Sau khi đã thảo luận về Bát chánh đạo, bây giờ chúng
ta có thể biết thêm sự hướng dẫn của nó như thế nào theo quan điểm của Phật
giáo để ứng dụng ngõ hầu thế giới của chúng ta trở thành một nơi tốt đẹp hơn. Nhưng
cuộc sống vốn đa dạng, và chúng ta thường không bao giờ có thể nhận ra rằng
chúng ta đang làm một cái gì đó trái ngược với những lời dạy, và hành vi hoặc tư
duy này sớm muộn gì sẽ trở thành có hại cho mình hoặc người khác. Tầm nhìn của
chúng ta thường bị mập mờ bởi tâm trạng mà chúng ta đang là và chúng ta không
thể nhận ra ba chất độc tham, sân và si bắt nguồn từ những suy nghĩ lệch lạc đã
làm mờ ám trí tuệ của chúng ta. Vì lý do đó, với sự phân giải của luận đề này
trong phần sau, tôi sẽ thảo luận những gì mà Giáo pháp có thể thay đổi các yếu
tố khác nhau của cuộc sống chúng ta.
Người Phật tử tin rằng, thực hành Giáo pháp không nhất thiết phải ngồi hàng giờ trong tư thế hoa sen, mặc quần áo đặc biệt của người phương Đông, và trì tụng các thần chú. Thực hành Giáo Pháp có thể được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Theo quan điểm của họ, tu tập lời Phật dạy không phải là cầu nguyện thật nhiều, nhưng trong bản chất của giao tiếp với những người xung quanh bạn và là trong những suy nghĩ khi bạn đang làm bất cứ công việc gì. Từ ‘dharma’ (Pháp) có một nghĩa khác là ‘phương pháp bảo vệ’. Đây là những gì chúng ta thực hiện để tránh xa các vấn đề. Thực hành pháp, hoặc giảng dạy Phật pháp, đặc biệt nhằm giúp loại bỏ những vấn đề tiêu cực bằng việc hoàn thiện tâm của chúng ta và sự phát triển của lòng từ bi.
Người Phật tử tin rằng, thực hành Giáo pháp không nhất thiết phải ngồi hàng giờ trong tư thế hoa sen, mặc quần áo đặc biệt của người phương Đông, và trì tụng các thần chú. Thực hành Giáo Pháp có thể được thực hiện trong cuộc sống hàng ngày. Theo quan điểm của họ, tu tập lời Phật dạy không phải là cầu nguyện thật nhiều, nhưng trong bản chất của giao tiếp với những người xung quanh bạn và là trong những suy nghĩ khi bạn đang làm bất cứ công việc gì. Từ ‘dharma’ (Pháp) có một nghĩa khác là ‘phương pháp bảo vệ’. Đây là những gì chúng ta thực hiện để tránh xa các vấn đề. Thực hành pháp, hoặc giảng dạy Phật pháp, đặc biệt nhằm giúp loại bỏ những vấn đề tiêu cực bằng việc hoàn thiện tâm của chúng ta và sự phát triển của lòng từ bi.
Làm thế nào có thể phát triển lòng từ bi thực
sự loại bỏ những vấn đề tiêu cực? Đạo Phật dạy rằng những người đang trong tâm
trạng tham lam và giận dữ, và lúc ấy phát sinh hành vi sai lầm bằng lời nói hoặc
thậm chí gây nên một sự tai hại thật sự do bị vô minh với phiền não của tâm sai
khiến. Thực tế, phiền não này phát sinh từ sự bất như ý của y, và y hy vọng với
sự trợ giúp của việc phản kháng hoặc những hành động bất thiện để giảm bớt tình
trạng này, và để có được một chút hạnh phúc hơn. Y ghen tị với ai đó trông có vẻ
nhìn điềm tĩnh và hạnh phúc hơn chính mình. Điều này là dễ hiểu, một người bị sự
lừa dối bên trong như thế thì không dễ gì đạt được hạnh phúc, và đó là lý do tại
sao với quan điểm của Phật giáo, người ấy đáng được cư xử với tấm lòng từ bi.
Trên hết, trong mỗi con người hay mỗi chúng
sinh được sinh ra đều có một bản chất của Phật- giác ngộ hoặc sự tỉnh thức thường
xuyên; Những vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày do chúng ta chạy theo vọng
tưởng, đánh mất chánh niệm, và cơn giận thường xuyên làm chủ tâm của chúng ta.
Cơn giận dữ một khi được nhắm tới không phải ai kia bị lừa dối, nhưng đó là sự
lừa dối chính mình bằng hành động làm cho một ai đó không hạnh phúc và hăng say
làm tổn thương các chúng sinh khác. Chúng ta có thể so sánh phiền não như vậy với
một người ác nhặt một cây gậy và đánh con chó. Con chó thiếu kinh nghiệm có thể
tức giận đối với cây gậy, và thậm chí cắn cây gậy cho đến khi nó đoán rằng tác
hại thực sự đến từ người cầm cây gậy đó. Cũng như sự tức giận: đừng khởi giận dữ
với người thể hiện nó: người này, trong trường hợp này, y giống như một cây gậy
trong tay của một người ác- một vũ khí 'trong tay' của phiền não ở bên trong.[1]
Ngược lại, chúng ta phải khởi tâm từ bi với
người đang giận dữ và thốt ra những lời gây tổn thương cho chúng ta: vì một
hành vi như vậy có nghĩa là người ấy đang trong tình trạng không hạnh phúc. Theo
Đức Đạt Lai Lạt Ma, ‘dù cho mọi người tuyệt vời và thân thiện hoặc là không hấp
dẫn và rắc rối, cuối cùng họ là những con người giống như chính mình. Cũng giống
như chính mình, họ muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Hơn nữa, quyền của họ
để vượt qua đau khổ và được hạnh phúc thì bình đẳng giống như ta. Bây giờ, khi
bạn nhận ra rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng về ước nguyện hạnh phúc và quyền
của chúng để đạt được điều này, bạn sẽ tự động nhận ra sự đồng cảm và gần gũi đối
với họ. Thông qua việc làm quen với tâm của mình, với ý thức về lòng vị tha
toàn thể, bạn phát triển một cảm giác trách nhiệm đối với những người khác: ước
muốn tích cực giúp đỡ họ vượt qua vấn đề. Không phải là sự muốn có sự lựa chọn;
nó được áp dụng đồng đều tất cả, bởi họ là những con người trải qua niềm vui và
nỗi đau giống như bạn, không có cơ sở hợp lý để phân biệt kỳ thị họ, hoặc thay
đổi sự quan tâm của bạn đối với họ nếu họ cư xử trái ngược.’[2] Đây sẽ là một sự thực hành tuyệt vời của Giáo pháp
trong cuộc sống hàng ngày
Cho dù ai đó dù vô tình hay cố ý xúc phạm chúng
ta-như những bâc thầy trong Phật giáo chỉ ra rằng: chúng ta nên biết ơn người
này, bởi vì họ đã đưa cho chúng ta một đề tài tốt để tu tập bằng việc ứng dụng lời
dạy của Phật; nếu chúng ta phản kháng và không chấp nhận sự xúc phạm ấy, chúng
ta không thể trải nghiệm một sự an lạc lớn đối với việc hoàn thành thêm một bước
nữa trên con đường Giáo pháp. Nếu chúng ta bức xúc bằng sự phản ứng, người ta tìm
được điểm yếu của chúng ta một cách đơn giản, làm tổn thương cảm xúc của chúng
ta và thức tỉnh sự cao ngạo của chúng ta. Trong trường hợp này, từ quan điểm Phật
giáo, chúng ta nên nhớ điều này và hoạt dụng với nó.
Giải thích ý nghĩa về việc thực hành Phật giáo
trong cuộc sống hàng ngày, giáo sư Alexander Berzin diễn đạt nó theo cách sau:
Khi chúng ta có vấn đề, chúng ta quay vào trong, cố gắng tìm nguồn gốc của chúng
bên trong chúng ta, và khi chúng ta đã xác định nó, chúng ta cố gắng thay đổi
tình trạng từ bên trong. Chủ yếu- nguyên nhân sâu xa nhất đối với vấn đề của
chúng ta ở bên trong chúng ta là thái độ của chúng ta, đặc biệt là sự nhầm lẫn
của chúng ta. Tuy nhiên, Berzin cảnh báo chúng ta rằng việc quay vào bên trong
tìm kiếm gốc rễ của một vấn đề nào đó không bao hàm một sự phán xét đạo đức đối
với cá nhân nào đó tốt hoặc xấu như thế nào. Cũng không có ý nghĩa trong việc tự
chê trách mình hay tự khen ngợi mình. Chúng ta chỉ cần tìm ra đâu là gốc rễ gây
ra sự đau khổ của chúng ta, loại bỏ nó và trở nên hạnh phúc hơn.[3]
Giúp đỡ đối với chúng sinh khác cũng là sự thực
hành Phật pháp; điều này, đối với Phật tử là một hạnh nguyện cần thiết trong cuộc
sống hàng ngày. “Cư xử tốt với tất cả chúng sanh, đây là một tôn giáo đúng.” (Đức
Phật). Để bắt đầu, chúng ta thử thực hành sự giúp đỡ đối với những người thân yêu
của chúng ta trước, sau đó là những người xung quanh chúng ta; ví dụ, nếu người
chồng tự nhốt mình trong một căn phòng để đọc sách, và vợ của ông ta đang rửa chén
bát hoặc nấu ăn cho cả gia đình với tâm hoan hỷ, trong trường hợp này, người vợ
của ông sẽ là một Phật tử tốt hơn so với chồng mình. Như thế, không thể tính rằng
bao nhiêu giờ cầu nguyện và thực thi những rèn luyện cụ thể nếu những nỗ lực của
chúng ta không tự biểu hiện qua các hành động giúp người một cách đơn giản
trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Đối với Phật tử, cơ hội để thực hành Phật pháp
có thể là bất kỳ hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Nếu chúng ta đang ở trong một tình
trạng ùn tắc giao thông - thay vì bị kích thích, chúng ta có thể trì tụng thần
chú hoặc giữ chánh niệm đối với hơi thở, như thế tâm chúng ta sẽ không còn lo lắng
về việc chờ đợi con đường mau hết ùn tắc, và mọi người có thể tiếp tục cuộc
hành trình của họ. Đi xe trên giao thông công cộng, chúng ta có cơ hội để thực
hành sự kiên nhẫn và lòng từ bi. Chúng ta có nhường chỗ ngồi khi chúng ta đang
mệt mỏi? Chúng ta có cảm thấy bực tức khi ai đó húc đẩy chúng ta? Chúng ta nghĩ
gì trong cuộc hành trình dài như thế? Những bậc thầy trong Phật giáo kêu gọi tất
cả chúng ta phải suy nghĩ về điều đó.
Phật giáo cho rằng không cần thiết tách riêng
sự thực hành tôn giáo và cuộc sống thực tế; đối với Phật tử những biến cố xảy
ra xung quanh họ là trường học tốt nhất của Phật giáo. Nếu bạn bị ốm và phải nằm
trên giường, đang đối diện với cái chết, bạn cũng có thể sử dụng thời gian này
để suy nghĩ về cuộc sống của bạn, có một lời cầu nguyện, nâng cao nhận thức, quán
chiếu về bệnh tật và những cảnh giới mà bạn sẽ đi đến. Theo Pende Hawter “Quán chiếu và
thiền định về cái chết và sự vô thường được coi là rất quan trọng trong Phật
giáo vì hai lý do: (1) chỉ vì ý thức đời sống ngắn ngủi và quý giá như thế nào
nên chúng ta có thể làm cho nó có ý nghĩa và sống trọn vẹn với nó, (2) và bằng
sự hiểu biết về tiến trình chết và tự mình làm quen với nó, chúng ta có thể
loại bỏ sự sợ hãi vào lúc chết và bảo đảm cho một sự tái sinh tốt.
Vì cách mà chúng ta sống trong đời và trạng trái tâm của
chúng ta lúc chết ảnh hưởng đến kiếp sống tương lai của chúng ta, điều này có
thể được nói rằng phương hướng hoặc dấu hiệu của một người tu hành là không có
sự sợ hãi hoặc tiếc nuối vào lúc chết. Những người tu tập đến sự hoàn hảo đối
với khả năng của mình được cho là sẽ chết trong một trạng thái hạnh phúc tuyệt
vời. Những người tu tập bình thường cũng sẽ chết một cách hạnh phúc. Ngay cả
những người mới tu tập cũng sẽ không sợ hãi và kinh hoàng vào lúc chết. Vì vậy,
ta nên có phương hướng thực hành tối thiểu đối với những kết quả đó.
Có hai sự thiền định
phổ quát về cái chết trong truyền thống Tây Tạng. Đầu tiên nhìn vào điều nhất
định và sắp xảy ra của cái chết và những gì mang lại lợi ích vào lúc chết để
thúc đẩy chúng tạo ra thiện nghiệp tốt nhất đối với cuộc sống chúng ta. Thứ hai
là một sự mô phỏng hoặc diễn tập thực tế đối với tiến trình chết, khiến cho
chúng ta làm quen với cái chết và mất đi nỗi sợ hãi không hiểu biết, do đó
hướng dẫn chúng ta chết một cách khéo léo. Theo truyền thống, ở các nước Phật
giáo, người ta cũng khuyến khích đi đến nghĩa trang hoặc nơi mai táng người
chết để quán chiếu về cái chết và trở nên quen thuộc với sự kiện không thể
tránh khỏi này.
Những pháp thiền định
đầu tiên này được gọi là Cửu-viên-tử-quán (chín vòng quán niệm về cái
chết/nine-round death meditation), bao gồm quán niệm ba căn, chín nguyên lý, và
ba tín hạnh, như trình bày dưới đây:
A. Chết
là nhất định
1.Không
có cách nào có thể thoát khỏi cái chết. Không có ai, ngay cả Đức Phật, Jesu
v.v…Dân số mấy tỷ người trên hành tinh, hiếm ai sống được trong thời gian 100
năm.
2.Cuộc sống là hữu hạn, giới hạn và mỗi khoảnh khắc mang lại cho chúng ta gần kề hơn với ngày cuối cùng của đời sống này. Chúng ta đang chết từ giây phút mà chúng ta được sinh ra.
3.Cái chết sẽ đến trong một thời điểm và thời gian của nó thì bất ngờ. Tất cả phân cách chúng ta từ đời này và đời sau là một hơi thở.
2.Cuộc sống là hữu hạn, giới hạn và mỗi khoảnh khắc mang lại cho chúng ta gần kề hơn với ngày cuối cùng của đời sống này. Chúng ta đang chết từ giây phút mà chúng ta được sinh ra.
3.Cái chết sẽ đến trong một thời điểm và thời gian của nó thì bất ngờ. Tất cả phân cách chúng ta từ đời này và đời sau là một hơi thở.
Tín hạnh: Để thực hành con đường tâm linh và chín tiềm năng
bên trong của chúng ta bằng cách nuôi dưỡng phẩm chất tinh thần tích cực và từ
bỏ các phẩm chất phiền não.
B. Thời
điểm chết là không thể xác định
4.Thọ
mạng của chúng ta là không chắc chắn. Người trẻ có thể chết trước tuổi, khỏe mạnh
trước khi bị bệnh v.v…
5.Có
rất nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh dẫn đến cái chết, nhưng ít ai bảo đảm được
sự sống. Ngay cả những thứ duy trì sự sống có thể giết chết chúng ta, ví dụ như
thực phẩm, xe ô tô, bất động sản.
6. Sự yếu đuối và mong manh của cơ thể vật lý của con người hàm chứa sự không chắc chắn của cuộc sống. Cơ thể có thể dễ dàng bị phá hủy bởi bệnh tật hoặc tai nạn, như bệnh ung thư, AIDS, tai nạn xe.
6. Sự yếu đuối và mong manh của cơ thể vật lý của con người hàm chứa sự không chắc chắn của cuộc sống. Cơ thể có thể dễ dàng bị phá hủy bởi bệnh tật hoặc tai nạn, như bệnh ung thư, AIDS, tai nạn xe.
Tín
hạnh: Để phát triển tiềm năng bên trong chúng ta ngay bây giờ, không chậm trễ
C.Tinh thần/tâm linh phát triển của chúng ta
là điều duy nhất có thể hỗ trợ chúng ta vào lúc chết
(bởi
tất cả sự tái diễn với kiếp sống tiếp theo là tâm chúng ta với nghiệp lực của
nó (tích cực hay tiêu cực) tác động.
7.Của cải thế gian như sự giàu có, địa vị, tiền bạc không
thể trợ giúp được.
8. Quyến thuộc và bạn bè không thể ngăn chặn cái chết và
cũng không đi cùng với chúng ta.
9. Ngay cả thân mạng quý báu mà ta có cũng giúp gì được cho
chúng ta. Chúng ta phải bỏ nó lại phía sau giống như bỏ một lớp da, một
lớp vỏ trống rỗng, một cái áo khoác bên ngoài.
Tín hạnh: Để khôi phục
tiềm năng thanh tịnh bên trong của chúng ta, gạt bỏ ô nhiễm huân tập bên trong
với sự chấp thủ đối với những tư tưởng thế gian.”[4]
Quán chiếu về về quá trình này là đặc biệt
quan trọng bởi vì các Phật tử có lợi thế có thể tham gia vào những khóa yoga được
hướng dẫn về cái chết, và tái sinh cho đến khi họ đạt được kiểm soát chính
mình, không còn bị vấn đề chết và tái sinh thông thường ràng buộc.
Tình yêu thương và gia đình là một lĩnh vực
rộng lớn khác của các cơ hội để học hỏi điều gì đó nhằm phát triển tinh thần kiên
nhẫn, sự tận tụy và từ bi hơn. Bạn chỉ không có sợ hãi gì để mở cửa trái tim của
bạn, để biết ơn đối với tất cả mọi điều trong những giây phút khó khăn, và để
hiểu rõ hơn về những phẩm chất tốt đối với người bạn đời của mình hay những người
khác. Yêu thương và làm tròn trách nhiệm đối với vợ (chồng) và con cái là một
phẩm chất cao đẹp mà một người Phật tử không thể thiếu.
Giao tiếp với cha mẹ già hay những người thân là
một ví dụ của một tình huống khác nữa. Trong thời đại chúng ta, điều này đã trở
thành gần như theo ‘mốt’ nhằm đổ lỗi cho các bậc cha mẹ đã không làm điều gì đó
cho chúng ta sớm hơn hoặc làm một điều gì đó sai. Nhiều người thậm chí nhìn nhận
ý nghĩa của các lý thuyết hiện đang phát triển của tâm lý và phân tâm học là đổ lỗi cho cha mẹ của họ: họ nói, họ không được
yêu mến trong thời thơ ấu của họ, thiếu sự chăm sóc và điều đó đã trở thành
nguyên nhân của tất cả sự phức hợp đối với họ lúc trưởng thành. Tuy nhiên, những
người suy nghĩ theo cách như thế, theo niềm tin của Phật giáo là ngoài thực tế liệu pháp tâm lý, cũng như Phật giáo nói rằng
mỗi người trưởng thành đều phải có trách nhiệm đối với cuộc sống của riêng
mình. Có lẽ ai đó đã quên những món quà vô giá mà cha mẹ của mình đã ban tặng
cho mình. Chúng ta nên biết ơn cha mẹ vì tối thiểu thực tế là nhờ họ mà chúng
ta được sinh ra, và hơn nữa, họ đã nuôi chúng ta ăn cho chúng ta mặc, cho chúng
ta sự hiểu biết về thế giới và v.v... Có lẽ họ đã không hoàn hảo, nhưng chắc chắn
họ đã cố gắng bằng mọi cách tốt nhất. Ngoài việc biết ơn cha mẹ, người Phật tử
phải biết cách trả ơn cha mẹ như thế nào mới đúng đạo lý. Đức Phật giải thích về
việc chúng ta nên trả ơn cha mẹ như sau:
"Chư
Tỳ kheo, có hai người mà chúng ta không dễ dàng để trả ơn được, đó là cha và mẹ.
Thậm chí nếu các ông cõng cha và mẹ trên hai vai của các ông suốt 100 năm, và chăm
sóc cha mẹ bằng cách xức dầu, xoa bóp, tắm rửa, và nắn nót tay chân của họ, và để
cho cha mẹ đi đại tiểu tiện (ngay trên vai của các ông), các ông cũng không có
thể trả được ân cha mẹ. Hoặc giả các ông đặt cha và mẹ mình ở nơi tối thượng
quyền lực, hơn cả trái đất vĩ đại này, và rãi đầy bảy thứ báu, các ông cũng không
thể trả được ân cha và mẹ.
Vì
sao vậy? Mẹ và cha đã làm nhiều điều cho con cái họ. Chăm sóc chúng, nuôi dưỡng
chúng, họ giới thiệu chúng đến với thế giới này. Nhưng bất kỳ ai đối với cha mẹ
không có lòng tin, khuyến dẫn họ trong niềm tin; đối với cha mẹ có bất thiện hạnh,
khuyến dẫn họ thực hành thiện hạnh; đối với cha mẹ keo kiệt, khuyến dẫn họ thực
hành tâm quảng đại; đối với cha mẹ mê muội, khuyến dẫn họ tu tập trí tuệ: Với
những điều này, người con ấy mới có thể trả ơn mẹ và cha của mình.”[5]
Đối với Phật tử, chính bản thân mình phải chịu
trách nhiệm cho những gì xảy ra trong cuộc sống của mình, cho sự hình thành của
các đặc điểm của mình và tất cả các vấn đề của chính mình, chứ không thể trách
cha mẹ của mình:
“Tự mình gây điều ác
Tự mình sanh nhiễm ô“Tự mình gây điều ác
Tự
mình rời bỏ nó
Chính
tự mình thanh tịnh
Thanh
tịnh hay bất tịnh
Đều
tùy thuộc chính mình
Chẳng
ai thanh tịnh ai.”
(Attana hi kataj papaj
Attana savkilissati
Attana akataj papaj
Attana va visujjhati
Suddhi
asuddhi paccattaj
N'abbo abbaj visodhaye.)[6]
Hằng ngày, nếu chúng ta có ý thức rằng
tất cả vấn đề đều phát xuất từ chính mình, chúng ta sẽ dễ dàng thông cảm và yêu
thương những người xung quanh mình hơn.
[1] Nanasampanno, Acariya Maha Boowa, “Things As They Are”
[2] The fourteenth Dalai Lama, “Compassion and the
Individual”
[3] Berzin, Alexander, “Anger: Dealing with Disturbing Emotions.”
[4] Ven. Pende Hawter, “Death and Dying in the Tibetan Buddhist Tradition”
[5] AN 2.31-32,
Bhikkhu-Kataññu Suttas
[6] ccbs.ntu.edu, DhP165
No comments:
Post a Comment