
Giới đầu tiên trong năm giới cấm là 'cấm sát
sanh, từ bỏ sát sanh’. Mặc dù đôi khi nó được dịch là ‘không nên giết’, có
nghĩa là không chỉ từ bỏ về việc giết người, nhưng cũng từ chối sát hại bất kỳ
loài nào khác. Nó có nghĩa là từ bỏ tất cả các hình thức bạo lực, áp bức và sai
lầm. Bạo lực thì không thể chấp nhận vì nó là căn bản thiết yếu, trực tiếp hoặc
gián tiếp đối với trạng thái tinh thần lừng lẫy, chẳng hạn như lòng căm thù và sự
chán chường. Nếu chúng ta nuông chìu những trạng thái tinh thần lừng lẫy của chúng
ta như vậy, đó là những biểu hiện tự nhiên của bạo lực, rồi các tâm trạng này sẽ
trở nên cứng cỏi và mạnh mẽ hơn trước. [1]
Thể hiện tích cực đối với việc vô hại là sự thực
hành từ tâm - 'Maitri' (Pali - metta), có nghĩa là lòng yêu thương thanh tịnh. Tâm
‘từ’ (maître) ở đây không chỉ là cảm xúc hay cảm giác; đó là tình yêu thương được
biểu hiện trong sự thực hành. Cảm giác thiện chí đối với những người khác, đối
với mọi loài là không đủ, tâm từ phải được thể hiện bằng hành động. Mặt khác. nếu
chúng ta chỉ hưởng thụ cách mà chúng ta yêu thương người khác với những ý niệm
trong tâm cúa chúng ta, như thế sẽ không đủ. Do đó, chúng ta phải nhìn lại
chính mình trong vấn đề này. Thường thì chúng ta nghĩ rằng chúng ta thực sự
thương yêu người khác, hoặc ít nhất một vài người, nhưng nếu chúng ta tự kiểm
tra chính mình, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta không bao giờ thể hiện tình yêu
của chúng ta: nó có vẻ hiển nhiên, rằng tất cả điều này đã được rõ ràng. Mọi
người không cần thiết để xem xét cảm xúc của chúng ta đối với họ như thế nào,
hoặc tưởng tượng rằng chúng ta có một số cảm xúc hay một vài sự liên kết với họ.
Nó phải được thể hiện đầy đủ trong lời nói và việc của chúng ta. Chúng ta phải
thực hiện hoàn toàn các bước cụ thể để duy trì tinh thần của tình thương và các
mối quan hệ. Đó là lý do tại sao trong đời sống xã hội và đời sống xã hội Phật
giáo đặc biệt đánh giá cao các hoạt động như ban phát quà tặng hoặc sự viếng
thăm. Nó không đủ để ngồi trong phòng riêng của bạn, hoặc thậm chí trong cuộc gọi
của bạn để phát ra những suy nghĩ tràn đầy tình yêu. Có lẽ, điều này là tốt, thậm
chí rất lớn, nhưng tất cả mọi thứ phải có những biểu hiện cụ thể của nó. Như thế
những người khác sẽ hưởng ứng lại bạn một cách tương tự.
Hành động tích cực trong việc thực hành tâm từ
bằng những hành động cụ thể, có khả năng xây dựng hòa bình trong ý nghĩa đúng
nhất. Tuân thủ nguyên tắc đạo đức Phật giáo như là tuân thủ một nguyên tắc của
đời sống vốn có từ ngàn xưa. Bằng việc thực hành giới đầu tiên, ngoài việc
không giết hại, chúng ta còn quí trọng và bảo vệ sự sống cho tất cả chúng sanh,
như thế chúng ta cũng gặt hái lại những hành động ấy đối với hạnh phúc của
chính chúng ta; đó cũng là món quà giá trị nhất trong đời sống.
“Có
trường hợp một đệ tử của những người quý tộc, từ bỏ việc sát sinh, tránh xa việc
sát sinh. Khi làm như vậy, ông ta bố thí sự
tự do từ nguy hiểm, tự do từ sự thù địch, tự do khỏi sự áp bức cho vô lượng
chúng sanh. Khi bố thí tự do từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù địch, tự
do từ sự áp bức cho vô lượng chúng sanh, ông ta đạt được một phần trong sự tự
do vô hạn từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù địch, và tự do từ sự đàn áp.
Đây là này là món quà đầu tiên, món quà vĩ đại nhất – căn bản, bền vững, truyền
thống, lâu đời, không giả tạo, không giả tạo từ sự khởi đầu – hành vi này không
mở cửa cho sự nghi ngờ, sẽ không bao giờ mở cửa cho sự nghi ngờ, và không mắc
phải lỗi lầm bởi trí tuệ hiểu biết...”[2]
Đức
Phật đã cho chúng ta biết tầm quan trọng của sự sống đối với tất cả chúng sanh
như thế nào trong những đoạn kinh văn sau:
“Chúng
sinh sợ nguy hiểm
Chúng
sinh sợ tử thần
Biết
cân nhắc điều này
Không
giết không bảo giết.”
(Sabbe tasanti dandassa
Sabbe
bhayanti maccuno
Attanaj
upamaj katva
Da
haneyya na ghataye.)[3]
“Người
trí không sát sinh
Thường
chế ngự bản thân
Đạt
Niết bàn bất tử
Cảnh
giới không ưu buồn.”
(Ahijsaka ye munayo
Niccaj kayena sajvuta
Te
yanti accutaj thanaj
Yattha
gantva na socare.)[4]
“Người
có trang sức tốt
Nếu
sống tâm tịnh thiện
Có
kiên định phạm hạnh
Không
tổn hại chúng sinh
Vị
ấy là phạm chí
Là ẩn sĩ sa môn.”
(Alavkato
ce pi samaj careyya
Santo
danto niyato brahmacari
Sabbesu
bhutesu nidhaya dandaj
So
brahmano so samano sa bhikkhu.)[5]
“Một
con người vĩ đại
Vì
y là chiến sĩ
Giết
chết nhiều người khác
Nhưng
người không sát sại
Bất
kỳ mọi chúng sinh
Xứng
danh: người vĩ đại.”
(Nidhaya
dandaj bhutesu
Tasesu thavaresu ca
Yo
na hanti na ghateti tam
Ahaj
brumi brahmanaj)[6]
Đức
Đạt Lai Lạt Ma nói: "Tôi không thấy bất kỳ lý do tại sao động vật phải được
làm thịt để làm thực phẩm cho con người khi có rất nhiều sản phẩm thay thế. Thực
tế, con người có thể sống mà không ăn thịt.”
Đại
đế Phật tử A Dục vương (Ashoka 268-223 B.C.E) đã tuyên bố trong một sắc lệnh ở
trụ đá nổi tiếng của ông: "Tôi đã thực thi pháp luật chống lại việc sát hại
động vật… tiến bộ lớn nhất của sự công bình với con người xuất phát từ lời kêu
gọi ủng hộ phi-thương tích đối với sự sống và không đồng tình với việc giết hại
tất cả chúng sanh.”
Phật giáo Đại Thừa xiển dương lối sống trường
chay. Kinh Đại Niết Bàn nói: “Ăn thịt làm tiêu tan hạt giống từ bi.”
Kinh
Lăng Già nói:
“Vì
lòng từ bi, Bồ tát không nên ăn thịt vốn được sinh từ sự phối hợp của tinh, huyết
v.v… Vì không muốn gây ra nỗi sợ gây kinh hoàng cho chúng sanh nên các vị Bồ
tát tự kỷ luật đối với bản thân để đạt được lòng từ bi, không ăn cá thịt ...
không phải thịt là thực phẩm thích hợp và được phép dầu con vật không bị giết bởi
chính mình, khi mình đã không để cho người khác giết nó, khi nó không phải được
làm cho mình ...”[7]
Ngoài
việc không giết hại, Đức Phật cũng khuyên chúng ta không nên làm tổn thương đến
người khác:
“Ai
cũng cần hạnh phúc
Cầu
hạnh phúc cho mình
Hại
hạnh phúc của người
Đời sau không hạnh phúc.”
Sukhakamani bhutani
Yo
dandena vihijsati
Attano
sukham esano pecca
So
na labhate sukhaj.)[8]
No comments:
Post a Comment