• Getting Out Of Thoughts

    Getting Out Of Thoughts

    12/08/2023 - 0 Nhận xét

     A thought is an idea, the idea of something…

  • धम्मपद Dhammapada XIV. बुद्धवग्गो Buddha-vaggo

    धम्मपद Dhammapada XIV. बुद्धवग्गो Buddha-vaggo

    12/11/2023 - 0 Nhận xét

       Kinh Pháp Cú, XIV.…

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm Đạo (20)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm Đạo (20)

    24/11/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt273) Maggānaṭṭhaṅgiko…

  • Sister Tinh Quang Quotes 91

    Sister Tinh Quang Quotes 91

    03/10/2018 - 0 Nhận xét

Wednesday, September 30, 2015

Vũ Trụ Học Đạo Phật

Rev. Tri Ratna Priya Karuna
Tịnh quang Chuyển ngữ
Chủ đề của buổi pháp thoại của tôi hôm nay vũ trụ học Phật giáo, một mệnh đề không xuất hiện trong cuộc đàm thoại hàng ngày. Vũ trụ học là gì? Từ điển định nghĩa nó như là một chi nhánh của triết học liên quan đến nguồn gốc, quy trình cấu trúc của vũ trụ. Điều này nghe có vẻ giống như một định nghĩa khá kinh khủng, sự khảo sát này một chút liên quan đến vấn đề chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Trên thực tế, điều ngược lại là đúng sự thật, vì một sự hiểu biết về các hoạt động của vũ trụ định luật trụ được bao hàm trong trong hình thái biểu lộ của , thể cung cấp cho chúng ta ý nghĩa con người với sự hướng dẫn quý báu.
Nếu chúng ta đủ khôn ngoan để làm theo hướng dẫn này, chúng ta có thể tránh được những quyết định sai lầm có thể dẫn đến hậu quả ngoài mong muốn.. Và thay vào đó sẽ có thể đạt được tiến bộ hướng tới những mục tiêu tích cực trong quá trình đời sống chúng ta.


Hơn nữa, vì trí tuệ vô hạn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta chư Phật quá khứ đã xuất hiện trên trái đất từ lâu trước thời gian của Ngài, chúng ta là những người thừa kế may mắn của một truyền thống vũ trụ vĩ đại tuyệt vời như vậy, điều này hoàn toàn che khuất các khái niệm tương ứng trong các tôn giáo phương Tây. Ngay cả trước khi thời gian của Đức Phật, những nhà hiền triết Ấn Độ và các nhà tư tưởng gia thông qua trí tưởng tượng, việc xử dụng các quyền năng siêu nhiên - bình thường, chiêm nghiệm của sự hiểu biết cổ xưa nhất được kế thừa từ thời tiền sử được xử dụng để đạt đến các khái niệm về sự rộng lớn một cách vô hạn của thời gian và không gian cho tất cả các mục đích thực tế mà họ đã đi dần đến các điểm vô cực.


Văn học Phật giáo rõ ràng minh chứng cho sự thực rằng Đức Phật, với tầm nhìn phi thường của mình, thanh tịnh hoàn hảo sự hiểu biết này đối với phạm vi thực sự vô hạn của vũ trụ cũng như độ dài không thể tính toán của thời gian được bắt đầu trong quá khứ, hiện tại và tương lai đối với vòng sinh thành và hoại diệt của các lĩnh vực về hiện tượng tồn sinh đi trong chu kỳ của chính nó. Theo Đức Phật, sự bắt đầu của toàn bộ hiện tượng hiện hữu của vũ trụ được biết với khoa học, nhưng sự thấp nhất của 31 cảnh giới, khôn lường, nó không có sự khởi đầu có thể nhận thức.


Vũ trụ vật chất bao gồm sự tận của các hệ thống thế giới rải rác trong không gian vô hạn, mỗi sự tồn tại đi xuyên qua thời gian vô thỉ vô tận. Trong sự nỗ lực cung cấp cho các đệ tử với một số ý tưởng về những số lượng lớn của thời gian được yêu cầu cho sự tiến diễn đối với kiểu sống của họ, Đức Phật tuyên bố rằng số lượng sữa của những bà mẹ mà chúng ta uống và nước mắt mẹ đổ trong kiếp sống trước đây lớn hơn nước bốn đại dương. Sự cao quí, tầm nhìn rộng lớn sự triển vọng không giới hạn bao hàm trong khái niệm Phật giáo trong khi trái ngược với những quan niệm tâm địa nhỏ hẹp được tìm thấy trong văn học tôn giáo của người Semitic, đặc biệt là Kinh Thánh, thể trong những lời của một tác giả nổi bật nhất, "vẻ giống như bước ra từ một cabin không có cửa sổ nhìn lên bầu trời nửa đêm đầy sao".

Một chu kỳ vũ trụ có chiều dài hầu như không thể tính toán được gọi như một kiếp (Kalpa) hoặc Đại kiếp (maha-kalpa). Kiếp này được chia thành bốn giai đoạn ngắn hơn, mỗi giai đoạn thì rất dài và không thể đo lường ngay cả chu kỳ trong hàng ngàn năm. Trong thời gian đầu tiên của một kiếp, hệ thống vũ trụ tồn tại trước đó hoàn toàn bị phá hủy hoặc tiêu tán vào trong các yếu tố cấu thành của nó. Đa số chúng sinh trú trong các hành tinh có sự sống khác nhau của nó được tái sinh vào cõi giới Phạm Thiên, cõi giới cao nhất và tinh tế nhất của hiện tượng tồn tại, được thoát khỏi sự tiêu diệt hoặc sự tan rã. Khi giai đoạn thứ hai của Kiếp bắt đầu, năng lượng còn lại của vật chất, đại diện cho tổng số khách quan, thế giới Phạm Thiên cư dân của nó, đại diện chủ quan hoàn thành, được phân lập từ mỗi cái kháccác cực đối lập của sự tồn tại hiện tượng. Sự vắng mặt tương tác này tiếp tục cho đến khi giai đoạn thứ ba của Kiếp bắt đầu chuyển động. Trong thời gian này hệ thống thế giới tái phát triển từ năng lượng còn lại của vật chất, lúc này hầu hết chúng sinh trở về từ thế giới Phạm Thiên để tái sinh trên trái đất bao phủ bóng tối và nước. Điều này dường như không có sự thích hợp đối với tâm thức trong tình trạng chuyển tiếp, kể từ khi chúng sinh tiếp tục sống như họ đã từng sống trước đó trong thế giới Phạm Thiên, tự chói sáng, được nuôi dưỡng bằng trạng thái sung sướng không phân chia thành hai giới tính khác nhau.


Với sự băng qua một chu kỳ dài của thời gian rộng lớn, các điều kiện bắt đầu thay đổi. Sự cặn bọt, với đặc trưng như gạo sữa được sôi lên, bắt đầu tích tụ trên mặt đất mát dịu, các cư dân trên mặt đất bắt đầu nếm thử và tận hưởng cảm giác. Sự cảm giác thích thú mới này dẫn đến tham ái và sự phụ thuộc ngày càng tăng đối với các chất cặn bọt cho dinh dưỡng. Chúng sinh ở mặt đất tìm thấy ánh sáng ngày xưa của họ, thân thể nhẹ bổng thanh tế trở thành nặng nề và cứng cõi, hình dạng cùng với dáng vẻ bên ngoài có nhiều sự khác biệt. Dần dần, các vùng nước bao phủ trái đất rút xuống, sương mù phân tán, mặt trời và mặt trăng xuất hiện rõ ràng ở trên những tầng trời.

Với sự tiếp tục của giai đoạn tiến hóa này, đầu tiên, sự sinh trưởng bằng những cây riêu, rồi những thực vật  dây leo và cuối cùng là xuất hiện các loại ngũ cốc ăn được. Khi chúng sinh học cách tồn tại bằng những nguồn thực phẩm, họ trở nên nhiều thô kệch, họ mất đi ánh sáng và thần thông của mình. Cuối cùng, họ bị tách thành nhiều loài, cũng như biến thành hai giới tính nam nữ. Sự chia tách hai giới tính này dẫn đến lòng ham muốn, đam mê và thù hận, và sự phát triển đồng thời của từng nhóm gia đình, và tất cả các tổ chức của xã hội. Sự ghi chép những cuộc đẫm máu của một vài nghìn năm cuối cùng đã làm chứng cho những sự kiện đó mà điển hình giai đoạn cuối cùng của Kiếp thứ ba.


Giai đoạn thứ tư sự phân chia cuối cùng của một Kiếp tìm thấy trong hệ thống vũ trụ còn lại ở giai đoạn của sự phát triển đã đạt được cho đến sự bắt đầu của Kiếp kế tiếp, trong thời gia này toàn bộ tiến trình được lặp đi lặp lại một lần nữa. Cho dù chúng ta thích hay không, chúng ta đang mấp mé giai đoạn thứ tư của Kiếp hiện tại.

n biết rằng quá trình bất khả tư nghì này chứa bên trong nó một sự nghịch lý đau buồn: Khi hệ thống thế giới đi theo một con đường với sự tiến triển vật chất lớn hơn, mỗi bước đi lên trên mặt phẳng vật chất thì kèm theo đó bằng một sự chuyển xuống tương ứng của sự thoái hóa tâm linh hoặc tinh thần. Nguyên tắc này áp dụng cho toàn bộ hệ thống thế giới, trong đó hành tinh không đáng kể này đóng một vai trò nhỏ. Thêm nữa, hệ thống thế giới này bao hàm 10.000 thế giới.


Có rất nhiều hệ thống thế giới đó độ dài của một đơn Kiếp thật sự rất dài, sự xuất hiện của một vị Phật là một sự kiện tương đối hiếm hoi. Một số Kiếp được gọi là Không kiếp bởi không có một vị Phật xuất hiện. Những Kiếp khác may mắn hơn có thể được sự gia trì bởi một hay nhiều Đức Phật. Hệ thống thế giới của chúng ta có được phước báu bởi 28 vị Phật, trong đó có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong quá trình của  nhiều Kiếp. Kiếp chúng ta đang sống sự đặc thù của một phúc Kiếp bởi phước lành lớn của năm vị Phật xuất hiện: Kusanda (câu Lưu Tôn Phật), Konagamana (Câu Na Hàm Mâu Ni Phật), Kasyapsa (Ca Diếp Phât), Sakyamuni (Thích Ca Mâu Ni Phật) Maitreya (Di Lặc Phật)- Vị Phật tương lai.

Bây giờ chúng ta đề cập đến nhiều lọai hữu tình đã tồn tại trong vũ trụ này, cũng như trong số vũ trụ suốt trong những giai đoạn thời gian vô hạn. Mặc dù thông thường được cho rằng sự giác ngộ có thể xảy duy nhất đối với một người, c cảnh giới thọ sanh có sự sống cao hơn và hạnh phúc hơn, chúng sinh được hưởng phước báu đẹp đẽ hơn, có sự hạnh phúc năng lực lớn hơn phước báu của loài người. Tái sinh trong những cảnh giới này được dành riêng cho những con người thực hiện thiện nghiệp đời sống đạo đức. Tuy nhiên, những chúng sinh ở các cõi trời này không phải trường cửu, khi thiện nghiệp đã hết, những sinh linh này sẽ được tái sinh lại vào cảnh giới loài người.


Cảnh giới thấp hơn cõi người nhiều mức độ của cuộc sống đau đớn, bao gồm các cõi địa ngục khủng khiếp, nơi mà những chúng sinh đã tạo hành động tà ác nên bị trừng phạt cho đến khi họ được phục hồi và được có cơ duyên mong muốn đầu thai trở lại cõi người, và điều duy nhất duy là họ có thể đạt được giác ngộ Niết Bàn.

Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, thời gian và không gian hầu như vô hạn trong phạm vi tình trạng của một chúng sinh trong bất cứ cuộc sống cụ thể đều tùy thuộc vào ảnh hưởng của nghiệp từ kiếp trước. Năng lượng nghiệp này xác định sở thích, thái độ của y, với một mức độ quan trọng, hành vi đặc trưng của y. ý chí tự do, đó là tùy vào cá nhân, nếu y đầu hàng nghiệp lực tiêu cực đã đưa y đi vào thế giới này không có nỗ lực để khắc phục xu hướng ác của mình; trong trường hợp này sự tái sinh tiếp theo của y có thể sẽ không tốt hơn so với hiện tại. Mặt khác, nếu cá nhân, với sự thúc dục đối với Phật tính của y, xuyên qua nhiều thành tựu trong việc tinh tấn duy trì phát nguyện trong việc gột rửa bản chất của mình có nhiều điều sai trái, và đưa nhận thức của mình phát triển đến một trình độ cao hơn của lòng từ bi, trí tuệ và cái thấy sâu sắc, sự tái sinh kế tiếp chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, với nhiều cơ hội hơn để tiến đến mục tiêu tối quan trọng-đó là sự giác ngộ.


Như vậy, cá nhân là hoàn toàn chịu trách nhiệm về số phận của mình. Tất cả chúng sanh do  nghiệp lực mà chịu tái sinh với quá trình thân phận không ngừng thay đổi được xác định hoàn toàn bởi sự lựa chọn và hành động trước kia của họ trong đời sống hiện tại quá khứ. Đức Phật đã không tuyên bố sự thực ảm đạm của vòng luân chuyển với sự đau khổ và bất như ý không thể tránh khỏi của nó có thể cứ tiếp tục hầu như vĩnh viễn, ngoài động lực rất trí tuệ và từ bi, ngài muốn những đệ tử ngài nhận ra rằng hai nguyên nhân khủng khiếp không thể tránh khỏi của vòng luân hồi là ái dục vô minh. Nếu chúng có thể được khắc phục xuyên qua việc đạt được sự hiểu biết và trí tuệ, sau đó có thể đạt được sự giải thoát từ điều kiện cho sự tái sinh tiếp tục. Sự giải thoát từ vòng sinh tử luân hồi này, dĩ nhiên là Niết bàn (Nirvana).

Đức Phật đã diễn tả rộng về những nguyên nhân của sự tái sinh với bài giảng nổi tiếng qua mười hai sự liên kết trong chuỗi nhân duyên được biết đến như Pratitya Samutpada. Duyên sinh, hoặc định luật của Phật giáo về đạo đức nhân quả, là được thể thể hiện trong mười hai sự liên kết hoặc những điều kiện căn bản dẫn đến sự đau khổ tiếp tục sự trói buộc để tái sinh như thế. Mỗi duyên phụ thuộc vào cái trước nó. Vì vậy, khi vô minh chấm dứt, hành chấm dứt, ý thức chấm dứt v.v…rồi đến con đường chấm dứt lão tử khi sự tái sinh không còn.


Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập vào cõi Vô dư Niết bàn, tuệ giác của ngài về luân hồi sinh tử, chu kỳ của kiếp sống, kết hợp với mười hai nhân duyên được thể hiện như một biểu đồ, thường được xây dựng như một bức tranh chi tiết, được gọi là bánh xe của đời sống (bên dưới). Một cách đơn giản, đại diện cho kịch bản về sự lựa chọn và hậu quả cá nhân. Như chúng ta có thể nhìn thấy từ biểu đồ tôi đang cầm, các bánh xe được giữ trong miệng và móng vuốt của Mara (quỷ vương), trong trường hợp này y đại diện cho sự vô thường và cái chết. Ở vòng ngoài của bánh xe, chúng ta thấy mười hai nhân tố hoặc những sự liên kết trong chuỗi nhân duyên. Ở chính giữa, chúng ta thấy sự tiêu biểu thông thường của ba độc: các con gà trống tượng trưng cho sự tham muốn, con rắn tượng trưng cho sự tức giận, hận thù, con lợn tượng trưng cho ảo tưởng. Những chất độc này được coi lực lượng thúc đẩy của vòng luân chuyển. sự hưởng ứng của cá nhân đối với các động lực này phát sinh nghiệp lực-quyết định vị trí trên bánh xe mà y sẽ tái sinh.

Khi chúng ta khảo sát biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng có sáu cõi chúng sinh luân hồi. Tái sinh vào cõi trời, cõi A tu la, hoặc cõi người một phần thưởng cho đời sống đạo đức và những hành vi tốt, trong khi tái sinh vào cõi thú vật, cõi ma đói (ngạ quỷ) hoặc i địa ngục thể được coi là hình phạt tương ứng vì đời sống trước làm hại người khác đắm mình trong minh tội lỗi, trong khi không tạo nên sự nỗ lực để phát triển và đạt được một trình độ cao hơn của ý thức. Tuy nhiên, như tôi đã nói trước đó, ngụ trong địa ngục có thể kéo dài thời gian khác biệt, nhưng may mắn thay, không phải mãi mãi. Tái sinh vào ba cõi thấp này thể được chiếu cố bởi lòng từ của Đức Phật, giống như các hình thức giảng dạy và phục hồi cho họ, thế sau khi nợ nghiệp của họ đã được trả xong, họ sẽ có thể trở lại địa vị con người.


i người, mặc dù về mặt kỹ thuật thấp hơn cõi trời, hoặc cõi A tu là quan trọng hơn, tuy nhiên cõi người có thể được tăng trưởng trí tuệ và giới hạnh.Như đã đề cập trước đó, chúng sinh ở cõi trời tái sinh ở hai cảnh giới cao nhất và cư ngụ ở đó chỉ là tạm thời như một phần thưởng đối với những hành vi xuất sắc có công trong quá khứ. Tuy nhiên, khi thiện nghiệp hết rồi, họ có thể thác sinh vào cõi thấp hơn. Sự trục xuất từ trạng thái phước lạc đặc quyền cũ này của họ này có thể sự vô cùng đau đớn.

Vì vậy, tất cả các cõi luân hồi sinh tử với nh chất ngắn ngủi, đau khổ, và cái chết cuả chúng là bất như ý. Chỉ một mục tiêu, đó  sự vĩnh viễn giải thoát hẳn từ sự đau khổ, là chân giá trị đạt được. Đây sự thoát khỏi hoàn toàn bánh xe của cuộc sống (luân hồi). Đây là Niết Bàn, giải thoát khỏi sự tái sinh, hoàn toàn vượt thoát vòng tròn ác nghiệt của sự tồn tại mà chúng ta gọi luân hồi sinh tử (samsara).Vì vậy, trong một tuyên ngôn đã vang dội qua các thời đại, Đức Phật đã vung mạnh sự thách đố với mỗi người qua lời dạy : "Đây là con đường dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Hãy bước lên nó”.

No comments:

Post a Comment

  • Nửa Hồn Xuân

    Nửa Hồn Xuân

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Truyện ngắn của Thích nữ Tịnh Quang “…Nhân diện…

  • Sister Tinh Quang Quotes 95

    Sister Tinh Quang Quotes 95

    25/02/2022 - 0 Nhận xét

     

  •  QUA MƯA GIÓ

    QUA MƯA GIÓ

    28/02/2023 - 0 Nhận xét

    Nắng sớmlập lờ bên khung cửa,Gọi hè gió…

  • Cũ và Mới

    Cũ và Mới

    29/06/2017 - 0 Nhận xét

    Ở đời ai mà không chuộng cái mới, khi cái…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States