• धम्मपद Dhammapada, XX.मग्गवग्गो Magga-vaggo

    धम्मपद Dhammapada, XX.मग्गवग्गो Magga-vaggo

    20/12/2023 - 0 Nhận xét

    Kinh Pháp Cú, XX.…

  • Kinh Pháp Cú-Phẩm A-La-Hán (7)

    Kinh Pháp Cú-Phẩm A-La-Hán (7)

    06/10/2024 - 0 Nhận xét

    Ni Sư Tịnh Quang dịch Việt90) Gataddhino…

  • The Dhammapada - I, Yamakavagga/Kinh Pháp Cú/Phẩm Đôi/The Pairs/ 雙品

    The Dhammapada - I, Yamakavagga/Kinh Pháp Cú/Phẩm Đôi/The Pairs/ 雙品

    27/09/2021 - 0 Nhận xét

    (English and Vietnamese translated by Bhikkhuni…

  • PHIỀN NÃO và BỒ ĐỀ

    PHIỀN NÃO và BỒ ĐỀ

    19/04/2017 - 0 Nhận xét

    Thích Nữ Tịnh Quang  Phiền não là một…

Monday, February 27, 2017

GIỚI KHÔNG UỐNG CÁC CHẤT SAY VÀ MA TÚY

Thích Nữ Tịnh Quang

 Và giới cuối cùng của năm giới là 'từ bỏ việc sử dụng các chất say, độc hại’, gây mất ý thức. Điều này có nghĩa là từ bỏ một số loại như rượu và ma túy. Tuy nhiên, có một vài sự khác biệt trong cách sự phân tích cửa những hướng dẫn này. Ở một số quốc gia Phật giáo sự giải thích của nó có nghĩa là nhu cầu đối với sự tỉnh táo hoàn toàn, trong những điều khác, trong một vài nơi khác nó chỉ là một sự nhắc nhở một vài sự điều độ trong việc sử dụng những thứ này, trong trường hợp vì dùng liều lượng lớn, gây ra ngộ độc. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn giữa hai cách giải thích này.[1]      
 Các chất độc hại hay chất kích thích như bia, rượu, cocaine và heroin khiến cho chúng ta mất lý trí, có những ảnh hưởng bất thiện đối với những người xung quanh chúng ta - không có khả năng nhìn thấy kết quả của các hành động ma chúng ta gây nên. Uống say là một cách cố tình làm cho chúng ta trong tình trạng đánh mất sự nhận thức chính xác. Giới thứ năm hướng dẫn quan sát các nguyên nhân và tác động trong hành vi tiêu dùng đối với rượu và các chất nghiện ngập như ma túy, và giúp Phật tử hướng tới hành động lành mạnh. Rượu và ma túy là nguyên nhân rõ ràng nhất của việc mất lý trí mãn tính, thiếu đạo đức và trách niệm, không kềm chế được ham muốn, không biết hổ thẹn, không nhận chân được đúng và sai trong hành động và dễ dàng bị khiêu khích, thậm chí giết người.
 Uống say không phải là một phần của văn hóa Phật giáo, mặc dù nó dường như đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại. Việc tiêu thụ rượu đã được thịnh hành trước và trong thời Đức Phật, nhưng ngài không bao giờ chấp thuận đối với sự thực hành. Thực tế hiện nay là một cái gì đó thường được thực hành không nhất thiết có nghĩa rằng nó là tốt và lành mạnh. Những người ủng hộ uống bia, rượu là một yếu tố để thúc đẩy tình bạn và đối tác nhưng quên mất thực tế rằng rất nhiều tình bạn đã bị chết đuối trong những chất say. Sự cãi vã, xung đột và những hành vi ngỗ ngược thường bắt nguồn từ các chất tiêu thụ đồ uống có cồn đại diện làm chứng cớ rõ ràng của trạng thái đê tiện của họ dưới ảnh hưởng của các chất say. Tình hữu nghị chỉ được thiết lập dựa vào lòng từ bi và hiểu biết lẫn nhau chứ không dựa vào bia, rượu. Uống rượu chỉ có thể tạo ra một bầu không khí chung phấn khích của những người uống rượu với nhau (và có thể là một mối phiền toái cho những người không uống), nhưng nó không bao giờ là một điều kiện cần thiết cho mối quan hệ giữa các cá nhân. Thông thường, người ta sử dụng rượu như một cái cớ để say. Theo sự thống kê về sự bất ổn của gia đình và vã hội, tỷ lệ về ly hôn, tại nạn gia đình, tai nạn giao thông, bạo lực, và tội phạm luôn gia tăng theo tình trạng nghiện ngập và ma túy.Ngoài ta tất cả bệnh lý và sức khỏe của người nghiện rượu luôn vẫn được cảnh báo bởi các chuyên gia y học. (https://www.niaaa.nih.gov/alcohol-health/).
 Đức Phật đã mô tả việc nghiện các chất say là một trong sáu nguyên nhân của sự đổ vỡ. Nó dẫn đến  sáu nhược điểm chính: mất mát của cải, tranh chấp và xung đột, nghèo khổ và bệnh tật, gốc rễ của sự ô nhục, hành vi không biết xấu hổ và không đứng đắn, và làm suy yếu sự thông minh và khả năng tinh thần. Ngài cũng đã đưa quy tắc riêng để tránh việc sử dụng các chất say sưa bởi vì chúng là những nguyên nhân gây ra thất niệm (pamada). Thất niệm có nghĩa là loạn tưởng, trạng thái thiếu vắng đạo đức, không có khả năng phân biệt điều nào đúng hoặc sai. Đó là sự đánh mất trạng thái sáng suốt, tỉnh giác, chánh niệm (appamada), những yếu tố căn bản đạo đức dựa trên nhận thức sâu sắc về những nguy hiểm trong trạng thái bất thiện… 
 “Lại nữa, không sử dụng các chất say, người đệ tử của những người quý tộc từ bỏ hành vi dùng những chất say. Khi làm như vậy, ông ta ban phát sự tự do từ nguy hiểm, tự do từ sự thù địch, tự do khỏi sự áp bức cho vô lượng chúng sanh. Khi ban phát tự do từ sự nguy hiểm, tự do từ tình trạng thù địch, tự do từ sự áp bức cho vô lượng chúng sanh, ông ta đạt được một phần trong sự tự do vô hạn từ sự nguy hiểm,  tự do từ tình trạng thù địch, và tự do từ sự đàn áp. Đây là này là món quà thứ năm…”[2]  
Tuy nhiên, trong văn hóa xã hội, kiềm chế rượu bia không phải là một đặc tính rất ngưỡng mộ trong văn hóa tiêu dùng theo định hướng của chúng ta. Nó có thể là một trận chiến khó khăn, nhưng những phần thưởng của sự kiềm chế là rất lớn. kết quả có thể gây ngạc nhiên. Nếu ta quan sát thực tế với sự trung thực tỉ mỉ, người ta nhận thấy rằng cảm xúc thèm khát chỉ đến và đi; nếu chúng ta quyết tâm kiêng cử, chúng ta sẽ có tự do thực sự của bản thân mà không đi cùng với đám đông! Kiềm chế không phải là đàn áp, nhưng tuyên bố độc lập từ các trạng thái bất thiện. Nó là sự lựa chọn một cái gì đó giá trị lâu dài hơn những thú vui tạm thời và hời hợt. Những người hạnh phúc là những người sống một cách đơn giản nhất; họ lo lắng ít hơn, bởi vì họ không tạo ra vấn đề cho mình và người. Họ biết rằng việc sắp xếp cuộc sống của họ xung quanh việc tiêu thụ thực phẩm tinh tế, vui chơi giải trí, và các chất say không thể đáp ứng những gì họ cần thiết. Thực hành giữ giới, người Phật tử sống đời sống hạnh phúc và khỏe mạnh, đồng thời mang lại những điều tốt nhất cho chính mình và những người khác. Người tuân thủ giới này sẽ có được cảm giác an toàn, bình tĩnh và tự tin, giúp họ theo đuổi con đường tốt nhất có thể.
“Những chất say men, rượu…
Ai từ bỏ chúng rồi
Khỏi đào gốc chính mình
Ngay nơi thế gian này.”   
(Suramerayapanaj ca yo
Naro anuyubjati
Idhevameso lokasmij
Mulaj khanati attano.)[3]
Tuân thủ tích cực đối với sự hướng dẫn này - 'smriti' (Pali - sati)/sự chú ý hoặc nhận thức là một tiêu chí hiệu quả. Nếu bạn có thể uống rượu mà không bị mất sự tập trung (điều này có thể) thì cứ uống. Nhưng nếu bạn không thể thực hiện, thì hãy kiềm chế. Tuy nhiên, bạn cần phải rất trung thực với chính mình và đừng giả vờ rằng bạn đang cẩn thận và tỉnh táo vào thời điểm đó, khi bạn chỉ là đang say rượu. Như vậy, trong khi sự hướng dẫn giới thứ năm được hiểu như là một sự chừng mực, nhưng trên cơ sở tuân thủ tích cực của nó, trong hầu hết các trường hợp yêu cầu là hoàn toàn không được uống.
 Với năm giới chính mà Đức Phật đã dạy, theo ý kiến tôi, những giới này có thể không có bất kỳ câu hỏi nào về những gì mà năm giới này có thể giúp cho nhân loại ngày nay. Chỉ cần hình dung một cách nhanh chóng nhân loại có thể phát triển như thế nào khi không ứng dụng đúng tinh thần năm giới? Ngoài việc sử dụng các phương pháp như trên, không phải vì người ta bị pháp luật cấm, nhưng vì động thái nhân văn của riêng cá nhân người đó. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên rằng việc chấp nhận về khái niệm nhất định nào đó, như thể nó là ngoài mong ước, chúng ta chẳng cần làm nổi bật nó, vì mỗi một giới trong đó vốn rất quan trọng và việc đạt được tụ do hay Niết bàn có thể chỉ cho những người đang theo con đường cho đến cuối cùng. Đồng thời, nếu sẽ có một cái nhìn thực tế hơn về thế giới hiện đại ngày nay; chúng ta có thể dễ dàng hiểu rằng xã hội vẫn còn rất xa từ việc áp dụng chung đối với những lời dạy của Đức Phật. Dường như nó sẽ có lợi cho tất cả mọi người sống trên hành tinh này, tuy nhiên chúng ta không nên mong đợi việc thông qua những giới điều như vậy ở mức độ lập pháp, vì những người trong tay có quyền lực sẽ cố gắng ngăn chặn điều này, bởi vì những ham muốn ích kỷ và sợ hãi của họ. Vì vậy, cách duy nhất cho loài người hướng tới gần Phật giáo hơn là cố gắng làm theo năm giới với những nỗ lực có thể, luôn luôn bắt đầu với chính mình.
Như chúng tôi đã đề cập trước, bên cạnh 'năm giới' cũng có thêm 'tám giới' và 'mười giới’. Sự khác biệt giữa năm giới và tám giới đã chỉ ra rằng tám giới là giới được nâng thêm cho năm giới; chúng không có nghĩa chỉ là hướng dẫn cho hành vi luân lý, nhưng hướng dẫn đối với việc hướng đến cuộc sống có thêm sự tu tập bằng việc thực hành những kỹ thuật theo cách của Đức Phật nghiêm ngặt hơn. Tám giới (hay còn gọi Bát quan trai giới bao gồm):
1. 'từ bỏ sát sanh – giữ giới không sát sanh’
2. 'từ bỏ lấy những gì không được người khác cho - giữ giới không trộm cắp’
3. 'từ bỏ tình dục - giữ giới sống một cuộc sống độc thân, yên tĩnh, tránh xa các hành vi tình dục, đó là cách ẩn cư’.
4. 'từ bỏ lời nói dối - giữ giới không nói dối'
5. 'từ bỏ rượu và các chất say gây ra sự mất chú ý - giữ giới không uống rượu và các chất say gây ra sự mất chú ý’
6. 'ăn ngày một bữa, không ăn ban đêm, giữ giới không ăn phi thời của ngày đó’ (có nghĩa là không ăn quá giờ ngọ)
7. 'từ bỏ việc múa, hát, âm nhạc, xem chương trình, đeo những vòng hoa, làm đẹp thân thể với nước hoa & các mỹ phẩm'
 8. ' từ bỏ việc ngồi, nằm giường cao, rộng đẹp - giữ giới không nằm ngồi giường cao, rộng đẹp’
 Như vậy chúng ta thấy rằng 'tám giới' là những quy tắc tu tập cho những người đã chọn phương hướng khó khăn hơn nhưng ngắn hơn, những người có thể đủ khả năng dành nhiều thời gian của họ theo phương pháp của Đức Phật. Những người mới bắt đầu thực hiện quy ước này trong thời gian tu tập nghiêm ngặt và, tất nhiên, trong những ngày 'uposatha' (trai giới), đó là ngày chấp hành đối với mỗi Phật tử, như Đức Phật đã bảo, ngày 'làm sạch tâm ô nhiễm thông qua các kỹ thuật tu tập’. Theo Đức Phật, ‘tám giới' là một trong những kỹ thuật đặc thù, đúng hơn, tám giới thì khó hoàn thành hơn và đòi hỏi nhiều nỗ lực để thành tựu hơn so với năm giới.[4]  
 Ngoài ‘tám giới’ dành cho hàng cư sĩ tu tập thì 'mười giới' đã được chế ra cho những người mới xuất gia, chúng thường được viết hoặc đọc như những lời phát nguyện, cũng bao gồm như sau:
1. ‘Tôi nguyện giữ giới không giết hại chúng sanh.’
2. ‘Tôi nguyện giữ giới không trộm cắp.’
3. ‘Tôi nguyện giữ giới không dâm dục.’
4. ‘Tôi nguyện giữ giới không nói dối.’
5. ‘Tôi nguyện giữ giới không uống rượu và các chất say sưa.’
6. ‘Tôi nguyện giữ giới không ăn phi thời (sau buổi trưa…).’
7. ‘Tôi nguyện giữ giới không nhảy múa, ca hát, và đi xem nghe các chương trình giải trí.’
8. ‘Tôi nguyện giữ giới không đeo những vòng hoa, sử dụng nước hoa, và làm đẹp cơ thể với các mỹ phẩm.’
9. ‘Tôi nguyện giữ giới không nằm hay ngủ trên giường cao hoặc sang trọng.’
10. Tôi nguyện giữ giới không nhận và giữ tiền, vàng bạc.’  
Như đã thấy ở trên, mười giới gần như tương tự với tám giới, ngoại trừ hai giới khác biệt: giới thứ bảy được chia thành hai để tránh sự diễn dịch sai, và ngoài ra, có thêm một giới cuối cùng về việc nghiêm cấm việc xử dụng tiền, là được thêm vào. Chúng ta có thể thấy rằng mười nguyên tắc đạo đức này có thể được chia thành ba loại. Loại đầu tiên (sát, đạo và dâm) - thuộc ba hành vi của thân; loại tiếp theo là loại hành vi của khẩu (lời nói) mà chúng ta không chỉ kiềm chế lời nói không đúng sự thật, nhưng còn kiềm chế lời vu khống, lời nói hung dữ và lời nói hai lưỡi, thêu dệt. Tất cả giới này giúp chúng ta giữ gìn thận trọng đối với lời phát biểu của chúng ta. Và cuối cùng, giới thuôc về tâm, là hành vi của ý: kiềm chế sự tham lam, thất vọng và từ những niềm tin sai lầm. Và làm thanh tịnh thân, khẩu, ý qua việc tuân thủ những giới điều này, được Đức Phật tán thán như sau:
“Tinh tấn và chánh niệm
Thanh tịnh nghiệp, tinh cần
Giữ giới, sống tỉnh thức
Tiếng lành càng tăng trưởng.”  
 (Uṭṭhānavato satīmato
Sucikammassa nisammakārino
Saññatassa dhammajīvino
Appamattassa yasobhivaḍḍhati.)[5]

“Tinh cần và chú tâm
Thuần hóa, tự điều phục
Người trí xây hải đảo
Nước lũ khó ngập tràn.”  
(Uṭṭhānen' appamādena
Saṃyamena damena ca
Dīpaṃ kayirātha medhāvī
Yaṃ ogho n'ābhikīrati.)[6]
 

[1] AN 8.39, Thanissaro Bhikkhu
[2]AN 8.39, tr.Thanissaro Bhikkhu
[3] ccbs.ntu.edu, DhP247
[4] AN 3.70, Thanissaro Bhikkhu
[5]ccbs.ntu.edu, DhP24
[6] Ibid, DhP25

No comments:

Post a Comment

  • Đường Thi -- Phần 5

    Đường Thi -- Phần 5

    25/08/2022 - 0 Nhận xét

  • Sister Tinh Quang Quotes 116

    Sister Tinh Quang Quotes 116

    22/02/2023 - 0 Nhận xét

     

  • Sister Tinh Quang Quotes 22

    Sister Tinh Quang Quotes 22

    10/05/2016 - 0 Nhận xét

    Each of us has to drive one’s own boat on the…

  • Steve Jobs Đang Ở Cõi Naò?

    Steve Jobs Đang Ở Cõi Naò?

    30/10/2015 - 0 Nhận xét

    Gần cả tuần này nhiều bài báo tiếng Thái…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States