Dân gian ta có câu:
“Dầu xây chin bậc Phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
Câu
ca dao trên đủ cho chúng ta thấy việc Bố thí quan trọng như thế nào.
Hẳn nhiên ai cũng biết rằng việc cứu giúp cho một người đều phát khởi từ
bi tâm, và tâm ấy phải là tâm nguyện của một vị Bồ tát, thực thi hạnh
Bố thí, giúp đỡ kẻ khác vì thấy rằng mình và người cùng một bản thể, đau
khổ của người khác cũng là đau khổ của chính mình.
Bố
thí là một pháp tu nền tảng của Đạo Phật. Danh từ Bố thí có nguồn gốc
từ Phạn ngữ là Dàna hay Daksinà (Đàn-na). Khởi đầu do Đức Phật khuyên
bảo chư Thiện tín nam nữ cúng dường phẩm vật cho chư Tăng tu học và chia
sẻ cho những người nghèo khổ. Về sau, pháp Bố thí trở thành một hạnh
nguyện đặc trưng của hàng Xuất gia và Tại gia, thiếu nó, chúng ta không
thể đạt được lý tưởng giải thoát, mục tiêu cao cả đối với người học và
hành đạo.
Theo
Đại Thừa Nghĩa chương 12: Bố là lấy của mình đem cho người khác, thí là
đem tâm của mình lo lắng cho mọi người. Như thế đủ hiểu rằng Bô thí
ngoài việc cho tài vật cũng phải cho luôn tấm lòng thương yêu của mình
với người mới trọn vẹn sự Bố thí. Luận Câu-xá 18 có 7 thứ bố thí: Thí
khách nhân, Thí hành nhân, Thí bệnh nhân. Thí thị bệnh giả. Thí viên
lâm, Thí thường thực, Thí tùy thời.
Khi
Đại thừa phát triển, Bố thí đưuợc nâng lên hàng đầu, là một trong sáu
hạnh đầu tiên của pháp Ba-la-mật (Bố thí ba-la-mật, Trì giới ba-la-mật,
Nhẫn nhục ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền định ba-la-mật, và Trí
tuệ ba-la-mật). Ngoài Tài thí (Bố thí tài vật), được phát triển thêm 2
pháp Bố thí là Pháp thí (chia sẻ sở học mà mình có được để giúp cho
người cùng tu học) và Vô úy thí (giúp người khỏi đau khổ vì những nỗi sợ
hãi). Theo Phẩm Thập Vô Tận Tạng của Kinh Hoa Nghiêm thì có 10 Pháp
thí: Tu tập thí, tối hậu nan thí, Nội thí, Ngoại thí, Nội ngoại thí,
Nhất thiết thí, Quá khứ thí, Hiện tại thí, Vị lai thí, Cứu cánh thí.
Như thế thì Pháp thí vô cùng quan trọng bao gồm cả Nội - Ngoại thí, trong ba thời…và Cứu cánh thí. Vì Pháp bao gồm cả Pháp hữu vi và vô vi. Trong kinh Kim Quang Minh Tối Thắng vương, quyển ba, Phật dạy: “Này Thiện Nam! Giả sử có người đem bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới cúng dường Như Lai, nếu lại có người khuyến thỉnh Như Lai chuyển Đại Pháp Luân,, thì người này được công đức hơn người kia. Vì sao? – vì người kia dùng tài thí, người này dùng pháp thí. Này Thiện Nam!. Đừng nói chi đem cả bảy báu đầy cả tam thiên đại thiên thế giới bố thí, mà nếu có người đem bảy báu nhiều như hằng hà sa tam thiên đại thiên thế giới cúng dường tất cả chư Phật, thì công đức khuyến thỉnh cũng vẫn hơn cả sự cúng dường ấy, do vì pháp thí có năm điều thù thắng. Những gì là năm? – Một là, pháp thí gồm cả lợi mình, lợi người, còn tài thí không được như thế. Hai là pháp thí hay khiến chúng sanh ra khỏi ba cõi, còn phước tài thí chẳng ra khỏi cõi dục. Ba là pháp thí làm pháp thân thanh tịnh, còn tài thí chỉ tăng trưởng sắc thân. Bốn là, pháp thí thì vô cùng, còn tài thí có cùng tận. Năm là, pháp thí dứt được vô minh, còn tài thí chỉ khuất phục được tham ái. Thế cho nên, này thiện nam! Công đức khuyến thỉnh vô lượng vô biên, không thể thí dụ”. Giải thích rõ hơn về hành trình của Pháp thí trong kinh Ưu-bà-tắc nói rằng: “Bố thí của hàng Thanh văn, Duyên giác, phàm phu, ngoại đạo và bố thí của hàng Bồ-tát thực hành trong 2 A-tăng-kỳ-kiếp đều gọi là thí, còn bố thí của hàng Bồ-tát thực hành trong A-tăng-kỳ-kiếp thứ 3 gọi là Thí-ba-la-mật” – Nghĩa là chúng ta phải thực hành hạnh Bố thí trong Đại kiếp thứ ba mới gọi là Thí ba-la-mật, là Bố thí rốt ráo viên mãn. Tại sao phải thực hành tới Đại kiếp thứ 3…? Thực tế thì thực hành Bố thí cũng giống như việc học, không bao giờ bất thối, tâm và hạnh của chúng ta luôn ở trong 3 thời đã-đang-sẽ thì ngay lúc đó chúng ta đã thành tựu hạnh Bố thí. Kinh Tâm Địa Quán nói rằng:
“Năng thí, sở thí cập thí vật
Ư tam giới trung vô sở đắc
Ngã đẳng an trụ tối thắng tâm
Cúng duờng nhất thiết thập phương Phật.”
(Người cho, người nhận và phẩm vật
Ở trong ba cõi không sở đắc
Chúng con an trụ tối thắng tâm
Cúng dường tất cả mười phương Phật).
Câu
kệ trên đã hướng hành giả đến điểm rốt ráo, là Bố thí đạt tới trạng
thái tâm rỗng rang, không tịch và không có sở đắc sở cầu, đó cũng là ý
nghĩa dâng cúng mười phương chư Phật. La Fontaine nói rằng: Con
người phải giúp nhau; đó là luật của tự nhiên (People must help one
another; it is nature's law). Nhưng đối với công hạnh của Bồ tát thì
không những giúp đỡ con người mà còn hoài tưởng đến chúng sanh trong ba
cõi. Trong kinh Đại Niết Bàn, phẩm Phạm hạnh thứ 15, Phật dạy: “Này Thiện Nam!
Bồ tát lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng thương tưởng
như con. Lại nữa, lúc thực hành bố thí, đối với chúng sanh khởi lòng xót
xa giống như cha me săn sóc đứa con đang bệnh. Lúc thực hành bố thí,
tâm Bồ tát vui mừng như Cha Mẹ thấy con lành bệnh. Sau khi bố thí, tâm
Bồ tát buông xả như cha mẹ thấy con đã lớn khôn, có thể sinh sống tự
tại.”
Bố
thí với tâm thương yêu mọi loài như con mình như thế có cường điệu quá
hay không? Khi một hành giả tu tập, có sự quán chiếu sâu sắc sẽ thấy
mình và tha nhân và mọi loài cùng là bản thể, nên hàng Bồ tát đau nỗi
đau của chúng sinh, vui với niềm vui của chúng sinh như cha mẹ thương
con…đó là lẽ tất yếu. Nếu thiếu tâm nguyện này không thể gọi là Bồ tát.
Lý tưởng Bố thí cũng đặt nền móng đầu tiên cho việc xây dựng một xã hội
lành mạnh, chia sẻ với người nghèo khó để rút ngắn khoảng cách giàu
nghèo và sự bất công đang tồn tại trong xã hội, bớt đi tình trạng:
“người ăn không hết kẻ lần không ra.” Đâu đó ở trên quả địa cầu này,
xung quanh ta cũng còn những người bần cùng đói khát, trẻ em thất học,
nghèo bệnh bủa vây, tù nhân bị tra tấn hành hạ, súc sanh bị đâm bị
chém….chiến tranh bom đạn không ngừng cũng vì lòng tham lam và ích kỷ
của con người. Thực thi hạnh Bố thí là gieo mầm yêu thương và chia sẻ
hạnh phúc, là ước vọng nghìn đời của con người và muôn loài trên trái
đất này.
Nhưng nếu những ngưuời nghèo khó làm sao có cơ hôi thực hành hạnh Bố thí?
Kinh Nhân Quả nói:
“Này, Thiện nam tử! Dầu cho những kẻ bần cùng trong thiên hạ đi nữa,
đâu phải họ không có cái thân, nếu họ không có vật chi bố thí, thì mỗi
khi thấy người khác tu bố thí, họ đem thân đến mà hiệp lực giúp đỡ.” Kinh Tăng Nhất A Hàm: “Nếu có người bần cùng, không của bố thí,
khi thấy kẻ khác bố thí thì nên khởi tâm tuỳ hỷ (vui vì việc lành của
người khác), phước báu tuỳ hỷ ngang với phước báu của kẻ bố thí không
khác. Ấy là việc rất dễ làm.” Như thế Bố thí là việc khó nhưng lại là
dễ, nhưng làm thế nào cho đúng với tinh thần Bố thí thì đòi hỏi hành giả
không thể thiếu “trạch pháp”, không phải bạ đâu cho đó thì việc Bố thí
mới không thể trở thành tiếp tay với tội lỗi hoặc trở nên vô nghĩa: Theo Chư Kinh Yếu Tập 10, bố thí có 4 phước báu:
Bố thí nhiều mà phước ít: Bố thí cho người uống ruợu hay nghiện ngập, ca múa cho người xem…thì lãng phí mà chẳng có phước báo (Giúp kẻ phạm tội sẽ chia phần tội lỗi. (He who helps the guilty, shares the crime - Publilius Syrus))
Bố thí ít mà phước báo nhiều: Dâng cúng vật dụng cho người có đạo đức, với lòng từ giúp cho họ tinh tấn học đạo .Phẩm vật tuy ít nhưng phước báo nhiều.
Bố thí ít được phước báo ít: Bố thí cho người ngoại đạo, tà kiến có tâm xan tham xấu ác. Vật thí đã ít, phước báu cũng ít.
Bố thí nhiều được phước báo cũng nhiều: Nếu
giác ngộ thế gian này vốn vô thường rồi đem của cải xây dựng Già lam,
cúng dường Tam bảo thì được phước báo như cát sông Hằng. Vật thí đã
nhiều và có phước báu cũng nhiều.
Và Bố thí để thanh tịnh viên mãn cũng phải có 5 pháp:
Không lựa người có đức hay không đức
Chẳng nói việc tốt xấu
Chẳng kể dòng họ (thân-sơ)
Chẳng xem thường người xin
Không mắng chửi. (Kinh Ưu-bà-tắc Giớị)
Như
thế thì Pháp Bố thí của Đạo Phật cũng là một pháp tu bình đẳng, khiêm
cung, nhằm giúp người và mình cùng hoan hỷ, an lạc, đồng thời buông xả
bốn tướng ngã, nhơn, chúng sanh, và thọ giả. Và chỉ cần tu hành rốt ráo
pháp Bố thí chúng ta có thể nhiếp phục được các căn và tâm phân biệt,
chấp thủ. Đó cũng là lý do tại sao Bố thí cũng đứng đầu trong Tứ nhiếp
pháp (bố thí nhiêp, ái ngữ nhiếp, lợi hành nhiếp, và đồng sự nhìếp), bốn
hạnh lợi mình lợi người trong việc tu đạo và hành đạo.
Theo Kinh Pali, Tương Ưng Bộ, phẩm Devata-samyutta — Devas, đọan Kinh Aditta Sutta (Ngôi Nhà Bốc Cháy) cũng đã nói sự việc cần thiết của việc Bố thí như sau:
Kinh Ngôi Nhà Bốc Cháy*
Tôi nghe như vầy, một thời Thế Tôn ở gần thành Xá Vệ trong khu vườn Kỳ Đà, tu viện Cấp Cô Độc. Bấy giờ, vào lúc đêm khuya, một Thiên nữ với ánh sáng rạng rỡ vô cùng, chiếu sáng toàn bộ vườn cây Kỳ Đà. Cô ta đi đến chỗ Thế Tôn, và khi đến nơi, cúi chào Ngài, rồi đứng sang một bên. Khi cô ta đứng ở đây, cô ta đọc những câu thơ với sự hiện diện của Đức Thế Tôn:
Khi ngôi nhà bốc cháy
Của cải được cứu thoát
Là cái sẽ được dùng,
không phải bị đốt cháy.
Cũng vậy,
Khi thế giới bốc cháy
với tuổi già và chết,
Người ta ta nên cứu hộ [của cải mà họ có]
Bằng cách hiến tặng chúng:
những gì được đem ra
Thì cũng được bảo hộ.
Những gì đã cho rồi
Sinh trái quả an vui.
Những gì mà không cho
Thì không còn gì cả:
Bị kẻ trộm lấy đi
Hoặc vua quan chiếm giữ
Hoặc bị lửa thiêu, mất.
Rồi đến lúc cuối cùng
Người ta rời bỏ thân
Với của cải của mình.
Hiểu được điều này rồi
Người thông minh biết cách
Hưởng thụ và Bố thí.
Người vui hưởng và thí
Phù hợp với phương tiện,
Không bị đời chê trách
Thác sinh đến cõi trời.
(TN. Tịnh Quang chuyển ngữ)
Bản
kinh này đã nhắn nhủ chúng ta rằng, thế giới đang bốc cháy, tất cả
chúng ta đang bốc cháy… chúng ta không níu được gì cả, ngay cả cái thân
mà chúng ta quí mến; chỉ có tình thương mà chúng ta đã ban tặng cho đời
thì còn mãi.
Thích nữ Tịnh Quang
Chú thích
*Aditta Sutta: (The House) On Fire
translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
© 1997
I
have heard that on one occasion the Blessed One was staying near
Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's monastery. Then a certain
devata, in the far extreme of the night, her extreme radiance lighting
up the entirety of Jeta's Grove, went to the Blessed One and, on
arrival, having bowed down to him, stood to one side. As she was
standing there, she recited these verses in the Blessed One's presence:
When a house is on fire
the vessel salvaged
is the one that will be of use,
not the one left there to burn.
So when the world is on fire
with aging and death,
one should salvage [one's wealth] by giving:
what's given is well salvaged.
What's given bears fruit as pleasure.
What isn't given does not:
thieves take it away, or kings;
it gets burnt by fire or lost.
Then in the end
one leaves the body
together with one's possessions.
Knowing this, the intelligent man
enjoys possessions & gives.
Having enjoyed & given
in line with his means,
uncensured he goes
to the heavenly state.
No comments:
Post a Comment