• Sister Tinh Quang Quotes 86

    Sister Tinh Quang Quotes 86

    02/05/2018 - 0 Nhận xét

  • Trên Con Đường Núi

    Trên Con Đường Núi

    25/02/2022 - 1 Nhận xét

    Tôi đến Lone Mountain khi trời còn loang trong…

  • RIGHT SPEECH (samyag-vāc / sammā-vācā)

    RIGHT SPEECH (samyag-vāc / sammā-vācā)

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang The next stage of the…

  • Only the Movement

    Only the Movement

    21/10/2019 - 0 Nhận xét

    My time is now No past, no future Just like the…

Monday, February 27, 2017

ĐẠO ĐỨC NĂM GIỚI CỦA PHẬT GIÁO LÀ NGUYÊN TẮC PHÒNG HỘ CHO XÃ HỘI MỚI

Thích Nữ Tịnh Quang
  “Đạo đức là giá trị cao nhất, nhưng dành cho chúng ta, không phải dành cho đấng tối cao.” (Albert Einstein)
 Trong Phật giáo, có nhiều nguyên tắc đạo đức, nhưng đạo đức cơ bản của người Phật tử là năm giới cấm. Năm giới cấm được Đức Phật thiết lập cho hàng Phật tử tại gia để biết những gì nên làm đúng và để biết tránh những gì sai lầm. Năm giới cũng là nguyên tắc quan trọng để kiến tạo nhân cách đặc biệt cho tự thân, đem lại niềm tin và hòa bình cho gia đình, cộng đồng, xã hội và tất cả sinh linh.
Năm Giới Cấm:
1. Panatipata veramani sikkhapadam samadiyami
Tôi nguyện giữ giới không gây tổn hại đến tất cả các sinh vật có sự sống. 
2. Adinnadana veramani sikkhapadam samadiyami
             Tôi nguyện giữ giới không lấy những gì mà người khác không cho.
3. Kamesu micchacara veramani sikkhapadam samadiyami
Tôi nguyện giữ giới không tà dâm.
4. Musavada veramani sikkhapadam samadiyami
            Tôi nguyện giữ giới kiềm chế lời nói không chính xác.
5. Suramerayamajja pamadatthana veramani sikkhapadam samadiyami
            Tôi nguyện giữ giới không uống các chất say sưa và ma túy gây nên sự rối trí.
Nguyên tắc nổi bậc nhất thuộc về hành vi đạo đức trong Phật giáo là ‘năm giới’. Từ khi Phật giáo được chia thành nhiều hệ phái, và không phải là hoàn toàn một thể tôn giáo như được biết trong thế giới phương Tây, nhiều thứ trong đó cũng khác nhau. Ví dụ, ‘giới điều’ mà Đức Phật dành cho mọi người: năm giới, thường được tìm thấy trong các văn bản mở rộng - thuộc về tám giới hay mười giới. Vì vậy, sự khác biệt giữa chúng và điều nào chúng ta nên tin tưởng? Theo ‘Abhisanda Sutta’, Đức Phật đã đưa ra năm giới cho người mới bắt đầu. Năm giới là những điều đạo đức cơ bản mà tất cả mọi người nên thực hiện. Giới luật này không chỉ là một tập hợp các quy tắc; tuy nhiên, khi bạn đọc về chúng trong văn học liên quan đến Phật giáo, bạn có thể nghĩ về lời giải thích như vậy: Thông thường, người ta miêu tả Đức Phật bảo những gì mọi người không nên làm, và do đó nó gây ấn tượng rằng Phật giáo là điều không thực tế cùng trong xã hội hiện đại như các tôn giáo khác. Tuy nhiên, trong thực tế, giới luật chỉ là kiểu mẫu hành vi đạo đức. Chúng là một sự biểu hiện tự nhiên của một trạng thái tinh thần thiện xảo. Do đó, đối với điều này chúng ta có thể xác định trình độ nào mà chúng ta đã phát triển trong những điều kiện như nhau, chỉ đơn giản là kiểm tra hành vi của chúng ta với những giới luật.
Ví dụ, có những yếu tố trong đạo đức phương Tây tương ứng với truyền thống cổ điển của người Greco-Romanian và các yếu tố từ truyền thống Do thái-Kitô giáo vốn được phổ biến. Trong đạo đức luân lý Kitô giáo theo truyền thống được hiểu như là một loại pháp luật. Nghĩa vụ và quy tắc đạo đức là một cái gì đó được đặt bởi Thiên chúa. Điều này được minh họa rõ trong câu chuyện Kinh Thánh về nguồn gốc của Mười Điều Răn. Môi-se đi lên trên núi Sinai và có bối cảnh sấm sét tiếp nhận Mười điều răn từ Thiên chúa. Điều này minh họa cho ý tưởng của đạo đức, như cái gì đó đã cưỡng chế con người, thậm chí có thể chống lại ý chí của chính y, bởi một số lực lượng hoặc cơ quan bên ngoài. Ngày nay, nhiều người thuộc về các nước phương Tây, không phải là Kitô hữu trong bất kỳ ý nghĩa nào Tuy nhiên, họ tiếp tục đại diện cho đạo đức và luân lý trong cùng một tinh thần đó là, như đối với họ từ nghĩa vụ bên ngoài, một điều răn mà họ đang thực hiện, và nghĩa vụ chấp hành. Có lẽ, chúng ta có thể mô tả vị trí của đạo đức truyền thống như cô ấy chỉ thị bạn không nên làm những gì bạn muốn, và làm những gì bạn không muốn, vì những lý do không được biết đối với chúng ta.
Mặt khác, chúng ta có truyền thống phương Đông vốn hoàn toàn khác nhau. Theo giáo lý của Đức Phật, và theo tất cả các truyền thống hoặc tông phái Phật giáo, hành động đúng hay sai, tốt hay xấu phụ thuộc vào trạng thái của ý thức mà họ đã cam kết. Nói cách khác, các tiêu chuẩn đạo đức ở đây không phải là thần học, và tâm lý. Đúng là ở phương Tây chúng ta không hoàn toàn xa lạ với ý kiến đó, ngay cả trong Kitô giáo. Tuy nhiên, nếu chúng ta nói về đạo đức Phật giáo, đây là chuẩn mực duy nhất. Chuẩn mực này có tính ứng dụng phổ quát và áp dụng triệt để một cách nhất quán trong các cộng đồng Phật giáo.
Về vấn đề này, với người nghiên cứu Phật giáo có thể hỏi: làm thế nào hình ảnh của xã hội hiện đại này có thể phù hợp với 'năm giới'? Chúng có đại diện cho một tập hợp các quy tắc đạo đức đặt ra bởi chính Đức Phật mà chúng ta nên làm theo không? câu trả lời thực sự chúng là 'nguyên tắc hướng dẫn’ đã được giải thích và khuyến cáo bởi Đức Phật, nhưng nó không phải sự sự ép buộc đối với uy quyền bằng lực lượng, như là mười điều răn của Thiên chúa. Để hiểu rõ hệ thống này, trước hết chúng ta cần phải hiểu rằng đây không phải là một tập hợp các quy tắc cưỡng ép đối với chúng ta bởi Đức Phật. Đúng hơn, nó là tiêu chuẩn mà chúng ta nên áp dụng cho chính mình, bởi vì theo quan điểm của Đức Phật, chúng ta không thể hoàn thiện nhân tính nếu chúng ta hành động mâu thuẫn với năm giới này. Là một con người, chỉ được sinh ra là không đủ, một con người thì phải có tiêu chuẩn. Đao đức Năm giới là một vài phương pháp hướng dẫn để hoàn thành con đường trở thành con người.
  Chúng ta thử chứng minh điều này với ví dụ từ bỏ hành vi trộm cắp. Trong trường hợp này chúng ta có thể phân chia những người không thực hiện hành vi trộm cắp thành ba nhóm - ba cấp độ thực hành đạo đức. Thực hành các nguyên tắc này đối với hầu hết mọi người dựa trên sự sợ hãi về pháp luật. Trong mỗi quốc gia, không có ngoại lệ, đó là một quy luật, trong đó cấm trộm cắp, như thế ăn cắp là một tội phạm bị trừng phạt bởi luật pháp áp dụng ở mọi quốc gia. Nhiều người không ăn cắp vì sự sợ hãi của pháp luật. Tuy nhiên, nếu họ biết rằng các hành vi trộm cắp sẽ không bao giờ được tiết lộ, sự cám dỗ để trộm cắp có vẻ là rất mạnh mẽ.
Nếu chúng ta nói về mức độ thứ hai của đạo đức nghề nghiệp với người cần tuân theo một vài lời dạy trong tôn giáo. Các tín đồ của mỗi tôn giáo lớn trên thế giới đều được yêu cầu không nên ăn cắp (từ bỏ trộm cắp). Loại người thứ hai này, tất nhiên, tốt hơn so với người đầu tiên. Bởi vì đức tin của mình, họ sẽ không ăn cắp ngay cả khi hành động ăn cắp của y sẽ không bao giờ được tiết lộ. Thực tế, khi chúng ta nói về năm giới cấm, để là một con người thực sự, chúng ta phải phấn đấu đến cấp độ thực hành thứ ba, cụ thể là để đạt đến sự giải thoát hoàn toàn từ tất cả sự khởi tâm ham muốn ăn cắp.
 Khi nói về trình độ thứ ba thực hành đạo đức, chúng tôi muốn đề cập đến người không muốn ăn cắp bất cứ điều gì dù trong bất kỳ điều kiện nào. Đó là những gì chúng ta bàn về việc đạt được một tiêu chuẩn đã được thành lập bởi Đức Phật trong năm nguyên tắc đạo đức. Sự áp dụng cũng tương tự đối với bốn giới còn lại. Trước hết chúng ta phải hiểu sự từ chối trộm cắp đó không phải là một mục tiêu; đây là phương tiện để hoàn thiện con người. Thường thì một số người cho rằng trước khi họ tiếp nhận giáo lý Phật giáo họ cảm thấy rằng họ được tự do làm hầu như tất cả mọi thứ. Sau đó, họ đã có cảm giác một vài sự ràng buộc với năm giới ngoài những điều khác. Họ nghĩ rằng mục đích của việc nghiên cứu và thực hành của Phật giáo là để tiêu diệt đau khổ và đạt được hạnh phúc, nhưng những gì họ cảm thấy đang xảy ra với họ là có vẻ là một cái gì đó ngược lại. Sau khi họ bước vào sự tiếp xúc với Phật giáo, họ mới bắt đầu có cảm giác bị 'hạn chế'. Lý do cho những cảm xúc như vậy là bởi họ thường xuyên dùng phương tiện đối với mục tiêu như là mục tiêu. Khi chúng ta thực hiện theo các nguyên tắc đạo đức của ý chí tự do của chúng ta, chúng ta hiểu rằng một ngày nào đó hành vi của chúng ta hoàn thành một cách tự nhiên với năm nguyên tắc đạo đức (chúng ta sẽ có thể hành xử một cách tự nhiên theo năm giới). Chúng ta hãy lấy vị dụ như là việc học ngoại ngữ, với cách như vậy nó sẽ dễ dàng hơn để hiểu những gì tôi muốn nói. Để học ngôn ngữ, trước hết chúng ta phải đầu tư rất nhiều công sức vào việc nghiên cứu về ngữ pháp. Tuy nhiên, việc học ngữ pháp không phải là mục tiêu cuối cùng. Mục tiêu cuối cùng là khả năng nói tốt và cũng như viết bằng ngôn ngữ này. Khi bạn được đào tạo tốt về ngữ pháp, bạn sẽ không vi phạm các quy tắc ngữ pháp khi bạn nói hoặc viết. Bạn sẽ không có sai sót về ngữ pháp.
Vì thế, người đã được giác ngộ, người đạt đến Phật quả, người đã thành tựu viên mãn trí tuệ đối với chính mình, và người đã đầy đủ lòng từ bi sẽ làm tất cả mọi điều trong những phương pháp nhất định, bởi vì đó là bản chất của sự giác ngộ - để làm như thế. Hơn nữa, bạn càng phát triển trí tuệ bạn càng muốn thể hiện như vậy xuyên qua lời dạy của Đức Phật. Trong trường hợp nếu chưa có giác ngộ, hay chưa phát triển tuệ giác nhiều, sự tuân thủ của năm giới sẽ giúp bạn bước qua xuyên suốt, cách mà những người chứng ngộ thường biểu thị trong kinh nghiệm cá nhân của các trạng tháí tâm. Chúng tôi sẽ nói điều này: người giác ngộ trở thành một vị Phật là giải thoát từ ham muốn dục vọng ham hay ham muốn ích kỷ, và cùng lúc đó, hầu hết chúng ta có đầy đủ những điều như vậy; tuy nhiên, nó sẽ khó khăn hơn cho chúng ta hiểu. Ví dụ, chúng ta đòi hỏi cho một số loại thức ăn, chúng ta có một số loại ham muốn đặc biệt đối với loại thức ăn này hoặc thức ăn khác. Giả sử, vì lợi ích của việc thử nghiệm, chúng ta ngưng ăn thức ăn ưa thích của chúng ta. Tham muốn sẽ giảm dần, và cuối cùng chúng ta sẽ thấy được trạng thái hạnh phúc trong đây và sẽ không cón tham ái đối với nó, rồi chúng ta sẽ tự động quên ngay cả suy nghĩ về những điều như vậy. Sự thất bại của chúng ta dường như không còn bị xử lý kỷ luật, nhưng thành công trở nên một sự biểu hiện đúng đối với lòng ham muốn không có là những gì chúng ta tìm được ở buổi ban đầu.
  Điển hình, đạo đức năm giới được xây dựng có vẻ tiêu cực, vì chúng chỉ ngăn cấm một số. Tuy nhiên, đối với mỗi ‘mệnh lệnh’ lại có sự thể hiện tích cực. Đặc điểm là trong giáo lý Phật giáo hiện đại thì những hướng dẫn tiêu cực được phổ biến nhiều hơn so với những tích cực. Nhiều người đã được hiểu về năm nguyên tắc nhưng đối mặt với sự thực hành tích cực một cách khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, thực hành năm giới cấm tích cực có thể được gọi là "năm nguyên tắc đạo đức”.
Chúng ta hãy khảo sát súc tích năm giới và sự ứng dụng tích cực của chúng với từng giới cấm - đầu tiên là những công thức tiêu cực và sau đó là những công thức tích cực. Điều này sẽ cho chúng ta một bức tranh đầy đủ về mô hình cụ thể của đạo đức Phật giáo.
Continue...

No comments:

Post a Comment

  •  VỌNG NGUYỆT

    VỌNG NGUYỆT

    20/12/2020 - 0 Nhận xét

    Tuổi thơ, trăng xuống sân nhàTa mơ chú Cuội cây…

  • PHẬT ĐẢN, NGÀY CỦA HÒA BÌNH VÀ YÊU THƯƠNG

    PHẬT ĐẢN, NGÀY CỦA HÒA BÌNH VÀ YÊU THƯƠNG

    09/06/2020 - 0 Nhận xét

    Ngày Phật đản về giữa nhân gian, người con Phật…

  • Sister Tinh Quang Quotes 80

    Sister Tinh Quang Quotes 80

    09/05/2017 - 0 Nhận xét

    If my eyes were blinded, I could see the beauty…

  • Kinh Phật Thuyết Khổ Uẩn

    Kinh Phật Thuyết Khổ Uẩn

    02/10/2015 - 0 Nhận xét

    (Bổn dịch đời Hậu Hán, tên dịch giả thất…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States