• Xuân Khứ Lai

    Xuân Khứ Lai

    25/02/2022 - 0 Nhận xét

    …Hoa vàng, pháo đỏnhớ ngoài hiên,Lòng rộn theo…

  • Nửa Hồn Xuân

    Nửa Hồn Xuân

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Truyện ngắn của Thích nữ Tịnh Quang “…Nhân diện…

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm An Vui (15)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm An Vui (15)

    17/11/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt197) Susukhaṃ vata…

  • Bản Chất Con Người và Mục Tiêu Tồn Tại

    Bản Chất Con Người và Mục Tiêu Tồn Tại

    31/07/2016 - 0 Nhận xét

    Julia Hardy - Thích Nữ Tịnh Quang chuyển…

Thursday, March 9, 2017

CHÁNH ĐỊNH (samyak-samādhi / sammā-samādhi)

Thích Nữ Tịnh Quang
 “Này các Tỳ kheo, Chánh định cao thượng có sự hỗ trợ và điều kiện cần thiết của nó là gì? Bất kỳ sự duy nhất nào của tâm mà được trang bị với bảy yếu tố: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, và Chánh niệm - được gọi là Chánh định cao thượng với nhân và duyên cần thiết của nó.”[1]  
 Giai đoạn cuối cùng của Bát chánh đạo gọi là ‘Chánh định’ (samyak-samādhi / Samma-samādhi), cũng như những bước trước đó, nó cũng ứng dụng cho giai đoạn thiền. Như là bước cuối cùng tiến tới Niết bàn, sự tập trung phát sinh sự hướng dẫn thiết thực hơn trong thiền định, thực sự không cho chúng ta bất kỳ hướng dẫn nào thêm, hoặc bất kỳ sự mô tả nào về những gì nó sẽ giống ở phần kết thúc của tám giai đoạn đi qua. Điều này khiến cho Bát chánh đạo hoàn hảo, bởi vì, như một điều của thực tế, giai đoạn cao nhất là Niết bàn. Mặt khác, cách trình bày các sự kiện, cùng với những khó khăn của sự chuyển dịch, và do thực tế là các đồ đệ của Đức Phật được chia thành nhiều hệ phái, mỗi một hệ phái đó có những giải thích riêng của mình đối với lời dạy của Đức Phật, do đó, thường xuất hiện hai sự giải thích phổ biến nhất.
 Sự giải thích đầu tiên khẳng định rằng ‘samādhi’ nên được hiểu là điển hình đối với Phật tử là sự tập trung của tâm, được thực hành trong quá trình thiền định. Sự giải thích thứ hai nói rằng từ ‘samādhi’ đề cập đến trạng thái trú ngụ có điều kiện trong Thực tại tuyệt đối, có thể gần với sự giác ngộ. Và, dĩ nhiên, có một sự tùy chọn, trong đó bao gồm việc sử dụng cả hai cách giải thích cùng một lúc mà tôi nghĩ là rất gần với chân lý. Theo đó, sự giải thích đầu tiên, đó là đề cập đến sự tập trung của tâm, được gọi là ‘samatha-thiền’; sự giải thích thứ hai, có nghĩa là đỉnh cao của Bát chánh đạo – ‘samādhi-định’, và giữa chúng là một sự nối kết, đó là khái niệm chứng ngộ, được gọi là 'samapatti-định tuệ'. Như vậy, 'chánh định' bao hàm mục tiêu, và các phương tiện của việc đạt được nó.
 'Samatha-thiền chỉ' với sự giải thích đầu tiên trong ba phần đó, nó hàm ý rằng điều trước nhất có ý nghĩa là sự 'tĩnh lặng’. Trạng thái này của tâm là đặc trưng đối với thiền; khi tâm được tập trung vào một điều duy nhất, loại bỏ bất kỳ sự căng thẳng bên ngoài. Như vậy, 'samatha' liên kết chặt chẽ với 'four jhanas-Tứ thiền' vốn thực sự phù hợp với nó. Thêm nữa, 'Samatha' cũng có thể được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn là khó khăn hơn so với giai đoạn trước. Nếu giai đoạn đầu tiên có vẻ là khá đơn giản, điều duy nhất chúng ta phải làm là tập trung sự chú ý của chúng ta vào một vài đối tượng cụ thể. Giai đoạn thứ hai là nhiều khó khăn hơn, vì nó cần thiết để tái tạo sự tập trung vào ‘một cặp’ đối tượng cụ thể trong não bộ của chúng ta, chẳng hạn thực tập về sự di chuyển sự chú ý từ các hình ảnh thực với sự phản chiếu bên trong nội tâm của chúng ta đối với nó và đòi hỏi buông bỏ bất kỳ chi tiết nào về tri giác khác, và ở trạng thái này, chỉ có sự tập trung vào giây phút hiện tiền. Ở giai đoạn cuối cùng của 'Samatha', do năng lực tập trung và sự vắng mặt đối với bất kỳ những thứ loạn tưởng, một người trở nên hoàn toàn hòa nhập với các hình ảnh, hoàn toàn hợp nhất với nó.
 'Samapatti- hay Thiền chứng’ – hành giả thực hành thiền định và tu luyện tâm của mình trong sự tập trung; họ có thể trải nghiệm một vài cảm giác kỳ lạ-những trải nghiệm tâm linh, mỗi trải nghiệm tạo ra một sự biểu hiện đặc biệt, như là một loại cảm ứng thoáng qua của sự ‘Giác ngộ’. Sự biểu hiện của những điều này là rất cá nhân từ người này đến người khác. Sự khác biệt bao gồm không chỉ về dạng thức của kinh nghiệm, không chỉ ở tầng số và thời gian của nó, mà còn ở khả năng ảnh hưởng đến cuộc sống của một người. Trong thực tế, nó có thể xảy ra trong bất cứ cách nào: ví dụ, tầm nhìn của sự mù lòa, tiêu hết ánh sáng, hoặc ngược lại - các hình dạng hình học đầy màu sắc và kiểu dáng đẹp trong tất cả các hình thể và màu sắc; người ta có thể nghe thấy một sự khác biệt về các âm thanh hoặc mùi vị. Tuy nhiên, đúng hơn là một nỗ lực hư huyền để giải thích dòng cảm xúc chưa từng có, những ấn tượng giống như thế rất khó diễn tả bằng lời. Đồng thời, một vài tác động chủ yếu thông dụng ở những trải nghiệm 'samapatti': trong trạng thái này, người ta cảm thấy sự hưng phấn và niềm vui mãnh liệt, như đang phải đối mặt với một điều gì đó với một cấp độ cao hơn của sự hiểu biết. (Sangharakshita)
 Sự mô tả các cảm xúc tương tự là thông thường trong văn hóa đối lập ngày nay, nơi mà chúng được gọi là "kinh nghiệm thần bí" - đề cập đến những kinh nghiệm thu được trong quá trình sử dụng thuốc ảo giác khác nhau như LSD. Nhiều người ủng hộ cho việc hợp pháp hoá đối với LSD trong những năm của thập niên 60s và về sau (trong số những người nổi tiếng nhất là Timothy Francis Leary, Ken Elton Kesey, Aldous Leonard Huxley) đã thuật lại những kinh nghiệm của mình; những điều họ diễn tả, nếu chúng ta nhìn gần hơn, rất giống với sự diễn tả của ‘samapatti’. Một số người này cũng say mê Phật giáo, cũng nhận thấy sự tương đồng này, và cho rằng việc sử dụng các chất psychedelics có thể giúp cho một người nào đó  như đang có sự  thiền tập tiếp tục kết hợp với sự thực hành trên con đường của Đức Phật. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng 'samapatti' là bước thứ hai, trong đây, bản chất của nó bao gồm nhiều sự chứng đắc nhỏ (liên quan với sự giác ngộ cuối cùng), và những sự chứng đắc này giống như những mảnh vỡ của câu hỏi, không có tham chiếu đến các đề mục khác trong giáo lý của Đức Phật; những sự chứng ngộ như thế thậm chí không có ý nghĩa cuối cùng, vì điều quan trọng không chỉ là để tiếp cận chúng, quan trọng là có sự chuẩn bị, nhận diện chúng ở mức độ khác nhau của sự tỉnh thức. Như thế, nếu một người không sẵn sàng cho sự tu tập thiền quán thâm sâu đối với thể chất hay tinh thần, nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng, chỉ làm tăng nỗi sợ hãi, ham muốn và đam mê.
 Samadhi (tam muội/định) có thể được dịch theo nghĩa đen là sự 'tập trung'. Trạng thái tâm đạt được xuyên qua việc thực hành thiền định cao, làm cho tâm định tĩnh và thuần nhất. Nó cần thiết cho sự phát triển của trí tuệ chân thật vốn là quá trình của một kinh nghiệm trực tiếp, kiến thức trực tiếp, khác hẳn với trí tuệ thông minh, dưới dạng của các khái niệm và ý tưởng.
 Từ 'samadhi' trong ngữ cảnh này có nghĩa là một trạng thái của tâm giác ngộ; rất khó khăn để giải thích ý nghĩa của nó đối với một người chưa từng để tâm trong những điều như thế. Ngoài ra, trạng thái thân chứng giác ngộ - đó là một cấp độ hoàn toàn khác nhau của bản chất, suy nghĩ và cảm giác, đó là cao hơn những gì chúng ta thường đề cập; vì thế, không có những sự diễn tả chính xác sẵn sàng cho mọi người để liên kết với nó (bởi vì Đức Phật dạy chúng ta làm thế nào để đạt đến giác ngộ, ngài không cố gắng đưa ra một sự mô tả cụ thể nào đối với nó). Trên cơ sở này, đúng hơn, chỉ nói rằng ‘samadhi’ là rất nhiều khác biệt từ cuộc sống thông thường của một con người hiện đại. Trong trường hợp này, hay hơn là nên sử dụng phương pháp từ chối đối với một lời giải thích, như thế tốt hơn. Như vậy, sự diễn đạt phổ biến nhất là sự phủ định của ba điều sau đây: ham muốn, thiếu hiểu biết và điều kiện của sự tồn tại. Theo đó, trong trạng thái này, không có dấu hiệu của những cảm xúc và tình cảm được lưu giữ trong tâm; chúng ta có thể nói rằng đó là một cảm giác hoàn toàn tự do (Sangharakshita).
 Ngoài ra, trạng thái ‘Samadhi’ có thể chia thành ba khía cạnh như được biết.
'Vô tướng Samadhi'
Đầu tiên là 'animitta' Samadhi – Vô tướng định, có nghĩa là một trạng thái hoàn toàn tự do từ bất kỳ hình tướng nào, ngay cả những suy nghĩ và sự hiểu biết có thể gây ra sự phân tâm... "Có trường hợp với sự siêu việt hoàn toàn của những nhận thức về sắc, với sự biến mất của những nhận thức đối với sự phản kháng, và không có nhận thức lưu tâm đối với sự đa dạng; với (nhận thức) 'không gian vô hạn’, vị ấy ... trụ trong phương hướng vô tận của không gian: đây là một cách hiện hữu tri giác khi không bị câu thúc với chiều hướng đó.”[2]  
 'Vô nguyện Samadhi'
Khía cạnh thứ hai là 'appanihita' Samadhi – Vô nguyện định, thường được hiểu như là một sự ‘thiếu định hướng’, đề cập đến sự thiếu vắng nhu cầu để hướng đến, không có những ham muốn ích kỷ, và trong trạng thái vốn tròn đầy. Cũng cần lưu ý thêm rằng vô nguyện cũng có nghĩa là một sự hợp nhất hoàn toàn với vũ trụ. "Hơn nữa, với sự siêu việt hoàn toàn các chiều hướng của vô hạn của không gian, với (nhận thức) ‘tâm thức vô hạn’, vị ấy... trụ trong chiều hướng của vô hạn của tâm thức: đây là một cách khác của tri giác khi không bị câu thúc với chiều hướng đó.”[3]  
 Tánh không Samadhi’
Khía cạnh cuối cùng là ‘sunnata samadhi’ – Tánh không định, 'sunnata' - có nghĩa là trống rỗng. Tuy nhiên, sự ‘trống rỗng’ xuất hiện ở đây không phải trong bối cảnh thông thường, có nghĩa là sự vắng mặt của tất cả mọi thứ. Tánh không-là sự hiểu biết có mặt và đầy đủ đối với tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, giai đoạn cao nhất của tuệ giác về đời sống, vượt khỏi những giới hạn của các khái niệm, tư duy hay những phán đoán thông thường: "Hơn nữa, với sự siêu việt hoàn toàn đối với  chiều hướng của tâm thức vô hạn, với (nhận thức) ‘tánh không’,  vị ấy ... trụ trong chiều hướng của ‘không’: đây là một cách khác của tri giác khi không bị câu thúc với  chiều hướng đó.”[4]
 Khước từ những ham muốn của chính mình, khước từ những giá trị phán đoán, quán sát đời sống và tâm thức với nhận thức của bản chất tương quan và vô ngã, người ta sẽ đi đến kết luận rằng tất cả mọi thứ trong thế giới này có những phẩm chất tương tự, là bình đẳng trong ý nghĩa và bình đẳng trong vô nghĩa. 
 Tuy nhiên, sự khước từ những giá trị hữu hạn để thể nhập vào Tánh không vô hạn, và thấy được chân giá trị bình đẳng trong mọi hiện tượng, hành giả phải có những quá trình cụ thể trong sự thực hành. Bước qua những phạm trù đối đãi của vui và buồn, ở trạng thái không còn phân tâm, Chánh định được xem như là trọn vẹn.
             Trong Saccavibhanga Sutta diễn tả về từng bước của Chánh định như sau:
 Và Chánh định là gì?
[i] Ở đây, các Tỳ kheo, xả ly cảm thọ ham muốn, xả ly những trạng thái bất thiện, nhập và trụ trong  jhana (chánh định) đầu tiên, nơi đây tư duy được chuyên chú và duy trì, cùng với trạng thái hỷ-lạc phát sinh từ sự xả ly.
[ii] Và xuyên qua sự lắng đọng của tâm chuyên chú và duy trì, với sự tăng trưởng của nội tâm tĩnh lặng và sự hiệp nhất của tâm, vị ấy nhập và trụ trong jhana thứ hai, nơi đây là trạng thái không còn tư duy được chuyên chú và duy trì, và bên trong có phát sinh hỷ-lạc từ thiền định.
[iii] Và xuyên qua việc xả ly tâm hỷ, vị ấy trụ vào định tĩnh, chánh niệm và tỉnh thức, và vị ấy trải nghiệm trạng thái an lạc toàn thân của mình mà bậc Chân nhân nói: "Định tĩnh, chánh niệm và lạc trụ", và như thế vị ấy nhập và trụ trong jhana thứ ba.
[iv] Và xuyên qua việc xả ly lạc và khổ, và xuyên việc xả ly những niệm vui và buồn, vị ấy nhập và trụ trong jhana thứ tư, nơi đây không còn lạc và khổ, và bên trong hoàn toàn thuần tịnh và chánh niệm.
Điều này được gọi là Chánh định.[5]
Tựu trung, Chánh định là đi sâu vào thiền định. Nó là một quá trình xuyên qua bảy giai đoạn của Bát chánh đạo, trong đó sự nỗ lực không ngừng để duy trì Chánh niệm trong tất cả mọi tình huống. Trong trạng thái thuần tịnh hoàn toàn của Chánh định, cũng có thể gọi là trạng thái Niết bàn. Tuy nhiên, đối với những hành giả có nhiều bận rộn trong cuộc sống hằng ngày, Chánh định có thể được thực hiện bằng Chánh niệm, nghĩa là quan sát hành động của mình bằng cái nhìn tỉnh thức, quan sát hiện tượng của tâm và hoàn cảnh trong giây phút hiện tại. Trong sự tỉnh thức thường xuyên này, ngoài việc thanh lọc dần dần những tư duy tiêu cực, những suy nghĩ tích cực sẽ phát triển tốt hơn, tạo ra những cơ hội bất ngờ đối với sự giác ngộ ở môt giai đọan nhất định đối với họ, và hoa trái của sự giác ngộ này có nhiều giá trị thiết thực để chia sẻ cho nhiều người khác. Đây cũng là lời nhắc nhở của Đức Phật: “Hãy thay đổi tư tưởng của bạn, và bạn có thể thay đổi thế giới.”


[1] MN 117, Maha-cattarisaka Sutta: The Great Forty
[2] AN 9.37, Ānanda sutta - With Ananda
[3] Ibid…
[4] Ibid…
[5] Roderick Bucknell, Chris Kang,The Meditative Way: Readings in the Theory and Practice of Buddhist Meditation. Routledge .p.12–13

No comments:

Post a Comment

  • Tại Sao Phật Giáo Không Tôn Thờ Đấng Sáng Thế?

    Tại Sao Phật Giáo Không Tôn Thờ Đấng Sáng Thế?

    01/10/2015 - 0 Nhận xét

    Thích Nữ Tịnh Quang    Quan…

  • Chiều Trắng

    Chiều Trắng

    02/10/2015 - 0 Nhận xét

    Mỗi khi chiều trắng cánh cò bay Loáng thoáng…

  • Đạt Được Hòa Bình Bằng Sự Bình An của Nội Tâm

    Đạt Được Hòa Bình Bằng Sự Bình An của Nội Tâm

    30/09/2015 - 0 Nhận xét

    Thân Tâm Bất Ổn Hòa bình là sự quan tâm của…

  • VIOLENCE OF NEGATIVE EMOTIONS

    VIOLENCE OF NEGATIVE EMOTIONS

    11/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang        …

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States