
Giới thứ hai của năm giới là 'không nên lấy tài
vật của người khác không cho mình (ăn cắp)’. Đây cũng là nghĩa đen. Nó không có
nghĩa là chỉ là nhịn ăn cắp mà còn bao hàm việc từ bỏ bất kỳ thứ gì không trung
thực, sử dụng sai hoặc sự khai thác, bóc lột, bởi vì tất cả đều là những biểu
hiện của lòng ham muốn say mê và ích kỷ.[1]
“Những
ai không trộm cắp
Với
vật lớn hay nhỏ
Hoặc
dài hay là ngắn
Hoặc
vật đẹp hay xấu
Xứng
gọi Bà La Môn.”
(Yodha
dighaj va rassaj va
Anuj
thulaj subhasubhaj
Loke
adinnaj nadiyati tam
Ahaj
brumi brahmanaj)[2]
“Lại
nữa, không trộm cắp, người đệ tử của những người quý tộc từ bỏ việc không lấy
những gì mà người khác không cho. Khi làm như vậy, ông ta bố thí sự tự do từ nguy hiểm, tự do từ sự thù địch, tự
do khỏi sự áp bức cho vô lượng chúng sanh. Khi bố thí tự do từ sự nguy hiểm, tự
do từ tình trạng thù địch, tự do từ sự áp bức cho vô lượng chúng sanh, ông ta đạt
được một phần trong sự tự do vô hạn từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù địch, và tự do từ sự
đàn áp. Đây là này là món quà thứ hai…”[3]
Với ý nghĩa tích cực là không ăn cắp là cũng đồng
nghĩa không làm người khác đau khổ. Khi chúng ta bị mất một cái gì đó chúng ta
rất đau khổ, và người khác mất những gì thuộc về họ, họ cũng đau khổ như ta. Ý
thức được rằng mình không muốn đau khổ, và không muốn làm người khác đau khổ là
một cảm tính mạnh mẽ, giúp cho mình được hanh phúc, giúp người khác được an ổn;
góp phần xây dựng xã hội thanh bình, an lạc. Giữ giới không trộm cắp, dù tiêu cực
hay tích cực cũng khiến cho chúng ta có nhân cách đặc thù, và thiện nghiệp của
thân được thanh tịnh hoàn toàn.
“Một
thời ở Savatthi Đức Phật bảo rằng:
Này
các thân chủ, Pháp nào giải thích phù hợp với bản thân?
Ở
đây, các thân chủ, một môn đệ cao quí phản ánh như thế này: Nếu ai đó đã lấy đồ
vật từ tôi, những gì mà tôi không cho, đó là trộm cắp, điều này sẽ không hài
lòng, cũng không dễ chịu với tôi. Nếu tôi lấy bất cứ đồ gì của người khác, những
gì người khác đã không thực sự cho, đó cũng là trộm cắp, điều này sẽ không hài
lòng, cũng không dễ chịu đối với người đó. Hoặc những gì làm bực mình và khó chịu
đối với tôi, cũng làm bực mình và khó chịu cho bất kỳ ai đó! Làm thế nào tôi có
thể gây ra cho người khác những gì mà cũng khiến làm bực mình và khó chịu cho bản
thân tôi?
Sau
khi lập lại nhiều lần như vậy, rồi Đức Phật lược thuyết:
1:
Người cẩn trọng sẽ không lấy tất cả những gì không được cho…
2:
Người thuyết phục người khác cũng từ bỏ việc trộm cắp...
3:
Người được tán dương chỉ nhận những gì mà người khác cho mình với tâm rộng lượng
và đúng đắn...
Với
phương hướng đúng như thế là thân hành tốt, có sự thanh tịnh trong 3 phương diện!”[4]
Việc ứng dụng tích cực với giới không ăn cắp là
‘dana’ - bố thí. Trong trường hợp này, nó cũng có nghĩa là không chỉ là một cảm
giác của tâm rộng lượng và mong muốn bố thí cho người khác, nhưng hành động thể
hiện cũng rất là hào phóng. Tất cả những ai có liên kết với lời dạy sống động của
Đức Phật theo cách này hay cách khác ít nhất là một vài lần cũng nhận thức được
những gì là bố thí.
“Hãy
nhanh làm việc lành
Và
kiểm tra tâm ác
Người
chậm làm việc lành
Ắt
tâm ác khởi lên.”
(abhittharetha
kalyane
Papa
cittaj nivaraye
Dandhaj
hi karoto pubbaj
Papasmij
ramati mano.)[5]
“Ai
làm các hạnh lành
Che
khuất những điều ác
Sáng
rỡ thế gian này
Như
trăng thoát khỏi mây.”
(yassa
papaj kataj kammaj
Kusalena pithiyati
So
imaj lokaj pabhaseti
Abbha
mutto va candima.)[6]
No comments:
Post a Comment