
Giới thứ tư là 'không được nói dối hay từ bỏ sự
nói dối'. Sự dối trá có nguồn gốc từ lòng ham muốn, thù hận hay sợ hãi. Nếu bạn
nói dối, đó là vì bạn muốn một điều gì đó, hoặc đã quyết định làm tổn thương một
ai đó, hoặc bởi vì bất cứ lý do nào đó sợ nói ra sự thật. Do đó, sự thiếu thành
thật bắt nguồn từ trạng thái tinh thần bất thiện. Việc thể hiện tích cực để từ
chối những lời nói dối là 'Satya' (Pali - sacca), đó là nói lời trung thực (Thanissaro
Bhikkhu).
Tuy nhiên, hằng ngày, đối với công việc và sự
giao tiếp chúng ta có hàng trăm sự chọn lựa cùng một lần: là phải nói dối hay
nói thật, điều này thường xảy ra ngoài suy nghĩ, và chúng ta bỏ qua tác động
sâu sắc của những quyết định dường như không quan trọng. Ngay cả những lời nói
dối nhỏ nhất có thể mất sức khỏe, ảnh hưởng đến mối quan hệ bạn bè, và ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của chúng ta. Ngược lại, sự trung thực mang lại nhiều lợi ích
tâm lý đáng ngạc nhiên. Dưới đây là cách mà sự thật và dối trá ảnh hưởng đến não
bộ và sức khỏe của chúng ta mỗi ngày.
Anita Kelly và LiJuan Wang of Notre Dame đã
tuyển một nhóm 110 người từ 18-71 tuổi, và nói với họ rằng một lần một tuần
trong mười tuần họ sẽ phải bước vào trong một máy dò nói dối, báo cáo bao nhiêu
lần trong tuần trước họ đã nói dối. Nhóm đã được chia thành hai. 55 người nhận
được hướng dẫn rõ ràng trong cách tránh việc nói dối. (Họ có thể tránh nói sự
thật, hoặc không trả lời, chỉ ngoài việc đàm luận.) Nhóm còn lại đã không có hướng
dẫn, chỉ yêu cầu một tuần đến một lần và nói sự thật về bao nhiêu lần họ đã nói
dối trong tuần trước.
Kết quả là, mọi người đều nói dối ít hơn. Tuy
nhiên, nhóm đã nhận được lời khuyên về cách tránh nói dối đã giảm bớt những lời
thêu dệt nhiều hơn. Và trong những câu hỏi, những người ít nói dối đó báo cáo tốt
hơn về sức khỏe tinh thần và thể chất. Họ báo cáo việc cải thiện các mối quan hệ
của họ, ngủ được, ít căng thẳng, ít đau đầu, và ít đau họng.
Chúng ta nên biết rằng sự căng thẳng có hại
cho não bộ và cơ thể của chúng ta theo nhiều cách khủng khiếp. Nói dối góp phần
vào mức độ căng thẳng của chúng ta và khi chúng ta làm điều này nhiều lần mỗi
ngày, chúng ta cần phải xem xét tác động của các bí mật của chúng ta. Những tác
hại không phải là hiển nhiên, nó dễ dàng tác động nhiều đến vấn đề sức khỏe mà
chúng ta gặp phải trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Không nói dối đồng với ý nghĩa là không có
hành vi bất thiện, gây nên sự nguy hiểm. thù địch đối với bản thân, người khác,
và chúng hữu tình; cản trở sự tự do và hạnh
phúc của mình và người:
“Lại nữa, không nói dối, người đệ tử của những
người quý tộc từ bỏ việc nói dối. Khi làm như vậy, ông ta ban phát sự tự do từ
nguy hiểm, tự do từ sự thù địch, tự do khỏi sự áp bức cho vô lượng chúng sanh.
Khi ban phát tự do từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù địch, tự do từ sự
áp bức cho vô lượng chúng sanh, ông ta đạt được một phần trong sự tự do vô hạn
từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù
địch, và tự do từ sự đàn áp. Đây là này là món quà thứ tư…”[1]
Hơn nữa, cuộc sống
không có mô hình nhất định. Dối trá là nguyên nhân căng thẳng và các vấn đề
kinh khủng khác, Nó chỉ hữu ích và thậm chí cần thiết ở một thời điểm nhất định.
Khi vùng đảm bảo an toàn của chúng ta hoặc sự trung thực khiến chúng ta gặp
nguy hiểm, có thể chúng ta không nên chọn sự thật; đây gọi là phương tiện cho bản
thân và người khác. Trường hợp ngoại lệ luôn luôn tồn tại. Đôi khi nói sự thật
có thể gây hại nhiều hơn là có lợi, đặc biệt là nếu nó được thực hiện với mục
đích xấu. Một điệp viên người bán thông tin mật nhạy cảm dân tộc của mình để một
kẻ thù có thể là người nói sự thật, nhưng anh có thể gây hại nhiều đến an ninh
quốc gia của mình và gây nguy hiểm cho nhiều sinh mạng vô tội. Do đó, Đức Phật bảo
rằng người ta nên nói sự thật đó là hữu ích và có lợi cho giáo pháp, và nên
tránh điều vô ích đó vốn có thể gây ra nghiệp bất thiện cho bản thân và người
khác.Và bất kể ý định của chúng ta như thế nào, việc nói dối khiến chúng ta trở
nên người không tự tin và thoải mái. Nói chung, sự trung thực đem lại lợi ích sức
khỏe tâm thần và thể chất nhiều hơn so với bất lương. Tuy nhiên, chúng ta là những
sinh vật phức tạp, chúng ta đưa ra quyết định phức tạp mỗi ngày. Chúng ta sẽ
tìm thấy lý do để nói dối đó là điều cần thiết để giữ gìn lòng tự trọng hay
phép lịch thiệp. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ về những ảnh hưởng lâu dài và việc nói
dối sẽ bảo vệ chúng ta, hoặc người khác, trong một thời điểm cụ thể. Chúng ta
có thể không phải luôn luôn nói sự thật, nhưng khiến cho thân tâm ta có được hạnh
phúc, và tránh gây đau khổ cho người khác là có thể.
Để tránh gây đau khổ cho mình và người, Đức Phật
đưa ra bốn nguyên tắc nhằm ngăn chặn lời nói bất thiện thương tổn tha nhân. Bốn
nguyên tắc của việc không nói dối này khiến cho chúng ta trở thành người cao
thượng, và đáng tin cậy hơn:
"Đây là những gì tạo nên sự thanh tịnh
trong bốn cách bằng hành động lời nói:”
1) "Có trường hợp một người nào đó, từ bỏ
việc nói dối, không nói dối. Khi y được gọi đến một cuộc họp thị trấn, một cuộc
họp nhóm, một tập hợp người thân của y, hiệp
hội của y, hoặc là triều đình, nếu y được yêu cầu như một nhân chứng, ‘này người
tốt, hãy đến và kể những gì bạn biết": Nếu y không biết, y nói, ‘tôi không
biết.’ Nếu y biết, y nói, ‘Tôi biết.’ Nếu y không thấy, y nói, ‘Tôi không thấy.’Nếu y thấy, y
nói, ‘Tôi đã thấy.’ Như thế, y không có ý thức nói dối vì lợi ích riêng của
mình, vì lợi ích của người khác, hoặc vì lợi ích của bất kỳ phần thưởng nào. Từ
bỏ nói dối, y nhịn được sự nói dối. Y nói sự thật, duy trì sự thật, là sự chắc
chắn, đáng tin cậy, không lừa dối thế gian.” [2]
Ở đoạn văn trên, bước đầu đức Phật muốn khuyên
chúng ta không nói dối, nói lời chân thật, tạo được niềm tin vì không lừa gạt người
khác. Thực vậy, người ta chỉ tin bạn khi bạn nói mọi điều không có bí mật,
không có dối trá, nói với những gì mình thấy. Phủ nhận sự thật là tạo nghiệp bất
thiện, khiến cho chúng ta gần với cái chết trong niềm tin của các mối quan hệ,
trong cái chết của lương tri.
"Người
phủ nhận lời thật
Thì
đi đến địa ngục
Người
có làm nói ‘không’
Cả
hai đang tạo nghiệp
Sau
khi chết như nhau."
(Abhutavadi
nirayaj upeti
Yo
va pi katva na karomi ti caha
Ubho
pi pecca sama bhavanti
Nihinakamma
manuja parattha.)[3]
2) "Không nói gây chia rẽ (nói hai lưỡi) y
nhịn được lời gây chia rẽ. Những gì y đã nghe nói ở đây y không kể lại với đằng
kia để chia cắt người này với người kia. Những gì y đã nghe nói ở đằng kia y
không kể lại ở đây để chia cắt người này với người kia. Như thế hòa giải với những
người đã bị chia cắt, củng cố những người đó lại với nhau, y thích hòa hợp, vui
trong hòa hợp, thích hòa thuận, và nói ra những điều tạo nên hòa hợp.”[4]
Xã hội chúng ta đang có nhiều đổ gãy vì những
lời nói phân chia, những lời nói mang tính chia rẽ văn hóa, chủng tộc, tôn
giáo…gây nên những cuộc chiến miệng lưỡi dai dẳng. Chúng ta có thói quen thích
nói những điều không đem lại lợi ích cho đôi bên hầu có lợi cho chúng ta trong
các quan hệ, đối tác khác. Mặt khác, lời nói châm biếm, các phương tiện truyền
thông đưa tin một chiều, những phát ngôn gây chia rẽ tạo nên sự căm thù đã góp
phần tạo ra bạo lực xã hội hiện nay mà những người vô tội phải chịu đau khổ
trong sự nghi ngờ chỉ vì một lời nói gây đổ vỡ, không mang tính xây dựng, không
gầy dựng được niềm tin yêu cho nhau. Thay vì nói lời chia rẽ, chúng ta tập nói
lời xây dựng, như thế các mối quan hệ sẽ thay đổi theo chiều hương tích cực.
"Ai
nói lời xây dựng,
Sự
thật và nhu mì
Ai
không mất lòng người
Xứng
gọi Bà la môn.”
(Akakkasaj vibbapanij
Giraj
saccam udiraye
Yaya
nabhisaje kabci tam
Ahaj
brumi brahmanaj.)[5]
3) "Không nói lời hung ác, sỉ nhục, y nhịn
được những lời hung ác, sỉ nhục. Y nói ra những lời dịu dàng dễ nghe, đó là lời
thương yêu, lời đi đến trái tim, đó là lời lịch sự, cuốn hút và làm vui lòng
người.”[6]
Trong phần thứ ba này, chúng ta nên biết về
tình trạng lạm dụng bằng lời nói trong các mối quan hệ và giao tiếp. Lời nói
hung ác là nói lời lăng mạ, lời tục, lời khiêu dâm, chửi mắng, nguyền rủa, phỉ
báng… người khác, hạ bệ uy tín của người; hoặc nói những lời không thuận lợi cho
ai đó, truyền bá những thông tin sai lạc để hạ thấp phẩm giá kẻ khác... Trước
khi nói, chúng ta xem xét việc nói về người khác có phải là lời lẽ sỉ nhục hay
không, chúng ta cần phải làm một kiểm tra nhận thức tự lạm dụng bằng lời nói.
Đôi khi những gì chúng ta nhìn thấy từ những người khác, phản ánh những gì
chúng ta đã làm cho họ. Nọc độc từ lời nói có sức lây nhiễm khôn lường, nó lây
lan như một khối u tăng trưởng và khó có thể chữa trị.
Lời nói hung ác, lăng mạ có sức mạnh phá vỡ
các mối quan quan hệ trong tình yêu, hôn nhân, thân hữu và các đối tác. Để chặn
đứng nguy cơ từ lời nói ác, trước khi nói chúng ta nên cân nhắc cẩn thận lời
nói này có làm khổ cho chúng ta và người khác không, Có đem lại yêu thương và
niềm vui cho mình và người không, như thế lời nói chúng ta mới không bị lạm dụng,
không gây tổn thương cho cả hai.
“Đừng
nói lời gay gắt
Nếu
nói, người nói lại
Đau
khổ, lời đã tuông
Tác
động, tổn thương mình.”
(Mavoca pharusaj kabci
Vutta
pativadeyyu taj
Dukkha
hi sarambhakatha
Patidanda
phuseyyu taj.)[7]
4) "Không nói lời thêu dệt, nói đôi mách,
y nhịn được lời nói thêu dệt, nói đôi mách. Y nói đúng lúc, nói những điều thực
tế, những gì phù hợp với mục tiêu, giáo pháp, và giới luật. Y nói những lời có
giá trị, đúng thời, hợp lý, giới hạn, có quan hệ với mục đích.”[8]
Nói lời thêu dệt, lê đôi mách là nói những lời
trau chuốt, nhảm nhí, chuyện phiếm, chuyện vô nghĩa trong lúc nhàn rỗi. Lời nói
không có mục đích, lý tưởng hay chiều sâu trong giao tiếp là lời nói không có
giá trí; lời nói này chỉ làm phát sinh phiền não trong tâm trí chúng ta và người
khác. Thông thường, đối với hàng Phật tử thì có nhiều nhu cầu nói chuyện trong
lúc rảnh rỗi, như bàn tán chuyện gia đình, bạn bè, công việc…Tuy nhiên Đức Phật
khuyên rằng, những lời thêu dệt, những chuyện nhàn rỗi nên được kềm chế và hạn
chế càng nhiều càng tốt vì không đem lại lợi ích thiết thực, và có khả năng gây
nhiễu loạn tâm trí của chúng ta. Trong trường hợp nhàn rỗi, nên cố gắng tránh
xa những lời vô nghĩa, lời nói đánh mất những giá trị nhân bản trong lúc giao
tiếp. Cần hướng đến mục tiêu của giáo pháp trong lời nói, như thế thì phiền não
mới có thể tiêu trừ, thiện nghiệp trí tuệ mới phát triển, mình và người đều được
lợi ích.
“Ai
nói lời vọng ngữ
Ai
chẳng màng Phật pháp,
Ai
phủ nhận đời sau
Có
ác nào không làm. "
(Ekaj
dhammaj atitassa
Musavadissa
jantuno
Vitinnaparalokassa
natthi papaj akariyaj.)[9]
Đối
với những người xuất gia, đức Phật có lời khuyên là không nên bàn luận hay
tranh cãi đối với tất cả vấn đề thế sự, chỉ tập trung đối với lý tưởng giải
thoát.
“Như
cái chiêng bị bể
Chẳng
bao giờ vang dội
Người
đã chứng Niết bàn
Tự
mình không tranh cãi.”
(Sace n'eresi attanaj
Kajso upahato yatha
Esa
patto'si nibbanaj
Sarambho
te na vijjati.)[10]
Tóm lại, để giữ gìn giới không nói dối, Đức Phật
khuyên chúng ta nên kiểm xét lời nói bằng 5 cách sau đây để biết những gì nên
nói và những gì không nên nói:
"Và năm điều kiện khác phải được thiết lập
đối với bản thân như thế nào?
[1]
"Tôi nói đúng thời điểm hay không?
[2]
"Tôi nói có phù hợp thực tế hay không?
[3]
"Tôi nói lời nhẹ nhàng hay gắt gỏng?
[4]
"Tôi nói những lời có lợi lạc hay không?
[5]
"Tôi nói với một tâm tốt, hoặc ý đồ độc hại?
"Này
các Tỳ kheo, những năm điều kiện này phải được thiết lập với chính mình bởi một
Tỳ kheo muốn khuyên bảo người khác.”[11]
[1] AN 8.39, tr.Thanissaro Bhikkhu
[2] AN 10.176 Cunda Kammaraputta
Sutta: To Cunda the Silversmith, translated from the Pali by
Thanissaro Bhikkhu
[3] ccbs.ntu.edu, DhP306
[4] AN 10.176 Cunda Kammaraputta Sutta, translated from the
Pali by Thanissaro Bhikkhu
[5] ccbs.ntu.edu, DhP408
[6] AN 10.176, Cunda Kammaraputta Sutta
[7]ccbs.ntu.edu, DhP133
[8] AN 10.176, Cunda Kammaraputta Sutta
[9] ccbs.ntu.edu, DhP176
[10] Ibid, DhP134
[11] AN V, from the
Patimokkha, Ñanamoli Thera, trans.
No comments:
Post a Comment