Thursday, October 17, 2024

Kinh Pháp Cú-Phẩm Hình Phạt (10)

Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt

129) Sabbe tasanti daṇḍassa, sabbe bhāyanti maccuno;
Attānaṃ upamaṃ katvā, na haneyya na ghātaye. 
129) Tất cả sợ hình phạt,
Tất cả sợ tử vong,
Hãy đặt mình so sánh,
Không gây hại, không giết.


 Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「Sabbe: tất cả, mọi người; tasanti: sợ hãi, run sợ; daṇḍassa: hình phạt bằng trượng, hình phạt, đao trượng; sabbe: nt; bhāyanti: sợ hãi; maccuno: tử vong, chết; attānaṃ: tự mình, chính ta; upamaṃ: so sánh; katvā: làm rồi, đã thực hiện; na: không; haneyya: (nên) gây hại; na: không; ghātaye: (nên) giết」
 
130) Sabbe tasanti daṇḍassa, sabbesaṃ jīvitaṃ piyaṃ;
Attānaṃ upamaṃ katvā, na haneyya na ghātaye.
130) Tất cả sợ hình phạt,
Tất cả muốn được sống,
Hãy đặt mình so sánh,
Không gây hại, không giết.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「Sabbe: tất cả, mọi người; tasanti: sợ hãi, run sợ; daṇḍassa: hình phạt bằng trượng, hình phạt, đao trượng; sabbesam: nt; jīvitaṃ: sự sống; piyaṃ: đáng yêu, thân yêu, yêu quý; attānaṃ: tự mình, chính ta; upamaṃ: so sánh; katvā: làm rồi, đã thực hiện; na: không; haneyya: (nên) gây hại; na: không; ghātaye: (nên) giết」
 
131) Sukhakāmāni bhūtāni, yo daṇḍena vihiṃsati;
Attano sukhamesāno, pecca so na labhate sukhaṃ.
131) Quần sinh cầu hạnh phúc,
Dùng đao trượng hại chúng,
Cầu hạnh phúc cho mình,
Đời sau không hạnh phúc.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「sukhakāmāni: mong cầu hạnh phúc, vui vẻ (sukhakama-Adj: khát vọng hạnh phúc/sukha-N: hạnh phúc, kama-N.m: mong cầu, nguyện vọng); bhūtāni: quần sanh, chúng sanh (sukhakāmāni bhūtāni; yo: người kia; daṇḍena: dùng đao trượng, dùng hình phạt (danda-N: cây gậy, hình phạt); vihiṃsati: làm hại; attano: vì tự mình; sukhamesāno: tìm cầu hạnh phúc; pecca: sau khi chết, đời sau; so: người kia; na: không; labhate: đạt được; sukhaṃ: an vui, hạnh phúc」
 
132) Sukhakāmāni bhūtāni, yo daṇḍena na hiṃsati;
Attano sukhamesāno, pecca so labhate sukhaṃ.
132) Quần sinh cầu hạnh phúc,
Không dùng đao trượng hại,
Cầu hạnh phúc cho mình,
Đời sau được hạnh phúc.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「sukhakāmāni: mong cầu hạnh phúc; bhūtāni: quần sanh, chúng sanh; yo: người kia; daṇḍena: dùng đao trượng, dùng hình phạt (danda-N: cây gậy, hình phạt); na: không; hiṃsati: làm hại; attano: vì tự mình; sukhamesāno: tìm cầu hạnh phúc; pecca: sau khi chết, đời sau; so: người kia; labhate: đạt được; sukhaṃ: an vui, hạnh phúc」
 
133) Māvoca pharusaṃ kañci, vuttā paṭivadeyyu taṃ;
Dukkhā hi sārambhakathā, paṭidaṇḍā phuseyyu taṃ.
133) Đừng nói lời thô lỗ,
Nói gì, nhận lại đó.
Lời giận dữ rất đau,
Gây phục thù đao trượng.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「mā: đừng, chớ; avoca: nói; pharusaṃ: thô lỗ, cay nghiệt; kañci: bất kỳ; vuttā: (người ấy) nói điều gì; paṭivadeyyu: hồi đáp, có thể sẽ nhận lại; taṃ: người ấy, điều ấy; dukkhā: đau khổ; hi: quả thực; sārambhakathā: lời nói giận dữ (ác khẩu)/sarambha: tức giận + katha: lời, nói=sarambhakatha); paṭidaṇḍā: dùng đao trượng phục thù; phuseyyu: gặp phải, xúc chạm (họ sẽ nhận được; taṃ: người ấy, điều ấy」
 
134) Sace n'eresi attānaṃ, kaṃso upahato yathā;
Esa patto'si nibbānaṃ, sārambho te na vijjati. 
134) Tự mình không rung động,
Ví như chuông đã bể. 
Người đã đạt Niết-bàn,
Thì không còn giận dữ.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「sace: nếu như; n'eresi (=na eresi): không rung động (na: không + ereti: bị rung chuyển, rung động, phát ra âm thanh= n'eresi; attānaṃ: tự mình; kaṃso: chuông, chiêng đồng; upahato: bể, hỏng; yathā: ví như; esa: (người) này; patto'si (=patto asi): là (bạn) đã đạt đến (patta-Adj: (bạn) đạt đến rồi + asi: là = patto'si); nibbānaṃ: niết bàn; sārambho: sự giận dữ, cơn thịnh nộ; te: đối với bạn; na: không; vijjati: còn, bị phát hiện」
 
135) Yathā daṇḍena gopālo, gāvo pājeti gocaraṃ;
Evaṃ jarā ca maccu ca, āyuṃ pājenti pāṇinaṃ
135) Như người chăn dùng gậy,
Lùa bò đến đồng cỏ.
Cũng vậy, già và chết,
Xua mạng sống chúng sinh.
 
Đối chiếu Pāḷi:
「yathā: giống như; daṇḍena: dùng gậy, roi; gopālo: người chăn bò (trâu); gāvo: bò, trâu; pājeti: lùa (gia súc); gocaraṃ: đến đồng cỏ, đến chuồng bò (gocara-N: đồng cỏ, khu đất/go-N: bò, trâu+ cara-N: đi, bước = gocaram); evaṃ: cũng giống như vậy; jarā: già yếu; ca: và, với; maccu: cái chết; ca: nt; āyuṃ: mạng sống, tuổi thọ; pājenti: xua đi; pāṇinaṃ: của chúng sanh」
 
136) Atha pāpāni kammāni, karaṃ bālo na bujjhati;
Sehi kammehi dummedho, aggidaḍḍhova tappati. 
136) Khi người ngu làm ác, 
Không biết được việc ấy.
Do tự nghiệp người ngu,
Bị khổ như lửa đốt.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「atha: một khi, sau khi; pāpāni: việc ác; kammāni: hành vi; karaṃ: làm; bālo: người ngu; na: không; bujjhati: biết, hiểu biết; sehi: người ấy, tự mình; kammehi: do, bởi; dummedho: người ngu si; aggidaḍḍho: bị lửa đốt (aggi-N: lửa + daddha-Adj: thiêu đốt = aggidaddho); va: giống như; tappati: bị đau khổ, bị hành hạ」
 
137) Yo daṇḍena adaṇḍesu, appaduṭṭhesu dussati;
Dasannamaññataraṃ ṭhānaṃ, khippameva nigacchati. 
137) Dùng đao gậy xúc phạm,
Người không đao, không lỗi, 
Sẽ nhanh chóng đưa đến,
Một trong mười tình huống:
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yo: người ấy; daṇḍena: dùng đao gậy; adaṇḍesu: người không có đao gậy, không có bạo lực, người hiền; appaduṭṭhesu: người không lỗi lầm, vô hại, người thanh bạch; dussati: công kích, xúc phạm, làm sai; dasannamaññataraṃ: một trong 10 loại; ṭhānaṃ: tình huống, địa điểm; khippam: một cách nhanh chóng; eva: chỉ; nigacchati: đi đến」
 
138) Vedanaṃ pharusaṃ jāniṃ, sarīrassa ca bhedanaṃ;
Garukaṃ vāpi ābādhaṃ, cittakkhepañca pāpuṇe
138) Chịu thống khổ tổn tài,
Bi thương tích thân thể
Bị bệnh nặng trầm trọng,
Hoặc rối loạn tinh thần. 
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「vedanaṃ: đau đớn, thống khổ, cảm giác; pharusaṃ: khắc nghiệt; jāniṃ: tổn thất (tài sản), cướp đoạt; sarīrassa: thân thể; ca: với; bhedanaṃ: thương tích; garukaṃ: trầm trọng, nặng; vāpi: cũng; ābādhaṃ: bệnh tật; cittakkhepañca: tâm ý thất thường, tinh thần rối loạn (cittakkhepa: tinh thần bịnh tật/citta: tâm+ khepa: quăng ném = cittakkhepañca); pāpuṇe: sẽ nhận được, chịu」
 
139) Rājato vā upasaggaṃ, abbhakkhānañca dāruṇaṃ;
Parikkhayañca ñātīnaṃ, bhogānañca pabhaṅguraṃ. 
139) Hoặc bị vua gây rối,
Bị buộc tội tàn nhẫn,
Hoặc bị mất người thân,
Bị hủy hoại tài sản.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「rājato: vua; va: hoặc, và; upasaggaṃ: gây rắc rối, tấn công; abbhakkhānañca: buộc tội; dāruṇaṃ: tàn nhẫn, khắc nghiệt, đáng sợ; parikkhayañca: và mất mát, chết, kiệt sức; ñātīnaṃ: người thân, thân thuộc; bhogānañca: và tài sản, của cải; pabhaṅguraṃ: phá hết, hủy hoại」
 
140) Atha vāssa agārāni, aggi ḍahati pāvako;
Kāyassa bhedā duppañño, nirayaṃ sopapajjati. 
140) Hoặc nhà của kẻ ấy,
Bị bốc lửa thiêu cháy.
Khi thân hoại, mạng hết,
Kẻ ngu sanh địa ngục.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「atha: sau đó; vā: hoặc; assa: người ấy; agārāni: nhà, chỗ ở; aggi: lửa; ḍahati: thiêu cháy; pāvako: bốc lửa; kāyassa: thân thể; bhedā: lìa ra, tách ra; duppañño: kẻ ngu; nirayaṃ: địa ngục; so: người ấy; upapajjati: tái sinh, đến」 
 
141) Na naggacariyā na jaṭā na paṅkā,
nānāsakā thaṇḍilasāyikā vā;
Rajojallaṃ ukkuṭikappadhānaṃ,
sodhenti maccaṃ avitiṇṇakaṅkhaṃ. 
141) Không phải hành lõa thể, 
Hay bết tóc, lấm bùn,
Tuyệt thực, ngủ trên đất, 
Vấy bẩn, toát mồ hôi,
Hoặc là ngồi chồm hỗm,
Thì khiến người thanh tịnh,
Nếu chưa trừ nghi hoặc.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「na: không; naggacariyā: lõa thể, lõa hành (ngoại đạo)/(naggacariya-N: lõa thể lang thang tứ xứ/nagga: lõa thể , cariya: lang thang = naggacariya); na: nt; jaṭā: bết tóc, búi tóc; na: không; paṅkā: lấm bùn, bôi bùn; nānāsakā: tuyệt thực, nhịn ăn (na: không + asaka: có thức ăn = nanasaka; thaṇḍilasāyikā: ngủ trên đất (thandila: mặt đất + sayika: nằm, ngủ = thandilasayika); vā: hoặc; rajo: tô tro, vấy bẩn; jallaṃ: toát mồ hôi; ukkuṭikappadhānaṃ: ngồi chồm hỗm, ngồi cách mặt đất (ukkutika-N:  ngồi xổm, ngồi chồm hỗm, ngồi trên gót chân, padhana-N: nỗ lực); soahenti: khiến thanh tịnh; maccaṃ: người; avitiṇṇakaṅkhaṃ: người chưa trừ nghi hoặc (vitinna-Adj: vượt qua, kaṅkha-N: hoài nghi, tính không xác định)」
 
142) Alaṅkato cepi samaṃ careyya,
santo danto niyato brahmacārī;
Sabbesu bhūtesu nidhāya daṇḍaṃ,
so brāhmaṇo so samaṇo sa bhikkhu. 
142) Nếu như trang sức đẹp,
Ngay nơi hướng đang đi:
Sống yên tĩnh, tự chủ,
Có tiết chế, phạm hạnh,
Và buông bỏ đao gậy,
Với tất cả chúng sinh.
Vị ấy: Bà-la-môn,
Là Tỳ-kheo, Sa-môn.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「alaṅkato: trang sức đẹp đẽ; cepi: nếu như; samaṃ: ngay cả, giống như; careyya: bước đi, cử chỉ; santo: yên tĩnh; danto: điều ngự, tự chủ (danta-Adj.); niyato: có tiết chế; brahmacārī: phạm hạnh; sabbesu: tất cả; bhūtesu: chúng sanh; nidhāya: đã buông bỏ; daṇḍaṃ: đao gậy; so: người ấy; brāhmaṇo: một vị bà la môn; so: nt; samaṇo: một vị sa môn; sa: người ấy; bhikkhu: một vị Tỷ kheo」
 
143) Hirīnisedho puriso, koci lokasmiṃ vijjati;
Yo nindaṃ apabodheti, asso bhadro kasāmiva. 
143) Người nào ở trên đời,
Tự hổ thẹn, kiềm chế,
Người ấy sẽ tránh được,
Lời chỉ trích buộc tội,
Như ngựa giỏi tránh roi.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「hirīnisedho: người tự hổ thẹn kềm chế (hirinisedha-Adj: bị lương tâm thôi thúc/hiri-hổ thẹn, lương tâm, nisedha-sự kiềm chế); puriso: người; koci: bất cứ nơi nào, chỗ nào; lokasmiṃ: ở trên đời, thế gian; vijjati: có, tồn tại; yo: người như thế; nindaṃ: chỉ trích, buộc tội; apabodheti: tránh; asso: ngựa; bhadro: giỏi, tốt; kasāmiva: như cây roi」
 
144) Asso yathā bhadro kasāniviṭṭho, ātāpino saṃvegino bhavātha;
Saddhāya sīlena ca vīriyena ca, samādhinā dhammavinicchayena ca;
Sampannavijjācaraṇā patissatā, jahissatha dukkhamidaṃ anappakaṃ.
144) Như ngựa giỏi bị roi,
Bèn thúc bách, chuyên cần.
Những ai với tín, giới, 
Tinh tấn, định, trạch pháp,
Đủ trí-hạnh, chánh niệm,
Sẽ trừ được khổ lớn.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「asso: ngựa; yathā: như; bhadro: giỏi, tốt; kasāniviṭṭho: bị đánh bằng roi (kasa-roi; nivittha-chạm vào, đưa xuống; ātāpino: chuyên cần, siêng năng; saṃvegino: thúc bách, nhiệt tâm; bhavātha: sẽ trở nên; saddhāya: với tín/thông qua tín ngưỡng; sīlena: với giới/thông qua đạo đức; ca: và; vīriyena: với tinh tấn/thông qua sự nỗ lực; ca: nt; samādhinā: với định/thông qua sự chuyên chú; dhammavinicchayena: với trạch pháp/với sự phân tích hiện tượng (dhamma-pháp, vinicchaya-điều tra, phân tích); ca: và; sampannavijjācaraṇā: đầy đủ trí hạnh (sampanna- Adj: đầy đủ, vijjacarana-N: trí và hạnh/vijja-N: trí thức cao, carana-N: hành vi); patissatā: có chánh niệm,  người có chánh niệm; jahissatha: tất đoạn trừ; dukkham (idaṃ: này): sự đau khổ này; anappakaṃ: lớn, trọng đại」
 
145) Udakañhi nayanti nettikā, usukārā namayanti tejanaṃ;
Dāruṃ namayanti tacchakā, attānaṃ damayanti subbatā. 
145) Người tưới nước dẫn nước,
Thợ cung uốn mũi tên, 
Thợ mộc uốn nắn gỗ,
Người thiện tự chỉnh mình.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「udakaṃ: nước; hi: quả thực; nayanti: dẫn; nettikā: người tưới nước; usukārā: thợ làm cung tên (usu: cung tên + kāra: làm, người chế tạo = usukārā); namayanti: uốn cong; tejanaṃ: mũi tên; dāruṃ: gỗ; namayanti: uốn cong; tacchakā: thợ mộc; attānaṃ: chính mình; damayanti: điều phục, chỉnh đốn; subbatā: người có đức, người thiện」



No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States