
Giai
đoạn thứ tư của Bát chánh đạo được gọi là Chánh nghiệp (samyak-karmanta, Pali:
samma-kammanta), và những quy định đối với sự tạo tác là thực hành theo con đường
dẫn đến giác ngộ. Hầu hết những người Phật tử đã quen với thực tế là thể hiện
điều này hàm ý một mối quan hệ cơ bản với luân lý và đạo đức, một lề luật quy tắc
phổ quát nhất định, theo đó mỗi hành động được phân định là đúng hay sai. Một điều
gì đó giống như những nguyên tắc này có thể gọi là năm giới; tuy nhiên, không
phải là những điều răn duy nhất, và những tiêu chí chính khi nó không thể xử lý
tất cả các hành động. Duy nhất, năm giới chỉ cho chúng ta thấy những điều luật đó
vô giá, là tiêu chí hàng đầu bởi một lý do này hay lý do khác.
Tuy nhiên, ngoài lý do trên, trong Phật giáo lý
tưởng ‘vô-tác’ cũng là hành động rất quan trọng, và các tiêu chí nòng cốt đối với
lý giải và nhu cầu của nó là sự nhận thức. Chúng ta phải hoàn toàn cam kết với hành
động đúng (Chánh nghiệp) và nhận thức được những gì đang xảy ra, không ngừng
suy nghĩ về những hậu quả của các hành động của chính mình. Đó là điều quan trọng
đối với khái niệm về quan hệ nhân quả, bởi vì mỗi hành động của chúng ta có những
hậu quả của nó, tùy thuộc nó không ít. Tóm lại, mỗi hành động tạo tác đem lại
cho chúng ta nỗi đau hoặc niềm vui, phụ thuộc vào nó, và cần tạo ra quyết định.
Như thế, hoá ra chúng ta đang phản đối câu hỏi của sự thông minh, bởi vì sự hiểu
biết về quan hệ nhân quả và thẩm quyền ứng dụng có thể chỉ với sự giúp đỡ của
nó. Theo đó, hành động trong Phật giáo bao gồm Thiện và Bất-thiện được giải thích
nhằm đáp ứng những vấn đề của chúng ta mà Đức Phật đã phân tích như sau:
“Vậy những gì là Bất thiện? Sát sanh, trộm cắp…tà
hạnh... nói dối ... nói lời ác ... nói lời chia rẽ ... nói hai lưỡi, thêu dệt là
Bất thiện. Tham ái...tà ý...tà kiến là Bất thiện. Những điều như thế thuộc pháp
Bất thiện. Và nguyên nhân của Bất thiện là những gì? Tham lam là nhân của Bất
thiện; sân giận là nhân của Bất thiện; si mê là nhân của Bất thiện. Đây được gọi
là gốc rễ của những điều Bất thiện.”
"Và những gì là Thiện? Không sát sanh là
Thiện, không trộm cắp…không tà hạnh ... không nói dối ... không nói lời ác ... không
nói lời chia rẽ … không nói hai lưỡi, không nói thêu dệt là Thiện. Không tham ái...không
tà ý... chánh kiến là Thiện. Những điều này được gọi là pháp Thiện. Và nhân của
Thiện là gì? Không tham lam là nhân Thiện; không sân giận là nhân Thiện; không
si mê là nhân Thiện. Đây được gọi là gốc rễ của những điều Thiện.”[1]
Theo Phật giáo, những hành động đúng cần nên tu
dưỡng đối với con người; một cách tương ứng, mỗi hành động phải đóng góp vào sự
tăng trưởng và thúc đẩy nhằm thoát khỏi đau khổ và đạt được sự giác ngộ, và để
cung cấp năng lượng cho những hiệu quả trong tương lai và duy trì cuộc sống tốt
hơn.
“Có bốn chất nuôi dưỡng này để duy trì đối với
những ai sinh tồn hoặc sự hỗ trợ đối với những người trong việc hướng đến một nơi
sinh. Bốn chất đó là gì? Đoàn thực, thô hoặc tế; thứ hai là xúc thực, thứ ba là
ý tư thực, và thứ tư là thức thực. Từ nhân tham ái đến nhân nuôi dưỡng. Từ sự
chấm dứt tham ái đến sự chấm dứt nuôi dưỡng.”[2]
Là một trong những hệ quả cơ bản của những hành
nghiệp của mỗi người, nguyên tắc bốn thức ăn cần được sử dụng rất khéo léo. Khi
nó được giả định như dưỡng chất, cuộc sống duy trì và phát triển bởi chúng, và
thiếu chúng thì những gì đó có thể bị tiêu diệt. Như thế, những hệ quả của những
hành động này có thể rất khác biệt, vì những yêu cầu của thân và ý, vấn đề là cách
mà chúng ta nuôi dưỡng thân và tâm của mình trong Thiện pháp hay Bất thiện pháp;
do vậy, chúng ta nên nên quán chiếu một cách thận trọng khi những tư tưởng phát
khởi, bắt đầu với một vài vấn đề, kiểm tra nó là suy nghĩ tiêu cực hay tích cực
bởi chính mình.
Chỉ cần đừng quên về những cảm xúc mà chúng ta
đầu tư vào các hành nghiệp của chúng, như Chánh nghiệp là bước thứ tư trong Bát
chánh đạo, được biểu hiện bằng hành động từ Chánh kiến và Chánh tư duy, trợ giúp
chúng ta trên con đường đến giác ngộ. Cũng thế, chúng ta nên biết Chánh nghiệp đòi
hỏi một sự cống hiến lý tưởng đầy đủ khi thực hiện một hành động điều khiển tất
cả bản chất và năng lực của con người, tất cả sức mạnh thể chất của chính mình,
tất cả sự khôn ngoan của mình, và tất cả lòng thương yêu. Dĩ nhiên, nó cũng khá
khó khăn để đặt tất cả năng lực của mình nhằm thực hiện mục đích mà không bị
phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài, tập trung đầy đủ trên toàn thể bản chất của
cá nhân. Theo đó, khả năng tập trung là giá trị lớn trong bối cảnh này, và, tất
nhiên, đòi hỏi sự thực hành liên tục.
Như vậy, Chánh nghiệp có nghĩa là phân tích
khá nghiêm ngặt về các hành động của chính bạn, trong đây bao gồm một sự suy
nghĩ cẩn trọng thay vì chỉ theo sau những quy tắc. Trong khi bắt đầu thực hiện
một hành động, nếu chúng ta đang theo lời dạy của Đức Phật, trước hết chúng ta
nên xác tín rằng đó không có gì trái với năm giới đã tiếp nhận, và rồi suy nghĩ
về những hệ quả tiềm ẩn, cả tích cực và tiêu cực để tránh về sau. Hãy nhớ rằng
tất cả hành động cuối cùng đều mang lại nỗi đau hay niềm vui, và không ngừng
rèn luyện tâm của chúng ta trong kế hoạch đúng đắn. Hơn nữa, chúng ta luôn luôn
duy trì chánh niệm và tập trung đối với những cảm xúc trong bất kỳ hoàn cảnh
nào đó, như Chánh nghiệp cũng là một hành động tương tác, mà tất cả lực lượng thể
chất và tinh thần được chỉ dẫn. Theo đây Chánh nghiệp thúc đẩy và điều chỉnh
không chỉ đối với thực tế về sự chân chánh của hành động liên quan đến giáo lý
của Đức Phật, mà còn là sự thực hành liên tục của tâm để đạt được hiệu quả tối
đa của hành nghiệp. Trong Phật giáo, cũng có những sự thực hành hỗ trợ để phát
triển trí tuệ thanh tịnh của chúng ta đối với các trạng thái cao hơn của hiện hữu
và ý thức nói chung. Người ta tin rằng phương pháp tốt nhất đối với sự phát triển
như vậy là thiền, được thực hiện trong bối cảnh đời sống tâm linh Phật giáo, gọi
là ‘Bhavana’. Theo giáo lý của Đức Phật, có bốn trạng thái cao hơn của tâm (tứ
thiền), từng trạng thái thiền nâng tâm thức lên cao. Như vậy, sự thành công
trong việc phát triển tâm được đo lường như là một thành tựu về một trình độ
cao hơn của Chánh nghiệp, được gọi là dhyanas - Thiền (Sanskrit, Pali -
jhanas). Điều này hầu như không thể mô tả, vì chúng hoàn toàn thay đổi cấu trúc
của thế giới bên trong và bên ngoài. Trong trường hợp như vậy, Đức Phật đã diễn
tả chúng với một cách ẩn dụ mang tính tượng trưng, nhưng trong bản chất,
không có gì phải để thêm nữa.
Sơ thiền là một trạng thái thiền (trong tứ thiền)
đầu tiên cao hơn; để đi vào sơ Thiền, như Đức Phật nói, cách duy nhất để đạt được
trạng thái thiền này là thoát ly sự sanh khởi từ ái dục, từ những tà nghiệp, và
những phẩm chất bất thiện, sau khi đạt nó, hành giả phát khởi sự an vui (ly
sanh hỷ lạc), tâm sinh khở này nhờ sự tu tập tuệ giác thành công. “Trạng thái rỗng
rang của toàn thân tràn đầy sự hỷ lạc phát sinh bởi sự ly dục. Trạng thái tâm này
có thể được ví như xà phòng hòa với nước:
'Cũng như nếu một người khéo tắm hoặc có người đang học cách tắm sẽ đổ cục bột
tắm vào thau tắm và nhồi nó, rồi rưới nước vào nó, như thế cục xà phòng của ông
ta đưọc hòa tan, mịn ẩm, thấm vào thân và không chảy giọt khi tắm; cũng thế,
các thầy Tỳ Kheo, giống như sự tràn ngập thân này với niềm hỷ lạc của việc từ bỏ
Tà nghiệp và ly dục. Sự rỗng rang của toàn thân hành giả tràn ngập bởi niềm hỷ
lạc phát sinh từ việc xả ly đó.”[3]
Để đạt được trình độ thứ hai (nhị thiền), một
nhà sư phải đạt đến trạng thái định tĩnh từ hỷ và lạc nhờ tư duy tu tập Chánh hạnh
và sự tĩnh lặng của chính mình (định sanh hỷ lạc). Để cho chúng ta thấy bản chất
của thiền thứ hai, Đức Phật bảo "Cũng giống như một hồ nước vào mùa xuân,
nước dâng lên từ bên trong, không có dòng chảy từ phía đông, phía tây, phía bắc,
hoặc phía nam, và theo định kỳ, bầu trời tuôn xuống những trận mưa rào, vì vậy suối
nước mát trào lên từ bên trong hồ thấm nhuần bởi nước mát, tràn đầy nước mát lạnh,
ở đây không có chỗ nào của hồ nước mà không được thấm nhuẩn bởi làn nước mát dịu;
cũng thế, các Tỳ kheo thấm nhuần, tràn khắp thân thể này với niềm hỷ và lạc sanh
do sự định tĩnh. Sự rỗng rang của toàn thân hành giả tràn ngập bởi hỷ và lạc
sanh do định tĩnh ...’[4]
Sau khi vượt qua trình độ thứ hai của tâm, hành
giả có một cơ hội để đi xa hơn nữa, với việc xả ly trạng thái hỷ, hành giả vẫn trụ ở định tĩnh, chánh niệm, và tỉnh
giác, và cảm nhận sự an lạc khắp toàn thân (ly hỷ diệu lạc). Thí dụ cho trạng
thái tam thiền này là: "Cũng như trong một cái hồ sen xanh, trắng, hoặc
màu đỏ, ở đây có một số hoa sen xanh, trắng, hoặc màu đỏ được sinh ra và phát triển trong nước, chìm ngập
trong nước và nẩy nở mà không vượt lên khỏi mặt nước, do đó chúng đang thấm nhuần,
tràn ngập với nước mát nước mát từ rễ đến đọt của chúng, và không có những bông
sen xanh, trắng, hoặc màu đỏ nào mà không thấm nhần nước mát lạnh; cũng như thế,
vị Tỳ kheo thấm nhuần, tràn ngập thân với sự an lạc từ sự xả ly trạng thái vui
sướng…”[5]
Cuối cùng, tứ thiền là trạng thái thiền hoặc
dhyanas cao nhất dành cho những hành giả đã vượt qua được những tâm tưởng đối với
vui và khổ và sự phân biệt giữa chúng, vượt lên những niệm đối đãi đó (xả niệm
thanh tịnh). Theo lời Phật dạy thì trạng thái này được định nghĩa như sau:
"Và cao hơn, với sự xả ly lạc và khổ- là với sự biến mất trước của hưng phấn
và phiền não trước đó – hành giả thể nhập vào trạng thái thiền thứ tư: sự thanh
tịnh của niệm xả và chánh niệm, không vui không khổ. Hành giả an toạ, thấm nhuần
thân với một sự tỉnh thức thanh tịnh sáng rỡ, như thế toàn thân hành giả không
có chỗ nào mà không có ý thức thanh tịnh, sáng suốt.”[6]
Như thế, Chánh nghiệp là hành động chân chánh
căn cứ trên hai phương diện: thân và tâm. Về phương diện của thân, Đức Phật
khuyên hàng Phật tử tại gia hành trì năm giới cấm[7] và không làm tất các các việc ác khác, vì sự thiết lập
hạnh phúc, an lạc cho mình và người. Xa hơn, đối với những hành giả đang đi trên
con đường giác ngộ, Đức Phật đã gợi ý bốn trạng thái thiền để giữ cho tâm xả ly
những ham muốn, dục lạc và những tư tưởng chấp trước, nguyên nhân gây phiền não
cho nội tâm, che lấp ánh sáng thanh tịnh của chơn tâm. Người thực hành Chánh
nghiệp thì thân tu thiện nghiệp, tâm luôn chánh niệm, xả ly; đó cũng là ý nghĩa
toàn bộ lời dạy của Đức Phật.
“Không làm những gì ác
Siêng làm những hạnh lành
Giữ tâm luôn
thanh tịnh
Là lời chư
Phật dạy.”
(Sabbapapassa
akaranaj
Kusalassa
upasampada
Sacittapariyodapanaj
Etaj buddhana sasanaj.) [8]
[1] MN 9, Sammaditthi
Sutta: translated from the Pali by Ñanamoli Thera & Bhikkhu Bodhi
[2] Ibid…
[3] AN 5.28, Samadhanga Sutta: The Factors of Concentration
[4] Ibid…
[5] Ibid…
[6] Ibid…
[7] 巴利大藏经•长部》(卷22《大念处经》):“諸比庫,什麼是正業呢?離殺生、離不與取、離欲邪行。諸比庫,這稱為正業.
[8] ccbs.ntu.edu, DhP138
No comments:
Post a Comment