Ở đoạn kinh văn này, Đức Phật nói về Phuơng cách bố thí của một vị Bồ tát: Bố thí mà không chấp tướng.
Bồ tát chỉ cho những vị tu tập trí tuệ và từ bi (từ năng dữ lạc, bi năng bạc khổ), với hạnh nguyện từ bi, Bồ tát luôn chia sẻ những gì mình có được để làm vơi bớt đau khổ cho chúng sanh, trong đây việc bố thí trụ nơi Diệu hạnh vô trụ là bản kinh muốn đề cập đến.
Diệu hạnh là
vô năng hạnh, vô sở hạnh, có nghĩa là hành không sở hành, tuy có hành nhưng
không chấp trước, bổn tính thanh tịnh không trụ ở vô trụ cũng chẳng trụ ở nơi
thanh tịnh, năng sở đều ly, đó là Diệu hạnh.
Hành mà vô
hành, trụ mà không trụ, hàng Cửu địa và Thập địa Bồ tát cũng không thể đạt đến
trình độ uyên thâm này. Bậc Tứ thiền bát định cũng chưa thoát ly hoàn toàn khổ.
Bồ tát nơi Diệu hạnh vô trụ, là những vị Bố thí không chấp tướng, vị ấy hoàn
toàn liễu ngộ rằng các pháp hữu tướng đều là hư vọng, trụ tướng chính là trụ hư
vọng, nếu không ly tướng thì không thoát khỏi vọng cảnh làm tâm dao động tâm. Trong
thể bổn nhiên, bất sanh bất diệt, trú nơi vô trụ, rỗng lặng là diệu hạnh vậy.
Thông thường, khi chúng ta bố thí cho ai điều gì đó đều không ngoài
sự mong cầu (thô và tế). Sự mong cầu ấy
dựa trên ngũ dục: sắc (hình thức), thanh (tiếng), hương (thơm), vị (ngon), và xúc
(chạm)-năm thứ làm cho con người ưa thích. Cho ai điều gì, cái gì đều từ ham muốn
từ năm căn bên trong, tương cảm với năm dục bên ngoài, và dĩ nhiên điều này không
bao giờ tương ứng hoàn toàn, do đó phát sinh bất như ý, phiền não.
Phương pháp
trụ tâm của hàng Bồ tát Diệu hạnh vô trụ là bên trong không trụ ngã, ngoài
không trụ nhơn, không sở trụ đối với vật thí. Như tấm gương phản chiếu các vật
thể, đến đi vô ngại, lìa các trần tướng, với sáu trần đều không dính mắc, nơi lục
độ mà vượt qua tham, dâm, sân nộ, giải đãi, tán loạn và ngu si. Thực hành lòng
từ bi bằng phương pháp từ thiện nên dùng hạnh bố thí làm đầu, nhân bố thí là một
trong sáu pháp Ba la mật vậy.
Nhân do trước tướng nên chúng sinh lạc vào cảm xúc của sắc, thinh,
hương, vị, xúc và pháp dục trần, đây chính là tự tánh tham trước của chúng
sanh. Ngoài ngũ dục hiện tại, cầu ngũ dục như
ý đối với sắc (thân), thanh, huơng…tương lai cũng chỉ là ảo vọng. Đức
Phật lo ngại hậu thế sinh nghi tâm, Ngài nói Pháp bố thí đối với việc cầu phước
nếu không trụ tướng đó chính là 'không', vậy làm sao mà có phước? Phật bảo ở
tâm vô tướng thì phước đức càng lớn hơn. không thể suy lường, phước đức ấy trùm
khắp vô biên mười phương thế giới.
Đức Phật khuyên không nên trụ ở các tướng ấy mà cầu phước bố thí, các tướng vốn là duyên sinh, vô thường,
không đáng cho chúng ta tin tưởng, chấp tướng là chấp sự sinh diệt làm thực hữu.
Bố thí mà không vướng vào sắc, thinh, hương…là bố thí có trí tuệ, bởi vì sắc,
thinh, hương là những huyễn tướng, giả tướng, hình như thật tướng mà không phải
tướng như vậy, chúng ta tưởng các tướng ấy là đẹp, là hay, là thơm…thực chất các
tướng ấy không đẹp như vậy, không hay như vậy, không thơm như vậy, chỉ do suy
nghĩ, tư tưởng của chúng ta về chúng quá nhiều khiến cho nhận thức chúng ta lệch
lạc, thấy chúng y như là thật; ví như một người cầu được khen ngợi (tiếng hay)
mà bố thí, người trong thiên hạ đều ca ngợi là ‘xinh đẹp…’, tuy nhiên, bản thân
người bố thí đã già, đã xấu…, nếu ta chấp tướng thì đều bị đánh lừa; người ta
khen, nhưng không phải khen, người ta nghĩ về mình nhưng không phải nghĩ cho mình…
Kinh khuyên chúng ta bố thì không chấp
tướng thì phước đức vô lượng, không thể suy lường. ‘Phước đức’ mà trong kinh đề
cập chính là tâm đức (hay chân đức). Tâm đức vốn không tướng. Tâm đức giải thoát
mọi tư duy ràng buộc của bản ngã trong các hình thái vốn là không, như hư không,
không thể suy lường; cũng như hư không của vũ trụ, hư không bốn hướng Đông, Tây,
Nam, Bắc, Trên, Dưới không thể tính toán, không thể tư duy được. Tâm thái của một
người thực hành trí tuệ vô ngã cũng như thế, không trụ tướng mà bố thí, không vì
chấp tướng để thực hành lòng từ bi, đó là Diệu Hạnh Vô Trụ, vì vị ấy rõ biết các
tướng là huyễn, không vướng mắc vào tướng, biết rõ phước đức như hư không, nên
chẳng cầu phước đức mà phước đức tự có. Bởi vì tâm không thì phước đức cũng là
không, đã là không thì phiền não có đâu mà hiện khởi.
Thích Nữ Tịnh Quang luận giảng
4.妙行無住分第四
復次須菩提• 菩薩於法•應無所住•行於布施•所謂不住色布施•不住聲香味觸法布施•須菩提•菩薩應如是布施•不住於相•何以故•若菩薩不住相布施•其福德不
可思量•須菩提•於意云何•東方虛空可思量不•不也•世尊•須菩提•南西北方•四維上下虛空•可思量不•不也•世尊•須菩提•菩薩無住相布施•福德亦復如 是不可思量•須菩提•菩薩但應如所教住•
No comments:
Post a Comment