri,
Người ấy không chấp trước,
Đời này hoặc đời sau,
Đắc Sa môn đạo quả.
Đối chiếu
Pāḷi-Việt:
「appampi: tuy ít (appa-Adj: rất ít); ce: như; saṃhita: kinh điển; bhāsamāno: tụng
đọc; dhammassa: pháp, Phật pháp; hoti: là; anudhammacārī: y pháp thực hành; rāgañca: tham dục, và; dosañca: sân hận,
và; pahāya: ngu si, và; mohaṃ: vô minh; sammappajāno:
chánh tri kiến, chánh tri thức; suvimuttacitto:
khéo giải thoát, tư tưởng hoàn toàn giải thoát; anupādiyāno: không chấp trước; idha: tại đây, ở đây; vā: hoặc; huraṃ: ở nơi khác (đời khác); vā: hoặc; sa: người ấy; bhāgavā: người tham dự, hưởng phần; sāmaññassa: Tăng
lữ, Sa môn; hoti: là」
No comments:
Post a Comment