• Sister Tinh Quang Quotes 109

    Sister Tinh Quang Quotes 109

    22/02/2023 - 0 Nhận xét

     

  • Sister Tinh Quang Quotes 3

    Sister Tinh Quang Quotes 3

    01/05/2016 - 0 Nhận xét

    Less desire more happiness-be happy in…

  • Sister Tinh Quang Quotes 56

    Sister Tinh Quang Quotes 56

    04/07/2016 - 0 Nhận xét

    Be strong  Because I know clearly, nobody…

  • Sister Tinh Quang Quotes 36

    Sister Tinh Quang Quotes 36

    23/05/2016 - 0 Nhận xét

    Just the flowers really smile with me! TNTQ

Thursday, March 9, 2017

CHÁNH NIỆM (samyak-smṛti / sammā-sati)

Thích Nữ Tịnh Quang
Chánh niệm bao gồm Tứ niệm trụ hay còn gọi là Tứ Niệm xứPalisatipaṭṭhāna, Sanskritsmṛtyupasthāna), nghĩa là tùy niệm quán chiếu ở nơi thân, thọ, tâm và pháp; tức là bốn loại sở duyên tu tập nhằm đoạn trừ vọng tưởng, phân biệt (Quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, và quán pháp vô ngã). Trên căn bản Chánh kiến, và tùy theo giai trình tu tập Chánh niệm về Tứ niệm xứ mà chúng ta đạt được trí tuệ khác nhau. Đức Phật dạy rằng:”Này các Tỳ Kheo, ở đây có một pháp tu tập, có thể khiến chúng sanh thanh tịnh, vượt thoát sầu, bi; diệt trừ khổ ưu, đạt đến như lý, hiện chứng Niết bàn, đó là Tứ niệm xứ.”[1]
 Là phần trước của giai đoạn cuối cùng, 'chánh niệm' (samyak-smrti / Samma-sati) cũng được gọi là 'tỉnh thức hoàn hảo’, áp dụng đối với lĩnh vực thiền (Sanskrit và Pāli: samādhi)-sự có mặt của tỉnh thức trong mọi tình huống. Trong trường hợp này, nó được xem là mức độ cao của việc tự-kiểm đối với thân và ý.
 Khác với tư duy thông thường, người ta hay nghĩ rằng mình hiểu mình và hành động của mình là mức đánh giá trọn vẹn nhất; tuy nhiên, điều này thường không phải là trường hợp. Ví dụ, Sigmund Freud, cha đẻ của phân tâm học, trong tác phẩm của mình “Introduction to Psychoanalysis”, ông ta đặc biệt chú ý đến những sai lầm nhỏ đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, do sai sót nhỏ khác nhau xảy ra với chúng ta mỗi ngày. Chính xác hơn, ông ta đang tìm kiếm những nguyên nhân gây ra những lỗi lầm mà chúng ta thường tạo ra mỗi ngày: ví dụ, trong lời của chúng ta, nói bằng miệng hay viết tay, hoặc đôi khi chúng ta mắc sai lầm khi chúng ta không thể phát ra những lời không rõ ràng về ai đó, hoặc đọc chữ viết không đúng và cảm nhận thông tin sai, hoặc thậm chí đôi khi vô tình thay đổi một vài từ bằng những từ khác, trong trường hợp tạm thời quên những tên hoặc khái niệm, tạm thời mất đề mục nào đó, và v.v...
 Theo Freud, tất cả những vấn đề đang xảy ra không phải do cơ hội; nhưng chúng thực sự là một hệ quả của các hành động thuộc tiềm thức của chúng ta vốn dựa trên cái tôi của chúng ta, chính là sự nuôi dưỡng trên nỗi sợ hãi và niềm đam mê của chúng ta. Tiềm thức có thể thuyên chuyển bất kỳ thông tin một cách kỷ luỡng từ tâm trí của chúng ta hoặc bóp méo nó theo sở thích ‘riêng’ của nó. Do đó, thông thường, những tham muốn của chúng ta hướng dẫn cách chúng ta nghĩ và cảm xúc, chứ không phải như được hiểu theo lệ thường. Chánh niệm dạy chúng ta làm thế nào để thanh lọc tâm trí của chúng ta từ những thinh sắc không cần thiết, giúp chúng ta xác định các ý tưởng đến từ các động cơ nào đó và thoát khỏi những điều không cần thiết.
 Khi 'chánh niệm' là nấc thang của trình độ thứ bảy, nó có thể thực sự chỉ đạt được với tiến trình tuần tự của tất cả các giai đoạn trước đó, và nó đã là một sự thách thức không nhỏ; chính xác hơn, là nó có sự chuẩn bị trước; ở phần này, trong ý nghĩa khác, nó là một kết quả của việc thực hành những phần trước đó.
Theo lời dạy của Đức Phật, 'chánh niệm' là:
"Có trường hợp một vị Tỳ kheo tu tập quán sát thân trong thân - nhiệt tâm, tỉnh giác và chánh niệm – buông bỏ tham lam và phiền não với sự dính mắc thế gian. Vị ấy tiếp tục quán cảm thọ trong cảm thọ… quán tâm trong tâm ... quán pháp trong pháp - nhiệt tâm, tỉnh giác, và chánh niệm – buông bỏ tham lam và phiền não với sự dính mắc thế gian. Điều này được gọi là Chánh niệm ...”[2]
   Như thế, chúng ta thấy rằng để đạt được trạng thái này cần phải đạt được thành công lớn trong việc thực hiện của các giai đoạn trước đó. Vấn đề là không phải là trên thực tế những gì vị ấy đã từ bỏ, hoặc bao nhiêu thành kiến tiêu cực mà vị ấy đã gạn sạch, giống như nó chấp nhận ví dụ trong Kitô giáo, nhưng những gì mà người ta đã đạt được xuyên qua điều này, một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng Đức Phật chỉ trình bày cho chúng ta phương hướng để chúng ta làm theo; vì vậy, tất cả mọi người cần phải thực hành con đường này bằng chính mình. Và Chánh niệm bao gồm nhiều phạm vi của cuộc sống, có thể được chia thành nhiều phần, tuỳ thuộc vào phạm vi cụ thể mà nó ảnh hưởng, và ngược lại.
 Ví dụ trong trường hợp này, Sangharakshita xác định bốn trình độ sau đây về sự tỉnh thức, sử dụng nguyên tắc phân biệt, dựa trên đối tượng của sự chú ý để sự hiểu biết của chúng ta tốt hơn với khái niệm toàn thể: 'sự tỉnh thức đối với các sự cố’, 'sự tỉnh thức đối với chính mình’, ‘sự tỉnh thức đối với người khác’ và ‘sự tỉnh thức đối với thực tại’.[3]  
 tỉnh thức đối với các sự cố’
Trong thế giới ngày nay, chúng ta đã quên chú ý của mình đối nhiều điều tuyệt vời như thế nào, sự chú tâm đến chúng chắc chắn không đủ, hiểu sai về chúng, và thường quên đi bản chất của chúng. Trong thế giới hiện đại, sự thất niệm luôn luôn xảy ra, mọi người không có thời gian và không muốn tập trung vào chúng.
 Hầu như trong mọi tình huống, chúng ta thường không cảm nhận nó ở trong thể thanh tịnh như được đề cập trong giáo huấn của Đức Phật. Ngày nay, sự tỉnh thức trở nên đáng chú ý đặc biệt đối với sự công nghiệp hóa toàn diện với nhịp điệu điên rồ của cuộc sống mà chúng ta rất khó thoát khỏi. Sống trong một nhịp điệu như thế, người ta thường nghĩ rằng Chánh niệm dường như khó có thể và hoàn toàn 'phi lý' để lãng phí thời gian đối với nó. Triết lý của thế giới hiện đại khuyến khích chúng ta tiêu thụ hàng hoá (nhiều chừng nào tốt chừng đó) mà không cần suy nghĩ về bản chất của chúng, bỏ hết thời gian vì nó, áp đặt sự tham muốn hời hợt trên chúng, và che giấu sự thật.
 Ví dụ, đa số các chủ sở hữu xe trên thế giới không biết cách lái chiếc xe của họ đúng hoàn toàn. Chỉ có một sự sai lầm nghiêm trọng có thể khiến họ tìm ra nó. Hầu hết các trang web trực tuyến hoặc những người sử dụng phần mềm máy tính từ xa mong muốn phân tích điều gì đó, bởi vì ngay cả trong trường hợp thất bại nghiêm trọng mà giải pháp của các vấn đề này không đòi hỏi sự tham gia trực tiếp. Điều đáng ghi nhớ rằng những điều nói trên được tạo ra bởi con người và đòi hỏi phải có sự giải thích hợp lý hơn với 'sự hiểu biết' theo nghĩa Phật giáo, sự thành công đối với điều này phức tạp và khó khăn hơn nhiều, nhưng như người ta nói 'con đường vòng dài nhất là con đường ngắn nhất để về nhà’.[4]  
 Tỉnh thức đối với các sự cố bắt nguồn từ cái nhìn bên trong: khi chúng ta nhìn sự vận hành của mọi sự vật, mọi tình huống với sự có mặt của Chánh niệm, chúng ta có cái nhìn đúng và sâu sắc hơn đối với các pháp, không bị chúng lôi cuốn theo vòng xoáy của chúng. Sự hiện diện của Chánh niệm là ‘thấy các pháp như là chúng’, chúng ta có thể tháo gỡ sự vướng mắc của mình vào chúng, như thế tâm chúng ta có được tự do từ các hiện tượng không ngừng thay đổi.
 ‘tỉnh thức đối với chính mình’- nhận thức về thân và những thay đổi của nó
 Cũng thế, Đức Phật thường nhắc nhở chúng ta quan tâm đến việc ý thức về thân thể, sự chuyển động của nó và tiến tình diễn ra trong nó. Nhiều quá trình trong thân của chúng ta đang phát sinh mà không có sự chú ý và nhận thức của chúng ta: ví dụ, nhiều người có thói quen cắn móng tay khi lo ngại, hoặc bẻ khớp các ngón, hoặc xoáy các lọn tóc trên đầu ngón tay mỗi lần như vậy; điều này được coi là một vài lọai biểu lộ của mức độ căng thẳng. Chúng thường liên quan đến sự rối loạn thần kinh, thường xuất hiện bởi sự căng thẳng. Và như được biết, bước đầu tiên để điều trị chứng bệnh như vậy là chẩn đoán chúng.
 Tuy nhiên, điều này chỉ trôi nổi trên bề mặt; nếu chúng ta nhìn sâu hơn một chút, chúng ta chắc chắn sẽ nhận ra rằng có một số lượng lớn của các hành động và tiến trình trong cơ thể chúng ta đang lẩn tránh sự chú ý của chúng ta: chúng ta luôn luôn ở trong trạng thái ngủ và thức, chúng ta ăn và uống, chúng ta nhấp nháy với đôi mắt của mình, chúng ta thở, cơ quan nội tạng của chúng tai đang làm việc không ngừng. Trong trường hợp như vậy, chúng ta phải rèn luyện tâm của chúng ta trong việc nhận thức cả thế giới bên trong và bên ngoài.[5]  
 Cách tốt nhất để nhận biết về thân của mình là thực tập thiền, bởi sự thực tập này thì dễ dàng được thực hiện hơn khi thân và tâm hoàn toàn được thư giãn. Tuy nhiên, điều này không nên giới hạn chỉ với việc tu thiền, nó là cần thiết để tự mình tu tập trong sự tỉnh thức thể hiện ở mỗi hành động của cơ thể chúng ta, sự tập trung vào từng trường hợp cụ thể đều có thể. Đức Phật nói: 'hành giả cần chú ý bên trong-quán thân trong thân, hoặc chú ý bên ngoài-quán thân trong thân, hoặc cả hai bên trong và bên ngoài-quán thân trong thân. Hoặc hành giả cần chú ý vào hiện tượng phát sinh liên hệ với thân, hiện tượng hoại diệt đối với thân, hoặc hiện tượng sinh & diệt đối với thân. Hoặc với chánh niệm rằng: Có một cơ thể được duy trì trong phạm vi nhận biết và hồi tưởng. Và hành giả duy trì sự độc lập, không lệ thuộc (không bám vào) bất cứ điều gì trong thế gian. Đây là cách một nhà sư nên tập trung sự tu tập quán thân trong thân’[6], và tiếp đó ngài cũng đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn; ngài gợi ý rằng mỗi người cần phải nhận thức đối với vị trí thân thể của mình, ví dụ, như khi ngồi hoặc nằm…điều này cần thiết để tu tập đối với sự nhận thức của mỗi tiến trình trong cơ thể chúng ta; như khi chúng ta ăn, hoặc khi nhai, lúc chúng ta nhìn lại trên con đường…Đơn giản hơn, sự chuyển động của mỗi cơ bắp, tế bào  trong cơ thể cần nên chú ý.
 Tuy thế, đây chỉ là những sự việc rõ ràng nhất. Điều này dường như không thể hiểu được tất cả các quá trình bên trong của chúng ta ngoài việc nhận ra những gì là nguyên nhân của chúng. Vì vậy, để biết rõ cơ thể của mình, tối thiểu, chúng ta phải biết về những phần đã hợp thành nó. Như sự hiểu biết và mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan riêng của chúng ta giúp chúng ta hiểu được con người và thiên nhiên xung quanh chúng ta ở một mức độ phẩm chất cao hơn, rồi bất ngờ khiến chúng ta tương tác hiệu quả hơn với toàn bộ thế giới. Điều này cũng được áp dụng theo thứ tự ngược lại – nhìn người khác, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình, vì nhiều sự việc có thể nhìn thấy chỉ bằng cách này.
 ‘tỉnh thức đối với những cảm thọ’
Sự tỉnh thức về những cảm giác không kém phần quan trọng, bởi vì ý thức đối với những phản ứng cảm thọ của cơ thể giúp chúng ta đạt được trạng thái cảm tính tinh xảo hơn.  Đức Phật rất đơn giản hoá việc nhận định về các giác quan, nêu bật những tiêu chí quan trọng nhất: ‘khổ thọ’, ‘lạc thọ’ và ‘vô ký thọ (cảm giác trung tính)’, sự biểu hiện của mỗi cảm thọ có nhiều đặc điểm quan trọng: 'thuộc về nhục dục’ và cũng như 'không thuộc về nhục dục’. 
 Có những khổ thọ và lạc thọ tiêu cực, thuộc về nhục dục: Ví dụ, cảm thấy sung sướng khi nằm trên một chiếc giường nệm mới mua, cảm giác buồn khi cái giường không còn đẹp và êm nữa; hoặc cảm giác lâng lâng khi chúng ta uống rượu, cảm giác buồn khi uống quá chén. Những khổ thọ và lạc thọ tích cực, không thuộc về nhục dục: Ví dụ, cảm giác an lạc khi tâm ít phiền não, khi ngồi thiền ở một nơi thanh tịnh, cảm thấy buồn khi thấy người nào đó bị người khác áp bức v.v…
Theo dõi những biểu hiện của những cảm xúc và tình cảm của chúng ta, chúng ta có thể học cách kiểm soát chúng, trở nên ít phụ thuộc vào các yếu tố của thế giới bên ngoài liên tục đánh lạc hướng chúng ta. Cách kiểm soát các cảm xúc cũng giúp chúng ta quán sát các nguyên nhân gây ra 'khổ thọ’ và ‘lạc thọ’ tiêu cực để loại bỏ chúng dần dần.
 ‘tỉnh thức đối với tư tưởng’
Tiến trình suy nghĩ của một người bình thường không có phương hướng. Thường thì những suy nghĩ dường như đến từ viễn tưởng, tạo ra tiếng ồn liên tục trong đầu. Bộ não của con người ngày nay thường có một lượng thông tin khổng lồ đến từ tất cả mọi phía. Thường thì chúng ta không nhận ra ngay rằng tiếng ồn này vốn thúc đẩy chúng ta phải suy nghĩ về bất cứ điều gì.
 Trước khi chúng ta tiếp nhận bất kỳ loại thông tin nào, nó xuyên qua nhiều ‘bộ lọc’ gồm niềm tin, kiến thức, kinh nghiệm của chúng ta, và, tất nhiên, cả những quan điểm của người khác-nhiều người thì hầu như cố gắng một cách khó khăn để áp đặt chúng ta về cái nhìn của họ đối với tình huống. Nói một cách rõ hơn, nó hoạt động như là sự kiểm duyệt, nhưng trên một mức độ sâu hơn. Nó xảy ra rất thường xuyên mà chúng ta không nắm bắt nhiều điều hệ trọng đối với thực tế, rằng có bao nhiêu ‘bộ lọc’ ý tưởng của chúng ta xuyên qua trước đó. Dĩ nhiên, điều đó đưa ra rất nhiều câu hỏi của các loại sau đây: ‘có phải đó là tất cả những suy nghĩ của chúng hay không?’; 'nó là phản ứng của chúng ta?'; ‘những ham muốn của chúng ta là thật hay không?’; "Và nó là giải pháp của chúng ta? '; 'Hoặc chúng bị áp đặt bởi một ai đó hoặc một điều gì đó từ bên ngoài?’ (Sangharakshita) Hiểu những điều đó là sự ‘tỉnh thức đối với tư tưởng’ một cách cách rõ ràng, hỗ trợ chúng ta tìm ra được tư duy tích cực.
  'tỉnh thức đối với người khác’
Sự tương tác với người khác là rất quan trọng đối với Phật giáo, một phần chức năng khác quan trọng của 'chánh niệm' là nhận thức về người khác. Người khác thường được nhận thức bởi chúng ta như là một loại đối tượng bên ngoài vốn có nhiều tính năng hơn so với các đối tượng khác. Điều này thường là khó khăn cho chúng ta hình dung rằng mỗi người trên quả địa cầu này hầu hết chỉ là cùng một chiều trong những suy nghĩ và cảm giác; mọi người đều có cảm xúc và nhu cầu, kế hoạch và ý tưởng, nỗi sợ hãi và niềm đam mê riêng của mình, đều được dựa trên cùng một nguyên tắc qua các thời đại. Như đã đề cập ở trên, ‘tỉnh thức về người khác’ sẽ trợ giúp thiết lập truyền thông, chuyển biến nó với một cấp độ mới, không thể tiếp cận nó mà không thực hiện nó hoàn toàn. Sự tìm tòi và đạt tới sự hiểu biết củng nhau như thế sẽ khiến cho mọi người có thể giao tiếp trên một cấp độ thực sự mới, cung ứng sự tượng trợ với nhau tốt hơn, và chấm dứt bất kỳ sự kích động nào với những xung đột không cần thiết, và tránh đuợc bất kỳ sự hiểu lầm nào đó.
 ‘tỉnh thức đối với thực tại’
Cấp đột thứ tư và cuối cùng của sự tỉnh thức, nơi mà mọi người có thể dừng lại, và là điều mà giáo lý của Đức Phật dẫn dắt chúng ta đến - là 'sự tỉnh thức về thực tại’. Như nó có thể được nhìn thấy ở trên, mỗi cấp độ trong đó đòi hỏi tiến trình phức tạp hơn nhiều trong việc đưa đến sự đầy đủ 'chánh niệm'. Như bước đầu tiên cần sự tỉnh thức về các đối tượng vật lý, tự nhiên nhiên xung quanh chúng ta, và tất cả những điều mà chúng ta đã bằng cách nào đó đi qua. Bước thứ hai đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa để hiểu rằng chúng ta là những sinh vật được cấu tạo bằng thịt và máu, nhưng đồng thời có khả năng suy nghĩ và cảm nhận. Bước thứ ba đòi hỏi chúng ta tỉnh thức về người khác, mở rộng phạm vi được xác định bởi hai cấp độ đầu tiên (Sangharakshita). Mức độ thứ tư – ‘tỉnh thức đối với thực tại’ được xem là khó khăn nhất để đạt đến, bởi vì nó bao hàm ba cấp độ trước, mở rộng nhiều hơn, chuyển tải nhận thức của thực tại toàn thể, sự tỉnh thức của mỗi thành phần cá nhân về thực tại này, và của mỗi tương tác của chúng.
            “Trong Phật giáo, thực tập Chánh niệm về thực tại là ý thức những gì đang có mặt ở đây, và chúng ta cũng có thể chọn bất kỳ đối tượng Chánh niệm cho chính mình. Chúng ta có thể ý thức về một bông hoa hay một đám mây, hoặc hơi thở của chúng ta. Năng lượng của Chánh niệm bao hàm năng lượng của sự tập trung. Khi Chánh niệm và sự tập trung có đủ sức mạnh, chúng ta có cái nhìn đầy tuệ giác. “chúng ta hiểu thấu bản chất về những gì đang ở đây; chúng ta đột phá vào bản chất của thực tại.”[7] Tỉnh thức những gì hiện tại, ngay tại đây, ngay bây giờ thì không phải là sự mơ tưởng một tương lai hay hoài vọng quá khứ. Chánh niệm là ôm lấy thực tại, và thực tại không còn bị chia cắt bởi nhị nguyên, và sinh và tử được nhìn trong sự tiếp diễn tương tức.
            Ngoài ra, việc thực hành Chánh niệm thường xuyên có tác động lợi lợi ích đáng kể đối với sức khỏe. Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại tại Wisconsin, Spain, and France đã báo cáo bằng chứng đầu tiên về biến đổi phân tử cụ thể trong cơ thể sau một thời gian tu tập chánh niệm.
   Sự nghiên khảo sát về những ảnh hưởng của một ngày thực tập chánh niệm sâu sắc trong một nhóm của các thiền giả có kinh nghiệm, và so sánh với một nhóm gồm những đối tượng chưa qua kinh nghiệm thực tập. Sau tám giờ thực hành chánh niệm, những thiền giả đã cho thấy một loạt các khác biệt về gene và phân tử, bao gồm cả mức độ thay đổi của cơ quan điều tiết gene điều tiết và giảm lượng mức độ của các gene gây viêm, điều này tương quan với sự phục hồi vật lý nhanh hơn từ một tình huống căng thẳng. 
 "Tốt nhất đối với kiến thức của chúng ta, đây là bài viết đầu tiên cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong sự biểu hiện gene trong các môn học liên quan đến thực hành thiền chánh niệm.” (Richard J. Davidson)
 "Thú vị thay, những thay đổi đã được thấy trong khảo sát, các gene này có những mục tiêu hiện tại của các loại thuốc chống viêm và giảm đau." (Perla Kaliman) - The study was published in the Journal Psychoneuroendocrinology.
Chánh niệm có khả năng chữa lành vết thương của cơ thể thân và tâm; khi Chánh niệm có mặt, thực tại được nhìn trong thế duyên sinh, không bị ràng buộc bởi tư duy võ đoán, hay bị che khuất bởi bản ngã. Ở đây cánh cửa tự do bắt đầu mở.


[1] 巴利大藏部》(卷22《大念处经》):諸比庫,此一行道,能清淨有情,超越愁、悲,滅除苦、憂,得達如理,現證涅盤,此即是四念處。
[2]  DN 22, Maha-satipatthana Sutta: The Great Frames of Reference
[3]Sangharakshita, P. 87
[4] Ibid, p.88-89
[5] Ibid, p.89-91
[6] DN 22, Maha-satipatthana Sutta: The Great Frames of Reference
[7] Thich Nhat Hanh, Body and Mind Are One

No comments:

Post a Comment

  • Light on the Path

    Light on the Path

    16/03/2020 - 0 Nhận xét

    Light and darkness are two sides on our way.…

  • Sister Tinh Quang Quotes 35

    Sister Tinh Quang Quotes 35

    21/05/2016 - 0 Nhận xét

    Don’t stop here or there, continue on your…

  • THE PRECEPT TO REFRAIN FROM TAKING THAT WHICH IS NOT GIVEN

    THE PRECEPT TO REFRAIN FROM TAKING THAT WHICH IS NOT GIVEN

    12/02/2017 - 0 Nhận xét

    Thich Nu Tinh Quang The second one of the five…

  • Practicing Seven-Lotus Steps on the Buddha’s Birthday

    Practicing Seven-Lotus Steps on the Buddha’s Birthday

    30/09/2015 - 0 Nhận xét

    Thich nu Tinh Quang Wherever you are, if…

--------------TRUYỆN NGẮN NỬA HỒN XUÂN

My photo
Garden Grove, CA, United States