Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt
383) Chinda sotaṃ parakkamma, kāme
panuda brāhmaṇa;
Saṅkhārānaṃ khayaṃ ñatvā,
akataññūsi brāhmaṇa.
383) Nỗ lực đoạn dòng chảy,
Xả dục, Bà-la-môn,
Biết các hành diệt tận,
Là Bà-la-môn ấy,
Người biết vô vi pháp.
「chinda: (nên) cắt đứt, đoạn trừ; sotaṃ: dòng chảy; parakkamma: nỗ lực hết sức, đảm đương (para-vượt quá, siêu việt; kam-bước đi, đi vào); kāme: khoái cảm dục lạc; panuda: xả bỏ, giải tán, đoạn tuyệt; brāhmaṇa: Bà la môn, thánh nhơn; saṅkhārānaṃ: các hành, pháp tạo tác, hữu vi; khayaṃ: diệt tận (khaya-N: sự giải tán, kết thúc/saṅkhārānaṃ khayaṃ: chư hành diệt tận); ñatvā: đã biết được; akataññūsi: người biết vô vi pháp, người biết Niết bàn (akata-Adj: chưa tạo nên, vô vi, vô tác/ññū (bbu)-Adj: biết; asi-V: (bạn) chính là/akataññū+asi=akataññūsi); brāhmaṇa: Bà-la-môn」
384) Yadā dvayesu dhammesu, pāragū hoti brāhmaṇo;
Athassa sabbe saṃyogā, atthaṃ gacchanti jānato.
384) Khi ở nơi hai pháp,*
Bà-la-môn đến bờ;
Tất cả sự trói buộc,
Không còn với bậc trí.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yadā: khi, lúc nào; dvayesu: hai, hai cấp (dvaya-Adj: hai cái); dhammesu: ở nơi pháp (dhamma-N: pháp, trạng thái, sự vật/dvayesu dhammesu: ở hai cấp độ của pháp); pāragū: qua đến bờ sông bên kia (paragu-N: đáo bỉ ngạn, sang qua, siêu việt/para-N: đối ngạn, phía bên kia;-gū-: đi, đã đi đến rồi); hoti: là; brāhmaṇo: Bà la môn, Phạm chí; atha: sau đó; assa: người ấy (idam-nó, người ấy/atha+assa=athassa); sabbe: tất cả; saṃyogā: sự trói buộc, kiết phược/assa sabbe saṃyogā: tất cả sự trói buộc của người ấy); atthaṃ: chỗ dừng lại, nhà; gacchanti: đi đến; jānato: bậc trí (janant-Adj: biết, thâm hiểu)」
*Định và Tuệ, Chỉ và Quán (samatha, vipassana)
385) Yassa pāraṃ apāraṃ vā, pārāpāraṃ na vijjati;
Vītaddaraṃ visaṃyuttaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
385) Không bờ này, bờ kia,
Người không có hai bờ,
Không sợ hãi, giải thoát,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yassa: người ấy; pāraṃ: bờ bên kia/đối ngạn (yassa pāraṃ: bờ bên kia của người ấy); āpāraṃ: bờ này, bên này; vā: hoặc; pārāpāraṃ: bờ kia và bờ này, bỉ ngạn và thử ngạn (pāra-N: đối ngạn, phía bên kia+āpāra-N: bờ này, bên này=pārāpāra); na vijjati: không có, không tồn tại (vijjati-V: tồn tại, bị phát hiện); vītaddaraṃ: không sợ hãi (vita-Adj: đi rồi, biến mất; dara-N: sợ hãi, thống khổ); visaṃyuttaṃ: giải thoát, lìa trói buộc (visamyutta-Ad: ly khai, độc lập, phân ly); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng hô; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
386) Jhāyiṃ virajamāsīnaṃ, katakiccamanāsavaṃ;
Uttamatthamanuppattaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
386) Người tu tập thiền định,
Đã an trú, vô nhiễm,
Đã hoàn thành*, vô lậu,
Đạt được quả tối cao,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「jhāyiṃ: thiền định, người tu thiền định; virajaṃ: vô trần cấu, vô nhiễm, không tỳ vết (vi: viễn ly, không có); āsīnaṃ: đã an trú (asina-Adj: định cư, an "tọa"); katakiccaṃ: đã hoàn thành việc cần nên làm (sở tác giai biện, sở tác dĩ tác/kata-Adj: đã làm, hoàn thành; kicca-Adj: cần phải làm, nên làm); anāsavaṃ: vô lậu (anasava-Adj: không có vết bẩn, không có hủ bại); uttamattham: chứng quả tối cao (uttama-Adj: cao nhất, cao quý; attha-N: lợi ích, thành tựu); anuppattaṃ: đã đạt được (uttamattham+anuppatta=uttamatthamanuppattaṃ); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
*katakiccaṃ: sở tác dĩ biện, điều nên làm đã làm xong=hoàn thành
387) Divā tapati ādicco, rattimābhāti candimā;
Sannaddho khattiyo tapati, jhāyī tapati brāhmaṇo;
Atha sabbamahorattiṃ, buddho tapati tejasā.
387) Mặt trời sáng ban ngày,
Mặt trăng sáng ban đêm,
Vũ trang sáng Đế lợi*,
Thiền định sáng Thánh nhân,
Nhưng hào quang của Phật,
Sáng rỡ cả ngày đêm.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「divā: ban ngày; tapati: tỏa sáng, chiếu sáng; ādicco: mặt trời (divā tapati ādicco: mặt trời chiếu sáng ban ngày); rattim: ban đêm; ābhāti: tỏa sáng, ánh sáng; candimā: mặt trăng; sannaddho: vũ trang; khattiyo: Sát-đế-lợi (chiến sĩ, người thống lãnh/khattiya-N: chiến binh, người cai trị); tapati: nt; jhāyī: thiền định; brāhmaṇo: Bà la môn, thánh nhơn; tapati: chiếu sáng, tỏa sáng; atha: nhưng; sabbamahorattiṃ: mỗi ngày đêm (sabbam: tất cả/sabba-Adj: tất cả, mỗi người; ahoratti-N: ngày và đêm/aho-N: ngày, ratti-N: đêm); buddho: Đức Phật; tapati: chiếu sáng; tejasā: rực rỡ (tejo-N: huy hoàng, năng lượng, rực rỡ)」
*Kshatriya: Sát-đế lợi, chiến sĩ, người thống lãnh.
388) Bāhitapāpoti brāhmaṇo, samacariyā samaṇoti vuccati;
Pabbājayamattano malaṃ, tasmā ‘pabbajito’ti vuccati.
388) Trừ ác gọi “Phạm chí”,
Tịch tĩnh là “Sa-môn”.
Tự xả bỏ cấu uế,
Gọi là “bậc xuất trần”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「bāhitapāpoti: gọi là “người trừ ác” (bahita-Adj: đã loại bỏ, viễn ly, tránh xa, pāpa-N: hành vi ác, sai trái); brāhmaṇo: Bà la môn, Phạm chí, Thánh nhơn; samacariyā: hạnh tịch tĩnh, đời sống an tĩnh (sama-N: tịch tĩnh, yên tĩnh, yên bình; cariyā-N: sinh hoạt, đời sống); samaṇoti: gọi là “sa môn”, “ẩn sĩ” (samana-N: ẩn sĩ, người khổ hạnh vân du); vuccati: được gọi là; pabbājayam: đã xả bỏ (pabbajayant-Adj: từ bỏ); attano: tự mình; malaṃ: ô uế, cấu uế (mala-N: tạp chất, vết bẩn, bụi bẩn); tasmā: nhân đây, do đây; ‘pabbajito’ti: “người xuất trần”, “người xuất gia” (pabbajita: người từ bỏ thế gian); vuccati: được gọi là」
389) Na brāhmaṇassa pahareyya, nāssa muñcetha brāhmaṇo;
Dhī brāhmaṇassa hantāraṃ, tato dhī yassa muñcati.
389) Chớ đánh Bà-la-môn!
Bà-la-môn đừng giận.
Xấu thay! kẻ tấn công,
Tức giận, xấu hơn nữa!
Đối chiếu Pāli-Việt:
「na: không, đừng; brāhmaṇassa: đối với Bà la môn, Phạm chí; pahareyya: nên đánh (paharati-đánh, tấn công); nāssa (na-không+assa-nó): không phù hợp, không phải; muñcetha: phóng ra, buông ra lời ‘tức giận’; brāhmaṇo: Bà la môn; dhī: xấu hổ thay! (câu cảm thán chê trách); brāhmaṇassa: nt; hantāraṃ: kẻ tấn công, kẻ sát hại (hantar-Adj: sát thủ, kẻ sát nhân); tato: hơn thế nữa; dhī: xấu hổ thay, kinh tởm! (tato dhī: xấu hơn thế nữa); yassa: đối với người ấy (yo+assa =yassa); muñcati: buông ra sự ‘tức giận’, nổi giận」
390) Na brāhmaṇassetadakiñci seyyo, yadā nisedho manaso piyehi;
Yato yato hiṃsamano nivattati, tato tato sammatimeva dukkhaṃ.
390) Đối với Bà-la-môn,
Không có gì tốt hơn:
Khi tâm ái đã dừng,
Khi tâm hại đã lìa,
Là lúc khổ dừng lại.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「na: không; brāhmaṇassa: đối với Bà-la-môn; etad: điều này (brahmanassa+etad = brahmanassetad); akiñci: không có gì (kibci-thứ gì đó); seyyo: tốt hơn; yadā: khi mà; nisedho: dừng lại (nisedha-Adj: kiềm chế, rút lui); manaso: tâm, tâm trí; piyehi: khả ý, ái (piya-Adj: thân yêu, dễ chịu); yato yato: từ khi, mỗi khi (yato-Adv: từ đâu, ngay từ đầu, từ khi nào); hiṃsa-mano: tâm có hại, tâm làm hại (hijsa-làm hại, giết/mano-tâm, ý); nivattati: lìa khỏi (ni-ly khai/vat-chuyển động); tato tato: là lúc (lúc đó, kể từ đó/tato-Adv: lúc đó, đương thời); sammati: dừng lại (sam-êm dịu); eva: chính là; dukkhaṃ: đau khổ」
391) Yassa kāyena vācāya, manasā natthi dukkaṭaṃ;
Saṃvutaṃ tīhi ṭhānehi, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
391) Người nào thân, ngữ, ý,
Không có các ác hạnh,
Nhiếp được ba nơi này,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yassa: người ấy; kāyena: với thân (kaya-N: thân thể); vācāya: với lời (vaca-N: ngôn ngữ, thanh âm); manasā: với ý (manas-N: ý, đầu não); natthi: không có; dukkaṭaṃ: ác hạnh, hành vi sai lầm (du-xấu, sai lầm); saṃvutaṃ: đã nhiếp, điều phục; tīhi: ba; ṭhānehi: nơi, chỗ, tình trạng (tīhi ṭhānehi: từ ba nơi); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, Thánh nhơn」
392) Yamhā dhammaṃ vijāneyya, sammāsambuddhadesitaṃ;
Sakkaccaṃ taṃ namasseyya, aggihuttaṃva brāhmaṇo.
392) Do ai mà biết Pháp,
Của Bậc Chánh giác dạy,
Nên tôn kính người ấy,
Như Phạm chí thờ lửa.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yamhā: người ấy; dhammaṃ: pháp (dhamma-pháp, luật, lời dạy của Phật); vijāneyya: biết, học tập, ý thức được; sammāsambuddha: Bậc Chánh đẳng giác (sammadambuddhadesita-Adj: do bậc Chánh toàn giác giảng dạy/samma-Adv: chánh, chơn chánh; sambuddha-Adj: thức tỉnh hoàn toàn; desita-Adj: được dạy); desitaṃ: lời dạy, tuyên giảng; sakkaccaṃ: một cách hoàn toàn, kính trọng, triệt để; taṃ: vị ấy; namasseyya: nên tôn kính, kính lễ; aggihuttaṃ va: như thờ cúng lửa (aggihuta-N: ngọn lửa, tế lễ, dâng lửa/aggi-N: lửa; huta-Adj: dâng hiến, cúng dường; va: giống như); brāhmaṇo: Bà la môn, Phạm chí」
393) Na jaṭāhi na gottena, na jaccā hoti brāhmaṇo;
Yamhi saccañca dhammo ca, so sucī so ca brāhmaṇo.
393) Không phải do tóc bết,
Không phải do dòng tộc,
Cũng không do sinh ra,
Mà thành Bà-la-môn.
Ai có Pháp, chân lý,
Người ấy là thanh tịnh,
Cũng là Bà-la-môn.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「na jaṭāhi: không phải tóc bết, tóc thắt nút (jata-tóc bện, tóc bết-búi tóc của những người Bà la môn khổ hạnh); na jaccā: không phải do sinh ra (jati-N: sinh ra); hoti: là; brāhmaṇo: Bà la môn; yamhi: người đó, trong số đó; saccañca: có chân lý, chân đế (sacca-N: chân tướng); dhammo: pháp; ca: và; so: người ấy; sucī: thuần tịnh, thanh tịnh, hiền lương; so: vị ấy; ca: nt; brāhmaṇo: Bà la môn」
394) Kiṃ te jaṭāhi dummedha, kiṃ te ajinasāṭiyā;
Abbhantaraṃ te gahanaṃ, bāhiraṃ parimajjasi.
394) Này hỡi kẻ ngu ngốc!
Bết tóc để làm gì?
Áo da hưu làm gì?
Bên trong là rừng rậm.
Chỉ quét chạm bên ngoài.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「kiṃ: làm gì, tại sao; te: ngươi, bạn; jaṭāhi: với tóc bết, tóc rối; dummedha: người ngu si (dummedha-Adj: ám độn/medha-N: trí tuệ); kiṃ: nt; te: nt; ajinasāṭiyā: với áo da hưu, áo da dê (ajina-N: da linh dương đen (được mặc bởi các tu sĩ khổ hạnh/sati-N: vải bố, trang phục); abbhantaraṃ: bên trong; te: ngươi, bạn; gahanaṃ: rừng rậm (gahana-N: rừng rậm, bụi rậm, nơi không thể xuyên qua); bāhiraṃ: bên ngoài; parimajjasi: lau, vuốt, quét, chạm」
395) Paṃsukūladharaṃ jantuṃ, kisaṃ dhamanisanthataṃ;
Ekaṃ vanasmiṃ jhāyantaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
395) Người mặc áo phấn tảo,
Gầy gò lộ gân xanh,
Thiền một mình trong rừng,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「paṃsukūladharaṃ: người mặc (giữ) áo phấn tảo (pajsukula-N: giẻ rách ở trong trong đống bụi; pajsu-N: bụi, bụi bẩn, đất; kula-N: sườn dốc, bờ sông; dhara-Adj: giữ, bảo trì, hiểu biết); jantuṃ: con người (jantu-N: người, tồn tại); kisaṃ: gầy gò (kisa-Adj: gầy ốm, hốc hác); dhamanisanthataṃ: lộ gân xanh, lộ tĩnh mạch (dhamani-N: gân, tĩnh mạch; santhata-Adj: lây lan, lộ ra, lan rộng); ekaṃ: một mình (eka-Adj: đơn độc, một); vanasmiṃ: rừng, rừng cây; jhāyantaṃ: thiền định, người tu thiền; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
396) Na cāhaṃ brāhmaṇaṃ brūmi, yonijaṃ mattisambhavaṃ;
Bhovādi nāma so hoti, sace hoti sakiñcano;
Akiñcanaṃ anādānaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
396) Ta không gọi Phạm chí,
Vì sinh từ người mẹ,
Hoặc xưng hô cao quý,
Nếu người có dính mắc.
Ai dính mắc không còn,
Ta gọi là Phạm chí.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「na: không; cā: và; ahaṃ: ta (cā+aham=cāham: và ta); brāhmaṇaṃ: Bà la môn, Phạm chí; brūmi: xưng hô, gọi; yonijaṃ: từ tử cung sinh ra (yoni-N: tử cung, khởi nguyên;-ja-Adj: sinh, sinh sản, sản xuất); mattisambhavaṃ: từ bà mẹ (matar-N: mẹ, mẫu thân; sambhava-N: nguồn gốc, sinh sản); bhovādi: với người xưng hô “bho”(cao quí)/bhovadin-Adj:Bà-la-môn dùng từ “bho” để xưng hô mình với người khác/bho-quý ông, tiên sinh, bằng hữu; vadin-Adj: lời nói); nāma: danh xưng; so: người ấy; hoti: là; sace: nếu như; hoti:nt; sakiñcano: người có vật gì (có dính mắc vào vật)/sakiñcana-Adj: có vật gì đó [tức là: có sự chấp trước, dính mắc]; kiñbcana-N: vật gì đó); akiñcanaṃ: không có sở hữu, không có vật gì (akiñcana-Adj: nhất vô sở hữu; kiñcana-N: vật gì đó); anādānaṃ: không dính mắc (chấp trước)/anadana-Adj: không chấp trước (adana-N: gắn bó, chấp); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
397) Sabbasaṃyojanaṃ chetvā, yo ve na paritassati;
Saṅgātigaṃ visaṃyuttaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
397) Đoạn hết những trói buộc*,
Vị ấy không khát ái,
Vượt chấp trước, thoát ly,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「sabbasaṃyojanaṃ: tất cả những trói buộc (sabba-Adj: mọi thứ, tất cả; sajyojana-N: nút thắt, sự ràng buộc, sự trói buộc); chetvā: đã đoạn trừ, cắt đứt; yo: người ấy; ve: quả thực; na paritassati: không khát ái, khát vọng (tài vật)/(paritassati-rất háo hức, là khát vọng/tas-thèm khát, pari-tất cả); saṅgātigaṃ: khắc phục (vượt khỏi) chấp trước (saṅgā-N: dính, bám, cố chấp; atiga-Adj: khắc phục/gam-(đi) và tiền tố ati-(vượt qua, siêu việt)); visaṃyuttaṃ: thoát ách, ly hệ (trói buộc); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
*Có 10 sự trói buộc (kiết sử-sajyojana), Ngũ thượng kiết và Ngũ hạ kiết:
Thượng kiết sử:
1) thân kiến (sakkaya-ditthi),
2) hoài nghi (vicikiccha),
3) giới cấm thủ (silabbata-paramasa),
4) dục tham (kama-raga),
5) sân hận (vyapada).
Hạ kiết sử:
1) sắc tham (rupa-raga),
2) vô sắc tham (arupa-raga),
3) kiêu mạn (mana),
4) trạo cử (uddhacca),
5) vô minh (avijja).
398) Chetvā naddhiṃ varattañca, sandānaṃ sahanukkamaṃ;
Ukkhittapalighaṃ buddhaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
398) Cắt dây thắt, dây đai,
Dây buộc với dây cương,
Bỏ chướng ngại, giác ngộ,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「chetvā: đã cắt đứt, phá hủy; naddhiṃ: dây thắt lưng (naddhi-thắt lưng/nah-thắt nút, buộc); varattañca: và dây đai, dây đeo (varatta-N: dây đai, dây đeo, ca: với, và); sandānaṃ: dây buộc, dây xiềng, dây thừng; sahanukkamaṃ: dây cương và phụ kiện (sahanukkamma-Adj: cùng với dây cương/saha-cùng, với; anukkamma-N: dây cương-dùng để giữ giữ tốc độ bước đi của động vật); ukkhittapalighaṃ: từ bỏ chướng ngại (ukkhitta-Adj: nâng lên, ném lên; bị đình chỉ; paligha-N: chướng ngại); buddhaṃ: giác ngộ, thức tỉnh; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
399) Akkosaṃ vadhabandhañca, aduṭṭho yo titikkhati;
Khantībalaṃ balānīkaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
399) Bị sỉ nhục, đánh, trói,
Mà nhẫn chịu, không giận,
Người ấy có nhẫn lực,
Và có dõng mãnh lực,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「akkosaṃ: xúc phạm, sỉ nhục; vadhabandañ: đánh và trói (vadha-N: tấn công, đánh đập; bandha-N: sự trói buộc, sự cầm tù); ca: và; aduṭṭho: nhân từ, không tức giận; yo: người ấy; titikkhati: nhận nhục, nhẫn chịu; khantībalaṃ: nhẫn lực (khanti-N: tính kiên nhẫn, chịu đựng, sự tha thứ; bala-: sức mạnh, lực lượng, quyền lực); balānīkaṃ: dõng mãnh lực, có sức mạnh lớn (bala-N: sức mạnh, lực lượng, quyền lực; anika-N: sức mạnh, mãnh lực, quân đội); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
400) Akkodhanaṃ vatavantaṃ, sīlavantaṃ anussadaṃ;
Dantaṃ antimasārīraṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
400) Không giận, có đạo hạnh,
Giữ giới, không kiêu mạn,
Điều phục, thân cuối cùng,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「akkodhanaṃ: không giận, không sân hận, thân thiện (kodhana-Adj: tức giận); vatavantaṃ: có đạo hạnh, sùng mộ đạo (vata-N: nghĩa vụ tôn giáo, thật hành, tập tục, tuân thủ); sīlavantaṃ: giữ giới, giữ đạo đức (sila-N: giới, đạo đức); anussadaṃ: không kiêu mạn (ussada-N: kiêu ngạo, kiêu mạn); dantaṃ: đã điều phục (danta-Adj: kiềm chế, thuần phục, kiểm soát, điều phục; antimasārīraṃ: tối hậu thân (thân cuối cùng/antimasarira-Adj: có thân thể cuối cùng/antima-Adj: sau cùng; sarira-N: thân thể, sinh mạng); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
401) Vāri pokkharapatteva, āraggeriva sāsapo;
Yo na limpati kāmesu, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
401) Như nước trên lá sen,
Hạt cải đầu mũi tên,
Người không nhiễm dục lạc,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「vāri: nước; pokkharapatte: lá sen (pokkhara-N: hoa sen/patta-N: lá); va: như (pokkharapatteva: như lá sen); āragge: đầu mũi tên; iva: giống như (aragge+iva=raggeriva); sāsapo: hạt cải, hạt mù tạt; yo: người ấy; na limpati: không vấy bẩn, không nhiễm ô (limpati-ô nhiễm, bám dính); kāmesu: trong các dục lạc, ở trong ngũ dục (kama-N: dục lạc, ham muốn nhục dục); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
402) Yo dukkhassa pajānāti, idheva khayamattano;
Pannabhāraṃ visaṃyuttaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
402) Ai biết khổ đời này,
Tự mình chấm dứt khổ,
Buông gánh nặng, thoát ly,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: người đó; dukkhassa: đau khổ; pajānāti: biết, biết rõ; idha: nơi này (đời này); eva: chỉ, chính là (idha+eva=idheva); khayam: hủy diệt, chấm dứt (khaya-hủy hoại, giải tán, kết thúc); attano: tự mình; pannabhāraṃ: buông gánh nặng xuống (panna-Adj: biến mất, rơi xuống, nằm xuống; bhara-N: gánh nặng); visaṃyuttaṃ: thoát ly hệ, phược (visajyutta-Adj: độc lập, riêng biệt); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
403) Gambhīrapaññaṃ medhāviṃ, maggāmaggassa kovidaṃ;
Uttamatthamanuppattaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
403) Có trí tuệ sâu sắc,
Rõ đạo và phi đạo,
Đã chứng đạt tối thượng,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「gambhīrapaññaṃ: có trí tuệ sâu sắc (gambhira-Adj: sâu sắc; pañña-Adj: khôn ngoan, hiểu biết); medhāviṃ: người thông minh, người trí; maggāmaggassa: đạo lộ và phi đạo lộ (magga-N: đường đi, đạo lộ; amagga-N: phi đạo lộ/magga+amagga=maggamagga); kovidaṃ: rõ biết, biết, lão luyện; uttamattham: thành tựu tối thượng (uttama-Adj: cao nhất, cao quý; attha-N: phúc lợi, thành tựu/uttama+attha-=uttamattha); anuppattaṃ: đạt được (uttamattham anuppattaṃ: đạt được mục tiêu cuối cùng, chứng đắc tối thượng nghĩa); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
404) Asaṃsaṭṭhaṃ gahaṭṭhehi, anāgārehi cūbhayaṃ;
Anokasārimappicchaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
404) Không kết giao gia chủ,
Và người vô gia cư.
Sống du phương, thiểu dục,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「asaṃsaṭṭhaṃ: không qua lại, không kết giao; gahaṭṭhehi: với gia chủ (gahattha-N: chủ hộ, gia chủ); anāgārehi: và người vô gia cư (người sống lang thang/anāgāra-N: người không nhà lang thang); ca: và; ubhayaṃ: cả hai (ca+ubhayam=cubhayam); anokasārim: du phương khất thực (anoka-N: vô gia cư,; sarin-Adj: lang thang, đi theo); appicchaṃ: thiểu dục (tri túc/appa-Adj: nhỏ, rất ít; iccha-Adj: mong muốn, khát vọng/appa+iccha=appiccha); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
405) Nidhāya daṇḍaṃ bhūtesu, tasesu thāvaresu ca;
Yo na hanti na ghāteti, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
405) Buông đao với chúng sinh,
Dù loài yếu hay mạnh,
Không giết, không gây giết,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「nidhāya: buông xuống, để một bên; daṇḍaṃ: đao gậy, cây côn; bhūtesu: với chúng sanh (bhuta-N: sinh vật); tasesu: với (loài) run rẩy yếu đuối (tasa-Adj: run rẩy, sợ hãi/tas-dao động); thāvaresu ca: và chúng sanh mạnh mẽ, cứng chắc (thavara-Adj: bất động, vững chắc); yo: người đó; na hanta: không giết, không hại; na ghāteti; không gây giết, không bảo người khác giết; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
406) Aviruddhaṃ viruddhesu, attadaṇḍesu nibbutaṃ;
Sādānesu anādānaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
406) Thân thiện giữa thù địch,
An tĩnh giữa bạo lực,
Không chấp giữa đắm chấp,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「aviruddhaṃ: thân thiện, không trái ngược (taviruddha-Adj: không bị cản trở, không bị trở ngại, tự do); viruddhesu: người cản trở, người thù địch (viruddha-Adj: trở ngại, bị cản trở, nhiễu loạn/rudh-cản trở, với tiền tố vi-có nghĩa là tách biệt); attadaṇḍesu: người cầm đao gậy, người bạo lực, người đấu tranh (atta-cầm, nhặt lên, lấy; danda-N: đao gậy, hình phạt); nibbutaṃ: bình tĩnh, an tĩnh; sādānesu: người chấp trước (sādāna-Adj: gắn chặt, dính mắc); anādānaṃ: người không chấp (anādāna-Adj: không dính mắc); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
407) Yassa rāgo ca doso ca, māno makkho ca pātito;
Sāsaporiva āraggā, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
407) Ai tham, sân, kiêu mạn,
Và hư ngụy rơi xuống,
Giống như hạt cải rơi,
Từ trên đầu mũi tên,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yassa: người ấy; rāgo: tham, dục (raga-N: mê đắm); ca: và; doso: sân (dosa-N: ác ý, hận thù, giận dữ); ca: nt; māno: mạn, kiêu ngạo (mana-N: kiêu ngạo, tự phụ); makkho: hư ngụy, xúc phạm người khác (makkha-có nhiều nghĩa: che dấu, xúc phạm người khác và giận dữ, đôi khi được dịch là “khan=keo kiệt”); ca: nt; pātito: rơi xuống, đã làm rơi (patita-Adj: bị đẩy xuống, bị rơi, bị phá hủy, bị giết); sāsapo: hạt cải; iva: giống như (sasapo + iva = sasaporiva: như hạt cải; āraggā: trên đầu mũi tên; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
408) Akakkasaṃ viññāpaniṃ, giraṃ saccamudīraye;
Yāya nābhisaje kañci, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
408) Lời nhẹ nhàng, hữu ích,
Và ngôn ngữ chân thật,
Không xúc phạm người nào,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「akakkasaṃ: nhẹ nhàng, nhu hòa (akakkasa-Adj: nhẹ nhàng, không khắc nghiệt/kakkasa-thô tháo, gắt gỏng); viññāpaniṃ: hữu ích, đủ thông tin (viññāpana-Adj: chỉ đạo, nêu rõ, thông tri/viññāpeti-khiến người biết, dạy dỗ, hướng dẫn); giraṃ: ngôn ngữ, ngôn luận; saccam: chân thật; udīraye: cần nói lên, phát ngôn; yāya: với điều này, điều kia; nā: không; abhisaje: xúc phạm, chửi rủa, nóng giận; kañci: bất kỳ người nào, bất kể như thế nào (na + abhisaje = nabhisaje); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
409) Yodha dīghaṃ va rassaṃ vā, aṇuṃ thūlaṃ subhāsubhaṃ;
Loke adinnaṃ nādiyati, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
409) Dù dài, ngắn, thô, tế,
Vật đáng thích hay không,
Nếu chưa cho, không lấy,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: điều ấy, người ấy; idha: này, nơi đây (yo+idha=yodha); dīghaṃ: vật dài; vā: hoặc; rassaṃ: ngắn; vā: hoặc; aṇuṃ: tinh tế, nhỏ; thūlaṃ: thô, to; subhāsubhaṃ: đáng thích và không đáng thích (subha-Adj: vui thích; asubha-Adj: không vui thích, khó chịu/subha+asubha= subhasubha); loke: thế gian, thế giới; adinnaṃ: vật chưa cho (adinna-Adj: những gì chưa cho/dinna-cấp cho); na ādiyati: không lấy, không cầm (adiyati-lấy, nắm lấy, cầm lên/na+adiyati=nadiati); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
410) Āsā yassa na vijjanti, asmiṃ loke paramhi ca;
Nirāsāsaṃ visaṃyuttaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
410) Ai khát vọng không còn,
Ở đời này, đời sau,
Không nương tựa, giải thoát,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「āsā: kỳ vọng, khát vọng, nguyện vọng; yassa: người đó; na: không; vijjanti: có, tồn tại, tìm thấy được; asmiṃ: ở nơi này; loke: đời, thế gian; paramhi: nơi khác, đời sau/para-Adj: khác biệt, người khác/asmiṃ loke paramhi ca: ở thế giới này và ở thế giới khác); ca: và; nirāsāsaṃ: không nương tựa (asaya-N: nương tựa, phụ thuộc; nir-không có); visaṃyuttaṃ: không ràng buộc, giải thoát/visajyutta-Adj: độc lập, tách ra; vi-phân ly, không có); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
411) Yassālayā na vijjanti, aññāya akathaṃkathī;
Amatogadhamanuppattaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
411) Người không còn chấp trước,
Biết rõ, không nghi ngờ,
Đã đạt đến bất tử,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yassa: người đó; ālayā: chấp trước (ālayā: “A-lại-da”/yassa+alaya=yassalaya); na: không; vijjanti: tồn tại, có, tìm thấy được/vid-(tìm kiếm); aññāya: đã biết rõ, chứng ngộ; akathaṃkathī: không nghi ngờ, không do dự (kathavkathin-nghi ngờ); amatogadham: chứng vô sanh địa, tiến nhập bất tử (amatogadha-Adj: hòa nhập vào sự bất tử-Nirvana/amata-N: bất tử/mata-Adj: tử; ogadha-Adj: đắm chìm vào, hòa nhập, hợp nhất/amata+ogadha=amatogadha); anuppattam: đã đạt đến (anuppatta-Adj: đạt được, đạt đến/amatogadhamanuppattaṃ: đã thể nhập và đạt được sự bất tử, những người đã đạt đến Niết bàn); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
412) Yodha puññañca pāpañca, ubho saṅgamupaccagā;
Asokaṃ virajaṃ suddhaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
412) Ai vượt thoát ràng buộc,
Với cả thiện và ác,
Tịnh, Vô ưu, vô nhiễm,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: người đó; idha-Adv: nơi đây (yo+idha=yodha); puññañca (puññaṃ ca): và phước, thiện hạnh/ca-và (puñña-N: việc lành, công đức, ưu điểm); pāpañca: và ác hạnh (papa-N: tà ác, hành vi sai trái/ca-và); ubho: cả hai; saṅgam: ràng buộc (saṅga-chấp trước, gắn bó, ràng buộc); upaccagā: đã vượt thoát, khắc phục; asokaṃ: vô ưu, không lo buồn (soka-N: lo buồn); virajaṃ: vô ô nhiễm, không tạp chất (rajo-bụi bẩn, ô nhiễm); suddhaṃ: thuần tịnh, tinh sạch; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
413) Candaṃva vimalaṃ suddhaṃ, vippasannamanāvilaṃ;
Nandībhavaparikkhīṇaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
413) Như trăng tịnh, vô cấu,
Trong sáng và thanh khiết,
Diệt hiện hữu lạc thú,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「candaṃ: mặt trăng; va: giống như (candaṃva: như mặt trăng); vimalaṃ: vô trần cấu, không có điểm ố (mala-N: tạp chất, vết bẩn, ô cấu); suddhaṃ: thuần tịnh, thanh tịnh; vippasannam: đã trong sáng (vippasanna-Adj: trong sáng, thuần khiết); anāvilaṃ: thanh khiết, không vẩn đục; nandībhavaparikkhīṇaṃ: phá diệt sự hiện hữu của lạc thú, diệt tận sự tồn tại của lạc dục (nandi-N: hạnh phúc, vui mừng; bhava-N: hiện hữu, có; parikkhina: loại bỏ hoàn toàn, phá hủy, phá hoại, diệt tận/pari-tất cả, hoàn toàn); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
414) Yomaṃ palipathaṃ duggaṃ, saṃsāraṃ mohamaccagā;
Tiṇṇo pāragato jhāyī, anejo akathaṃkathī;
Anupādāya nibbuto, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
414) Nơi ác đạo, hiểm nguy,
Thoát vô minh, luân hồi,
Người đến bờ, định tĩnh,
Không ái dục, không nghi,
Không chấp, đã giải thoát,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: người ấy; imaṃ: nơi đây, đời này (yo+imam=yomaṃ); paḷipathaṃ: nguy hiểm, chướng ngại; duggaṃ: ác đạo, ác thú (dugga-N: nơi tồi tệ, con đường khó khăn/du-hiểm, xấu, khó khăn); saṃsāraṃ: luân hồi (samsara-N: lang thang vĩnh viễn, luân hồi/samsarati: liên tục di chuyển); moham: ngu si, vô minh (moha-N: ảo tưởng, nhầm lẫn); accagā: đã thoát khỏi, khắc phục, vượt qua (mohamaccaga: thoát khỏi vô minh); tiṇṇo: đã vượt qua (tinna-Adj: khắc phục, vượt qua); pāragato: người đến bờ kia (paragata-Adj: đã đến bờ bên kia/para-N: đối ngạn, phía bên kia; gata-Adj: đã đi, biến mất/tiṇṇo pāragato: người đã qua bờ bên kia); jhāyī: định tĩnh, tu thiền, thiền định giả; anejo: không dục, không ái (aneja-Adj: xa lìa ái dục, lìa bỏ dục vọng); akathaṃkathī: không nghi ngờ, do dự (akathavkathin-Adj: không chút nghi ngờ/kathavkathin-có nghi ngờ); anupādāya: không chấp thủ (upadiyati-sự phụ thuộc, tùy thuộc); nibbuto: đã giải thoát, tịch diệt (nibbuta-Adj: giải thoát, tự do, đạt đến niết bàn); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
415) Yodha kāme pahantvāna, anāgāro paribbaje;
Kāmabhavaparikkhīṇaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
415) Bỏ dục lạc của đời,
Du phương, sống không nhà,
Nguời diệt tận dục hữu,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: người đó; idha-Adv: nơi đây, cõi đời này (yo+idha=yodha); kāme: dục lạc; pahantvāna: xả bỏ, tiêu trừ; anāgāro: người không nhà (anagara-N: nhà sư, vô gia cư/agara-N: nhà, nơi cư trú); paribbaje: nên du hành, du phương khất thực; kāmabhavaparikkhīṇaṃ: diệt tận dục hữu (kamabhavaparikkhina-Adj: sự tồn tại của dục vọng đã bị loại bỏ hoàn toàn/kama-N: niềm vui, sự hưởng thụ, ham muốn nhục dục; bhava-N: tồn tại, hữu, trở thành; parikkhina-Adj: loại bỏ hoàn toàn, phá hủy, phá hoại, diệt tận (pari-tất cả, hoàn toàn)); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
416) Yodha taṇhaṃ pahantvāna, anāgāro paribbaje;
Taṇhābhavaparikkhīṇaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
416) Bỏ tham ái của đời,
Du phương, sống không nhà,
Nguời diệt tận ái hữu,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「yo: người đó; idha-Adv: nơi đây, cõi đời này; taṇhaṃ: tham ái, tham dục, khát ái; pahantvāna: xả bỏ, tiêu trừ; anāgāro: người không nhà; paribbaje: nên du hành, du phương khất thực; taṇhābhavaparikkhīṇaṃ: diệt tận ái hữu (taṇhābhavaparikkhina-Adj: sự tồn tại của khát ái đã bị tiêu diệt hoàn toàn/tanha-N: thèm muốn, khao khát; bhava-N: tồn tại, hữu, trở thành; parikkhina-Adj: loại bỏ hoàn toàn, phá hủy, phá hoại, diệt tận (pari-tất cả, hoàn toàn)); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
417) Hitvā mānusakaṃ yogaṃ, dibbaṃ yogaṃ upaccagā;
Sabbayogavisaṃyuttaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
417) Rời trói buộc cõi người,
Vượt ràng buộc cõi trời,
Thoát ly mọi ràng buộc,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「hitvā: từ bỏ, rời bỏ; mānusakaṃ: cõi người, nhân loại; yogaṃ: ràng buộc, chấp trước (yoga-N: ràng buộc, cái ách); dibbaṃ: cõi trời (dibba-Adj: thần thánh, thiên giới); yogaṃ: nt; upaccagā: đã vượt qua, thoát khỏi; sabbayogavisaṃyuttaṃ: người đã thoát ly tất cả sự ràng buộc, trói buộc (sabba-Adj: tất cả, mọi thứ; yoga-N: trói buộc, ràng buộc, ách; visamyutta-Adj: không kết hợp, tách rời, phân ly (vi-ly khai, không có)); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
418) Hitvā ratiñca aratiñca, sītibhūtaṃ nirūpadhiṃ;
Sabbalokābhibhuṃ vīraṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
418) Từ bỏ thích và ghét,
Tĩnh lặng, không vướng mắc,
Thắng thế gian, anh hùng,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu Pāli-Việt:
「hitvā: từ bỏ, rời bỏ; ratiñca: yêu thích, vui vẻ/ca: và; aratiñca: không thích, không vui, ghét; sītibhūtaṃ: an tĩnh, tĩnh lặng (sita-Adj: mát mẻ, lạnh lẽo; bhuta-Adj: tồn tại, có, trở thành); nirūpadhiṃ: không phụ thuộc, không vướng mắc (upadhi-N: gắn kết, vướng mắc, chấp trước); sabbalokābhibhuṃ: chinh phục (thắng) tất cả thế gian (sabbalokābhibhu-Ad: người đã thắng tất cả thế gian/sabba-Adj: tất cả, toàn bộ; lokā-N: thế giới, thế gian; abhibhu-Adj: vượt qua, chinh phục, thắng); vīraṃ: anh hùng, anh dũng; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
419) Cutiṃ yo vedi sattānaṃ, upapattiñca sabbaso;
Asattaṃ sugataṃ buddhaṃ, tamahaṃ brūmi brāhmaṇaṃ.
419) Ai hiểu được hoàn toàn,
Sự sinh, diệt chúng sanh,
Khéo lìa chấp, giác ngộ,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu
Pāli-Việt:
「cutiṃ: chết, mất (diệt); yo: người đó; vedi: đã hiểu biết; sattānaṃ: của
chúng sanh (satta-N: sự tồn tại,
loài hữu tinh); upapattiṃ (upapattiñ): sinh, chuyển sinh (upapatti-N: sinh, hình thành/upa-đi, tiến nhập, hướng tới);
ca:
và; sabbaso: hoàn toàn, một cách triệt
để; asattaṃ:
không chấp trước; sugataṃ: rất
khéo, rất giỏi, khéo vượt qua (sugata-Adj: Thiện
Thệ-biệt hiệu của Đức Phật/su-tốt, khéo); buddhaṃ: giác
ngộ, khai ngộ (Đức Phật); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi, xưng; brāhmaṇaṃ: Bà
la môn, thánh nhơn」
420) Yassa gatiṃ na jānanti, devā
gandhabbamānusā;
Khīṇāsavaṃ arahantaṃ, tamahaṃ
brūmi brāhmaṇaṃ.
420) Người mà chúng thiên, nhơn,
Và chúng Càn-thát-bà,
Không biết được dấu tích,
-Bậc La hán, lậu tận,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu
Pāli-Việt:
「yassa: người ấy (mà); gatiṃ: dấu
tích, đích đến, nơi đi (gati-N: phương hướng,
lộ trình/gam-(đi)/yassa gatiṃ: nơi mà người ấy đi);
na:
không; jānanti: biết; devā: chư
thiên, thần linh; gandhabbamānusā:
chúng nhơn và Càn-thát-bà (gandhabba-N: Càn-thát-bà,
chư thiên âm nhạc; mānusā-Adj: chúng nhơn, loài người); khīṇāsavaṃ: lậu tận, hết phiền não ô nhiễm (khina-Adj: rời bỏ, hủy diệt; asava-N: vết bẩn, thối bại); arahantaṃ: Ứng cúng dường (Bậc A-la-hán/arahant-Adj: xứng đáng; arah-tức ứng đắc, ứng
cúng,
một người đã đạt được niết bàn); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi,
xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
421) Yassa pure ca pacchā ca,
majjhe ca natthi kiñcanaṃ;
Akiñcanaṃ anādānaṃ, tamahaṃ brūmi
brāhmaṇaṃ.
421) Với quá, hiện, vị lai,
Người ấy không có gì,
Không sở hữu, không chấp,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu
Pāli-Việt:
「yassa: người ấy; pure: ở lúc
trước (từ quá khứ); ca: và; pacchā: ở lúc sau, vị lai; ca: nt; majjhe: ở khoảng giữa, hiện tại;
ca:
nt; natthi: không có, không tồn tại;
kiñcanaṃ:
sự vật (kiñcana-cái gì đó, bất
cứ sự vật gì/natthi
kiñcanaṃ: không có gì; akiñcanaṃ:
không có chút sở hữu, không có điều
kiện; anādānaṃ:
không chấp trước; taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi,
xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn」
422) Usabhaṃ pavaraṃ vīraṃ,
mahesiṃ vijitāvinaṃ;
Anejaṃ nhātakaṃ buddhaṃ, tamahaṃ
brūmi brāhmaṇaṃ.
422) Bậc ngưu vương, tôn quí,
Bậc dũng mãnh, hiền triết,
Bậc chiến thắng, vô dục,
Bậc thành tựu, giác ngộ,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu
Pāli-Việt:
「usabhaṃ: bò đực, ngưu vương (một biểu tượng của sức mạnh); pavaraṃ: bậc tôn quý (pavara-Adj: ưu
tú, cao quí); vīraṃ: bậc anh hùng, dũng mãnh;
mahesiṃ:
đại tiên tri, bậc hiền triết (mahant-Adj: đại, vĩ
đại/isi-N:
tiên tri, hiền triết/maha+isi-= mahesi); vijitāvinaṃ: bậc
chinh phục, bậc chiến thắng (vijitāvin-Adj: thắng lợi/ji-(chinh phục, thắng); anejaṃ: bậc
vô dục (aneja-Adj: viễn ly tham ái, thoát khỏi dục vọng/eja-N: khát vọng, ham
muốn); nhātakaṃ: người hoàn thành việc học của mình, người thành tựu tịnh
hạnh; buddhaṃ: bậc giác ngộ, tỉnh thức;
taṃ:
người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi,
xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, thánh nhơn」
423) Pubbenivāsaṃ yo vedi,
saggāpāyañca passati,
Atho jātikkhayaṃ patto,
abhiññāvosito muni;
Sabbavositavosānaṃ, tamahaṃ brūmi
brāhmaṇaṃ.
423) Người biết rõ đời trước,
Thấy thiên giới, địa ngục,
Đạt Diệt tận tái sanh,
Hoàn thành Vô thượng trí,
Bậc Mâu ni trí tuệ,
Đắc Nhất thiết thành tựu,
Ta gọi: “Bà-la-môn”.
Đối chiếu
Pāli-Việt:
「pubbenivāsaṃ: đời trước (pubbenivasa-N: trú xứ trước
đây/pubba-Adj: kiếp trước, trước kia; nivasa-N: trú xứ, nơi sống); yo: người đó; vedi: biết, đã biết rõ; saggāpāyañca:
thiên giới và địa ngục (sagga-N: cõi trời, thiên đường; apaya-N: sinh ra ở nơi
tồi tệ, địa ngục, thất lạc; ca: với, và/saga+apaya= saggapaya); passati: thấy
được; atho: tái lại, trở lại, thêm một lần;
jātikkhayaṃ:
diệt tận sanh, sanh đã kết thúc (jātikkhaya-N: kết thúc sự tái sanh/jati-N:
sanh, tái sanh; khaya-N: phá hoại, giải tán, kết thúc); patto:đã đạt đến (patta-đạt đến, đạt được/jātikkhayaṃ patto: đã
đạt đến “sanh tận”); abhiññāvosito:
người đắc được vô thượng trí, hoàn thành vô thượng trí (abhiññā-N: trí tuệ cao
hơn: vosita-Adj: đạt được, đạt tới, hoàn thành);
muni:
Mưu ni, trí giả, thánh nhơn; sabbavositavosānaṃ:
đắc được nhất thiết thành tựu (sābba-Adj: tất cả, toàn bộ; vosita-Adj: đạt tới,
hoàn thành; vosāna-N: thành tựu); taṃ: người ấy; ahaṃ: ta; brūmi: gọi,
xưng; brāhmaṇaṃ: Bà la môn, Thánh nhơn」
No comments:
Post a Comment