Tông môn giáo phái rất nhiều, kinh nói Chánh tông tức là nói Pháp thậm thâm của Bát nhã. Bát nhã là mẹ của chư Phật, là Pháp tối thượng thừa, cho nên gọi là Chánh tông.
Thanh văn Bồ tát là Tiểu thừa, Duyên giác Bồ tát là Trung thừa. Phần này nói Đại thừa chính là nói Pháp Đại thừa Bồ tát. Hàng Thanh văn ngộ Pháp tứ đế, Duyên giác ngộ Pháp Thập nhị nhân duyên, Đại thừa Bố tát là ngộ pháp lục độ vạn hạnh.
Phương pháp hàng phục tâm: Tu Bồ Đề hỏi: Thế nào nên trụ, và thế
nào là hàng phục tâm? - Đây nghĩa là như thị hàng, tức như thị trụ, chính là có
thể hàng phục tâm vọng niệm kia, trụ tức ở nơi tâm ấy.
Phật
dạy hàng Đại Bồ tát nên hàng phục tâm mình và tâm chúng sanh là thấy tất cả các
loài: Noãn sanh(loài sinh từ trứng,từ tướng
mà sanh như cá, chim, rùa,thằn lằn), thai sanh (loài sinh từ bào thai, sinh ra do cảm xúc, ám chỉ con người, động
vật…), thấp
sanh(loài sinh từ sự ẩm ướt, độ ẩm,
chỉ cho hàm thức, ám chỉ những loài sinh ở trong nước), hóa sanh (chuyển hóa, biến
thái, có nghĩa là tách ra, ám chỉ
muỗi, bướm và ruồi),
loài hữu hình (hữu sắc, ám chỉ sắc màu, tán
loạn, khôn ngoan, phân biệt v.v.), loài vô hình (vô sắc, không sắc tướng, ám chỉ hư không vọng niệm ẩn tàng, trầm
tệ),
loài có tư tưởng (loài có suy nghĩ, đề cập đến các loại ma quỷ thần, yêu
tinh ...),
loài không có tư tưởng (vô tưởng, ám chỉ tinh thần vô
tri như đất, gỗ, đá, kim loại v.v.), loài phi hữu tưởng (chỉ cho loại Đông trùng hạ thảo, sâu thành nấm-Cordycepts
sinensis v.v.), loài phi vô tưởng (ám chỉ loài dế, cú đất…) Mười loại chúng
sanh trên chỉ cho vọng tưởng của chúng sanh, không phải là chân tâm của Bồ Tát.
Đức Phật nói người tu hành nếu không rõ vọng tâm, tức không thể ở
nơi tâm bồ đề, nhưng muốn tâm bồ đề thường trụ, chính phải ly tướng, gọi là
hàng phục tâm. Phương pháp hàng phục tâm, chính là lìa bốn tướng, nếu muốn lìa
tướng thì phải phân biệt các đặc tính của tất cả tướng.
“Đối
với tất cả chúng sinh trong tam giới đều nên độ chúng vào Vô dư niết bàn và
giải thoát, giải thoát vô lượng vô số chúng sanh mà không thấy có chúng sanh
nào được giải thoát” bởi vì Bồ tát đã không còn chấp tướng mình, tướng người,
tướng chúng sanh và tướng thọ mạng (jīvasajjñā).
Trong phần này chỉ nói đến hàng Đại bồ tát mà không nói đến thiện
nam tín nữ, là vì bồ tát là tâm thể rộng lớn, có thể tiếp nhận phương pháp hàng
phục, tuy nhiên phó chúc cho Bồ tát thì hàng tứ chúng cũng có thể ý theo phương
pháp này để hàng phục tâm mình, hàng phục vọng niệm , thường trụ ở tâm bồ đề
vậy.
Tại
sao người tu hạnh Bồ tát phải độ hết chúng sanh trong tam giới? Và chúng sanh
vô lượng làm sao độ hết? Kinh văn muốn nói đến tâm hạnh vô cùng của Bồ tát,
cũng như không gian vô biên, Bồ tát là người sống trong tâm lượng từ bi, thấy
mình và chúng sanh là một, chúng sanh vô lượng nên tâm niệm đại bi của Bồ tát
cũng vô tận. Tuy nhiên, chúng sanh và Bồ
tát, đều có tâm bồ đề này, chỉ một niệm giác thì chúng sanh là Bồ tát, diệt vọng
tâm mà trở về thanh tịnh, trở về bổn sở vốn có.
Đây
là một cuộc lên đường vĩ đại, đi mãi không có chỗ dừng. Độ chúng sanh cũng có
nghĩa cùng đi với chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ, đạt đến cõi Niết bàn,
nơi không còn đau khổ vì giả tướng, giải thoát chúng sanh nhưng không còn tư
tưởng ngã chấp, không chấp trước bốn tướng: ngã,
nhơn, chúng sanh và thọ giả. Nếu còn niệm chấp bốn tướng, thì không phải là bồ
tát. Lìa bốn tướng, đó là lúc thấy mình và chúng sanh trong thể tánh
giải thoát, đồng nhất và quên hẳn hoàn toàn bản ngã cố hữu của chính mình.
Thích Nữ Tịnh Quang luận giảng
大乘正宗分第三
佛告須菩提•諸菩薩摩訶薩•應如是降伏其心•所有一切眾生之類•若卵生•若胎生•若濕生•若化生•若有色•若無色•若有想•若無想•若非有想非無想•我皆令入無餘涅槃而滅度之•如是滅度無量無數無邊眾生•實無眾生得滅度者•何以故•須菩提•若菩薩有我相•人相•眾生相•壽者相•即非 菩薩•
No comments:
Post a Comment