• Kinh Pháp Cú-Phẩm Đạo (20)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm Đạo (20)

    24/11/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt273) Maggānaṭṭhaṅgiko…

  • Sister Tinh Quang Quotes 130

    Sister Tinh Quang Quotes 130

    29/12/2023 - 0 Nhận xét

     

  • Sister Tinh Quang Quotes 54

    Sister Tinh Quang Quotes 54

    04/07/2016 - 0 Nhận xét

    Our life just changed when our mind…

  •  LỮ HÀNH

    LỮ HÀNH

    25/02/2022 - 0 Nhận xét

    Ta đi khi xuân vừa vội,Cành hồng trắng điểm nụ…

Monday, February 27, 2017

GIỚI KHÔNG TÀ DÂM

Thích Nữ Tịnh Quang

Giới thứ ba là 'từ bỏ quan hệ tình dục bất hợp pháp'. Trong kinh sách, Đức Phật giải thích rằng giữ giới không ngoại tình là một phần của năm giới, cũng là không hãm hiếp và bắt cóc, là những hành động biểu hiện không tự nguyện của cả cảm xúc và bạo lực. Trường hợp bị hãm hiếp và bắt cóc dường như đã khá phổ biến trong cộng đồng tương đối lỏng lẻo của thời Đức Phật; bạo lực được cam kết không chỉ với một người phụ nữ nào đó, nhưng đối với cha mẹ cũng như người giám hộ của cô ta. Trong trường hợp ngoại tình, bạo lực được bộc lộ với người chồng, cuộc sống gia đình của ông ta bị phá hủy một cách cố ý.
Cũng cần phải lưu ý rằng trong Phật giáo hôn nhân hoàn toàn là một hợp đồng dân sự, không phải là một bí tích. Hơn nữa, việc ly hôn và chế độ một vợ một chồng là hoàn toàn được phép và không bắt buộc từ quan điểm giáo lý. Ở một số quốc gia có những cộng đồng Phật giáo, trong đó chế độ đa thê được chấp nhận, và điều đó không xem như là một ‘hành vi tình dục bất hợp pháp’. Hơn nữa, giới thứ ba cũng có ý nghĩa khác, ví dụ, một trong những ham mê quá mức đối với vấn đề ăn uống; điều này không chỉ khuyến khích những người giàu có và những người có quyền lực chỉ ăn thêm những gì họ cần, mà đối với việc chi tiêu của những người đang bị tước đoạt đặc quyền như vậy, theo nghĩa toàn cầu; việc này gây ra một sự suy dinh dưỡng và nạn đói nghiêm trọng ở các quốc gia Thế Giới Thứ Ba - nhưng cũng dẫn đến bệnh tật, tê liệt và thờ ơ. Một ví dụ khác là trong sự thỏa mãn đối với việc chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp và thính giác - nhận thức về âm thanh tuyệt vời, từ đây tất cả những thú vui của loại hình này nhanh chóng tăng sự xuất hiện của những tham trước và không có lợi cho việc thực hành (Thanissaro Bhikkhu).
Mặt tích cực của giới không tà hạnh được gọi là 'santustah' (Pali - santutthi) hoặc thiểu dục - biết đủ. Nếu một người là độc thân, người ấy nên nên bằng lòng với tình trạng độc thân của mình. Mặt khác, hôn nhân có nghĩa là hài lòng với bạn đời của mình - người được thừa nhận bởi cộng đồng xung quanh. Trong trường hợp này, sự hài lòng không chỉ là sự chấp nhận thụ động đối với tình hình hiện tại. Xét về tâm lý hiện đại, đó là một trạng thái tích cực của tự do từ việc cần thiết để ứng dụng tình dục nhằm đáp ứng những nhu cầu chức năng thần kinh nội tiết nói chung, và đặc biệt, việc sử dụng tình dục để đáp ứng nhu cầu rối loạn chức năng nhằm thay đổi.
Sử dụng tình dục hợp pháp – không tà hạnh giúp cho con người có được sự cao quí, tự do từ tất cả nỗi sợ hãi và nguy nguy hiểm từ bên trong lẫn bên ngoài:
“Lại nữa, không tà hạnh, người đệ tử của những người quý tộc từ bỏ việc tà hạnh. Khi làm như vậy, ông ta ban phát sự tự do từ nguy hiểm, tự do từ sự thù địch, tự do khỏi sự áp bức cho vô lượng chúng sanh. Khi ban phát tự do từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù địch, tự do từ sự áp bức cho vô lượng chúng sanh, ông ta đạt được một phần trong sự tự do vô hạn từ sự nguy hiểm,  tự do từ tình trạng thù địch, và tự do từ sự đàn áp. Đây là này là món quà thứ ba…”[1]
 Giới thứ ba, tu tập đối với năng lượng tình dục của chúng ta, ịt nhiều cũng quan trọng hơn so với bốn giới khác. Mục đích giới này là để kiểm soát bản thân, không tham gia vào các hoạt động tình dục không lành mạnh, và tránh làm tổn hại đến bản thân và người khác.
  Trong hầu hết các nền văn hóa, không dễ dàng tách các ý tưởng về quan hệ tình dục từ ý tưởng của tội lỗi. Có rất nhiều cảm xúc mạnh mẽ kết hợp với quan hệ tình dục và sinh hoạt tình dục, nó có thể được khó khăn để suy nghĩ rõ ràng về chúng. Tuy nhiên chúng ta hãy thử để nó sang một bên và xem xét những gì mà Đức Phật thực sự nói về hoạt động tình dục.
  Đức Phật đã cân nhắc những hành động của con người: Ngài dạy rằng tất hành động từ thân, khẩu và ý mà chúng ta tạo ra hạnh phúc hay đau khổ trong cuộc sống. Ngài không quan tâm đến triết lý hoặc ý kiến vì lợi ích riêng của chúng. Ngài chỉ đưa các nguyên tắc cơ bản nhất; rằng điều đó là tốt đẹp và không làm tổn thương chính mình hoặc người khác. Nếu chúng ta trung thực và cẩn thận áp dụng quy tắc này đối hành động của chúng ta, chúng ta sẽ tránh được việc làm tổn hại đến bất cứ ai và sẽ tạo nên an lạc và sự tự tin trong thế giới nội tâm của chúng ta.
“Chớ  làm các điều ác
Siêng làm các hạnh lành
Tâm ý luôn thanh tịnh
Là lời dạy chư Phật.”  
(Sabbapapassa akaranaj
Kusalassa upasampada
Sacittapariyodapanaj
Etaj buddhana sasanaj.)[2]
 Trong Phật giáo, hôn nhân không phải là một bí tích nhưng một sự cam kết cho một tập hợp đặc thù của các hành động. Đức Phật không sử dụng khuôn khổ để phán xét hôn nhân và đạo đức. Thay vào đó, nền tảng căn cứ của ngài là luật nhân quả (karma), hay hành động. Những gì chúng ta đã làm trong quá khứ (hay trong những kiếp quá khứ) ảnh hưởng đến hoàn cảnh bây giờ của chúng ta. Chúng ta tự xây dựng nhân quả bằng việc làm của mình hiện tại. Nếu chúng ta chấp nhận luật nhân quả như mô hình kết quả đạo đức, tầm quan trọng là tập trung ý thức nơi mỗi hành động của chúng ta: hành động tiêu cực đưa đến hậu quả tai hại, hành động tích cực mang lại kết quả lợi ích cho mình và người. Nhìn thấy những ý định của mình và kết quả của hành động của mình từ những việc nhỏ là quan trọng nhất, chỉ đơn giản như thế.
 "Chớ nghĩ điều ác nhỏ
‘Sẽ không đến với ta’,
Vì nước nhỏ từng giọt
Bình cũng đầy tràn nước
Người ngu tràn đầy ác
Do thấm mãi dần đầy.”  
(Mavamabbetha papassa
Na maj taj agamissati
Udabindunipatena
Udakumbho pi purati
Balo purati papassa
Thokathokam pi acinaj.)[3]
 Hạnh phúc lứa đôi chỉ có khi hoạt động tình dục là một biểu hiện của tình yêu trong một mối quan hệ cam kết. Một đời sống tình dục lành mạnh có thể ràng buộc tình yêu hai người với nhau trong nhiều năm. Nó thường là một phong vũ biểu đối với cảm xúc hạnh phúc của các đối tác. Nó có thể cung cấp động lực để làm tan những tiêu cực không cần thiết xảy ra trong đời sống hôn nhân; một đời sống tình dục thỏa mãn trong quan hệ công khai và hợp pháp có thể là một sự phản ánh của chia sẻ, của niềm tin, chấp nhận và hiểu biết lẫn nhau.
  Hiểu biết và chấp nhận trong đời sống hôn nhân giúp chúng ta hoàn thành trách nhiệm đối với gia đình, là một phước thiện thù thắng. Trong kinh Mangala, Đức Phật mô tả nhiều phước lành. Trong câu sau, ngài cho rằng nhiệm vụ đối với gia đình như là một món quà, hay lời chúc phúc tốt nhất:
Phụng sự mẹ và cha
Lo lắng cho vợ (chồng) con
Sinh kế không tổn hại
Là phước lành tối thượng.[4]
 Và như thế nào nếu chúng ta không có một đối tượng độc quyền? Trong những văn hóa hiện đại, thử nghiệm tình dục được coi là việc đương nhiên, xem độc thân như là một lựa chọn; điều này tối thiểu sẽ giữ cho chúng ta tránh được bất kỳ sai lầm nào lớn. Nhưng nguyên tắc chung là chỉ có một đối tượng ở một thời điểm, và sự lừa dối mà không được chấp nhận trong mối quan hệ. Trung thực và tin tưởng nhau là rất cần thiết trong mối quan hệ thân mật. Phá vỡ nguyên tắc chung được xem là hành vị bất thiện trong Phật giáo:
 “Ngủ với vợ (chồng) người khác
Có bốn điều bất thiện:
Lo sợ, ngủ không được
Bị chê, đọa địa ngục.”
(Cattari thanani naro pamatto
Apajjati paradarupasevi
Apubbalabhaj nanikamaseyyaj.) 
 Nindaj tatiyaj nirayaj catutthaj.)[5] 

 “Bi chê, đọa cảnh khổ
Người đàn ông lo sợ
Người đàn bà mất vui,
Vua ban hình phạt nặng
Đừng ngủ vợ (chồng) người.”  
 (Apubbalabho ca gati ca papika
Bhitassa bhitaya rati ca thokika
Raja ca dandaj garukaj paneti
Tasma naro paradaraj na seve.)[6]
 Để giữ giới, Đức Phật khuyên nhắc chúng ta nên cẩn thận với hành vi sai lầm của mình như sau:
 "Từ bỏ tà hạnh ham muốn, y nhịn được hành vi sai lầm trong ham muốn; y không có quan hệ với những người phụ nữ được bảo vệ bởi cha mẹ, anh em, chị em, hay người thân của họ, người đã có chồng được bảo vệ bởi pháp luật, hoặc với những ai đã được choàng hoa trong buổi hứa hôn.”[7]  
  Hành vi trong các lĩnh vực của hoạt động tình dục ngoài đối tác có hậu quả đau đớn. Nó dễ làm tổn thương cảm xúc của người khác, và gây nên cảm giác bị thương không những cho người mà ngay cả chính mình. Để tránh làm tổn thương chính mình và những người khác, Đức Phật dạy chúng ta hãy nhận diện rõ rằng dục lạc không bao giờ làm chúng ta thỏa mãn:
“Dầu là mưa tiền vàng
Chẳng thỏa mãn ham muốn
Dục: đau khổ, ít vui
Người trí rõ như thế.”  
(Na kahapanavassena
Titti kamesu vijjati
Appassada dukkha kama
Iti vibbaya pandito.)[8]
 Tình dục là một thứ ảo tưởng, nơi mà hệ thần kinh bị kích thích bởi 6 giác quan bên ngoài, phát sinh tư tưởng chấp hữu. Nó là thứ ảo giác lớn khiến chúng ta say mê cũng như chúng ta bị kích thích bởi các ánh đèn màu trên sân khấu. Và kết quả của những ảo giác này đã đánh động tình dục, và phát sinh nòi giống tương tục…
 "... Những điều thú vị để chúng ta lưu ý là cách quan hệ tình dục - như mọi thứ khác - là một lực lượng hoàn toàn khách quan. Chúng ta có xu hướng nghĩ về nó trong điều kiện bản thân mạnh mẽ, nhưng trong thực tế nó là một lực lượng mà chỉ tràn qua chúng ta và dùng những cảm xúc tuyệt vời và đầy cảm hứng nhất của chúng ta cho mục đích riêng của mình, điều này hoàn toàn liên quan đến sự duy trì nòi giống như một toàn thể. Ý tưởng cho rằng nó chỉ là một điều riêng tư và tuyệt vời giữa bạn và tôi chỉ là một phần của ảo tưởng chung chung của chúng ta. Nhìn chung, đó là sản phẩm lai giống giống của các ảo tưởng. Nó có thể dẫn một người đàn ông nghĩ rằng ông đã tìm thấy người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế giới trong khi mọi người nghĩ rằng, ‘Cái quái gì mà ông có thể có thể nhìn thấy cô ấy như thế?’[9]  
 Khi nhận thức của chúng ta bị bóp méo bởi những ham muốn tình dục, chúng ta không nhận ra những ảo tưởng của nó. Nhưng các nhà quan sát không bị ảnh hưởng bởi sự ham muốn thì nhìn thấy nó rõ ràng hơn.
 "... Một tỳ kheo [người tu tập] rõ biết tâm bị ảnh hưởng bởi sự ham muốn khi tâm bị ảnh hưởng bởi sự ham muốn, tâm không bị ảnh hưởng bởi sự ham muốn khi tâm không bị ảnh hưởng bởi sự ham muốn."[10]
 “Dẫu thú vui thiên giới
Cũng chẳng lấy làm thích,
Đệ tử của Đức Phật
 Thích hết hẳn tham ái.”
(Api dibbesu kamesu
Ratij so nadhigacchati
Tanhakkhayarato hoti
 Sammasambuddhasavako.)[11]
  Về mặt tích cực, có hai cách để làm việc với phương châm thứ ba. Đầu tiên là nhớ rõ giới đã tiếp nhận trước khi chúng ta rơi vào bất kỳ hành động nào có thể dẫn chúng ta vào một tình huống xấu và có thể gây ra tác hại. Nếu chúng ta đang bị cám dỗ để bắt đầu một mối quan hệ ngoại tình, hãy suy nghĩ nghiêm túc về những gì sẽ xảy ra kết quả sau khi lần đầu tiên gặp gỡ và đam mê. Chúng ta có thể tưởng tượng một kết quả mà tất cả mọi người là hạnh phúc và không có ai bị tổn thương?  Như thế mối quan hệ không tình dục có thể được gần gũi và có những yếu tố lành mạnh có ý nghĩa. Hai là, nếu chúng ta mở rộng các ý tưởng năng lượng gợi cảm bằng chánh niệm để bao gồm tất cả các nguồn năng lượng mà chúng ta trao đổi với những người khác, hãy nhìn và tiếp xúc với các yếu tố tương tác, quán niệm. Đây là tất cả những cách phi tình dục để tương tác với những người khác, điều này có thể biểu hiện và xây dựng sự thân mật, niềm tin và tình yêu.
 Cũng như với bốn giới khác, giới này là một bài tập chánh niệm. Đó là một lời mời để quan sát hành động và động cơ của chúng ta chặt chẽ hơn, khi chúng xảy ra.



[1] AN 8.39, tr.Thanissaro Bhikkhu
[2] ccbs.ntu.edu, DhP183
[3] Ibid, DhP121
[4] Sn 2.4 tr. John Kelly
[5] ccbs.ntu.edu, DhP309
[6] Ibid, DhP310
[7] MN41.12. tr. Bhikkhu Ñāamoli Bhikkhu Bodhi
[8] ccbs.ntu.edu, DhP186
[9] Maurice Walshe, Buddhism and Sex
[10] MN10, tr. Bhikkhu Ñāamoli Bhikkhu Bodhi
[11] ccbs.ntu.edu, DhP187

No comments:

Post a Comment

  • RIGHT RESOLVE (samyak-saṃkalpa / sammā sankappa)

    RIGHT RESOLVE (samyak-saṃkalpa / sammā sankappa)

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang  The second part of…

  • Sister Tinh Quang Quotes 20

    Sister Tinh Quang Quotes 20

    10/05/2016 - 0 Nhận xét

    The water of river is always clear because the…

  • धम्मपद Dhammapada XV. सुखवग्गो Sukha-vaggo

    धम्मपद Dhammapada XV. सुखवग्गो Sukha-vaggo

    14/11/2023 - 0 Nhận xét

        Kinh Pháp Cú, XV. Phẩm An…

  • Sister Tinh Quang Quotes 43

    Sister Tinh Quang Quotes 43

    31/05/2016 - 0 Nhận xét

    Have a positive attitude in negative…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States