Loài người chúng ta từ lâu đã có thói
quen tạo ra sự phân đôi và đối lập, và sự hiểu biết của chúng ta về các kinh điển và truyền thống đã không tránh được
xu hướng này. Chúng ta thường xuyên tìm thấy sự đối đãi gây ấn tượng như một thiết bị phương tiện: truyền thống chống lại cải cách, hành giả chống lại học giả v.v… Một vài bậc thầy Phật giáo
có thể rơi vào sự phân đôi như vậy. Ngài Ajahn Buddhadasa* thì không như vậy. Đối với ngài, con đường trung đạo là sự ứng dụng tiến trình phù
hợp giữa những thái cực.
Ngài Ajahn
Buddhadasa lớn lên trong thời gian xã hội
có sự thay đổi lớn tại Thái Lan, khi "nền văn minh" hiếu chiến
phương Tây và chủ
nghĩa đế quốc đã xâm nhập sâu vào xã hội
Thái. Sự thay đổi này mang lại nhiều lợi ích như đường xá, trường học, và các tiến bộ trong việc chăm sóc sức khỏe, nhưng cũng phá hủy nhiều thành tựu. Các khu rừng của Thái Lan giảm bớt từ 90%
chỉ còn 10%, nghề mại dâm đã trở nên tràn lan, và các
phương thức truyền thống của cuộc sống đã biến mất.
Nhiều người ở
Thái Lan đã hưởng ứng với áp lực Âu hóa
bằng cách chấp nhận và thu lợi nhuận từ nó. Những người khác có phương hướng bất bình, chống đối và từ chối những
gì phương Tây đã
cung cấp. Ajahn Buddhadasa
đã tìm kiếm con đường trung đạo giữa các sự lựa chọn thay cho đối lập này.
Yếu tố tổ chức trong sự hưởng ứng của Ajahn Buddhadasa đối với chủ nghĩa đế quốc phương Tây và sự hiện đại hóa là Giáo Pháp. Điều này
có vẻ hiển nhiên, nhưng nó
không đúng hoàn toàn đối với các thành phần chính trị
-kinh tế hoặc thậm chí phần lớn
các nhà sư Thái Lan, đặc biệt là các nhà sư cao cấp thường
quan tâm nhiều hơn trong việc duy trì
truyền thống và đặc
quyền hơn trong sinh hoạt từ những
giới luật của Giáo pháp. Một trong những phẩm chất nổi bật nhất của Ajahn Buddhadasa là
năng lực nắm giữ Giáo Pháp của ngài là điểm
chính - không phải một cuốn sách, thuộc lòng Giáo pháp, nhưng sự sinh hoạt, thể hiện sự sáng tạo của nó. Ngài và những vị khác, chẳng hạn như Hòa thượng
Thích Nhất Hạnh, đại diện cho một số phản ứng lành mạnh của châu Á
đối với áp lực kinh
tế, chính trị và quân sự to lớn bắt nguồn từ hệ tư tưởng
tư bản chủ nghĩa theo định hướng bạo lực của phương Tây.
Đối mặt với sự phân đôi của
sự phục tùng mù quáng hoặc sự từ chối chối tiến trình của phương Tây hóa một cách ương ngạnh, Ajahn Buddhadasa cảm thấy
rằng có nhiều điều để học hỏi từ phương Tây. Giống như Đức Đạt Lai Lạt
Ma, ngài cũng bị quyến rũ bởi khoa học. Khi còn là một tu sĩ trẻ, ngài say mê cái máy chữ mà một người
ân nhân đầu tiên tặng cho ngài. Ngài đã thử nghiệm với radio và thiết bị ghi
âm ban đầu, và ngài còn là một nhiếp ảnh gia tuyệt vời.
Ngài đã đọc sách Freud và các
nhà tâm lý học khác, và các triết gia như Hegel
và Marx. Ngài tin rằng có một
cách để ứng dụng một vài sự phát triển phương Tây mang tính cách xây dựng. Thay vì từ chối một cách mù quáng đối với chúng, ngài nghĩ rằng người ta nên tìm hiểu phương cách để thích ứng với họ - hiểu
biết chúng trong khi duy trì ý
thức trọn vẹn về các mối nguy hiểm tiềm tàng của chúng.
Ngài nghĩ rằng các
dân tộc châu Á có thể học hỏi từ những gì mà người phương Tây đang suy nghĩ và làm nhưng không từ bỏ
sự khôn ngoan
của chính mình. Nhiều sinh viên Thái Lan ở châu Âu và
trong hệ thống giáo dục kiểu phương Tây đã được các giáo viên châu Âu
của họ cho rằng họ đến từ "nền văn minh kém hơn". Một số người tin rằng họ nói đúng. May mắn
thay, những người
khác thì không. Ajahn
Buddhadasa nổi bật bằng tiếng nói đại diện cho đân tộcThái Lan khi chỉ ra rằng châu Âu đã không làm được những gì để có thể so sánh với Phật giáo, trong
khi thừa nhận sự tiến bộ kinh
tế và quân sự của phương Tây. Ngài đã trình bày quan điểm rằng Phật giáo châu Á đã có một thái độ phù hợp với khoa học
nhiều hơn Thiên Chúa giáo, và một bản chất trí tuệ rộng lớn vốn bị
thiếu hụt ở phương Tây.
Ngài Ajahn
Buddhadasa dạy rằng để hấp thụ một cách khôn ngoan những gì đang đến
từ phương Tây, và để sàng lọc những gì không lành mạnh, chúng
ta cần phải trụ trên nền tảng trong sự hiểu biết về Phật Pháp. Điều này đã có một tác động lớn vào xã hội Thái
Lan, đặc biệt là trong các tầng lớp
tiến bộ. Mặc dù có một chút ý nghĩa khác nhau cho những người chúng ta
sinh ra ở phương Tây, tình thế tiến
thoái lưỡng nan vẫn là: chúng ta
sống trong một nền văn hóa là rất
mạnh mẽ và có một vài khía cạnh về khỏe mạnh, sáng tạo, nhưng cũng có một kết quả to lớn của bạo
lực và tàn phá. Chúng ta sẽ lựa
chọn như thế nào xuyên qua những khía cạnh này? Đâu là những nguyên tắc mà chúng ta có thể đặt vị thế của
chính mình?
Sự phân lập khác xảy ra giữa các thành phần bảo thủ và cấp tiến. Các nhà hoạt động Thái
Lan và học giả Sulak Sivaraksa đặt ra thuật ngữ "chủ nghĩa
bảo thủ gốc rễ" để mô tả Ajahn Buddhadasa trong một số cách mà Ajahn Buddhadasa đã bảo tồn. Ngài nghĩ rằng
văn hóa miền Nam Thái Lan là lành mạnh, hài hòa, và khôn khéo, và ngài muốn ủng hộ để bảo tồn nó.
Ngài cũng bảo thủ với những khía cạnh cần thiết, liên quan đến Phật
giáo, Ngài cho rằng Phật giáo cần đứng trên nền tảng quá khứ của nó mà không bị mắc kẹt ở
đó. Đồng thời ngài cũng là nhân vật cấp tiến. Ajahn Buddhadasa
tôn vinh truyền thống Phật giáo đã phát triển hơn 2500 năm,
nhưng ngài cũng công nhận rằng nhiều sự thay đổi đã được thấy thì không phù hợp
với cốt lõi của nó. Trong việc cố gắng hiểu rõ và bảo tồn truyền thống, ngài nỗ lực tìm thấy những khía cạnh ban đầu và thiết yếu của Phật giáo xuyên qua việc đọc và nghiên
cứu kinh điển Pali một cách cẩn thận. Ngài chủ tâm đến việc phục hồi các chủ đề
cốt lõi của Phật-Pháp--giáo
lý như suññata (không) và tathata
(chơn như) có nguy cơ bị xóa sạch
bởi một số yếu tố của truyền thống Phật
Giáo Nguyên Thủy. Dù điều này có thể được coi là một hành động bảo thủ, nó có vẻ rất căn bản đối với hệ thống cấp bậc tu viện. Thay vì kết thúc ở một
bên này hay bên kia với sự phân biệt bảo thủ và tiến bộ, ngài đã duy trì đuợc sự bảo thủ trong khi vẫn theo tiến trình
tiến bộ, tránh được sự
bế tắc của những hệ tư tưởng phổ biến.
Chìa khóa phân lập khác mà Ngài đã giải quyết đó là Cư sỹ và Tu sỹ. Các Các Tăng sĩ trưởng lão đã ngăn cản ngài về việc giảng dạy giáo lý anatta (vô ngã) và paticcasamuppada (duyên sinh) cho tín đồ Phật tử sơ cơ vì rằng nó sẽ gây nên sự "nhầm lẫn" đối với Giáo pháp. Nhưng với lương tâm tốt, Ajahn Buddhadhasa không thể dừng lại.
Ngài cho rằng các pháp nầy là tinh túy đối với Phật giáo, và
tất cả những ai muốn chấm dứt khổ đau đều có quyền để tìm hiểu chúng. Đối với ngài, sự kết
thúc đau khổ là không phải là một
vấn đề của người xuất gia, hoặc thậm chí là vấn đề của Phật giáo, nhưng nó là vấn đề của con người. Ngài đã thiết lập các tổ chức giảng
dạy Giáo pháp phục vụ cho bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu, cho dù họ là cư sỹ, tu sĩ, Phật giáo, Hindu giáo , Hồi giáo, Kitô giáo,
hoặc đạo Sikh (và ngài đã có nhiều sinh viên từ tất cả những truyền thống khác nhau).
Ngài Ajahn
Buddhadasa cũng đã thách thức về sự phân biệt thiền định và sự thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Phạm trù 'Thực hành Giáo pháp’ thường được
sử dụng như là
một cách nói uyển chuyển đối với việc thiền định cả phương Tây và châu Á. Khi người ta nói 'thực hành', họ đang đề
cập đến việc thực hành ngồi trên
một tấm nệm hoặc thiền
hành, và đặc biệt đôi khi là tình trạng ẩn dật hoặc trong một hình thức được
thiết lập. Điều này đã đặt ra câu hỏi và tạo ra sự nhầm lẫn về việc làm thế nào để tu tập trong cuộc sống hàng ngày, và làm thế
nào để đáp ứng các yêu cầu, sự đa dạng, và những nhu cầu của thế giới mà chúng ta đang sống.
Trọng tâm tiếp cận của Ajahn Buddhadasa là
lý tưởng rằng "Giáo pháp là nhiệm vụ, nhiệm vụ
là Giáo pháp." Sự thực hành Giáo pháp được truyền trao với sự thể hiện nhiệm vụ chúng ta, truyền cảm hứng sâu hơn vào bản chất của
nhiệm vụ đó. Đối
với một số người trong chúng ta, nhiệm vụ là một điều gì đó đã ra lệnh cho chúng ta bởi gia đình mình. Chính phủ bảo chúng ta về bổn
phận yêu nước của mình. Chủ nghĩa tư bản nói với chúng ta về nhiệm vụ của chúng ta tiêu thụ để
duy trì nền kinh tế
mạnh hơn. Ajahn Buddhadasa tin rằng nhiệm
vụ phải được phát hiện và vì chính chúng ta. Chúng ta nên lưu tâm đến những
thông điệp từ gia đình, chính phủ,
văn hóa, và hệ thống kinh tế của chúng ta, nhưng cuối cùng nó là trách nhiệm của
riêng của chúng ta để xác định nó. Đôi khi nó thuộc về chăm sóc của cơ thể, đôi khi nó là nghề nghiệp
của người ta, và đôi khi nó là sự hoạt động xã hội. Rốt ráo, cốt lõi của nhiệm vụ là sự giải thoát tự ngã và thoát khỏi khổ đau.
Cuối cùng, có sự đối lập giữa tâm linh và thế gian. Có những vị thầy của Phật Giáo Nguyên Thủy
tin tưởng hoàn
toàn vào thuyết nhị nguyên giữa
Sinh tử và Niết Bàn, Thế gian và Siêu việt. Và có rất nhiều thuyết phân đôi như thế ở phương Tây, bao gồm các truyền thống chính trị phái tả muốn xóa bỏ tôn giáo và chỉ đơn giản chú trọng vật chất. Có những quan điểm khác với khuynh hướng đối lập: "Hãy quên đi chính trị và hãy quên đi các vấn đề xã hội, điều mà tất cả các bạn phải làm là tu tập, tu tập, tu tập và đạt đến Niết Bàn."
Trong khi đó Ajahn Buddhadasa đã không đề cập rằng Thế gian và Niết Bàn (siêu việt) là một và tương đồng, ngài đã nhấn mạnh rằng Niết Bàn chỉ được tìm thấy ở giữa thế gian. Đối với ngài con đường để chấm dứt khổ đau chỉ có thể được tìm thấy
qua đau khổ. Ngài mô tả Niết Bàn như là "điểm định tĩnh nhất trong
lò luyện."
Quan điểm Giáp pháp đã tạo nên tất cả những bước chuyển tiếp, có thể là
một sự hiểu biết, bao gồm
trí tuệ và kinh nghiệm về idappaccayata - định luật vũ trụ tương duyên mà tất cả mọi thứ xảy ra đều do nhân và duyên . Không có gì là tĩnh, tuyệt đối,
hoặc cố định. Hiểu được điều này, chúng ta mới thoát khỏi
được sự mắc kẹt trong ý thức hệ, vị trí, và những sự đối đãi. Ajahn Buddhadasa
tin rằng một cách
tiếp cận có thể đạt được trong một giai đoạn cũng có thể đạt đến giới hạn cuối cùng của nó. Điều cần thiết là chúng ta hiểu rằng tất cả mọi thứ đều thuộc vào nguyên nhân và điều kiện,
rằng không có gì là cố định, dễ
dàng hơn nó sẽ là định hướng các sự đối lập trí thức và ý
thức hệ của
thế giới chúng ta, và tu tập con đường trung đạo để thoát khỏi sự đau khổ trong thế gian này.
Link_http://www.liberationpark.org/arts/tanajcent/tw001.htm
*Tỳ kheo Ajahn Buddhadasa người
Thái Lan, sinh ngày 27 tháng 5, 1906 - mất ngày 25 tháng 5, 1993, là một
nhà triết học tu khổ hạnh
nổi tiếng và có ảnh
hưởng lớn trong thế kỷ 20. Được biết đến
như là một nhà cải cách học thuyết Phật giáo và tín ngưỡng dân gian Thái Lan, Buddhadasa
đã cổ vũ cho một cuộc cải cách trong
quan niệm tôn giáo truyền thống tại đất nước của
mình-Thái Lan, cũng như ngoài nước.
Mặc dù ngài là một nhà tu theo tông phái
khổ hạnh và là "nhà sư", ngài đã có hai
mươi năm làm nhiệm vụ lãnh đạo tôn giáo chính quyền, Buddhadasa đã ứng dụng Giáo pháp trọng việc từ chối và tiếp nhận các luồng văn hóa ngoại lai khi xâm
nhập vào đất nhước mình. Ngài đã lãnh đạo
cuộc cách mạng 1932 của Siam, và một nhóm các nhà hoạt động xã hội Thái Lan và các nghệ sĩ của những năm 1960 và 70. Ngài đã thành công trong
việc thổi vào tư tưởng mới cho cái nhìn toàn diện của Tăng sĩ Thái đối với các
hệ phái và tư tưởng khác của Phật giáo và thời đại mà không đánh mất truyền thống
của Giáo pháp và dân tộc.
No comments:
Post a Comment