Sunday, October 13, 2024

Kinh Pháp Cú-Phẩm Ác (9)

Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt

116) Abhittharetha kalyāṇe, pāpā cittaṃ nivāraye;
Dandhañhi karoto puññaṃ, pāpasmiṃ ramatī mano.
116) Hãy mau làm việc thiện,
Phòng tâm khỏi điều ác.
Người chậm làm việc thiện,
Tâm sẽ thích điều ác.

Đối chiếu Pāḷi-Việt:
abhittharetha: hãy mau, cấp tốc; kalyāṇe: đối với việc thiện (kalyana-Adj: thiện); pāpā: từ việc ác; cittaṃ: tâm ; nivāraye: nên phòng hộ, dừng; dandhañhi: quả thực rất chậm; karoto: đối với người thực hiện, làm (karont-Adj: ngay khi làm); puññaṃ: việc thiện; pāpasmiṃ: với điều ác; ramatī: ưa thích; mano: tâm
 
117) Pāpañce puriso kayirā, na naṃ kayirā punappunaṃ;
Na tamhi chandaṃ kayirātha, dukkho pāpassa uccayo. 
117) Nếu người đã làm ác,
Đừng lặp lại việc ấy,
Cũng đừng khởi ước muốn,
Tích ác thì đau khổ.
 
Đối chiếu Pali-Việt:
pāpañce: nếu việc ác ấy (if ... then)/papa-N: việc ác, ce-nếu, giả sử); puriso: người ; kayirā: làm; na: không, đừng nên; naṃ: nó, ấy; kayirā: như trên; punappunaṃ: lặp lại; na: không, đừng nên; tamhi: đối với nó; chandaṃ: ước muốn; kayirātha: nên làm; dukkho: đau khổ (dukkha-Adj: dẫn đến đau khổ); pāpassa: tà ác; uccayo: tích lũy (pāpassa uccayo: tích ác )
 
118) Puññañce puriso kayirā, kayirā naṃ punappunaṃ;
Tamhi chandaṃ kayirātha, sukho puññassa uccayo. 
118) Nếu người đã làm thiện,
Nên lặp lại việc ấy,
Và hãy khởi ước muốn:
Tích thiện thì phúc lạc.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
puññañce: nếu việc thiện ấy; puriso: người; kayirā: làm; kayirā: nt; naṃ: nó, ấy; punappunaṃ: lặp lại; tamhi: đối với nó, điều ấy; chandaṃ: ước muốn; kayirātha: nên làm; sukho: hạnh phúc, phúc lạc (sukha-Adj: vui sướng, tốt); puññassa: việc thiện; uccayo: tích lũy
 
119) Pāpopi passati bhadraṃ, yāva pāpaṃ na paccati;
Yadā ca paccati pāpaṃ, atha pāpo pāpāni passati.
119) Người ác chỉ thấy thiện
Khi việc ác chưa chín.
Khi việc ác đã chín,
Người ác mới thấy ác.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
pāpopi: ngay như người ác (pāpo: người ác, người làm ác; pi: cũng, thậm chí); passati: (người ấy) thấy, nghĩ rằng; bhadraṃ: thiện, việc tốt (bhadra-Adj: tốt, hữu ích); yāva: khi, đến khi; pāpaṃ: việc ác; na: không; paccati: bị nấu chín (na paccati: chưa chín, không bị chín); yadā: khi, đúng lúc; ca: và; passati: (người ấy) thấy, nghĩ rằng; pāpaṃ: việc ác; atha: sau khi; pāpo: người ác; pāpāni: việc ác; paccati: bị nấu chín, đã nấu chín
 
120) Bhadropi passati pāpaṃ, yāva bhadraṃ na paccati;
Yadā ca paccati bhadraṃ, atha bhadro bhadrāni passati. 
120) Người thiện chỉ thấy ác
Khi việc thiện chưa chín.
Khi việc thiện đã chín,
Người thiện mới thấy thiện.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt-Hán:
bhadropi: ngay như người thiện (bhadro: người thiện, người làm thiện; pi: cũng, thậm chí); passati: (người ấy) thấy, nghĩ rằng; pāpaṃ: việc ác; yāva: đến khi, chỉ vì; bhadraṃ: việc thiện (bhadra-Adj: tốt, có ích); na: không; paccati: bị nấu chin; yadā: khi, đến khi; ca: và; passati: (người ấy) thấy, nghĩ rằng; bhadraṃ: việc thiện; atha: sau khi; bhadro: người thiện; bhadrāni: việc thiện; paccati: bị nấu chin, đã nấu chín
 
121) Māvamaññetha pāpassa, na mantaṃ āgamissati;
Udabindunipātena, udakumbhopi pūrati;
Bālo pūrati pāpassa, thokaṃ thokampi ācinaṃ. 
121) Đừng xem thường điều ác,
Rằng: “Không đến với ta!”
Những giọt nước nhỏ xuống,
Bình nước cũng được đầy.
Kẻ ngu đầy việc ác,
Bởi tích lũy từng chút.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
mā avamaññetha: đừng nên xem thường (mā: đừng, không nên; avamaññetha: xem thường, khinh); pāpassa: điều ác (papa-Adj); na: không; maṃ: ta; taṃ: nó, ấy; āgamissati: sẽ không đến; udabindunipātena: giọt nước nhỏ xuống (uda-N: nước + bindu-N: giọt + nipāta-N: rơi xuống = udabindunipātena); udakumbho-uda-kumbho: bình nước; pi: cũng, thậm chí; pūrati: đầy, đầy đủ; bālo: người ngu; pūrati: nt; pāpassa: việc ác (papa-Adj); thokaṃ: nhỏ; thokampi: ngay cả từng chút; ācinaṃ: tích lũy (acinant-Adj)
 
122) Māvamaññetha puññassa, na mantaṃ āgamissati;
Udabindunipātena, udakumbhopi pūrati;
Dhīro pūrati puññassa, thokaṃ thokampi ācinaṃ.
122) Đừng xem thường điều thiện,
Rằng: “Không đến với ta!”
Những giọt nước nhỏ xuống,
Bình nước cũng được đầy.
Người trí đầy việc thiện,
Bởi tích lũy từng chút.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
mā avamaññetha: Đừng nên xem thường (mā: đừng, không nên; avamaññetha: xem thường, khinh); puññassa: điều thiện; na: không; maṃ: ta; taṃ: nó, ấy; āgamissati: sẽ không đến; udabindunipātena: giọt nước nhỏ xuống (uda-N: nước + bindu-N: giọt + nipāta-N: rơi xuống = udabindunipātena); udakumbho-uda-kumbho: bình nước; pi: cũng, thậm chí; pūrati: đầy, đầy đủ; dhīro: người trí; pūrati: nt; puññassa: việc thiện; thokaṃ: nhỏ; thokampi: ngay cả từng chút; ācinaṃ: tích lũy (acinant-Adj)
 
123) Vāṇijova bhayaṃ maggaṃ, appasattho mahaddhano;
Visaṃ jīvitukāmova, pāpāni parivajjaye.
123) Thương gia tránh đường hiểm
Khi mang nhiều tiền của,
Và đoàn lữ hành nhỏ. 
Muốn sống tránh độc phẩm,
Tránh điều ác như thế.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
vāṇijo: thương gia, thương nhân; va: giống như (vāṇijova: như thương gia); bhayaṃ: nguy hiểm (đáng sợ); maggaṃ: con đường; appasattho: với đoàn lữ hành nhỏ (appasattha-Adj: có một đoàn lữ hành nhỏ/appa-Adj: nhỏ, sattha-N.m: đoàn lữ hành); mahaddhano: mang rất nhiều tiền của (mahaddhana-Adj: có rất nhiều tiền/mahant-Adj: lớn, rất nhiều + dhana-N: giàu có, kim tiền = mahaddhana); visaṃ: độc phẩm; jīvitukāmo: người muốn sống (jivitukama-Adj:một người muốn sống/jivituj: vì sự sống+ kama: mong muốn = jivitukamo); pāpāni: điều ác; parivajjaye: nên tránh
 
124) Pāṇimhi ce vaṇo nāssa, hareyya pāṇinā visaṃ;
Nābbaṇaṃ visamanveti, natthi pāpaṃ akubbato.
124) Lòng tay không vết thương,
Có thể cầm chất độc.
Độc không thể xâm nhập,
Người không có vết thương.
Không gây, không có ác.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
pāṇimhi: lòng tay, trong tay; ce: nếu; vaṇo: vết thương; nāssa: không có; hareyya: có thể cầm, một người có thể mang; pāṇinā: bằng tay, dùng tay; visaṃ: độc, chất độc; nābbaṇaṃ: một người không có vết thương (na + abbaṇa: không bị thương); visaṃ: độc; anveti: theo, vào/visam+anveti (độc không vào); natthi = na + atthi: không, không có; pāpaṃ: điều ác; akubbato: đối với người không làm, người không phạm (akubbant-Adj: không làm)
 
125) Yo appaduṭṭhassa narassa dussati, suddhassa posassa anaṅgaṇassa;
Tameva bālaṃ pacceti pāpaṃ, sukhumo rajo paṭivātaṃva khitto. 
125) Buộc tội người không lỗi,
Người đáng tin, trong sạch,
Điều ác đến kẻ ngu, 
Như bụi tung ngược gió.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
yo: người đó; appuṭṭhassa: không lỗi; narassa: người (appaduṭṭhassa narassa: người không khuyết, người không có lỗi lầm); dussati: buộc tội, tấn công, xúc phạm; suddhassa: đáng tin, tin tưởng; posassa: đối với một người; anaṅgaṇassa: trong sạch, không tỳ vết; tameva: tự thân nó; bālaṃ: kẻ ngu; pacceti: quay lại; pāpaṃ: điều ác; sukhumo: nhỏ, rất nhỏ; rajo: bụi; paṭivātaṃva: như ngược gió (pati- ngược, nghich; vata-gió; va-như ); khitto: ném, tung ra (khitta-Adj)
 
126) Gabbhameke uppajjanti, nirayaṃ pāpakammino;
Saggaṃ sugatino yanti, parinibbanti anāsavā.
126) Người sanh từ bụng mẹ,
Người ác sanh địa ngục,
Người thiện đến cõi trời,
Niết bàn, người Vô lậu.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
gabbham: mẫu thai, tử cung; eke: một số người; uppajjanti: sinh ra ở; nirayaṃ: địa ngục; pāpakammino: người ác, người làm ác (pāpakammin-Adj/pāpa-Adj: tà ác, sai lầm, kammin-Adj: hành động, biểu hiện); saggaṃ: cõi trời; sugatino: người chánh trực, người làm thiện; yanti: đi đến; parinibbanti: Niết bàn; anāsavā: người hết lậu hoặc (không còn ô nhiễm)
 
127) Na antalikkhe na samuddamajjhe, na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa;
Na vijjatī so jagatippadeso, yatthaṭṭhito mucceyya pāpakammā. 
127) Dù trên không, dưới biển,
Hay vào trong hang núi,
Thế gian không có nơi,
Để thoát khỏi ác nghiệp.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
na: không phải; antalikkhe: ở trên không, hư không (antalikkha-N: thiên không, hư không); na: nt; samuddamajjhe: ở dưới biển, trong biển (samuddamajjha-Adj: trong đại dương/samudda-N: đại hải, hải dương + majjha-Adj:  trung gian, hải dương  = samuddamajjhe); na: không phải; pabbatānaṃ: ngọn núi; vivaraṃ: hang động, khe đá; pavissa: bước vào; na: nt; vijjatī: có, tồn tại; so: đó, ấy; jagatippadeso: nơi chốn thế gian (jagatippadesa-N/jagati-thế gian, thế giới + padesa-xứ sở = jagatippadesa); yatthaṭṭhito: ở nơi đây; mucceyya: có thể được giải thoát; pāpakammā: từ những ác nghiệp
 
128) Na antalikkhe na samuddamajjhe, na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa;
Na vijjatī so jagatippadeso, yatthaṭṭhitaṃ nappasaheyya maccu. 
128) Dù trên không, dưới biển,
Hay vào trong hang núi,
Thế giới không có nơi,
Vượt qua được cái chết.
 
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
na: không phải; antalikkhe: ở trên không, hư không; na: nt
samuddamajjhe: ở dưới biển, trong biển (samuddamajjha-Adj: trong đại dương/samudda-N: đại hải, hải dương + majjha-Adj:  trung gian, hải dương = samuddamajjhe); na: không phải; pabbatānaṃ: ngọn núi; vivaraṃ: hang động, khe đá; pavissa: bước vào; na: không; vijjatī: có, tồn tại; so: đó, ấy; jagatippadeso: nơi chốn thế gian (jagatippadesa-N/jagati-thế gian, thế giới + padesa-xứ sở = jagatippadesa); yatthaṭṭhito: ở nơi đây; nappasaheyya: không cách vượt qua, không thể chinh phục; maccu: cái chết



No comments:

Post a Comment

New York - Buddhism News

Buddhism Lion's Roar

Buddhism | The Guardian

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States
Thich Nu Tinh Quang (Phuong Thi Van) is a Vietnamese-American nun. Born in 1969 in Hue-Vietnam, she currently lives in Garden Grove, California. She became a Buddhist nun in 1978 and was ordained as a Bhikkhuni in 1989. She is currently the abbot of Dieu Khong Temple in Garden Grove. A poet and writer, she is also a translator.