Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
167) Hīnaṃ dhammaṃ na
seveyya, pamādena na saṃvase;
Micchādiṭṭhiṃ na seveyya, na siyā lokavaḍḍhano.
167) Đừng theo pháp thấp kém.
Đừng sống với buông lung.
Đừng thực hành tà kiến.
Đừng chấp trước thế gian.
「hīnaṃ: thấp kém, hạ tiện; dhammaṃ: pháp, phương thức (hīnaṃ dhammaṃ: pháp thấp kém); na: không; seveyya: nên thân cận, theo học, kết nối (na seveyya: đừng theo học, không nên thân cận); pamādena: buông lung, phóng dật; na saṃvase: không sống chung, không giao kết, không lưu tâm; micchādiṭṭhiṃ: tà kiến (micchaditthi-N: tín ngưỡng tà kiến/miccha-Adv: sai lầm, xấu ác + ditthi-N: quan điểm tín ngưỡng luận lý = micchādiṭṭhiṃ); na seveyya: không nên hành theo, không nên gần gũi; na siyā: đừng nên, không nên có; lokavaddhano: chấp trước vào thế gian (loka-N: thế gian + vaddhana-N: xuôi theo, nương theo, chấp vào= lokavaddhano)」
168) Uttiṭṭhe nappamajjeyya, dhammaṃ sucaritaṃ care;
Dhammacārī sukhaṃ seti, asmiṃ loke paramhi ca.
168) Nỗ lực, không buông lung!
Thực hành các thiện pháp.
Sống vui trong pháp hành,
Với đời này đời sau.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「uttiṭṭhe: nỗ lực, hãy đứng lên; na pamajjeyya: không buông lung, cẩu thả; dhammaṃ: pháp; sucaritaṃ: thiện (carita-Adj: hành vi, hành động/dhammaṃ sucaritaṃ: thiện pháp; care: nên thực hành, tu tập; dhammacārī: pháp hành, sống trong chân lý (dhamma: pháp, chân lý, lời dạy của Đức Phật, carin: sinh hoạt, hành động); sukhaṃ: vui vẻ, hạnh phúc; seti: an trú, nghỉ ngơi; asmiṃ: ở đây; loke: đời, thế gian; paramhi: ở nơi khác, người khác; ca: và (asmiṃ loke paramhi ca: ở thế giới này và thế giới kia)」
169) Dhammaṃ care sucaritaṃ, na naṃ duccaritaṃ care;
Dhammacārī sukhaṃ seti, asmiṃ loke paramhi ca.
169) Hãy thực hành thiện pháp,
Chớ hành theo điều ác.
Sống vui trong pháp hành,
Với đời này đời sau.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「dhammaṃ: pháp; care: nên thực hành, tu tập; sucaritaṃ: thiện, tốt (carita-Adj: hành vi, hành động/dhammaṃ sucaritaṃ: thiện pháp); na: không (na care: không nên thực hành) naṃ: điều đó; duccaritaṃ: điều bất thiện, ác (duccarita-Adj: hành vi sai lầm, ác); care: nt; dhammacārī: pháp hành, sống trong chân lý (dhamma: pháp, chân lý, lời dạy của Đức Phật, carin: sinh hoạt, hành động); sukhaṃ: vui vẻ, hạnh phúc; seti: an trú, nghỉ ngơi; asmiṃ: ở đây; loke: đời, thế gian; paramhi: ở nơi khác, người khác; ca: và (asmiṃ loke paramhi ca: ở thế giới này và thế giới kia)」
170) Yathā pubbuḷakaṃ passe, yathā passe marīcikaṃ;
Evaṃ lokaṃ avekkhantaṃ maccurājā na passati.
170) Hãy quán như bọt nước,
Hãy nhìn như ảo ảnh,
Người quán đời như thế,
Thần chết không thấy họ.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yathā: như; pubbuḷakaṃ: bọt nước; passe: nên quán, nhìn; yathā: như trên; passe: nt; marīcikaṃ: ảo ảnh; evaṃ: như thế; lokaṃ: thế gian, đời; avekkhantaṃ: người quán sát; maccurājā: thần chết (maccuraja-N: vua của cái chết, Mara/maccu-N: chết, rajan-N: vua); na: không; passati: nhìn thấy」
171) Etha passathimaṃ lokaṃ, cittaṃ rājarathūpamaṃ;
Yattha bālā visīdanti, natthi saṅgo vijānataṃ.
171) Hãy đến nhìn thế gian,
Như xe vua tuyệt đẹp,
Nơi người ngu chìm đắm,
Người trí chẳng vướng mắc.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「etha: đến, đến nhé…; passatha: nhìn kìa! passathimaṃ=passatha imaṃ; imaṃ: này; lokaṃ: thế gian, thế giới (imaṃ lokaṃ: thế gian này); cittaṃ: tuyệt đẹp, trang nghiêm; rājarathūpamaṃ: giống như xe của vua (rajaratha: xe vua/rajan: vua; ratha: xe, chiến xa; upama-Adj: giống, như ); yattha: nơi ấy, nơi đó; bālā: người ngu; visīdanti: chìm đắm, buồn rầu; na: không + atthi: là = natthi /na atthi: không có; saṅgo: vướng mắc, nhiễm trước; vijānataṃ: đối với người trí (vijanant-Adj: biết, hiểu biết)」
172) Yo ca pubbe pamajjitvā, pacchā so nappamajjati;
Somaṃ lokaṃ pabhāseti, abbhā muttova candimā.
172) Ai trước đã buông lung,
Sau đó không buông lung,
Như vầng trăng thoát mây,
Soi sáng thế gian này.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yo: một người, người đó; ca: và; pubbe: trước đây, từ trước; pamajjitvā: đã từng buông lung-cẩu thả-sơ suất; pacchā: sau đó, sau này; so: người ấy, nó; nappamajjati: không buông lung; somaṃ: người này; lokaṃ: thế gian, thế giới; pabhāseti: soi sáng, làm sáng lạng; abbhā: từ mây; muttova: như thoát khỏi; candimā: vầng trăng sáng」
173) Yassa pāpaṃ kataṃ kammaṃ, kusalena pidhīyati;
Somaṃ lokaṃ pabhāseti, abbhā muttova candimā.
173) Ai đã tạo điều ác,
Nhưng dùng thiện ngăn che,
Như vầng trăng thoát mây,
Soi sáng thế gian này.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「yassa: người như thế; pāpaṃ: điều ác, sai lầm; kataṃ: đã tạo, hoàn thành; kammaṃ: hành vi, hành động; kusalena: dùng điều thiện (kusala-Adj: thiện, chánh xác, có công đức); pidhīyati: ngăn che được, dừng lại, cản trở; somaṃ: người này; lokaṃ: thế gian, thế giới; pabhāseti: soi sáng, làm sáng lạng; abbhā: từ mây; muttova: như thoát khỏi; : vầng trăng sáng」
174) Andhabhūto ayaṃ loko, tanukettha vipassati;
Sakuṇo jālamuttova, appo saggāya gacchati.
174) Thế gian này mù tối,
Nơi ít người thấy rõ.
Rất ít đến cõi thiên,
Như chim thoát được bẫy.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「andhabhūto: mù quáng, tối tăm (andhabhuta-Adj: mù tối, vô tri, không hiểu biết/andha-Adj: mù tối + bhuta-Adj: có, tồn tại, trở thành = andhabhuto); ayaṃ: này, cái này; loko: thế gian (ayaṃ loko: thế gian này); tanuko: ít, thiểu số (tanuka-Adj: ít , rất ít); ettha: nơi đây (tanukettha: nơi đây rất ít); vipassati: thấy, thấy rõ ràng; sakuṇo: chim; jālamutto: thoát khỏi bẫy, thoát khỏi lưới (jala-N: bẫy, lưới + mutta-Adj: thoát, được phóng thích= jalamutto); va: giống như; appo: một ít, nhỏ; saggāya: đến cõi thiên; gacchati: đi」
175) Haṃsādiccapathe yanti, ākāse yanti iddhiyā;
Nīyanti dhīrā lokamhā, jetvā māraṃ savāhiniṃ.
175) Như thiên nga du hành,
Theo đường của mặt trời;
Bằng thần thông du không,
Người trí ly thế gian,
Khi đã thắng ma-quân.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「haṃsā: chim nhạn, thiên nga; adiccapathe: trên đường của mặt trời (adiccapatha-N: thái dương đạo, đường mặt trời/adicca: thái dương + patha: đạo lộ, đường= adiccapathe/haṃsā + adiccapathe = haṃsādiccapathe); yanti: đi, du hành; ākāse: ở trong không (gian)/akasa-không khí, thiên không, không gian); yanti: du hành; iddhiyā: dùng thần thông lực; nīyanti: được lìa khỏi, dời đi, được hướng dẫn; dhīrā: người trí; lokamhā: từ thế gian (loka-N: thế gian); jetvā: đã chiến thắng, đã chinh phục; māraṃ: ma, kẻ tà ác; savāhiniṃ: và quân đội của ma」
176) Ekaṃ dhammaṃ atītassa, musāvādissa jantuno;
Vitiṇṇaparalokassa, natthi pāpaṃ akāriyaṃ.
176) Ai phạm một nguyên tắc,
Ai nói lời dối trá,
Ai gạt bỏ đời sau,
Ác nào mà không làm.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「ekaṃ: một; dhammaṃ: nguyên tắc, quy tắc; atītassa: người vi phạm (atita-Adj: nhảy qua, vượt qua); musāvādissa: người nói lời dối trá, người vọng ngữ (musa: sai lầm, vadin: lời nói); jantuno: người như vậy; vitiṇṇaparalokassa: người gạt bỏ (cự tuyệt) thế giới khác, người không tin có đời sau (vitinna: gạt bỏ, cự tuyệt; para: khác, người khác; loka: thế giới, đời); natthi: không có (na+ athi = natthi); pāpaṃ: điều ác; akāriyaṃ: điều ác không được làm, vô ác bất tác」
177) Na ve kadariyā devalokaṃ vajanti,
bālā have nappasaṃsanti dānaṃ;
Dhīro ca dānaṃ anumodamāno,
teneva so hoti sukhī parattha.
177) Keo kiệt không sanh thiên,
Người ngu không khen thí.
Người trí thích bố thí,
Nên hạnh phúc đời sau.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「na: không; ve: xác thực; kadariyā: người keo kiệt, người không bố thí; devalokaṃ: thiên giới; vajanti: đi đến (sanh đến) 去到; bālā: người ngu; have: xác thực, quả thực; nappasaṃsanti: không khen ngợi (pasaṃsanti: ca ngợi, xưng tán); dānaṃ: bố thí; dhīro: người trí; ca: và, mà; dānaṃ: bố thí; anumodamāno: vui thích, tán dương; tena: nhân đây; so: người ấy; hoti: là; sukhī: hạnh phúc; parattha: ở đời sau, ở thế giới khác」
178) Pathabyā ekarajjena, saggassa gamanena vā;
Sabbalokādhipaccena, sotāpattiphalaṃ varaṃ.
178) Người chủ quyền trái đất,
Hoặc lên đến cõi trời,
Thống trị toàn thế giới,
Không bằng Nhập lưu quả.
Đối chiếu Pāḷi-Việt:
「pathabyā: trái đất, địa cầu; ekarajjena: người cai trị duy nhất, chủ quyền nhất (eka: nhất, raja: vương quyền, thống trị); saggassa: trời, cõi trời; gamanena: đi xuyên qua, đi đến (saggassa gamanena: người sanh lên trời); vā: hoặc; sabbalokādhipaccena: thống trị toàn thế giới (sabbalokadhipacca-N: chủ quyền tất cả thế giới/sabba-Adj: tất cả , toàn bộ; loka-N: thế giới ; adhipacca-N: thống trị cao nhất, chủ quyền; sotāpattiphalaṃ: nhập lưu quả, sơ quả (sotapatti: nhập lưu, vào dòng; sota: lưu, dòng; phala: quả); varaṃ: tốt nhất」
No comments:
Post a Comment