
Chân Lý Thứ Ba là
chân lý của sự chấm dứt đau khổ, đó là Nirvana-Niết bàn. Như một bác sĩ đưa ra
một tiên lượng thuận lợi cho bệnh nhân, Đức Phật nói rằng mặc dù thực tế sự đau
khổ tràn ngập tất cả các cõi giới trong vòng luân chuyển, có một trạng thái mà
trong đó không có đau khổ và trạng thái này có thể đạt được: Đó là niết bàn.
Từ 'Niết bàn' có nguồn gốc từ ngôn ngữ Sanskrit: निर्वाण nirvāṇa, nó có nghĩa là ‘thổi tắt’, nó ẩn ý việc thổi
tắt ba độc: tham sân và si; ‘nir’ có nghĩa là mờ dần, suy giảm (ví dụ, sự suy yếu
của đèn dầu hoặc sự chấm dứt của bão biển). Trên căn bản đó, các nhà nghiên cứu
ở thế kỷ XIX của Phật giáo thường xây dựng lý thuyết của họ về Niết bàn là sự
chấm dứt hoàn toàn cuộc sống, một sự chết hoàn toàn, sau đó Phật giáo đã bị cáo
buộc là hoàn toàn bi quan. Tuy nhiên, các kinh văn Phật giáo chỉ ra khá rõ ràng
rằng nó không phải là con người chết hoặc biến mất dần. Một trong những hình ảnh
phổ biến nhất được sử dụng trong các kinh văn để minh họa cho ý tưởng của Niết
bàn là như thế này: cũng giống như một cây đèn không còn ánh sáng, cạn hết dầu
không còn nhiên liệu để cháy, hoặc giống như sóng biển đã không còn khi gió dừng
lại, như thế trong cùng một cách, tất cả những đau khổ dừng lại khi tất cả những
tác nghiệp (cleshas) nuôi dưỡng đau khổ đã không còn. Như vậy, sự đau khổ, niềm
đam mê, tình cảm và sự chướng ngại đã bị suy yếu, không còn là chính nó. Với sự
biến mất những nguyên nhân của đau khổ, đau khổ tự nó biến mất.
Việc
thoát khỏi đau khổ là chỉ có thể trong một cách, và điều này rất cần thiết để đạt
được một trạng thái gọi là Giác ngộ hay Niết bàn -Nirvana (Pali: 'nibbana’). Niết
bàn là một trạng thái hạnh phúc tột cùng, trong đó con người không cảm thấy bất
kỳ loại nhu cầu nào cho một cái gì đó. Ở trong trạng thái Niết bàn, người ta không
còn cảm giác ham muốn, đau khổ và chấp thủ, và cũng không có bất kỳ ảnh hưởng nào
có thể tác động đến cuộc sống của người ấy.
Niết
bàn thực sự có một ý nghĩa rất đơn giản, nó có nghĩa là ‘mát lạnh’ hay ‘dập tắc’,
không phải là những gì mà người ta thường nghĩ, chẳng hạn như cõi thiên đường,
nơi mà bạn muốn hưởng thụ những gì mà bạn thích
Niết
Bàn chính là trạng thái đau khổ đã bị "dập tắt". Hay nói một cách
khác, những ngọn lửa ham muốn dục vọng đã được nguội lạnh, tham, sân, si không
còn khống chế bạn. Tóm lại, nó là một trạng thái giải thoát vô hạn - tự do từ
buồn chán, nhưng cũng như tự do từ hạnh phúc.
Ngoài
ra, một số lời dạy trong Phật giáo gọi Niết bàn là lối thoát từ cảnh giới khác
của con người - vòng luân hồi (Billington 54-60). Samsara (Luân hồi) là vòng
tái sinh. Vì vậy, đây cũng là trạng thái trong khoảnh khắc chúng ta là. Trong trạng thái luân hồi, một người trãi
nghiệm và tái sinh từ thân thể này đến thể khác. Trong cùng thời gian, những kết
quả của các hành động quá khứ của người đó ảnh hưởng đến quá trình cuộc sống hiện
tại và tương lai của chính bản thân họ, đây được gọi là nghiệp. Dĩ nhiên, những
hành động tốt có quả báo tốt, và hành động xấu có quả báo xấu. Phật giáo thúc đẩy
thiện nghiệp nhằm giúp con người thoát khỏi tình trạng đau khổ của vòng luân hồi
và chuyển sang một trạng thái hạnh phúc siêu việt, Niết bàn, là mục tiêu chính
của cuộc sống cho hầu hết các Phật tử. Trạng thái Niết bàn chỉ xảy ra do sự vận
hành liên tục bằng sự tỉnh thức của chính hành giả, cũng như tiến trình của một
cuộc sống đúng đắn trong thế giới.
Vậy thì Niết bàn là gì? Chính Đức Phật không
bao giờ đưa ra một câu trả lời thẳng vào câu hỏi này và luôn giữ im lặng khi
câu hỏi được vẫn hỏi. Ở đây Đức Phật ngẫu nhiên là một tiền thân trực tiếp của
nhà triết học nổi tiếng của thế kỷ XX Ludwig Wittgenstein, ông ta đã tuyên bố:
"Điều mà người ta không thể nói, đó là điều người ta phải im lặng."[1]
(Whereof one cannot speak, thereof one must be silent) Trở lại trong giai đoạn
đầu Upanishads, thời kỳ triết học Bà-la- môn giáo đã nói rằng tuyệt đối
(Brahman) có thể chỉ nói chỉ về mặt tiêu cực (không có cái này, không có cái
kia), vì tuyệt đối vượt qua kinh nghiệm của chúng ta, là không thể hiểu được đối
với suy nghĩ và không thể diễn tả bằng lời nói và khái niệm (Brahma Upanishad).
Niết bàn, phạm trù này như Đức Phật đã dạy là không phải là Thượng đế và không
phải là khách quan tuyệt đối, và sự im lặng của ngài không phải là tư tưởng Thần
học tiêu cực. Niết bàn không phải là một đặc chất, nhưng một trạng thái, một trạng
thái tự do, và là sự hoàn mãn đặc thù, vô đối hay thực thể của sự sống. Nhưng trạng
thái này là hoàn toàn siêu việt với tất cả những trải nghiệm luân chuyển của
chúng ta, trong đó không có gì giống như Niết bàn:
Trong ba cõi (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới) không có gì là vĩnh cửu;
tất cả sự tồn tại:
“Là không hạnh
phúc. Các pháp có tính chất riêng.
Và tất cả vốn
không. Những gì đã đến ắt phải đi,
Lo lắng và
bệnh tật đuổi theo từng bước.
Những nỗi sợ
hãi về tất cả các sai lầm với điều ác đã làm,
Tuổi già, bệnh
đau, cái chết và sự suy sập càng thêm lo sợ.
Tất cả những
điều này không tồn tại mãi mãi.
Và chúng dễ
dàng tan vỡ. Nỗi oán giận tấn công mình;
Tất cả đều
được lót bằng ảo tưởng, như trong trường hợp con tằm và cái kén.
Không ai có
trí tuệ để tìm thấy niềm vui ở trong tình thế này.
Thân thể là
nơi tập hợp của khổ đau.
Chúng là bất
tịnh, như giây căng, mụt nhọt, bọt nước, và v.v...
Không chỉ là
ở cõi giới thấp cùng. Tất cả cũng đều chịu như thế cả
Ngay cả với
những người cõi trời mà chúng sinh ngồi trên đó.
Tất cả những
thọ lạc không kéo dài. Vì vậy, tôi không bám chấp.
Ai buông xả
lòng ham muốn, trụ tư duy thiền định,
Đạt các
pháp lạc tuyệt vời, và người ấy hoàn toàn
Cắt đứt sự tồn
tại luân hồi, có thể hôm nay đạt đến Niết bàn.
Tôi đã vượt
đến bờ bên kia
Và đứng
trên tất cả nỗi đau buồn.”[2]
Lý do tại sao, hay
chính xác hơn ngay cả lĩnh vực tâm lý cũng không nói đến Niết bàn để sánh nó với
một cái gì đó mà chúng ta biết, nếu không chúng ta sẽ lập tức xây dựng Niết bàn
của chính mình, tạo ra một hình ảnh tinh thần của Niết bàn, hiểu biết không
đúng về nó. Rồi thì chúng ta sẽ tuân theo quan điểm này như một cách tạo nên Niết
bàn như đối tượng cảm xúc của chúng ta, và điều này dẫn đến nguồn của đau khổ. Vì
lẽ đó, Đức Phật giới hạn chính mình với những đặc điểm thông thưởng nhất về Niết
bàn, chẳng hạn như một trạng thái giải thoát đau khổ, hoặc là hạnh phúc tối hậu
(nibbanam paramam sukham). Về sau Phật giáo đã phát triển nhiều khái niệm khác
nhau đối với Niết bàn, nhưng sự công nhận đối với tính chất phi-ký hiệu của nó
sẽ vẫn ở trong Phật giáo mãi mãi.
Nhưng
làm thế nào để đạt được giải thoát, Niết bàn? Điều này được chỉ ra bởi Chân lý
thứ tư, sự thật của con đường (marga) dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, đó là Bát chánh
đạo (Ariya-Ashtanga Marga) mà chúng ta sẽ thảo luận chi tiết trong chương 6.
No comments:
Post a Comment